Thứ Tư, 29 tháng 4, 2009

Điểm tin ngày 29/4/2009


1. Tiền đi tìm cơ hội tốt
Sớm muộn gì tiền từ các quỹ đầu tư, công ty chứng khoán cũng sẽ quay trở lại thị trường. Vấn đề là họ chọn những món hàng nào?
Một số tổ chức đầu tư trong nước đang nắm giữ một lượng tiền mặt lớn và đang có kế hoạch chuyển dần lượng tiền mặt và trái phiếu sang cổ phiếu. Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho biết, SSI hiện còn khoảng 700 tỷ đồng tiền mặt chưa kể trái phiếu và cổ phiếu các loại.
HSC cũng còn hơn 1.000 tỷ đồng tiền mặt, trái phiếu và dự định sẽ chuyển một phần số tiền này sang cổ phiếu trong năm nay theo chuyển biến của thị trường.
Quỹ Đầu tư Prudential còn khoảng 350 tỷ đồng tiền mặt và trái phiếu sẽ tìm địa điểm để giải ngân ít nhất 30% trong năm nay hoặc có thể giải ngân nhiều hơn, tới 70% giá trị tài sản ròng của Quỹ.
Nhưng dù gì thì các tổ chức đầu tư đã ở trong trạng thái “tìm mồi”, chứ không phải nghỉ ngơi, tránh bão như năm ngoái. Đó là tín hiệu tốt của thị trường.
2. Giá sữa Việt Nam cao nhất thế giới
“Cần có cơ chế tăng cường kiểm soát quảng cáo, khuyến mại sữa vì hiện nay xuất hiện nhiều quảng cáo sai sự thật, đặc biệt là sữa dùng cho trẻ em mà giá sữa ở Việt Nam thuộc vào loại cao nhất thế giới”.
Vui đáo để. VN lại thêm một cái NHẤT!
3. Vốn ngoại sẽ trở lại với chứng khoán
Đây là thời điểm tốt để đầu tư ở thị trường Việt Nam nhưng không dễ để gọi vốn. Nhận định này đã được lãnh đạo các quỹ đầu tư đưa ra tại hội nghị “Alternative Investment Vietnam 2009” ngày 28/4 do Trung tâm Dịch vụ đối ngoại và Trung tâm Năng suất chất lượng quốc tế (IQPC - Singapore) tổ chức.
Giải thích cho nhận định khả quan trên, ông Bradley Lalonde, Tổng giám đốc Công ty Liên doanh Quản lý quỹ đầu tư BIDV - Vietnam Partners cho rằng, nhu cầu tăng vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam vẫn rất cao, danh mục doanh nghiệp nhà nước sắp cổ phần hóa còn dài và quan trọng hơn hết là giá trị chứng khoán không còn bị đưa lên quá cao.
4. Cơ hội sau kỳ nghỉ lễ
Dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5 có lẽ là khoảng thời gian để các NĐT bình tâm trở lại sau một thời gian “ngồi đồng” trên sàn chứng khoán. Thế nhưng, thị trường sẽ ra sao sau kỳ nghỉ lại luôn là câu hỏi làm đau đầu mọi cá nhân, tổ chức có liên quan đến chứng khoán. Dự đoán trước tương lai là một việc rất khó, dự đoán trước xu thế của TTCK lại còn khó hơn. Tuy nhiên, rất nhiều NĐT cũng như chuyên gia phân tích lại đang cố tìm cách làm được điều này. Ở các nước phát triển, thậm chí đã có hẳn những nghiên cứu khoa học mang tính định lượng về sự liên quan giữa xu hướng của TTCK và các đợt nghỉ lễ.
5. STB: Đề nghị 7,3 triệu cổ phiếu của IFC được chuyển nhượng tự do
Ngày 28.4, SGDCK Tp.HCM thông báo NHTMCP Sacombank (mã CK: STB) đã đề nghị thay đổi cam kết nắm giữ đối với 7.273.748 STB thuộc sở hữu của Cty tài chính Quốc tế (IFC) theo Nghị định 144/2003/NĐ-CP.
Theo đó, số cổ phiếu này sẽ chuyển từ cổ phiếu chuyển nhượng có điều kiện sang cổ phiếu tự do chuyển nhượng.
Trước đó, tại đại hội cổ đông, Sacombank đã thống nhất miễn nhiệm chức danh uỷ viên HĐQT đối với ông John Law - đại diện phần vốn IFC tại STB.
Từ tháng 12/2008, IFC đã đăng ký bán ra hơn 16 triệu cổ phiếu STB. Báo cáo mới nhất đến hết tháng 2.2009, tổ chức này mới bán 8,285 triệu cổ phiếu.
6. Số dư ngoại tệ của tổ chức và dân cư gửi tại ngân hàng gần 20 tỷ USD. Nếu kết hối, thị trường ngoại tệ tự do sẽ yên ả hơn?
Dù điều kiện hiện nay để kết hối (thuật ngữ chỉ việc doanh nghiệp có ngoại tệ buộc phải bán ngay một phần hoặc toàn bộ cho ngân hàng) khá thuận lợi, nhưng điều quan trọng là gây dựng niềm tin ở nội tệ để bên nắm giữ ngoại tệ sẵn sàng bán lại cho ngân hàng
7. Gom hàng trước kỳ nghỉ lễ
Động thái mua vào nhiều mã cổ phiếu lớn đã giúp thị trường có phiên giao dịch sôi động. Vn-Index khép lại tuần giao dịch thành công trước kỳ nghỉ lễ với cả 3 phiên tăng điểm.
Phiên giao dịch cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ dài, VN-Index đã tiếp tục tăng điểm phiên thứ 3 liên tiếp khép lại tuần giao dịch thành công trên sàn Tp.HCM.
8. Trung Quốc không “quay lưng” với USD
Chừng nào Trung Quốc còn muốn duy trì đồng nhân dân tệ yếu, Trung Quốc không thể “chối bỏ” USD.
Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất của Mỹ nhờ chính sách tích trữ ngoại tệ và đầu tư vào các tài sản định giá bằng USD. Hai năm qua, lượng trái phiếu chính phủ Mỹ phát hành tăng lên, Trung Quốc thâu tóm ¼ trong số đó.

Thứ Ba, 28 tháng 4, 2009

Bức thư của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng


Kính gửi Thầy
Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin Thầy hãy dạy cho cháu biết: cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó sẽ có một người chính trực; cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ ta sẽ có một nhà lãnh đạo tận tâm.
Xin thầy hãy dạy cháu biết cứ mỗi kẻ ghét bỏ ta thì ta lại tìm thấy một người bạn. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đô la kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với năm đô la nhặt được trên hè phố.
Xin thầy hãy dạy cho cháu biết cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng.
Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ.
Xin dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui thầm lặng. Dạy cho cháu biết được rằng những kẻ hay bắt nạt người khác nhất là những kẻ dễ bị đánh bại nhất.
Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kỳ diệu của sách nhưng cũng cho cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thủa của cuộc sống: đàn chim tung cánh bay trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng và những bông hoa nở ngát bên đồi xanh.
Xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng thà bị điểm kém còn hơn gian lận trong thi cử.
Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đó hoàn toàn sai lầm.
Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hòa nhã, và cứng rắn với những kẻ thô bạo.
Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chạy theo thời thế.
Xin hãy dạy cho cháu biết, phải lắng nghe tất cả mọi người, nhưng cũng xin thầy dạy cho cháu biết cần phải sàng lọc lấy những gì tốt đẹp.
Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã.
Xin hãy dạy cho cháu biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt.
Xin hãy dạy cho cháu biết chế diễu những kẻ yếm thế và cẩn trọng trước sự ngọt ngào đầy cạm bẫy.
Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người trả giá cao nhất, nhưng không bao giờ cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình.
Xin hãy dạy cho cháu biết ngoảnh tai làm ngơ trước một đám đông gào thét và đứng thẳng người bảo vệ những gì cháu cho là đúng.
Xin hãy đối xử với cháu nhẹ nhàng nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu, bởi vì chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện nên một con người cứng rắn.
Xin hãy giúp cháu có được sự can đảm để không dung thứ sự sai trái, và giúp cho cháu có đủ sự bền chí để là người dũng cảm.
Xin hãy dạy cho cháu biết rằng, cháu phải luôn có niềm tin tuyệt đối vào bản thân, bởi vì khi đó cháu sẽ có niềm tin tuyệt đối vào nhân loại.
Đây quả là một yêu cầu quá lớn, tôi biết, thưa thầy. Nhưng xin thầy cố gắng hết sức mình, nếu được vậy con trai tôi quả là một cậu bé hạnh phúc và may mắn!

Cúm lợn gây tử vong cao hơn cả dịch SARS


Tỷ lệ tử vong do nhiễm cúm lợn ở Mexico hiện là 26,5%, cao hơn gần gấp 3 lần so với tỷ lệ tử vong do dịch SARS năm 2003. Từ vùng đang có dịch là Mexico và Mỹ, những ngày gần đây đã có khoảng 200 người nhập cảnh vào Việt Nam.
Điều đáng lo ngại lúc này là virus cúm lợn H1N1 đang có hiện tượng kháng thuốc. Theo ông Nguyễn Văn Tiến, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, thông tin của WHO cho biết, hiện virus này vẫn nhạy với Tamiflu, Relenza nhưng kháng với Amantadine. Vì thế, việc phát hiện sớm, điều trị sớm là vô cùng quan trọng, tránh hiện tượng kháng thuốc.
Ông Nguyễn Quốc Triệu - Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng, Việt Nam đang phải một lúc đương đầu với 3 dịch bệnh, là bệnh cúm H5N1, bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm có nguyên nhân từ phẩy khuẩn tả và giờ là cúm lợn H1N1. Vì thế, ông yêu cầu, ban chỉ đạo phải luôn đặt trong tình trạng báo động, cấp độ chuyên môn là 4, thể hiện nguy cơ virus biến đổi gene lây từ người sang người.
Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đề nghị ban chỉ đạo về phòng chống dịch bệnh trên người phải tổ chức hai buồng trực theo dõi nhiệt độ tại 2 sân bay lớn là Tân Sơn Nhất và Nội Bài và sẽ tăng cường thêm máy đo thân nhiệt ở 2 sân bay mỗi nơi hai cái. Đồng thời, đề nghị cần cách ly ngay các trường hợp mắc, các trường hợp đến từ vùng dịch có liên quan để quan sát và theo dõi. Hành khách đến từ các vùng nguy cơ cần được phát khẩu trang. Việc kiểm tra thân nhiệt cho hành khách tại sân bay đã được triển khai và đến nay, chưa phát hiện trường hợp nào có bất thường.

7 triệu người sẽ chết nếu cúm lợn thành đại dịch

Thế giới chưa từng phải chứng kiến một đại dịch nào trong 41 năm qua kể từ sau khi cúm Hong Kong lan khắp toàn cầu và giết chết 1 triệu người. Nếu cúm lợn trở thành đại dịch, điều gì sẽ diễn ra tiếp theo?

* Dịch cúm lợn hoành hành
Khoảng 7 triệu người sẽ chết nếu cúm lợn thành đại dịch (Ảnh Getty Images)
Sự bùng phát có định kỳ của cúm gia cầm và dịch SARS năm 2003 đã dấy lên hồi chuông báo động về khả năng một đại dịch có thể xảy ra. Dù cả hai dịch bệnh này đều lên tới mức "lây từ vật sang người" nhưng cả hai bệnh đều không biến đổi tới mức có thể gây ra sự lây nhiễm từ người sang người, Tiến sĩ K.Y Yuen, trưởng khoa vi trùng học trường đại học Hong Kong cho biết.
Nói đúng ra, cúm gia cầm và bệnh suy hô hấp cấp tính nặng (SARS) chưa trở thành đại dịch vì nó quá giỏi trong việc tiêu diệt vật chủ.
"Để duy trì một đại dịch, nó cần phải duy trì được sự tiếp xúc người với người mà không giết chết vật chủ", ông Yuen nói.
Cúm gia cầm chưa bao giờ trở thành một bệnh lây từ người sang người, chuyên gia bệnh lây Lo Wing-Luk nói. "Cúm lợn đã là bệnh lây từ người sang người, vì thế nó trở thành một bệnh khó kiểm soát hơn...cúm lợn dường như dễ lây hơn SARS nhiều".
Tuy nhiên, tới giờ WHO vẫn cảnh báo, hiện chưa thể nói cúm lợn có gây ra một đại dịch hay không.
Theo các chuyên gia dịch tễ học và y tế, dựa trên kinh nghiệm trước đây, dưới đây là những gì mà thế giới có thể chứng kiến nếu một đại dịch khác xảy ra.
Bệnh sẽ lây từ thành phố này sang thành phố khác trong khoảng thời gian 18 tới 24 tháng, truyền bệnh cho hơn 1/3 dân số. Các quan chức WHO tin rằng sẽ có khoảng 1,5 tỷ người trên toàn cầu sẽ phải được chăm sóc y tế, gần 30 triệu người phải nhập viện.
Dựa trên những gì xảy ra trong dịch bệnh lần trước và dân số thế giới hiện nay, khoảng 7 triệu người sẽ chết, các chuyên gia dịch tễ học phán đoán.
"Các bệnh viện sẽ chật ních người, trường học bị đóng cửa, các công ty ngừng hoạt động, sân bay sẽ vắng lặng", ông Lo cho hay.
"Công việc kinh doanh sẽ vô cùng tồi tệ vì mọi người sẽ cố tránh tiếp xúc xã hội từng nào hay từng ấy", ông Yuen bổ sung thêm.
Các cơ sở y tế sẽ bị quá tải vì bệnh nhân và sẽ thiếu nhân viên, các chuyên gia y tế cũng sẽ ngã bệnh, các chuyên gia y tế nhận xét. "Vào thời dịch SARS, chúng tôi đã chứng kiến nhiều người đáng ra phải tới bệnh viện để chữa trị thì lại không đi và do đó dẫn tới tỷ lệ tử vong cao".
Trẻ con và người già là đối tượng dễ mắc bệnh nhất.
Hiện giờ, vẫn chưa thể khẳng định cúm lợn có trở thành một đại dịch hay không. Ngay bây giờ, vấn đề cần tập trung nhất là tìm ra câu trả lời và ngăn chặn sự lây lan.
*
Hoài Linh (Theo CNN)

WHO nâng mức cảnh báo dịch cúm lợn
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 27.4 đã nâng mức cảnh báo cúm lợn từ mức 1-3 lên 4, mức áp sát với mức cao nhất mà WHO gọi là ĐẠI DỊCH là mức 5-6.
Cảnh báo ở mức 4 nghĩa là virus có khả năng truyền từ người sang người và có thể gây bùng phát bệnh trong cộng đồng.
Tâm điểm của dịch bệnh, Mexico đã ghi nhận có 149 người thiệt mạng trong số khoảng 2.000 người mắc bệnh cúm lợn. Tại Mỹ, số ca mắc bệnh đã lên đến 48 và bệnh đã lan đến một số thành phố khác như Ohio, Kansas, Texas và California. Ở qui mô toàn cầu, đến 27.4, ghi nhận được 73 trường hợp mắc bệnh cúm lợn trong đó có thêm những "địa chỉ mới" ở Canada, Tây Ban Nha và Scotland.

Thêm nhiều nước phát hiện cúm lợn
00:09' 29/04/2009 (GMT+7)
Nhiều trường hợp nhiễm cúm lợn đã được phát hiện ở New Zealand và Israel ngay sau khi Liên Hợp Quốc cảnh báo rằng sự lây lan của virus H1N1 mới là không thể kiểm soát được.
Các nhân viên kiểm dịch làm việc tại sân bay Incheon, Hàn Quốc, kiểm tra sức khỏe cho một em bé đến từ Mexico. Hầu hết các trường hợp tử vong vì cúm lợn ở độ tuổi 20 tới 50. (Ảnh: Getty Images)
Ở New Zealand, Bộ trưởng Y tế Tony Ryall nói rằng ít nhất 3 sinh viên trở về từ Mexico đã nhiễm cúm lợn. Trong khi đó, các quan chức y tế của Israel xác nhận rằng hai công dân nước này đã nhiễm loại virus mới. Cả hai cũng vừa trở về từ Mexico.
Trước đó, Mỹ, Canada, Tây Ban Nha và Anh đã xác nhận có cúm lợn nhưng chưa có ca tử vong nào được thông báo ở bên ngoài Mexico, nước đầu tiên bùng phát dịch bệnh.
Hiện có 51 trường hợp nhiễm cúm lợn ở Mỹ, 6 ở Canada, 2 ở Anh và 2 ở Tây Ban Nha.
EU cho hay, một số bệnh nhân cũng đang được theo dõi ở Đan Mạch, Thụy Điển, Hy Lạp, Cộng hòa Séc, Đức, Italy và Ireland. Các cuộc xét nghiệm đang được tiến hành đối với các cá nhân hoặc các nhóm ở Brazil, Guatemala, Peru, Australia và Hàn Quốc.
Một số nước ở châu Á, Mỹ Latinh và châu Âu cũng bắt đầu kiểm tra chặt chẽ hành khách có thể nhiễm cúm tại các sân bay nhằm ngăn chặn sự lây nhiễm của virus chết người.
Tính đến hết ngày 28/4, số người tử vong có thể vì cúm lợn ở Mexico đã lên tới 152, với 1.614 người tình nghi nhiễm cúm hiện đang được giám sát.

Tin vui về đại dịch cúm A/H1N1
Những con số được công bố từ các phòng thí nghiệm của Mexico mới đây cho thấy tổng số người thiệt mạng vì nghi nhiễm loại virus cúm lạ ở nước này thấp hơn nhiều so với con số được công bố trước đây. Đây rõ ràng là một tin vui đối với cộng đồng thế giới đang hết sức lo ngại về mối đe doạ của đại dịch cúm A/H1N1 hiện nay.
Số người chết vì nghi nhiễm virus A/H1N1 ở Mexico đã giảm từ 176 trường hợp xuống còn 101 trường hợp khi hàng chục mẫu xét nghiệm từ những người đã chết cho kết quả âm tính. Ngoài ra, trong mấy ngày gần đây, số bệnh nhân nhiễm virus A/H1N1 có triệu chứng nghiêm trọng phải nhập viện ở Mexico đã giảm đi nhiều. Thực tế này cho thấy tỉ lệ lây lan dịch cúm đã suy giảm mặc dù đã có thêm một số trường hợp nhiễm bệnh ở Châu Âu và những ca nhiễm bệnh đầu tiên ở Châu Á.

Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng lây nhiễm cúm A H1N1
I. CHẨN ĐOÁN
Dựa trên các yếu tố và triệu chứng sau:
1.Yếu tố dịch tễ: - Sống hoặc đến từ vùng có dịch cúm lợn A H1N1.- Tiếp xúc gần với người bệnh, nguồn bệnh: nghi ngờ, có thể hoặc đã xác định mắc cúm lợn A H1N1.
2.Lâm sàng:Bệnh diễn biến cấp tính và có một số biểu hiện sau đây:- Sốt (thường trên 38 độ C). - Các triệu chứng về hô hấp:+ Viêm long đường hô hấp.+ Đau họng.+ Ho khan hoặc có đờm.- Các triệu chứng khác+ Đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, nôn, tiêu chảy. Nhiều trường hợp có biểu hiện viêm phổi nặng, thậm chí có suy hô hấp cấp và suy đa tạng.
3. Cận lâm sàng:
- Xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên:
+ RT-PCR là xét nghiệm xác định virut cúm lợn A H1N1. Bệnh phẩm là dịch ngoáy họng, dịch tỵ hầu, dịch phế quản (lấy càng sớm càng tốt).
+ Huyết thanh học: lấy máu tĩnh mạch vào ngày thứ 3 trở đi và làm lần 2 sau 1 tuần, làm phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu.
+ Nuôi cấy virut: thực hiện ở những nơi có điều kiện.
- X quang: có biểu hiện của viêm phổi không điển hình.
4. Tiêu chuẩn chẩn đoán:
a) Trường hợp nghi ngờ:
- Có yếu tố dịch tễ và sốt.
b) Trường hợp có khả năng đã mắc bệnh:
- Có tiếp xúc với nguồn bệnh đã được xác định.
- Biểu hiện lâm sàng phù hợp hoặc tử vong do bệnh hô hấp cấp tính không rõ nguyên nhân.
- Xét nghiệm dương tính với cúm A nhưng không xác định được thứ týp.
c) Trường hợp xác định đã mắc bệnh:
- Có biểu hiện lâm sàng cúm.
- Xét nghiệm dương tính khẳng định nhiễm virut cúm lợn A H1N1.
d) Người lành mang virut:Không có biểu hiện lâm sàng nhưng xét nghiệm có cúm lợn A H1N1. Những trường hợp này cũng phải được báo cáo.
II. ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc chung:
- Bệnh nhân phải được cách ly và thông báo kịp thời cho cơ quan y tế dự phòng.
- Dùng thuốc kháng virut đơn độc hoặc kết hợp (oseltamivir, zanamivir) càng sớm càng tốt, kể cả các trường hợp nghi ngờ. Không sử dụng các thuốc đã bị kháng như amantadine và rimantadine.
- Điều trị hỗ trợ trong những trường hợp nặng.
- Điều trị tại chỗ ở những cơ sở thích hợp và yêu cầu tuyến trên giúp đỡ đối với những trường hợp nặng.
2. Điều trị thuốc kháng virut:
- Thuốc kháng virut: + Oseltamivir (Tamiflu):
- Trẻ em từ 1-13 tuổi: dùng dung dịch uống tùy theo trọng lượng cơ thể
+ <15 kg: 30mg x 2 lần/ngày x 7 ngày.
+ 16-23 kg: 45mg x 2 lần/ngày x 7 ngày.
+ 24-40 kg: 60mg x 2 lần/ngày x 7 ngày.
Người lớn và trẻ em trên 13 tuổi: 75mg x 2 lần/ngày x 7 ngày.
+ Zanamivir: Người lớn: 5mg x 2 lần/ngày, dùng dạng hít hoặc khí dung.Trường hợp nặng có thể kết hợp thuốc và thời gian điều trị có thể kéo dài đến 10 ngày.- Cần theo dõi chức năng gan, thận để điều chỉnh liều lượng cho phù hợp
3. Điều trị hỗ trợ
a) Hạ sốt.Chỉ dùng paracetamol khi nhiệt độ trên 39oC (không dùng thuốc hạ sốt nhóm salicylate như aspirin).
b) Bảo đảm chế độ dinh dưỡng và chăm sóc.
- Dinh dưỡng:
+ Người bệnh nhẹ: cho ăn bằng đường miệng.
+ Người bệnh nặng: cho ăn sữa và bột dinh dưỡng qua ống thông dạ dày.
+ Nếu người bệnh không ăn được phải kết hợp nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch.
- Chăm sóc hô hấp: giúp người bệnh ho, khạc; vỗ rung vùng ngực; hút đờm.
c) Sử dụng kháng sinh thích hợp khi có bội nhiễm vi khuẩnd) Hỗ trợ hô hấp khi có suy hô hấp:
- Nằm đầu cao 30o.
- Cho người bệnh thở ôxy với lưu lượng thích hợp.
- Những trường hợp không đáp ứng với thở oxy cần hỗ trợ hô hấp bằng máy thở không xâm nhập hoặc xâm nhập.
e) Phát hiện và điều trị suy đa phủ tạng.
f) Những trường hợp nặng điều trị giống như cúm A H5N1 nặng đã được Bộ Y tế ban hành.
4. Tiêu chuẩn ra viện:
- Hết sốt 5 ngày.
- Tình trạng lâm sàng ổn định.
- Xét nghiệm RT
- PCR virut cúm A H1N1 âm tính

Cúm A H1N1 không nguy hiểm hơn cúm thường
Tính tới thời điểm hiện tại, số trường hợp mắc cúm A H1N1 được xác nhận đã lên tới 1.080 người trên toàn thế giới.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dịch cúm này đã khiến 26 người tử vong gồm 25 trường hợp ở Mexico và một ở Mỹ.
Tuy nhiên, bà Napolitano nhấn mạnh, cúm theo mùa cũng đã khiến “hàng trăm nghìn người phải nhập viện” và làm 35.000 người tử vong mỗi năm ở Mỹ. Đã có quan ngại rằng, virus H1N1 có thể quay lại vào mùa thu – mùa cúm thông thường - với mức độ mạnh hơn.
"Chúng ta lạc quan một cách thận trọng rằng, loại virus mới sẽ không nguy hiểm hơn một mùa cúm thông thường bùng phát”, bà Napolitano nói.
Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ cũng nhất trí với tuyên bố của các quan chức y tế Mexico là dịch cúm đã đạt đỉnh. “Tôi không có lý do nào để nghĩ rằng đây là điều không đúng”,

Điểm tin ngày 28/4/2009



1. Giá vàng đi xuống, dầu thô giảm mạnh
USD mạnh lên và giá dầu thô giảm sẽ ngăn nhu cầu của nhà đầu tư tìm đến vàng với mục đích bảo toàn tài sản.
Giá vàng rơi khỏi mức cao nhất trong 3 tuần do những lo sợ liên quan đến dịch cúm lợn đẩy USD mạnh lên và khiến giá dầu suy yếu, giảm nhu cầu đầu tư vào kim loại quý.
USD tăng giá 1,8% so với đồng euro, lần tăng đầu tiên trong 5 phiên giao dịch do nhà đầu tư tìm kiếm tài sản giữ giá an toàn trong lúc những báo cáo cho thấy dịch cúm lợn đã lan từ Mexico sang châu Âu.
2. Thị trường trước những cái bẫy cám dỗ
Diễn biến của thị trường đang rất phức tạp và quan tâm lớn nhất của các nhà đầu tư hiện nay là dòng tiền chốt lãi từ thị trường hiện đang ở đâu?
3. Cúm lợn có thể khiến các nước chìm sâu vào suy thoái
Dịch cúm lợn bùng phát tại châu Mỹ và bắt đầu lan sang châu Âu đang khiến những hy vọng phục hồi kinh tế trở nên mong manh hơn bao giờ hết. Hầu hết các thị trường, từ chứng khoán cho tới hàng hoá đều đi xuống trong phiên đầu tuần 27/4 và các nhà phân tích đang lo ngại về một đại dịch có thể khiến nền kinh tế các nước lún sâu hơn vào suy thoái.
4. “Ẩn số” sau đợt phục hồi vừa qua của chứng khoán
Liệu có điều gì bất thường phía sau đợt phục hồi của thị trường chứng khoán trong thời gian qua?
Đến lúc này, nhiều nhà đầu tư cá nhân vẫn còn thắc mắc: tại sao vừa qua có thời điểm khối lượng giao dịch hai sàn lên đến hơn 100 triệu đơn vị và giá trị giao dịch lên hơn 2.000 tỷ đồng/phiên?
Hay trong một phiên giao dịch, khối lượng khớp lệnh thành công của STB(50k-20.2), SSI, KLS, ACB... lại tăng bất thường lên hơn 5 triệu, thậm chí 13 triệu đơn vị, cùng đó là lượng dư mua bán cũng trở nên bất thường.
5. Trung Quốc âm thầm tích trữ vàng
Trung Quốc mới đây tuyên bố đã tăng dự trữ ngân tệ thêm 75% lên hơn 1.000 tấn, và tham vọng nâng tới 4.000 tấn trong tương lai gần, bằng với lượng vàng tiêu thụ hằng năm của toàn thế giới.
6. Có nên giữ tiền trong... tủ?

Thứ Hai, 27 tháng 4, 2009

Điểm tin ngày 27/4/2009


1. Ai đang giữ vàng nhiều nhất trên thế giới?
Các nước dẫn đầu trên thế giới về trữ lượng vàng phải kể đến là:
• Mỹ với 8133 tấn tính tới tháng 9/2009, chiếm tới 76,5% lượng dữ trữ ngoại hối.
• Đức là nước lớn thứ hai trên thế giới với 3412.6 tấn.
• IMF đạt trữ lượng 3217 tấn
• Pháp có trữ lượng 2508 tấn chiếm 58.7% giá trị tài sản ngoại hối.
• Italia có tới 2451.8 tấn chiếm 61.9% trị giá dự trữ ngoại hối.
• Thuỵ Sỹ có 1040 tấn vàng tương đương 23.8 dự trữ ngoại hối.
Trung Quốc trở thành nước lớn thứ năm trên thế giới nắm giữ số lượng vàng. Với số lượng 1.054 tấn vàng tích trữ được công bố
Sự kiện này cho thấy chính phủ Trung Quốc trong tương lai sẽ công nhận vai trò phòng ngừa rủi ro kinh tế của vàng và lưu giữ giá trị tài sản và danh mục đầu tư. Các ngân hàng trung ương khác sẽ phải theo dõi chặt chẽ những động thái không chỉ của Trung Quốc mà còn cả các nước châu Á trong vấn đề ngoại hối và thị trường vàng. Bản thân ECB đang nắm giữ 15% danh mục đầu tư của họ là vàng nhưng con số này dường như ít hơn so với các ngân hàng trung ương tại châu Á khá
Ấn Độ hiện tụt xuống vị trí thứ 14 với dự trữ vàng 357.7 tấn chiếm 3% dự trữ ngoại hối.
2. Dầu hạ nhiệt, vàng tiếp tục tăng giá
Vào đầu giờ sáng nay 27/4, giá dầu tại khu vực châu Á đã quay đầu giảm giá sau khi tăng liên tục cuối tuần. Trong khi đó, vàng tiếp tục đi lên.
3. Chưa đến lúc hi vọng vào sự hồi phục của kinh tế thế giới
Điều tệ hại nhất đối với kinh tế thế giới sẽ là quan điểm cho rằng thời kỳ tệ hại nhất đã qua.
4. Kết hối?
Ngân hàng Nhà nước đã xin ý kiến Chính phủ về chủ trương kết hối - tức doanh nghiệp có ngoại tệ phải bán ngay một phần hoặc toàn bộ cho ngân hàng.
Hix...! Ko ngạc nhiên.
5. Xuất khẩu thuỷ sản lần đầu tiên tăng trưởng âm
Bộ NN&PTNT cho biết, do tác động từ những thông tin bất lợi tại thị trường Italia, Ai Cập và Nga, cùng với suy thoái kinh tế, lần đầu tiên sau hơn 10 năm, xuất khẩu thuỷ sản tăng trưởng âm. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản cũng sụt giảm, trừ gạo.

Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2009

Điểm tin ngày 26/4/2009


1. Lệch cung - cầu ngoại tệ: Chưa dứt!
2. Ảnh hưởng của chính sách nới lỏng định lượng lên đồng USD
Khi lãi suất cơ bản về 0%, biện pháp nới lỏng định lượng sẽ được áp dụng. Đồng USD sẽ chịu không ít ảnh hưởng từ việc này.
Nới lỏng định lượng là gì?
Với nhiều người, cụm từ này khá mới, và có vẻ là điều tốt. Nó do Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) đặt ra vào năm 2001 sau khi họ đưa lãi suất về 0. Không cắt giảm thêm được nữa, nới lỏng định lượng trở thành “kế hoạch B."
Về bản chất, nới lỏng định lượng là một công cụ của chính sách tiền tệ được ngân hàng trung ương sử dụng khi không cắt giảm lãi suất thêm được nữa. “Định lượng” tức là lượng cung tiền, và “nới lỏng” nghĩa là tăng lên.
Vì thế, nới lỏng định lượng về cơ bản nghĩa là in thêm tiền để mua các loại chứng khoán với mục đích cuối cùng là làm thị trường tài chính ngập trong tiền mặt, hay thanh khoản. Việc này tăng khối lượng tiền tệ trong lưu thông, giảm giá trị đồng tiền và tăng lạm phát
Hãy nghĩ thế này: tưởng tượng chỉ có 100 áo phông có chữ ký của ngôi sao bóng đá trên thế giới, mỗi cái trị giá 1000 đôla. Bỗng nhiên, 1000 chiếc áo khác được phát hiện ra, và (như bạn kỳ vọng), giá trị mỗi chiếc áo giảm đi nhiều. Có thêm nhiều áo trên thị trường với giá thấp hơn hy vọng sẽ đẩy mạnh các hoạt động thị trường.
Mục đích của nới lỏng định lượng cũng vậy. Bằng cách làm thị trường thanh khoản hơn, ngân hàng trung ương nhắm đến việc khuyến khích cho vay và ngăn ngừa thiếu hụt trong tương lai. Đương nhiên, nới lỏng định lượng phức tạp hơn nhiều so với ví dụ nêu trên.
BOJ mạo hiểm khởi đầu khái niệm mới trong kinh tế tiền tệ học này với hy vọng chống lại được thời kỳ kinh tế đình trệ và suy giảm 2001-2006. Với lãi suất ở mức 0%, ngân hàng trung ương bị buộc phải thi hành các chính mới để ngăn chặn làn sóng giảm phát lan tràn ở đất nước này.
Nhưng điều đó có ý nghĩa gì với đồng đôla Mỹ? Vì nới lỏng định lượng chỉ mới được áp dụng duy nhất một lần ở Nhật Bản, không có nhiều kinh nghiệm để mà tiếp thu. Tuy vậy, chắc chắn FED đã phân tích chặt chẽ kết quả của chính sách lãi suất bằng không ở Nhật Bản trước khi đưa lãi suất ở Mỹ xuống sát mức của Nhật vào năm 2000.
Giảm phát (một từ thường thấy trên tít báo trong tình hình kinh tế hiện này) là tình trạng giảm giá trong một thời gian dài. Chúng ta đá quen với thảm họa tại các quốc gia chịu lạm phát cao. Không may là giảm phát cũng chẳng khác gì. Nó xảy ra khi người tiêu dùng giảm chi tiêu đến mức người bán buộc phải liên tục cắt giảm giá.
Ở Nhật Bản, BOJ thực hiện mực tiêu “nới lỏng” bằng cách mở rộng hạn định mua các loại chứng khoán; ví dụ như chứng khoán kho bạc dài hạn, chứng khoán kho bạc bảo đảm bằng tài sản, cổ phiếu và thương phiếu. Họ cố làm cho hệ thống tài chính tràn ngập dự trữ và tiền mặt để ngân hàng sẽ buộc phải cho vay lại như bình thường.
Trong năm đầu tiên thực hiện nới lỏng định lượng, tỷ giá USD/JPY tăng 18,5%. Nói cách khác, đồng yên yếu đi so với đôla Mỹ. Chỉ số Nikkei cũng mất 28% giá trị. Từ năm 2002 đến cuối năm 2004, tỷ giá USD/JPY giảm 22% khi kinh tế Nhật bắt đầu ổn định.
Trong cùng thời gian đó, chỉ số Nikkei hồi phục 20%, nhưng không lâu sau đó lại giảm thêm 20%. Mặc dù liệu việc nới lỏng định lượng có làm nền kinh tế đảo chiều hay không vẫn còn đang tranh cãi gay gắt, phần lớn các phân tích đồng ý rằng, nó đã chặn đứng đà giảm phát.
Nới lỏng định lượng của FED
Với lãi suất tại Mỹ về cơ bản đã ở mức 0, FED dù chưa chính thức nhưng đã áp dụng “nới lỏng định lượng” theo cách của mình. Một số người lập luận rằng họ đã theo đuổi chiến thuật này hàng tháng trời.
Liên kết với Bộ Tài chính, FED đã tăng gấp đôi bảng cân đối tài sản của mình trong 3 tháng qua lên mức hơn 2 nghìn tỷ USD bằng cách mua trực tiếp cổ phiếu ngân hàng, nới lỏng tiêu chuẩn mua thương phiếu, và cố làm các định chế tài chính bớt gánh nặng do chứng khoán bảo đảm bằng tài sản độc hại.
Họ thậm chí còn cân nhắc mua trái phiếu chính phủ và nợ của các hãng. Bằng cách mua thêm tài sản, họ bơm thêm tiền vào hệ thống tài chính. Cũng như với đồng yên, nới lỏng định lượng đẩy đôla Mỹ vào nguy cơ giảm giá nghiêm trọng, nhưng đó cũng là bước đi cần thiết để ngân hàng trung ương ổn định nền kinh tế và ngăn chặn vòng xoáy giảm phát.
3. VN-Index giảm về bao nhiêu điểm?
Vn-Index có thể giảm tối đa về 278 điểm, sau khi xuyên thủng các mức 305 điểm và HaSTC-Index “vận động” trong khoảng 105 điểm - 120 điểm trong tuần tới.
4. Thị trường chứng khoán: Vẫn bên kia con dốc?
Tuần qua cả chỉ số chứng khoán lẫn khối lượng giao dịch đều đi xuống, nên nhiều công ty chứng khoán nhận định, thị trường tuần mới vẫn tiếp tục lao dốc.

Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2009

Điểm tin ngày 25/4/2009


1. Thêm 3 ngân hàng Mỹ đóng cửa
Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi (FDIC) tốn hơn nửa tỷ USD để hỗ trợ những ngân hàng này. Tổng số ngân hàng Mỹ đóng cửa trong năm 2009 đã lên tới con số 28.
Tổng số ngân hàng Mỹ đóng cửa trong năm 2009 đã vượt qua cả năm 2008.
2. Giá dầu thô tăng vọt trước những tín hiệu lạc quan
Liên tục đứng ở mức giá thấp dưới 50 USD/thùng trong một tháng qua, giá dầu vào rạng sáng nay 25/4 bất ngờ tăng vọt lên sát 52 USD/thùng sau những diễn biến khá tích cực trên thị trường chứng khoán Mỹ. Giá vàng cũng nhanh chóng tăng theo giá dầu và một đồng USD yếu hơn.
3. 10 mối quan hệ cha con kỳ quặc nhất thế giới
4. Việt Nam vay nước ngoài tối đa 25 - 27 tỷ USD
Theo “Chương trình quản lý nợ nước ngoài trung hạn giai đoạn 2009-2012” vừa được Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt, vốn vay nước ngoài trung và dài hạn giai đoạn 2009 - 2012 tối đa khoảng 25 - 27 tỷ USD (tăng khoảng 65% so với giai đoạn 2005 - 2008).Theo “Chương trình quản lý nợ nước ngoài trung hạn giai đoạn 2009-2012” vừa được Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt, vốn vay nước ngoài trung và dài hạn giai đoạn 2009 - 2012 tối đa khoảng 25 - 27 tỷ USD (tăng khoảng 65% so với giai đoạn 2005 - 2008).
5. Hang động lớn nhất thế giới qua lời kể của người khám phá
Sau nửa ngày đường, Hồ Khanh đã tìm thấy cửa hang, vẫn tiếng gió rùng rợn như hơn chục năm trước, khi anh lạc tới đây. Con tim như nghẹt thở vì vui mừng, mỗi bước chân anh đi là âm thanh trong vòm hang dội lại.
> Phát hiện hang động lớn nhất thế giới tại Quảng Bình
Trong căn nhà gỗ nhỏ bên dòng sông Son ở thôn Phong Nha, Sơn Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình), anh Hồ Khanh say sưa kể về chuyến đi tìm kỳ quan Sơn Đoòng.
6. Yêu cầu không thông tin về tỷ giá thị trường “chợ đen”
Ngân hàng Nhà nước cũng đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin – Truyền thông chỉ đạo, kiểm tra, yêu cầu các báo, đài không đăng tải, công bố các thông tin về tỷ giá mua bán ngoại tệ trên thị trường “chợ đen” và có biện pháp xử lý trong trường hợp cố tình vi phạm.
Tình hình có vẻ "nóng" rồi đây.
7. Kịch bản nào cho thị trường CK?
Hiện tại, giá trị giao dịch trung bình của HOSE đạt gần 1.000 tỷ đồng/ngày, cao hơn nhiều so với mức 782 tỷ đồng/ngày trong tháng 9/2008. Nhiều NĐT kỳ vọng sự bùng nổ về khối lượng giao dịch là dấu hiệu thị trường tiếp tục đi lên.
Tuy nhiên, bình luận về điều này, SSI cho rằng: "NĐT không nên nhìn vào khối lượng giao dịch để kỳ vọng vào thị trường. Giá trị giao dịch luôn bao hàm tính hai mặt, một mặt củng cố xu hướng đi lên, mặt khác gây áp lực đi xuống".
Sự phục hồi từ TTCK thế giới được NĐT trong nước kỳ vọng sẽ thổi một làn gió mát tới TTCK Việt Nam. Nhưng trong vài ngày qua, một số TTCK lớn đã bắt đầu đi xuống. Đây là sự thoái trào thực sự hay điều chỉnh nhỏ?
Về điều này, SSI cho rằng, lý do để TTCK Mỹ tăng điểm đã bão hòa. Kỳ vọng thị trường tiếp tục tăng điểm ngày càng khó khăn hơn, nhất là trong bối cảnh thị trường đã tăng liên tục trong 6 tuần qua.
Trong nước, VN-Index tăng 47,4% trong 2 tháng qua, xấp xỉ mức 49,4% từ cuối tháng 6 đến cuối tháng 8/2008. Các chỉ báo kỹ thuật cũng không ủng hộ việc tăng điểm tiếp theo của thị trường. Xu thế hiện thực hóa lợi nhuận sẽ diễn ra mạnh mẽ và vùng hỗ trợ của VN-Index hiện thời là 313 - 322 điểm.
Tuy nhiên, bộ phận phân tích của CTCK Vincom nhìn nhận, VN-Index vẫn trong xu hướng tăng giá. VN-Index có dấu hiệu hồi phục thì dòng tiền lớn sẽ đổ vào thị trường. VN-Index sẽ bước vào chu kỳ tăng giá ngắn hạn mới với điều kiện thị trường phải được tích lũy trong một vài ngày với dấu hiệu: VN-Index dao động với biên độ hẹp, kèm theo khối lượng giao dịch lớn.
Tuy nhiên, quan sát quy mô đặt lệnh của NĐT trong thời gian qua, CTCK Vincom khuyến cáo, lệnh bán tăng dần theo thời gian, trong khi lệnh mua tăng dần theo mỗi sóng của VN-Index. Điều này cho thấy cổ phiếu được tích lũy dài hạn khá thận trọng, trong khi nhu cầu bán của NĐT lớn vẫn đang hiện hữu.
TTCK đang được dẫn dắt bởi NĐT lướt sóng, có tính chất đầu cơ ngắn hạn. Quá trình tích lũy và tăng nóng đều có thể diễn ra rất nhanh, NĐT phải sẵn sàng cho việc đảo vị thế trong thời gian rất ngắn.
Bộ phận phân tích CTCK Bản Việt (VCSC) thì cho rằng, thị trường đang bước vào những phiên điều chỉnh tất yếu sau khi tăng quá nhanh trong hơn 1 tháng qua. 300 điểm được xem là ngưỡng tâm lý cho tổ chức và cá nhân chưa giải ngân trong đợt thị trường tăng vừa qua bắt đầu xem xét lại chiến lược đầu tư của mình.
Do vậy, đây là tín hiệu cần thiết để NĐT cân nhắc trước khi đưa ra quyết định mua bán ở thời điểm này. VCSC đánh giá, thị trường sẽ tiếp tục biến động và đem lại cơ hội cho NĐT lướt sóng, tuy vậy, rủi ro thanh khoản sẽ là yếu tố quan trọng mà NĐT phải đặc biệt quan tâm.
8. Châu Á sẽ là nạn nhân nếu bong bóng trái phiếu nổ tung
Bảo hiểm vỡ nợ quy mô lớn không thể giữ được giá trị thực của các chứng khoán định giá bằng USD. Nếu bong bóng này nổ tung, nạn nhân sẽ là các nước Châu Á.

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2009

Điểm tin ngày 24/4/2009


1. Thị trường thanh khoản, nhiều tổ chức bán ra cổ phiếu
Có lẽ, bất lợi từ quy mô của một danh mục đầu tư lớn đã khiến nhiều tổ chức phải hành động dứt khoát khi thị trường tăng điểm, tăng tính thanh khoản.
Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) - Chi nhánh TP. HCM "xuống tay" bán toàn bộ 126.000 cổ phiếu PPC
CTCK Bảo Việt đã bán ra gần 2,6 triệu/11,8 triệu chứng chỉ quỹ VFMVF4; bán toàn bộ cổ phiếu FBT đang nắm giữ; bán 300.000 cổ phiếu MCV, giảm tỷ lệ sở hữu từ 8,71% xuống 4,35%.
Tương tự, CTCK SSI đã bán 360.000 cổ phiếu VST, giảm tỷ lệ sở hữu từ 5,4% xuống 4,5%; CTCK Sacombank bán hơn 160.000 cổ phiếu HLA, giảm tỷ lệ sở hữu từ 5,26% xuống 4,4%...
Trong ngày 10/4, Ngân hàng Sacombank bán ra hơn 2,5 triệu cổ phiếu LSS, giảm tỷ lệ sở hữu từ 9,22% xuống 0,7%.
Không chỉ các tổ chức đầu tư, ngân hàng, CTCK, mà đại diện sở hữu nhà nước tại một số công ty niêm yết cũng thực hiện thoái vốn khi thị trường tăng điểm.
Chẳng hạn, Tổng công ty Xây dựng và Phát triển Hạ tầng (Licogi) - đơn vị đại diện phần vốn nhà nước tại CTCP Licogi 16 (LCG) đã giảm tỷ lệ sở hữu LCG từ 11,65% xuống 5,03% trong tháng qua và tiếp tục đăng ký bán thêm 200.000 cổ phiếu LCG trong vài tháng tới, giảm tỷ lệ sở hữu xuống 3,53%.
2. Giá dầu, vàng đồng loạt tăng mạnh do USD suy yếu
Đồng USD tiếp tục giảm giá so với euro khiến giá dầu trên sàn New York tăng mạnh phiên thứ ba liên tiếp lên sát 50 USD/thùng, trong khi đó vàng vọt lên trên 900 USD/ounce.
Bất chấp Uỷ ban Năng lượng Mỹ hôm 22/4 công bố dự trữ dầu thô tiếp tục tăng tuần thứ bảy liên tiếp lên mức cao nhất kể từ 9/1990 nhưng việc đồng USD giảm giá khiến nhu cầu đầu tư vào dầu và một số mặt hàng khác như vàng… tăng mạnh.
Giá dầu đêm qua 23/4 (giờ Việt Nam) tăng 1,6%. Trong khi đó, vàng tăng khoảng 15 USD lên 906,1 USD/ounce.
3. Hết lực đỡ, VN-Index xuống 308 điểm
TTCK Việt Nam hoàn toàn không chịu ảnh hưởng bởi các tin tức từ TTCK Mỹ. Blue-chips tiếp tục bị bán mạnh trên hai sàn khiến cả hai chỉ số đều giảm sâu.
4. Vàng tăng 180.000 đồng/lượng, USD hạ nhiệt
Giá vàng trong nước sáng nay (24/4) tăng mạnh gần 200.000 đồng/lượng so với sáng hôm qua do vàng thế giới đã trở lại mốc 900 USD/oz.
5. 19 cổ phiếu vàng Việt Nam
Hội đồng chuyên môn ấn phẩm "Cổ phiếu vàng Việt Nam 2009" đã chọn ra 19 mã tốt nhất trong hơn 300 cổ phiếu ở cả HOSE lẫn HASTC đáng để đầu tư trong năm nay. Danh sách những tên tuổi này hiện chưa được tiết lộ.
Hix...! Đang chiến dịch "tâng" TTCK ko SCIC có mà thoái vốn vào mắt.
6. Hoãn thanh tra các tập đoàn kinh tế
Để tập trung phát triển sản xuất kinh doanh, chống suy thoái kinh tế, Chính phủ đã nhất trí lùi thanh tra các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty Nhà nước.
Thủ tướng giao Thanh tra Chính phủ điều chỉnh lại kế hoạch thanh tra năm 2009. Trong khi chờ xem xét thông qua việc điều chỉnh kế hoạch thanh tra năm 2009, Thanh tra Chính phủ chưa tiến hành thanh tra các tập đoàn kinh tế và các tổng công ty Nhà nước (trừ trường hợp khẩn cấp, báo cáo xin ý kiến Thủ tướng).
Khôn lỏi và cũng chính là sự thiếu minh bạch.
7. Dự trữ vàng của Trung Quốc tăng 76%
Kể từ năm 2003, dự trữ vàng của Trung Quốc đã tăng 76% và trở thành nước có dự trữ vàng đứng thứ 5 trên thế giới.
Theo người đứng đầu Cơ quan quản lý ngoại hối (SAFE) Trung Quốc, dự trữ vàng của nước này đã tăng từ 454 tấn lên 1.054 tấn thông qua việc nhập khẩu và và tái chế vàng vụn.
Trung Quốc là nước có kho dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới với khoản dự trữ lên tới 1,95 nghìn tỷ USD vào ngày 31/3. Mức dự trữ này tăng 6 lần trong 6 năm qua do thặng dư thương mại tăng kỷ lục và dòng vón đầu tư nước ngoài chảy vào. Giá vàng cũng tăng gần gấp 3 lần lên hơn 900 USD/oz từ mức 337 USD/oz.
Theo một nhà nghiên cứu của Rabobank International tại Hong Kong, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc chắc chắn bùng nổ trong vài năm qua. Điều này không gây ngạc nhiên nhưng không có cơ sở nào cho thấy Trung Quốc sẽ đổi dự trữ từ USD sang vàng.
Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã bày tỏ lo ngại về việc USD sẽ suy yếu, làm giảm giá trị trái phiếu chính phủ Mỹ mà Trung Quốc đã mua. Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất của Mỹ với tổng giá trị các khoản nợ chính phủ, trái phiếu lơn tới 744 tỷ USD vào cuối tháng 2.
Ông Jesse Wang, phó chủ tịch của tập đoàn China Investment cho biết khoảng 200 tỷ USD của Trung Quốc có thể đầu tư sai giá trị. Giám đốc cơ quan năng lượng quốc gia cho biết Trung Quốc nên đầu tư vào hàng hóa thay vì tăng mua USD.
8. Vì sao USD tăng giá?
Tổng cục thống kê công bố kim ngạch nhập khẩu tháng 4 ước đạt 5,2 tỷ USD, Việt Nam đã nhập siêu trở lại 700 triệu USD.

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2009

Lãnh đạo!


1. Giữ mình làm lãnh đạo
2. Dẫn đường
3. Thành tố của tuyệt vời
4. Lãnh đạo là gì?
5. Sức mạnh của ngôn từ
6. Bài học từ loài ngỗng trời
7. Tầm nhìn của lãnh đạo
8. Lãnh đạo: Lòng tin

Điểm tin ngày 23/4/2009


1. Hacker lại tấn công Lầu Năm Góc
Hacker đã nhiều lần xâm nhập hệ thống máy tính của Lầu Năm Góc và đánh cắp thông tin về máy bay khu trục mới thế hệ thứ năm của Mỹ
Theo nhiều viên chức Chính phủ Mỹ, các tin tặc đã xâm nhập vào dự án Joint Strike Fighter trị giá 300 tỉ USD của Lầu Năm Góc, chương trình về vũ khí tốn kém nhất và thách thức nhiều nhất về mặt kỹ thuật của nước này từ trước đến nay
2. Mua bán ngoại tệ sôi động hơn
Sau khi có tin NHNN có thể xem xét áp dụng biện pháp kết hối giống như trước đây, hoạt động mua bán ngoại tệ đã có phần sôi động hơn những ngày trước đó.
3. IMF: Kinh tế thế giới năm 2009 tăng trưởng -1,3%
cafef.vn/20090423070849259CA32/imf-kinh-te-the-gioi-nam-2009-tang-truong-13.chn
4. Công nhân Trung Quốc ở Lâm Đồng
Hải quân Trung Quốc tiết lộ tham vọng dài hạn
Quân đội Việt Nam thăm tàu sân bay Mỹ trên Biển Đông
5. Phiên giao dịch Mỹ 22/4: Dowjones dưới tham chiếu, vàng vọt qua 890$
6. “Quả bom hẹn giờ” của lĩnh vực bất động sản Mỹ
Thách thức tiếp theo của thị trường bất động sản và nền kinh tế sẽ là những vấn đề trong lĩnh vực bất động sản thương mại.
Cho đến nay, khủng hoảng tín dụng tập trung khá nhiều vào bất động sản nhà ở. Tuy nhiên với khoản vay với tổng giá trị lên tới 1,3 nghìn tỷ USD dành cho các trung tâm siêu thị và bất động sản thương mại sẽ đáo hạn trong khoảng thời gian từ nay đến hết năm 2013, một quả bom hẹn giờ khác đang chuẩn bị nổ.
7. Vàng tăng giá gần 100.000 đồng/lượng, USD tăng lên 18.230 đồng
Giá vàng trong nước sáng nay (23/4) lại tăng gần 100.000 đồng/lượng so với sáng hôm qua. Giá bán USD trên thị trường tự do tăng trở lại 18.230 đồng.
Hix...! Càng cấm càng tăng nghĩa là thế nào?
8. IMF bi quan hơn về kinh tế toàn cầu
Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF một lần nữa hạ dự báo tăng trưởng thế giới từ 0,5% xuống còn âm 1,3%. Bức tranh kinh tế xấu đi khiến giới đầu tư quay lại với bến đỗ an toàn là thị trường vàng.

Thứ Tư, 22 tháng 4, 2009

Điểm tin ngày 22/4/2009


1. Khủng hoảng tài chính, chuyên gia tài chính hàng đầu phố Wall về dạy học
Một số cựu vương tại Citigroup, JP Morgan, Merrill Lynch đang trở về thế giới học thuật như để tránh bão hiện nay trong ngành tài chính Mỹ. Sự ra đi vẫn hẹn ngày trở lại.
2. Đã có đủ yếu tố để lạc quan về triển vọng của TTCK Mỹ?
Xét đến thông tin về thị trường tín dụng, việc làm và nhà đất, sự tăng điểm của thị trường thời gian gần đây chưa có một cái nền vững chắc.
Tháng 3/2009, số lượng nhà bị đưa vào diện thu hồi tăng 46% so với cùng kỳ năm trước. Ngay sau đó, Conference Board thông báo chỉ số kinh tế chính giảm 3% trong tháng 3/2009.
Conference Board ngần ngại xác nhận thông tin rằng chỉ số kinh tế do họ công bố là dự báo về hoạt động kinh tế trong khoảng thời gian từ 6 đến 9 tháng tới. Như vậy niềm hi vọng về khả năng quý 4/2009 hồi phục đã không còn được như trước nữa.
Và nay, các chuyên gia kinh tế và nhà đầu tư đang băn khoăn liệu những chỉ số u ám trong tuần trước chỉ mang tính thời điểm hay đó là tất cả thông số về tình hình kinh tế tháng 1/2009 và tháng 2/2009?
Người ta có thể tìm thấy câu trả lời từ ba yếu tố. Yếu tố thứ nhất là sự tiếp cận của tín dụng. Quốc hội Mỹ, các chủ tịch FED có thể không mấy dễ chịu với phân tích từ Wall Street Journal cho thấy những ngân hàng nhận tiền từ kế hoạch TARP của chính phủ hiện nay đãng hạn chế cho vay hơn trước đây.
Không chỉ có vậy, số lượng người nộp đơn xin thất nghiệp trên thực tế không giảm mà tính trung bình, số liệu đó đang ngày một tệ hại hơn. Một người mất việc là gánh nặng đối với chính phủ, sự lạc quan của dân chúng về nền kinh tế giảm bớt, người đó sẽ không thể tiêu dùng như trước và không trả được tiền vay mua nhà thế chấp. Xu thế đó sẽ không dừng lại cho đến khi người đó có công ăn việc làm.
Cuối cùng, giá nhà đất vẫn hạ nhanh, tốc độ mất nhà ở chưa hề ngừng hay ít nhất là hạ chậm lại.
3. Xuất hiện hiện tượng "làm giá" ngoại tệ
Thừa nhận những diễn biến bất thường trên thị trường ngoại tệ tự do những ngày qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu sáng ngày 21.4 khẳng định, sẽ xử lý nghiêm các sai phạm trong hoạt động ngoại hối.
4. Vàng, USD: "Ai" đã rời đỉnh?
Trong nhiều tháng trở lại đây, giới đầu tư mới được chứng kiến diễn biến hết sức ngoạn mục của tỉ giá USD khi đồng ngoại tệ này nhanh chóng giảm mạnh (theo giờ) so với VND.
5. Điều gì xảy ra khi chúng ta bán tháo?
Mấy phiên gần đây, thị trường liên tục giảm điểm mạnh đã khiến không ít nhà đầu tư nao núng, lại một lần nữa chúng ta tiếp tục chứng kiến hiện tượng “khoảng trống bên trái” (dư mua trống trơn). TTCK Mỹ giảm điểm mạnh lại càng làm đợt giảm điểm này trở nên “nguy hiểm” hơn đối với nhiều nhà đầu tư. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta bán tháo?
Vậy là nhà đầu tư, ngoài kiến thức, chúng ta cần phải kiềm chế cảm xúc để sáng suốt trong thời điểm này. Ai gọi đó là “thảm họa”, ai nhìn ra cơ hội? Có lẽ câu trả lời chỉ xuất hiện khi một đợt sóng mới bắt đầu trên TTCK Việt Nam.
Hix...! Lý thuyết là thế nhưng cứ nhảy thử vào thì mới biết...Cảm xúc!
6. Thị trường xấu “làm khó” SCIC
Kế hoạch thoái vốn của “siêu tổng công ty” SCIC khó thực hiện một phần do những diễn biến xấu của thị trường chứng khoán.
Dùng "Báo chí" mà "tâng" thị trường lên để "thoái vốn" chứ khó gì? Hix...!

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2009

Điểm tin ngày 21/4/2009


1. Giá vàng tăng mạnh nhất trong 1 tháng, dầu hạ mạnh nhất trong 7 tuần
Các chuyên gia dự đoán giá vàng có thể tăng lên mức 890USD/ounce trong tuần này.
TTCK Mỹ và châu Âu đồng loạt mất điểm, nhà đầu tư chuyển sang chuộng vàng nhiều hơn.
Chỉ số Dow Jones Stoxx 600 tại thị trường chứng khoán châu Âu hạ 3,9% trước dự đoán lợi nhuận của công ty sản xuất kim loại như BHP Billiton và Anglo American hạ mạnh.
Các chuyên gia tính toán doanh thu tại các công ty thuộc chỉ số S&P 500 sẽ hạ đến quý thứ 7 liên tiếp. Một số nhà đầu tư mua vàng thay cho việc sở hữu cổ phiếu của các công ty.
Giá vàng giao tháng 6/2009 tăng 19,60USD tương đương 2,3% lên mức 887,50USD/ounce tại thị trường New York. Đây là mức tăng mạnh nhất của giá vàng từ ngày 19/03.
Các chuyên gia dự đoán giá vàng có thể tăng lên mức 890USD/ounce trong tuần này.
2. Dow Jones hạ mạnh nhất trong 7 tuần, cổ phiếu tài chính hạ sâu nhất trong 3 tháng
Cổ phiếu Bank of America hạ 24% dù ngân hàng lớn nhất Mỹ tính theo tài sản này công bố lợi nhuận đạt kỳ vọng, tuy nhiên dự phòng nợ xấu quá cao.
Cổ phiếu Citigroup hạ 19% sau khi Goldman Sachs cho biết thua lỗ tín dụng tại ngân hàng này đang tăng với tốc độ chóng mặt.
Cổ phiếu US Steel và Exxon Mobil hạ sau khi giá dầu và kim loại công nghiệp hạ.
Chỉ số Standard & Poor’s 500 hạ 4,3% xuống mức 832,39 điểm, mức hạ sâu nhất từ ngày 02/03. Chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 289,6 điểm tương đương 3,6% xuống mức 7.841m73 điểm. Chỉ số Russell 2000 hạ 5,6%. Cứ 20 cổ phiếu mất điểm mới có 1 cổ phiếu lên điểm.
Chỉ số S&P của 80 ngân hàng, công ty bảo hiểm và công ty đầu tư hạ 11%, mức hạ mạnh nhất từ ngày 20/01/2009. Chỉ số này dù có hạ điểm trong phiên giao dịch ngày hôm qua vẫn giữ được mức tăng 62% từ mức thấp nhất trong 17 năm thiết lập ngày 06/03/2009.
Chỉ số những lĩnh vực kinh tế chính của Mỹ tháng 3/2009 hạ mạnh hơn dự kiến, đây là dấu hiệu cho thấy thời kỳ suy thoái kinh tế dài nhất từ Chiến tranh Thế giới thứ Hai sẽ kéo dài sang nửa sau của năm 2009.
3. Thị trường của bên bán
Thị trường tiếp tục làn sóng xả hàng khi mà dư bán khối lượng lớn xuất hiện ở rất nhiều mã, tuy nhiên NĐT khó lòng bán ra thành công khi mà sức cầu đã suy kiệt.
Sự tăng giá kéo dài của chứng khoán thế giới và trong nước trong thời gian qua đã khiến nhiều người phải lo ngại về một bong bóng chứng khoán. Kết quả là thị trường có một phiên sụt giảm mạnh gần như kịch biên độ trong phiên giao dịch sáng qua (20/4).
Hôm nay (21/4), thị trường lại bước vào phiên giao dịch thử thách tiếp theo khi mà thời điểm T+3 của 62,3 triệu đơn vị giao dịch trong ngày thứ Tư (15/4) về tài khoản của nhà đầu tư.
Diễn biến thị trường cũng bất lợi thêm khi mà thị trường chứng khoán Mỹ trong phiên giao dịch vừa qua giảm mạnh từ 3,5% đến hơn 4%, chỉ số quan trọng Dow Jones mất ngay ngưỡng quan trong 8.000 điểm.
4. Lợi nhuận của 500 doanh nghiệp hàng đầu nước Mỹ giảm 85% trong năm 2008
Fortune công bố lợi nhuận 500 doanh nghiệp hàng đầu nước Mỹ giảm từ mức 645 tỷ USD năm 2007 xuống mức 98,9 tỷ USD năm 2008.
Đây là mức hạ lớn chưa từng có trong lịch sử 55 năm Fortune thống kê con số này.
Ngành tài chính và ô tô chịu ảnh hưởng mạnh nhất.
¾ công ty lớn nhất Mỹ năm 2008 là công ty năng lượng. Đứng đầu danh sách là Exxon Mobil và Wal-Mart.
Thông tin về tình hình kinh tế Mỹ cho đến nay chưa có nhiều dấu hiệu khả quan.
Chính phủ công bố so với tháng 2/2009, số lượng nhà xây mới hạ 10,8% trong tháng 3/2009.
Số lượng nhà xây mới tháng 3 tính trung bình theo năm rơi xuống mức 510 nghìn căn, thấp hơn mức dự đoán 540 nghìn căn của các chuyên gia kinh tế.
Đây là lần thứ 2 số lượng nhà xây mới lập đáy, số lượng nhà xây mới trong tháng 3/2009 như vậy thấp hơn 48,4% so với 1 năm trước.
FED và chính quyền của Tổng thống Obama đã áp dụng nhiều biện pháp hỗ trợ để hạ tỷ lệ thế chấp, nới lỏng điều kiện cho vay và chi trả tiền nhà cho chủ sở hữu nhà ở. Số lượng đơn xin phép xây nhà tháng 3/2009, một chỉ báo về tình hình thị trường xây dựng trong tương lai, hạ 9% so với tháng 2/2009 xuống mức 513 nghìn.
Thị trường Mỹ đang chờ đợi thông tin về “sức khoẻ” các ngân hàng. Kết quả đợt thanh tra các ngân hàng Mỹ công bố ngày 04/05 sẽ bao gồm một kế hoạch phục hồi cho các ngân hàng mà các nhà điều phối chính sách thị trường cho rằng tình trạng tài chính không được tốt nếu kinh tế tiếp tục khó khăn và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.
5. Tại sao các Ngân hàng Trung ương từ chối bán vàng?
Theo nhận định của Hội đồng vàng thế giới, các Ngân hàng Trung ương sẽ không bán vàng ra nhiều như trước đây (theo như thoả thuận trên).
Theo thoả thuận này, các Ngân hàng Trung ương trên thế giới trong khoảng thời gian 6 tháng của năm thứ 5 và năm cuối cùng mới chỉ bán ra 91 tấn vàng trong khi mức cho phép trong thoả thuận lên tới 500 tấn. Thoả thuận này sẽ hết hạn vào tháng 9/2009. Tổng mức bán vàng cho phép trong 5 năm là 2.500 tấn.
Tổng lượng vàng bán ra trong năm 2007-2008 là 358 tấn và doanh số năm 2006-2007 là 457,8 tấn.
Tốc độ bán đã chậm lại và nhiều khả năng vẫn đứng ở mức thấp cho đến năm thứ 5.
Thoả thuận CBGA đã được điều chỉnh năm 2004 bởi 15 Ngân hàng Trung ương châu Âu sau khi thoả thuận trước đó được ký kết năm 1999 hết hạn.
Trong 4 năm đầu tiên theo thoả thuận, 1.727 tấn vàng đã được bán. Tính đến cuối năm 2008, nước và tổ chức nắm giữ nhiều vàng nhất trên thế giới là Mỹ, Đức, Quỹ tiền tệ quốc tế, Ý, Pháp và Thuỵ Điển.
Thời hạn tiếp theo cần chú ý đến là ngày 26/09/2009. Đó là khi Thoả thuận vàng giữa các Ngân hàng Trung ương hết hạn. Thoả thuận đầu tiên được ký năm 1999 và có một mục tiêu khá tham vọng. Ngân hàng Trung ương thuộc các nước châu Âu đồng ý hạn chế và công bố doanh số bán vàng.
Lý do chính là Ngân hàng Trung ương các nước châu Âu giữ vàng như một tài sản dự trữ. CBGA đầu tiên vào năm 1999 quản lý 43,6% dự trữ vàng của thế giới. CBGA thứ hai được ký kết năm 2004 hạn chế doanh số bán vàng hàng năm là 500 tấn. Khi Liên minh châu Âu ngày một mở rộng, CBGA kiểm soát 46,1% trữ lượng vàng thế giới.
Người ta có thể hỏi tại sao các Ngân hàng Trung ương hạn chế bán vàng? Cũng giống như tiền giấy, Ngân hàng trung ương nắm vàng như một phương tiện dự trữ chính. Tuy nhiên cách đây 10 năm, năm 1999, giá vàng mới chỉ đứng ở mức 252USD/ounce. Điều này có nghĩa là giá trị của tài sản dự trữ giảm.
Khi thị trường vàng lo ngại việc các Ngân hàng Trung ương tiếp tục bán vàng ra thị trường có thể khiến nguồn cung trên thị trường trở nên quá lớn trong thời điểm nhu cầu không cao, người ta phải đặt ra một mức sàn. Để đảm bảo với thị trường rằng việc bán vàng của Ngân hàng Trung ương không nhấn chìm giá vàng, CBGA được ký kết,
Từ đó đến nay, việc bán vàng của các Ngân hàng Trung ương luôn được công bố minh bạch.
Điều gì sẽ xảy ra nếu thoả thuận vàng hiện nay với thời hạn 5 năm kết thúc vào ngày 26/09/2009, nhiều khả năng người ta sẽ đưa ra một thoả thuận mới.
Cũng nên tính đến khả năng các Ngân hàng Trung ương ngừng ký kết thoả thuận. Ngân hàng Trung ương trên toàn cầu nắm giữ nhiều USD và trái phiếu chính phủ Mỹ. Hiện nay, nhà đầu tư trên thị trường có khả năng tiếp cận với vàng tốt hơn năm 1999 rất nhiều. Các quỹ giao dịch vàng (ETF) hiện nắm khoảng 1 nghìn tấn vàng, đứng thứ 6 trên thế giới sau Mỹ, Đức, Pháp, IMF và Ý.
Vì thế khả năng lớn là các Ngân hàng Trung ương sẽ tiếp tục muốn giữ vàng trong năm nay khi các đồng tiền trên thế giới trượt giá, khả năng giảm phát và suy thoái ngày một lớn, vàng càng trở nên quý giá hơn bao giờ hết.
6. Lựa chọn chính sách tỷ giá
Tỷ giá ổn định không phải bao giờ cũng giúp ổn định kinh tế
Định giá cao đồng bản tệ: giảm sức cạnh tranh hàng xuất khẩu
Định giá thấp đồng bản tệ: tăng sức ép lạm phát
Tỷ giá thả nổi - dễ gây mất ổn định
Lựa chọn chính sách tỷ giá nào?
Không có một cơ chế tỷ giá hối đoái nào là tối ưu trong mọi trường hợp. Nhưng thực tế cho thấy, giữ được tỷ giá ổn định dựa trên việc tìm kiếm thường xuyên sự cân đối tối ưu giữa tính chất tự thân thị trường với sự can thiệp nhà nước là điều kiện tốt cho tăng trưởng kinh tế trong từng thời kỳ nhất định.
Vì vậy, ngày càng có nhiều nước lựa chọn một chính sách tỷ giá có tính mềm dẻo, linh hoạt một cách thận trọng, thích ứng với những biến động dựa trên quan hệ cung cầu và có sự điều tiết tích cực của nhà nước. Có hai phương thức xác định xu hướng và mức vận động của tỷ giá danh nghĩa ổn định thường được dùng là:
- Xác định một hoặc một số ngoại tệ mạnh mà tỷ giá bản tệ biến động gắn với chúng. Đó có thể là ngoại tệ thường dùng trong thanh toán quốc tế, hoặc đồng tiền của nước bạn hàng chính. Phương thức này đặt cược “số phận” bản tệ vào các nhân tố bên ngoài, và do đó dễ gây ra tình trạng “lạm phát hoặc thiểu phát nhập khẩu”, đột biến giá cả ngoài tầm quản lý của chính phủ, tăng tính bị động của chính sách vĩ mô.
- Định kỳ điều chỉnh tỷ giá bản tệ. Ngân hàng Trung ương dự kiến trước mức điều chỉnh giá bản tệ trong khoảng thời gian xác định trên cơ sở cân nhắc và dự báo cung - cầu về ngoại tệ, tình hình kinh tế - xã hội cụ thể trong, ngoài nước và xu thế vận động của chúng.
Tuy vậy, nếu khoảng cách của các chu kỳ điều chỉnh tỷ giá không được cân nhắc kỹ sẽ gây ra tình trạng hỗn loạn, bất an trong tâm lý và hoạt động kinh tế; sẽ làm gia tăng nạn đầu cơ hoặc thái độ “nghe ngóng” chờ thời của các chủ đầu tư (đặc biệt là khi chính phủ tạo ra “quy luật” chỉ điều chỉnh tỷ giá một chiều - tức chỉ tăng hay giảm). Hơn nữa, nếu “chốt” tỷ giá quá lâu, hoặc mức điều chỉnh tỷ giá bản tệ nếu thái quá sẽ gây tình trạng tăng hoặc giảm quá mức giá trị bản tệ, từ đó kéo theo các hệ quả của việc định giá quá cao hoặc quá thấp đồng bản tệ như đã phân tích ở trên...
7. Giá vàng sẽ tăng trên 1.000 USD/oz
Theo dự báo của một nhà phân tích, giá vàng sẽ tăng lên 1.200 USD/oz vào quý 3 khi chỉ số S&P 500 giảm xuống 450 điểm vào tháng 6 hoặc tháng 7 trong năm nay.
Theo ông Heiko Seibel, giám đốc nghiên cứu của CM-Equity AG, đầu tư vàng sẽ có lợi khi thị trường chứng khoán tuột dốc do vàng và chứng khoán luôn diễn biến trái chiều. Ông Seibel đã dự đoán đúng thời điểm thị trường chứng khoán sẽ hồi phục vào đầu tháng 3 đến đầu tháng 4.
Các nhân tố tác động đến thị trường chứng khoán trong thời gian sắp tới sẽ là sự sụp đổ nhiều hơn của các công ty Mỹ, mối lo mới về khủng hoàng ngân hàng và các dạng khác của biến động kinh tế toàn cầu. Trong các tuần sắp tới , chứng khoán còn đi xuống sâu hơn nữa.
Ông nói thêm, trong các tuần sắp tới , chứng khoán sẽ đi xuống cực điểm, khiến làm vàng đảo chiều xu hướng hiện tại để thiết lập mức cao mới trên $1,000 trong đầu quý 3 năm nay, thậm chí giá vàng có thể thử nghiệm mức $1,200 USD/oz.
Trong khi đó, nhà phân tích Charles Gibson của Edison Investment Research lại dự báo giá vàng có thể tăng lên 1.500 USD/oz trong những tháng tới đây do thiếu hụt kim loại quý vì những gói kích cầu được chính phủ nhiều nước ban hành.
Theo ông Gibson, hiện đang thiếu hụt khoảng 500 tấn vàng do các tổ chức tài chính hiện không còn vay vàng của các ngân hàng trung ương, khiến cung vàng chững lại.
Do vậy, nhà đầu tư đang chuyển sang vàng vật chất nhiều hơn những hợp đồng giao sau, càng khiến cung vàng miếng bị hạn chế do lượng mua tăng.
Nhà phân tích Koji Suzuki của SBI Futures cũng dự đoán giá vàng sẽ hồi phục mạnh mẽ sau khi kết thúc đợt điều chỉnh giảm trong thời gian vừa qua.
Vàng đã chạm mức cao hơn $1000 hồi tháng 2, nhưng không trụ vững tại mức này khi nhà đầu tư chốt lời ngắn hạn. Nhưng ông Koji dự đoán nhu cầu mua vàng sẽ tăng mạnh tại châu Á, đặc biệt là tại Trung Quốc.
Đặc biệt, mùa lễ hội mua vàng lớn nhất trong năm của người Ấn Độ đang tới gần, một số nhà phân tích nhận định nhu cầu vàng tại đây sẽ tăng gấp đôi. Trong tháng 4, có thể bán ra 20-30 kg vàng.
Hai nhà nghiên cứu Mary Anne và Pamela Aden của Aden Forecast nói “vàng đã đạt đỉnh $850 vào năm 1980 và tương đương tới $2.200 theo giá hiện nay. Vàng vẫn chưa chạm tới mức đó,một khi USD suy yếu và lạm phát tăng, mọi chuyện hoàn toàn có thể xảy ra.”
8. "Kệ" ngân hàng giảm giá, USD tự do vẫn tăng ấn tượng
Giá USD tự do trên thị trường Hà Nội sáng nay (21/4) tiếp tục được điều chỉnh tăng lên thêm 20 đồng/USD so với ngày hôm qua và được mở cửa giao dịch ở mức 18.200 đồng (mua vào) và 18.250 đồng (bán ra).
9. 'Sẽ có giải pháp cho thị trường ngoại tệ'
Trao đổi với báo chí về hiện tượng tăng giá đôla những ngày qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cho biết đang soạn thảo một số văn bản chỉ đạo và phối hợp với các bộ ngành liên quan để có biện pháp xử lý thích hợp.
10. Giá vàng có thể tăng lên 1.500 USD/ounce
Nhật báo Telegraph (Anh) ngày 20.4 dẫn lời ông Charles Gibson, chuyên gia về vàng tại Công ty nghiên cứu đầu tư Edison, nhận định rằng giá vàng có thể tăng lên mức kỷ lục trên 1.500 USD/ounce.
Nguyên nhân là do những chính sách tiền tệ mạnh bạo của các ngân hàng trung ương trên thế giới có thể làm méo mó thị trường vàng, tạo ra tình trạng thiếu vàng trầm trọng.
Theo ông Gibson, hiện lãi suất thực tế ở Mỹ và nhiều nước khác đang âm (thấp hơn tỷ lệ lạm phát), ảnh hưởng đến các giao dịch "cho thuê" trên thị trường vàng và khiến thị trường thiếu vàng triền miên. Thực tế này đã diễn ra vào thập niên 1970, khi giá vàng bị đẩy lên đến 850 USD/ounce, tương đương với 1.560 USD/ounce thời giá hiện nay.
Tuần trước, giá vàng đứng ở mức 870 USD/ounce. Ông Gibson cho rằng cơ chế hiện nay có thể dẫn tới giai đoạn bùng phát thứ hai trên thị trường vàng, sau khi thị trường này đã có một giai đoạn "sôi sục" trong 8 năm qua.
Về cơ chế "cho thuê", thông thường, các công ty khai thác vàng sẽ bán trước (hay còn gọi là nghiệp vụ dự phòng) một phần sản lượng vàng của họ ra thị trường thông qua các ngân hàng. Ngân hàng sẽ làm nhiệm vụ thuê hoặc cho thuê vàng với ngân hàng trung ương.
Những giao dịch kiểu này tạo ra mức dư cung tới 500 tấn vàng mỗi năm. Tuy nhiên, lãi suất thấp đã khiến quá trình này đảo ngược, khiến thị trường thiếu hụt khoảng 500 tấn. Lãi suất càng thấp, quá trình này càng diễn ra nhanh hơn, khiến mọi người đua nhau mua vàng thực tế để tích trữ thay vì giữ tiền.
Đã xuất hiện những báo cáo cho thấy vàng thỏi đang dần trở nên khan hiếm, một phần do thị trường lo sợ rằng các hợp đồng giao sau, hoặc vàng dưới các dạng khác, sẽ không được đảm bảo một khi xảy ra đổ vỡ nghiêm trọng trong hệ thống tài chính toàn cầu.

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2009

Điểm tin ngày 20/4/2009


1. Cuộc tháo chạy hỗn loạn

VN-Index
318.89 -15.25(-4.56%)
HaSTC-Index
116.34 -6.22(-5.08%)
VN-Index và Hastc-Index "rơi tự do" khi nhà đầu tư bán sàn hàng loạt. STB có dư bán sàn gần 10 triệu cổ phiếu. KLGD giảm một nửa so với phiên trước.
Không để TTCK Việt Nam cô đơn TTCK TG cũng giảm theo cho có đàn:
Dow Jones 7,902.66 Down 228.67 (2.81%)
Symbol Name Last Trade Change Related Info^
ATX ATX 1,831.08 11:01AM ET Down 83.16 (4.34%) Components, Chart,
^BFX BEL-20 1,854.46 11:16AM ET Down 69.00 (3.59%) Chart, More
^FCHI CAC 40 2,966.05 11:16AM ET Down 125.91 (4.07%) Chart, More
^GDAXI DAX 4,479.54 11:01AM ET Down 197.30 (4.22%) Chart, More
2. Vay vốn bù lãi suất: 70% là đảo nợ?
Nếu toàn bộ dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất được đưa vào sản xuất thì tăng trưởng tín dụng phải đạt khoảng 16%. Thực tế, tín dụng chỉ tăng trưởng hơn 2%.
Theo số liệu của Ngân hàng (NH) Nhà nước, dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất của các NH thương mại tính đến ngày 17-4 là 236.820 tỉ đồng. Trong đó dư nợ cho vay của nhóm NH thương mại Nhà nước và Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương là 175.934 tỉ đồng; nhóm NH thương mại cổ phần là 50.316 tỉ đồng. Nhóm NH liên doanh, chi nhánh NH nước ngoài và NH 100% vốn nước ngoài chỉ đạt 10.096 tỉ đồng; công ty tài chính đạt 474 tỉ đồng.
3. USD tự do tăng chóng mặt, giao dịch sôi sục
Giá USD trên thị trường tự do Hà Nội sáng đầu tuần 20/4 đã tăng vọt lên trên mức 18.200 đồng/USD. Trong khi 3 ngày giao dịch cuối tuần trước, giá USD tự do đã có dấu hiệu giảm và cầm cự ở mức 18.050 đồng/USD.
4. Tuần quyết định "sức khỏe" của VN-Index
Đang có hai quan điểm về xu hướng của VN-Index trong thời gian tới trong đó quan điểm lạc quan khẳng định, VN-Index sẽ tiếp tục xu hướng tăng sau những phiên điều chỉnh.
5. Các nhà chức trách Mỹ vừa đóng cửa thêm 2 ngân hàng, nâng số ngân hàng “sập tiệm” ở nước này từ đầu năm tới nay lên 25.
Như vậy, số ngân hàng Mỹ đổ vỡ trong vòng 3 tháng rưỡi qua đã bằng đúng số ngân hàng bị giải thể trong cả năm 2008.

Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2009

Điểm tin ngày 19/4/2009


1. Kinh tế Mỹ đã vượt qua "cửa tử"
Hôm 18/4, các quan chức hàng đầu của Mỹ nhận định thời kỳ tồi tệ nhất của cuộc suy thoái kinh tế có vẻ đã qua, nhờ vào những nỗ lực chưa từng thấy nhằm duy trì dòng chảy tín dụng. Tuy nhiên, việc hồi phục sẽ mất nhiều thời gian.
2. Thị trường chứng khoán: Sẽ bắt đầu lao dốc?
Với lượng vốn hóa thị trường lớn hơn rất nhiều, đồng nghĩa với việc để VN-Index giữ nhịp tăng mạnh, cần phải có lượng tiền lớn để hấp thụ. Tiền đổ vào đã nhiều, áp lực bán chốt lãi cũng lớn có thể khiến thị trường lao dốc trong tuần này.
Suy giảm từ đỉnh
Chính phiên điều chỉnh với khối lượng giao dịch kỷ lục thứ Sáu cuối tuần đã phần nào tạo ra tâm lý lo ngại bao trùm lên thị trường.
Vẫn còn những ý kiến lạc quan cố gắng cổ vũ cho sự đi lên của thị trường từ một số công ty chứng khoán. Rõ ràng, việc đưa ra nhận định lạc quan dễ được chấp nhận hơn nhiều việc đưa ra nhận định bi quan, nhất là trong khi thị trường đang trong giai đoạn nhạy cảm như hiện nay. Cơ hội cho tăng trưởng vẫn còn nhưng nguy cơ thị trường điều chỉnh sâu trong tuần tới không phải là không có.
Ngày giao dịch thứ Sáu với việc “khởi nghĩa” không thành công của bên mua vào cuối phiên khớp lệnh liên tục đã chứng minh một điều rằng: luồng tiền có thể lớn nhưng chưa đủ lớn để thị trường vượt lên được chính mình, lên trên mốc 350 điểm.
3. George Soros - kẻ khuynh đảo thị trường tài chính thế giới
Chỉ vài tháng trước khi kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái, tỷ phú Soros nhận định, hệ thống tài chính đang ở trong tình trạng “siêu bong bong” và chỉ chờ ngày vỡ.
Trong cuốn sách mang tên “Mô hình mới của thị trường tài chính” (tạm dịch từ The new paradigm for financial markets), Soros mô tả hiện tượng “siêu bong bong” trên thị trường tài chính đã hình thành trong suốt 25 năm qua và chỉ ngày vỡ. Đây là cuốn thứ ba trong một series sách của Soros đề cập đến thảm họa đối với thị trường tài chính. Trong đó, tỷ phú đầu cơ viết một cách ẩn dụ: “Tôi đã đếm số lần sói tru. Lần đầu tiên là trong cuốn 'Thuật giả kim của thị trường tài chính', lần thứ hai là cuốn 'Khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản toàn cầu' và lần thứ ba là trong cuốn sách này. Sau 3 lần sói tru, con sói thực sự sẽ đến”.
Tỷ phú cũng nhận định, hiện chưa có triển vọng về việc tìm ra giải pháp trong ngắn hạn cho cuộc khủng hoảng tài chính. Soros cũng là người công khai phản đối mạnh mẽ nhất kế hoạch của cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Henry Paulson dùng 700 tỷ USD để mua lại nợ xấu của các định chế tài chính.
Những nhận định của George Soros giờ vẫn được nhiều người tin theo. Ảnh: AP
Sự nghiệp của Soros có nhiều mảng tối, trong đó có những lần bị phạt vì đầu cơ tiền tệ hoặc bị cáo buộc về giao dịch nội gián. Năm 1988, Soros nhận được lời đề nghị tham gia nắm giữ ngân hàng khổng lồ của Pháp Société Générale. Soros từ chối, nhưng sau đó mua một lượng cổ phần của ngân hàng này trước khi thông tin về việc chuyển nhượng ngân hàng được công bố rộng rãi. Một năm sau, giới chức Pháp bắt đầu điều tra về vụ việc và đến năm 2002, một tòa án nước này kết luận hành vi của Soros là giao dịch nội gián và tuyên phạt vị tỷ phú 2,3 triệu USD, bằng đúng số tiền Soros kiếm được từ vụ mua cổ phần của Société Générale. Soros phủ nhận và nói rằng thông tin về vụ chuyển nhượng đã được công bố rộng rãi.
Mới đây, quỹ đầu tư Soros Management Fund bị cơ quan quản lý Hungary, nơi Soros sinnh trưởng, phạt 2 triệu USD vì thực hiện kế hoạch đầu cơ tấn công đồng nội tệ của nước này.
Song tên tuổi của Soros được biết đến nhiều nhất trên thị trường tài chính thế giới qua vụ đầu cơ đồng bảng Anh vào năm 1992. Vào ngày Thứ tư Đen tối 16/9/1992, Soros đột nhiên trở nên nổi tiếng khi bán khống lượng bảng Anh có giá trị tương đương trên 10 tỷ USD, và kiếm lợi từ việc Ngân hàng Trung ương Anh do dự lựa chọn hoặc nâng lãi suất nội tệ lên ngang bằng với lãi suất tại các nền kinh tế khác trong Tổ chức sử dụng chung cơ chế tỷ giá châu Âu, hoặc thả nổi đồng nội tệ.
Cuối cùng, Ngân hàng Trung ương Anh buộc phải rút đồng bảng Anh ra khỏi cơ chế tỷ giá hối đoái châu Âu và phá giá đồng bảng. Soros kiếm được khoảng 1,1 tỷ USD trong phi vụ này và được biết đến với biệt danh “kẻ phá hoại ngân hàng trung ương Anh”. Những người thân cận của Soros có lần tiết lộ, khi thấy những điểm yếu của đồng bảng trong thời điểm đó, Soros đã hối thúc những người dưới quyền tận dụng lợi thế của mình chuẩn bị cho cuộc “tấn công” vào đồng tiền này.
Chân dung biếm họa của Soros trên trang bìa tạp chí danh tiếng Time.
Năm 1997, trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, Soros một lần nữa “đánh” đồng tiền của các quốc gia, trong đó khu vực Đông Nam Á rơi vào tầm ngắm. Quỹ đầu cơ của Soros bị cáo buộc đã gây áp lực lên các đồng tiền để hưởng lợi trực tiếp từ chiến lược đầu cơ vào đồng tiền đó. Soros phản bác các cáo buộc và nói rằng quỹ của ông đơn thuần kiếm lợi từ chính những yếu kém của hệ thống tài chính thế giới mà ai cũng biết. Chiến lược đầu tư của quỹ này được dựa trên phân tích về các xu hướng kinh tế vĩ mô đang diễn ra hoặc được nhận định sớm diễn ra tại một số nước.
Cách nhìn của giới đầu tư quốc tế cũng như lãnh đạo các nền kinh tế về Soros không đồng nhất, bởi với nhiều người, Soros như một tội đồ vì đã “đánh” các đồng tiền để kiếm lợi. Song người ta đều nhìn nhận Soros là một nhà đầu tư huyền thoại, với những nhận định xác đáng về sức khỏe nền tài chính thế giới. Cựu chủ tịch Cục Dữ trữ liên bang Mỹ (FED) Paul Volcker từng nói: “George Soros đã tạo nên dấu ấn trên thị trường tài chính với tư cách một nhà đầu cơ đại tài, đủ khôn ngoan để rút lui ngay cả khi trò chơi vẫn ở phía trước. Lợi nhuận khổng lồ ông kiếm được hiện được sử dụng để thúc đẩy thay đổi tại những nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi”.
Sinh trưởng trong một gia đình người Hungary gốc Do Thái, George Soros di cư sang Mỹ từ những năm 1950. Cha của ông, Tivadar Soros, là một nhà văn có tiếng tại Hungary. Trước khi sang Mỹ, Soros từng sống tại nhiều nước châu Âu và học Triết học.
Đặt chân tới Mỹ năm 1956, Soros khởi nghiệp từ vị trí nhân viên môi giới tại hãng tài chính F.M. Mayer và là nhà phân tích cho Wertheim and Company cho tới giữa những năm 1960. Trong thời gian này, Soros nghiên cứu một triết lý đầu tư của riêng mình có tên “reflexibity” (tạm dịch: cơ chế phản xạ), với quan điểm cách định giá thị trường của chính những người tham gia thị trường sẽ tác động tới giá trị đã được xác định trên cơ sở sổ sách. Đây về sau trở thành nguyên lý cơ bản của hoạt động của các quỹ đầu cơ do Soros điều hành.
Năm 1973, Soros từ bỏ vị trí phó chủ tịch một tập đoàn đầu tư tại New York và lập hãng đầu tư riêng,về sau hãng này chuyển đổi thành Quỹ Quantum. Ông tuyên bố muốn kiếm đủ tiền từ thị trường tài chính để hỗ trợ sự nghiệp viết sách và nghiên cứu triết học của mình, và dự kiến mỗi năm kiếm được 500.000 USD là chấp nhận được. Nhưng hoạt động đầu tư của Soros sau này chủ yếu được gắn liền với Soros Fund Management.
Với lượng tài sản trị giá khoảng 11 tỷ USD, Soros hiện là người giàu thứ 29 tại Mỹ theo bảng xếp hạng của Forbes, với hoạt động trong nhiều lĩnh vực, từ đầu tư chứng khoán, đầu cơ ngoại hối, kinh doanh. Vị tỷ phú này cũng là một nhà hoạt động xã hội và nhà hoạt động chính trị.
Hiện tỷ phú 79 tuổi này nắm giữ Soros Management Fund, Viện xã hội mở, và từng là một thành viên của Ban lãnh đạo của Hội đồng quan hệ quốc tế của Mỹ. Với 2 người vợ, và cả 2 đều đã ly dị, Soros có 5 người con.
Ông cũng là người tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Từ những năm 1970 đến nay, Soros liên tục đóng góp cho các quỹ hỗ trợ sinh viên người da màu học đại học, đặc biệt tại Nam Phi. Tạp chí Time ước tính, tổng số tiền Soros đã chi cho các chương trình xã hội tại Mỹ, châu Phi và Nga vào khoảng 6 tỷ USD.
George Soros cũng được biết đến với những phát ngôn gây chấn động, đặc biệt đối với chính quyền của cựu tổng thống Mỹ Georrge Bush. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Washington Post năm 2003, Soros tuyên bố việc đánh bật ông Bush ra khỏi vị trí tổng thống là “tâm điểm của cuộc đời tôi” và đây là một “vấn đề sinh tử”. Vị tỷ phú này còn nói sẽ sẵn sàng đánh đổi cả gia sản của mình cho mục tiêu này.
Soros đã thực hiện đúng như tuyên bố này, khi năm 2004, ông là một trong những người đóng góp lớn nhất cho các đối thủ của ông Bush trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Thống kê của Trung tâm phản ứng chính trị Mỹ cho thấy, Soros đã đóng góp tổng cộng 23,5 triệu USD cho trên 500 tổ chức nhằm vận động cho việc đánh bại ông Bush. Song ông Bush vẫn tái đắc cử và có nhiệm kỳ thứ hai.
4. IMF: Khủng hoảng còn kéo dài và kinh tế thế giới sẽ hồi phục chậm
IMF vừa đưa ra báo cáo về triển vọng kinh tế thế giới (WEO), và cảnh báo trước sự lạc quan quá sớm của các nhà lãnh đạo trên thế giới vào sự hồi phục của nền kinh tế toàn cầu. Báo cáo cho biết “sự suy thoái kinh tế hiện nay chắc chắn sẽ còn lâu dài và nghiêm trọng, sự hồi phục sẽ diễn ra rất chậm”.

Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2009

Thứ 7 - 18/4/2009 - Ngày nghỉ cuối tuần

Diễn viên 'Tây du ký' ngày ấy - bây giờ

Ba nam diễn viên từng thủ vai Đường Tăng.

Diễn viên Diêm Hoài Lễ trong vai Sa Tăng.

Diễn viên Mã Đức Hoa trong vai Trư Bát Giới.

Diễn viên Lục Tiểu Linh Đồng trong vai Tôn Ngộ Không.
1. Ngành địa ốc Mỹ chứng kiến vụ phá sản lịch sử
General Growth Properties Inc., tập đoàn kinh doanh mặt bằng bán lẻ lớn thứ hai ở Mỹ, vừa nộp đơn xin bảo hộ phá sản lên toà án vào ngày 16/4.
Đây cũng là vụ phá sản lớn nhất trong ngành địa ốc Mỹ từ trước tới nay.
Vụ phá sản này cho thấy áp lực đè tài chính đang đè nặng lên giới kinh doanh bất động sản thương mại của Mỹ, khi mà các nguồn vốn ở nước này đang rất khan hiếm do tình trạng thắt chặt tín dụng chưa có dấu hiệu cải thiện.
Theo nội dung đơn xin phá sản của General Growth, tập đoàn có lịch sử từ năm 1954 này có tổng tài sản 29,56 tỷ USD và tổng số nợ 27,29 tỷ USD. General Growth ra đời khi hai anh em Martin và Matthew Bucksbaum quyết định mở rộng hoạt động kinh doanh cửa hàng thực phẩm của gia đình và xây dựng ở trung tâm mua sắm ở vùng Cedar Rapids thuộc tiểu bang Iowa.
Từ đó, General Growth đã liên tục phát triển thông qua việc xây dựng và mua lại nhiều mặt bằng bán lẻ. Trong đó, vụ mua lại lớn nhất diễn ra vào năm 2004 khi tập đoàn này vay nợ toàn bộ để mua lại đối thủ Rouse Cos với giá 14,2 tỷ USD. Hiện tại, General Growth có trong tay tổng số trên 200 cơ sở mặt bằng bán lẻ ở Mỹ.
Tuy nhiên, số nợ mà General Growth phải gánh cũng liên tục tăng lên cùng với số vụ mua lại, trong khi tình hình kinh doanh trở nên ế ẩm do suy thoái, dẫn tới việc tập đoàn phải xin phá sản. Từ tháng 11 năm ngoái, tập đoàn này đã cảnh báo về nguy cơ phải xin bảo hộ phá sản do không tìm được nguồn tiền để thanh toán những khoản nợ tới hạn.
Hiện đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 của Luật Phá sản Mỹ mà General Growth đệ lên đã được quan tòa phá sản liên bang Allan Gropper phê chuẩn. Theo đó, tập đoàn này sẽ được tòa án bảo vệ trước các chủ nợ và được phép sử dụng tiền mặt thu về từ hoạt động bán tài sản để duy trì hoạt động trong suốt quá trình phá sản.
Giới phân tích cho rằng, vụ phá sản của General Growth có thể sẽ mở màn cho một làn sóng phá sản trong ngành kinh doanh địa ốc thương mại ở Mỹ. Theo số liệu của hãng nghiên cứu thị trường địa ốc Foresight Analytics, trong vòng hai năm tới, sẽ có khoảng 814 tỷ USD nợ tới hạn mà các doanh nghiệp trong lĩnh vực này phải trả.
Vụ phá sản của General Growth cũng được xếp vào hàng những vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử doanh nghiệp Mỹ. Hiện vụ phá sản lớn nhất từ trước tới nay ở Mỹ là của ngân hàng đầu tư Lehman Brothers, với số nợ trên 600 tỷ USD.
2. Dấu hiệu điều chỉnh sau chu kỳ tăng mạnh?
Thị trường chứng khoán Việt Nam luôn chứa đựng những bất ngờ mà không ai có thể dự đoán trước được. Trong một phiên giao dịch đáng nhẽ phải điều chỉnh giảm khi chứng khoán thế giới quay đầu thì chứng khoán Việt Nam lại tăng, và khi chứng khoán thế giới tăng điểm mạnh thì chứng khoán Việt Nam lại có một phiên đảo chiều sụt giảm mạnh. Độ phân hóa của các cổ phiếu diễn ra khá mạnh mẽ, trong khi những mã bluechip dẫn dắt thị trường lại có dấu hiệu yếu dần. Liệu đây là thời điểm thị trường đã đạt tới đỉnh cao của sóng tăng điểm và đang phân phối lại cổ phiếu sau một chu kỳ tăng giá mạnh kéo dài từ 24/2/2009 đến nay?

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2009

Điểm tin ngày 17/4/2009 - Thoát qua khe cửa hẹp



1. Kịch bản thay đổi trong phút chốc?
VN-Index giảm hơn 14 điểm, Hastc-Index giảm hơn 5 điểm, cổ phiếu nóng bị bán sàn hàng loạt ngay sau khi vừa tăng trần trước đó...khiến toàn bộ giới đầu tư ngỡ ngàng.
Mở cửa phiên giao dịch hôm nay, bất chấp những tín hiệu tích cực từ thị trường Mỹ, thị trường chứng khoán Việt Nam đã không thể tiếp tục giữ được xu hướng đi lên.
Kết thúc đợt khớp lệnh đầu tiên, VN-Index giảm 2,69 điểm xuống 341,19 điểm với hơn 14,85 triệu đơn vị được khớp lệnh.
Bước sang đợt khớp lệnh liên tiếp, các lệnh mua thưa dần đồng thời lượng đặt bán sàn ngày một tăng khiến cho VN-Index giảm điểm nhanh chóng
Đến 9h30, hầu hết các cổ phiếu chủ chốt đều rơi xuống giá sàn như HAG, PVD, PPC, SSI, PVF, DPM… làm cho VN-Index giảm hơn gần 11,5 điểm xuống còn 332 điểm.
Không riêng các cổ phiếu lớn, phần lớn các cổ phiếu khác cũng gia nhập đội ngũ giảm sàn.
Khối lượng giao dịch cũng tăng nhanh chóng với xấp xấp xỉ 40 triệu đơn vị được giao dịch trong vòng chưa đầy 1 giờ, trị giá 945 tỷ đồng.
Mặc dù toàn thị trường ở trong xu hướng giảm giá mạnh nhưng vẫn còn một số có dư mua giá trần lên đến hàng trăm nghìn đơn vị như: VST, RAL, SC5…
Bên sàn Hà Nội, tình thế đảo ngược trong phút chốc khiến toàn bộ nhà đầu tư ngỡ ngàng. Đầu phiên, các cổ phiếu chứng khoán như BVS, HPC, KLS đều tăng trần và có dư mua khối lượng lớn, cổ phiếu ACB tăng 1.600 đồng lên 44.000 đồng/cp. Hastc-Index tăng hơn 2 điểm lên 132 điểm.
8h50, thị trường đột ngột quay đầu khi nhà đầu tư bắt đầu “xả hàng”. Một lượng lớn cổ phiếu bị bán ra trong một khoảng thời gian rất ngắn khiến toàn bộ lượng dư mua tại 3 mã BVS, HPC, KLS khớp trần và sau đó giảm sàn hàng loạt.
Hastc-Index giảm 5,52%, với mức giảm 7,18 điểm, xuống 122,27 điểm. Khối lượng giao dịch ở mức cao, tính đến thời điểm 9h30 đạt 18 triệu cổ phiếu, tương đương 483,2 tỷ đồng.
Hầu hết các cổ phiếu nóng trong thời gian qua đều giảm sàn: ACB dư bán sàn hơn 200.000 cp, BVS dư bán sàn gần 700.000 cp, HPC, KLS cũng trong tình cảnh tương tự. Trước đó Trung tâm giao dịch CK Hà Nội đã yêu cầu BVS giải trình về việc cổ phiếu tăng trần 10 phiên liên tiếp.
Hầu hết các cổ phiếu trên sàn đều bị bán mạnh. PVI, PVS..đều giảm sàn.
Tuy nhiên vẫn có một số tăng điểm, thậm chí tăng trần như CIC, CGS, VSP…
2. Vàng giảm 15.000 đồng/chỉ, USD lên 18.056 VND
Sáng nay 17/4, giá vàng trong nước giảm 15.000 đồng/chỉ, xuống còn 1,948 triệu
đồng/chỉ; trong khi giá USD tự do tăng 10 VND, lên 18.060 VND.
3. Đấu thầu trái phiếu Chính phủ tiếp tục thất bại
Hôm qua, 16.4, việc đấu thầu 1.000 tỉ đồng trái phiếu Chính phủ đợt 4/2009 thất bại.
4. 100 triệu cổ phiếu bị bán ra trong phiên "xả hàng" kỷ lục
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần (17/4), thị trường chứng khoán đã có phiên điều chỉnh khá mạnh trước xu hướng xả hàng chốt lãi của nhà đầu tư. VN-Index đã không thể vượt qua ngưỡng kháng cự 350 điểm.
5. Nhà đầu tư ngoại được nắm giữ tối đa 49% cổ phần
Kể từ ngày 1/6 tới, nhà đầu tư nước ngoài mua khi bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam được nắm giữ tối đa 49% tổng số cổ phiếu của công ty cổ phần đại chúng.
6. Khoảng cách khá xa giữa tỷ giá trên thị trường chính thức và thị trường tự do?
Thứ nhất, theo bà Nguyễn Thanh S, chuyên viên đầu tư một ngân hàng thương mại: “Nhiều người cho rằng giá USD thị trường tự do tăng là do tâm lý nhưng đó chỉ là một yếu tố. Điều quan trọng là phản ứng trên thị trường này đang “nhìn” vào mức bội chi ngân sách, thâm hụt thương mại cũng như cơ chế vận hành trên thị trường ngoại tệ hiện nay”.
Theo đó, mức bội chi ngân sách được các nhà phân tích dự báo lên tới 8% GDP là một lo ngại. Theo logic thông thường, người dân sẽ suy luận tiếp đến lạm phát, đồng nội tệ mất giá và sẵn sàng chuyển đổi ra một loại tài sản khác an toàn hơn.
Thứ hai, mặc dù quý 1/2008 xuất siêu nhưng phần lớn là nhờ “cú” xuất khẩu vàng với doanh số hơn 2 tỷ USD, nhưng thời gian tới, lợi thế này không còn vì giá vàng trong nước đang cao hơn giá thế giới.
Thứ ba, các ngân hàng thương mại đang đứng trước một khó khăn lớn là nhiều doanh nghiệp muốn mua USD để nhập khẩu nhưng các doanh nghiệp có USD lại không chịu bán cho ngân hàng.

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2009

Điểm tin ngày 16/4/2009


1. TTCK Mỹ tăng điểm nhờ tin tốt từ lĩnh vực sản xuất
Cổ phiếu nhóm ngành công nghiệp thuộc chỉ số S&P 500 tăng 1,6%. Thông tin mới nhất về lĩnh vực sản xuất cho thất tình hình sản xuất tại khu vực New York tháng 4/2009 suy giảm nhẹ nhất tính từ tháng 9/2008.
FED tại New York công bố chỉ số kinh tế tháng 4/2009 tăng lên mức -14,7%, cao hơn dự kiến. Mức của tháng 3/2009 là -38,2% - mức thấp nhất từ khi số liệu bắt đầu được thu thập năm 2001.
Tháng 3/2009, chi phí sinh hoạt tại Mỹ bất ngờ giảm, như vậy khả năng lạm phát sẽ chưa xảy ra trong những tháng tới. Chỉ số giá tiêu dùng hạ 0,1%, tương phản hoàn toàn so với dự báo của các chuyên gia.
2. Không dễ huy động vốn trung dài hạn
Các NHTM đang tăng cường phát hành các giấy tờ có giá với lãi suất cao để huy động vốn. Tuy nhiên, không phải ngân hàng nào cũng có thể thực hiện việc huy động này.
3. Có gan ăn muống có gan lội hồ: Nhiều nhà đầu tư đã hiện thực hóa lợi nhuận trong hai phiên giao dịch đầu tuần bằng cách bán ra lượng cổ phiếu lớn để thu hồi vốn. Lượng cổ phiếu giữ lại tương đương bằng khoản lợi nhuận 15 - 30% mà họ thu được khi lướt con sóng lớn trên thị trường niêm yết.
Rất nhiều cảnh báo về một phiên đảo chiều trong ngày thứ Ba (14/4), ngày 55 triệu cổ phiếu giao dịch ngày 8/4 về tài khoản. Và rằng, "thị trường lên thẳng đứng kiểu này, khối anh được mà cũng khối anh chết". Lại thêm, nhà đầu tư nước ngoài chuyển sang bán ròng trên cả hai sàn.
Thế nhưng, trong phiên giao dịch thứ Ba vừa qua, thị trường chỉ rung lắc mạnh khi một lượng lớn cổ phiếu bán ra chốt lời vào giữa phiên khớp lệnh liên tục.
4. Vàng giảm nhẹ, USD đứng ở mức 18.050 VND
(Dân trí) - Sáng nay 16/4, giá vàng trong nước giảm tiếp 2.000 đồng/chỉ so với chiều qua, nhưng vẫn cao hơn thế giới 40.000 đồng/chỉ (chưa tính thuế và các chi phí khác). Ngược lại, USD đứng ở mức giá 18.050 VND.
5. Dòng tiền lớn vẫn đổ vào thị trường
Sau phiên điều chỉnh giảm hôm qua, sáng nay 16/4, thị trường đã đảo chiều tăng điểm trở lại với giao dịch vẫn duy trì ở mức cao trên cả 2 sàn. Nhà đầu tư vẫn tiếp tục kỳ vọng vào sự tăng trưởng của chứng khoán.
6. Theo một chuyên gia phân tích tại CTCK Thiên Việt, thị trường chứng khoán đang có dấu hiệu cải thiện rất tốt do tính thanh khoản tăng cao.
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, một số chuyên viên phân tích tại TP.HCM cho rằng thị trường chưa điều chỉnh giảm mạnh thì chưa thể tiến xa hơn được. Theo đó, nếu thị trường điều chỉnh giảm mạnh và dài hơn thì lợi nhuận sẽ được chia sẻ và thị trường sẽ bền vững hơn.
7. Tỷ lệ thu hồi nhà tại Mỹ tăng 24% trong quý 1/2009
Tháng 3/2009, khoảng 340 nghìn ngôi nhà nhận thông báo thu hồi, tỷ lệ này như vậy cao hơn 17% so với tháng 2/2009.
8. 'Tôi giữ cách nhìn thận trọng về phục hồi kinh tế'
Chuyên gia kinh tế cao cấp Bùi Kiến Thành cho rằng cần thêm dữ liệu để nhận định về sức khỏe nền kinh tế.
Một số ý kiến gần đây cho rằng nền kinh tế đã xuất hiện tín hiệu hồi phục. Theo ông, dấu hiệu của hồi phục kinh tế sẽ thể hiện trước hết ở đâu?
Người ta nhìn vào các chỉ báo chính để biết rằng sức khỏe của nền kinh tế đang ở mức nào. Một trong số đó là chỉ số niềm tin kinh doanh (BCI), trong quý I/2009 chỉ số này tại Việt Nam tăng 6 điểm so với quý cuối năm 2008, cho thấy đa số nhà quản lý doanh nghiệp vẫn tin vào gia tăng doanh thu và lợi nhuận trong vòng 12 tháng tới. Tiêu dùng nói chung giảm, nhưng tiêu dùng cá thể trong nước vẫn tăng khá.
Tuy vậy, các chỉ số kinh tế vĩ mô khác chưa thực sự lạc quan. Xuất khẩu trong tháng 3 tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước, nhưng nhìn vào chi tiết thì thấy là không tăng, mà vẫn đang giảm.
Các sản phẩm chiến lược của Việt Nam như dệt may, gỗ, giày dép giảm mạnh, hoặc không tăng. Riêng xuất khẩu đá quý và kim loại có giá trị xuất khẩu bằng gần 5.000% cùng kỳ năm trước.
Đúng là Việt Nam xuất siêu, nhưng tái xuất vàng thì không phải là một hoạt động kinh tế đơn thuần. Nhập khẩu giảm xuống, nhưng đáng chú ý là hàng xuất khẩu của Việt Nam có 70-80% nguyên liệu ngoại nhập. Xuất khẩu giảm nên nhập khẩu cũng giảm theo.
Tôi cho rằng cần thận trọng khi nhận định kinh tế đã ra khỏi khủng hoảng hay chưa, và phải nhìn vào các chỉ số, đặc biệt là dữ liệu về sản xuất của các doanh nghiệp.
Ông nghĩ sao về khả năng hồi phục của kinh tế Mỹ và Trung Quốc sẽ có tác động lan tỏa tới Việt Nam, nhất là khi Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ?
Chủ tịch FED Ben Bernanke có nói rằng kinh tế Mỹ có khả năng khởi sắc vào cuối năm 2009, nhưng vế thứ hai của nhận định này là "nếu có thể giải quyết tình trạng đóng băng của hệ thống tài chính Mỹ và thế giới".
Khủng hoảng tại Mỹ bắt nguồn từ việc trái phiếu phái sinh được đảm bảo bởi các hợp đồng cho vay bất động sản (mortgage-backed securities) bị mất thanh khoản và trở nên "nhiễm độc", như cách nói của cựu Bộ trưởng Tài chính Henry Paulson.
Tổng giá trị hợp đồng cho vay bất động sản tại Mỹ lên đến 12.000 tỷ USD. Để bảo hiểm nguy cơ xảy ra nợ xấu, các nhà đầu tư các sản phẩm phái sinh này mua hợp đồng Bảo đảm nợ xấu (Credit Default Swap - CDS). Đến cuối tháng 6/2008, tổng giá trị hợp đồng CDS bên Mỹ là 35.000 tỷ USD, trong khi GDP Mỹ là 14.700 tỷ.
Thị trường CDS đem lại lợi nhuận khổng lồ nhưng đã khiến thị trường tín dụng sụp đổ khi các hợp đồng vay biến thành nợ xấu. Đến tháng 10/2008, các định chế tài chính hàng đầu thế giới lâm vào tình trạng phá sản, mọi lĩnh vực kinh tế đều không tiếp cận được vốn vay. Đến nay các chính phủ đã bơm tiền để khuyến khích ngân hàng cho vay, song thị trường vẫn đóng băng.
Chính phủ Mỹ dự định mua lại các khoản nợ xấu bằng gói tài chính 700 tỷ USD, nhưng nay họ không làm nữa. Giá trị các trái phiếu này tại thị trường Mỹ trước đây được xác định khoảng 4.000-5.000 tỷ USD, đến nay Mỹ chưa có giải pháp nào.
Khoảng 2.000 tỷ USD trái phiếu do Chính phủ Mỹ phát hành cũng sẽ khó bán, nên FED sẽ phải mua vào, thực chất là in thêm tiền. Việc này lại tạo thêm những hệ lụy. Nhìn chung, các chỉ báo kinh tế tại Mỹ, châu Âu và Nhật vẫn đang đi xuống.
Trung Quốc có lợi thế ở thị trường nội địa rộng lớn và lệ thuộc ít hơn vào thị trường nước ngoài. Họ đang chuyển hướng về nông thôn, và nếu chừng đó nông dân của Trung Quốc ăn nên làm ra, thì sẽ rất thuận lợi cho nền kinh tế của họ. Song ta cần quan sát thêm cách làm của Trung Quốc.
Nhưng thị trường tài chính Mỹ đã có dấu hiệu tích cực, một số ngân hàng như Citigroup và Wells Fargo báo cáo lãi trong 3 tháng đầu năm nay?
Việc những ngân hàng Mỹ báo lãi chỉ là câu chuyện kế toán thôi. Citi nhận 45 tỷ USD hỗ trợ của Chính phủ Mỹ và được bảo đảm cho hơn 300 tỷ USD nợ khó đòi. Năm 2008 họ ghi sổ lỗ trên 20 tỷ USD.
Các tài sản nhiễm độc được "khóa sổ" và không tính lại theo giá trị thị trường. Sang quý mới, họ báo lãi, là lãi trong riêng thời điểm này, do được Chính phủ bơm vốn và chưa tính tới số lỗ ghi trong sổ.
Ông nói gì về con số trên 220.000 tỷ đồng vốn bù lãi suất 4% mà các ngân hàng trong nước báo cáo đã giải ngân trong vòng 2 tháng qua?
Con số 220.000 tỷ đồng vốn cho vay đã giải ngân sẽ tương đương 17-18% dư nợ của hệ thống ngân hàng. Nhưng số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho thấy tổng dư nợ chỉ tăng thêm hơn 2%. Tôi cho rằng, vấn đề tiền giải ngân đi đâu và đảo nợ cần được quan tâm.
Đặt giả thiết có chuyện đảo nợ, trong trường hợp đó, ngân hàng vẫn được bù 4% lãi suất, mà lại "làm sạch" được nợ khó đòi trong báo cáo tài chính. Còn doanh nghiệp vay vốn và báo cáo là đưa vào vốn lưu động 8 tháng. Mà việc sử dụng vốn lưu động có đúng mục đích hay không thì kiểm soát không dễ.
Với các nền kinh tế, lãi suất tái cấp vốn và chiết khấu là những công cụ quan trọng để điều hành lãi suất cho vay trên thị trường. Khi ngân hàng trung ương các nước cung ứng vốn cho ngân hàng thương mại với lãi suất 1-2%, ngân hàng thương mại có thể cho vay với lãi suất 4-5% mỗi năm, mà không cần tới tiền hỗ trợ từ ngân sách để bù lãi suất.
Nếu đảo nợ có thật, mọi chuyện sẽ càng nguy hiểm hơn nếu những đồng vốn đó được chuyển hóa thành đôla để trả nợ cho các hợp đồng nhập khẩu trước đây.
Theo chương trình của Chính phủ, doanh nghiệp chỉ được hỗ trợ lãi suất khi vay vốn bằng tiền đồng, cho sản xuất kinh doanh và đầu tư mới. Thị trường ngoại hối gần đây nóng lên, trong bối cảnh nhu cầu nhập khẩu không lớn, cũng là câu hỏi cần có lời giải đáp.
Diễn biến thị trường chứng khoán sôi nổi trong những ngày gần đây được cho vừa là tín hiệu của hồi phục kinh tế, vừa là kỳ vọng của giới đầu tư về khả năng này. Ông nghĩ sao về dòng tiền đang chảy vào thị trường chứng khoán?
Tôi cho rằng cần kiểm tra dòng tiền này. Chưa thể loại trừ khả năng nguồn vốn từ các ngân hàng đã chuyển sang chứng khoán. Chỉ khoảng 5% nguồn vốn này chảy sang chứng khoán, cũng đã là đủ để "tung hoành".
Thực tế, dù có những phiên tăng điểm, nhưng không có cơ sở kinh tế vĩ mô cho chiều hướng đứng vững và không quay đầu trở xuống. Ngoài ra chứng khoán Mỹ vẫn trong xu thế đi xuống.
Chứng khoán trên thị trường Mỹ đã mất 40-50% giá trị, và khi các ngân hàng báo cáo lãi thì mới có những ngày đi lên. Quan trọng là xem căn bản thị trường có những chỉ báo gì.
9. Ông có thể đưa ra một vài bình luận cho thị trường trong một vài tuần vừa qua?
Những gì đang diễn ra trong một vài tuần qua chính là sự kết thúc của một thị trường đi xuống trong 2 năm qua. Trong khoảng 2 năm rồi, thị trường đã mất 79% so với đỉnh điểm và theo tôi mức sụt giảm này dường như đã đủ.
Việc nhà đầu tư trong nước và nước ngoài liên tục bán ra đã không còn nữa. Ở mức đáy của thị trường, khi nhà đầu tư không còn bán ra nữa thì đó là dấu hiệu thị trường bắt đầu đi lên trở lại. Cho đến hiện tại, thị trường đã phục hồi được khoảng 45%. Điều này khá ấn tượng.
Tôi không thể đoán được thị trường sẽ tăng đến đâu. Về ngắn hạn, mức kháng cự có thể là 360 điểm. Tuy nhiên, với tình hình hiện giờ, thị trường có thể vượt qua mức đó, nhưng nhìn chung thì tôi đành giá là chúng ta đang ở cuối thời kỳ tăng điểm của thị trường.
10. Nhân tố nào đang tạo nên những kỷ lục cho chứng khoán? Đó là lớp nhà đầu tư mới. Các công ty chứng khoán cho biết tài khoản của các nhà đầu tư mới được kích hoạt mạnh với lượng tiền lớn, hàng tỉ đồng. Trong khi tài khoản của các nhà đầu tư cũ hoạt động yếu hơn hẳn.
Điều này không khó hiểu. Như con chim ngại cành cong, lớp nhà đầu tư cũ càng gắn bó lâu với thị trường, càng kinh nghiệm, càng tỏ ra thận trọng trước biến động của VN-Index. Dù muốn hay không, tâm lý thị trường suy thoái vẫn đè nặng trong họ.
Những khoản lỗ khi thị trường rơi từ 1.100 điểm về 900 điểm, rồi từ 900 về 500, từ 500 về 360 và gần nhất từ 320 về 235 điểm đã khiến sự mất mát của nhà đầu tư cũ trở nên sâu đậm. Nhiều người không còn tiền, trong tài khoản chỉ còn cổ phiếu mua ở mức giá cao. Những người đã cắt lỗ, còn tiền thì đặt mục tiêu bảo toàn vốn lên đầu.
Một bộ phận nhà đầu tư cũ ít thận trọng hơn, vào lại thị trường lúc VN-Index 250 - 260 điểm, cũng không đủ mạo hiểm nắm giữ cổ phiếu lâu dài. Họ “lướt sóng” và chốt lãi ngay khi mức lời đạt 10-15%. Họ ở tình trạng “chân trong chân ngoài”, sẵn sàng rút ra khi những thông tin tiêu cực xuất hiện.