Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2009

Điểm tin ngày 31/5/2009

1. Thị trường trong vùng rủi ro.
Khối ngoại "chạy" trước: Nếu như các nhà đầu tư mạo hiểm trong nước vẫn còn nán lại khá nhiều, thể hiện rõ qua lực cầu vẫn còn rất mạnh tại những phiên giảm điểm trong tuần qua thì khối ngoại lại có động thái rút lui khá sớm khi thị trường có dấu hiệu của chu kỳ giảm điểm. Phiên giao dịch cuối tuần qua, khối ngoại tăng mạnh bán ròng trên HoSE so với phiên trước đó.
Cụ thể, các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ra 73 mã cổ phiếu và 2 chứng chỉ quỹ với tổng khối lượng đạt 2.514.200 đơn vị, giá trị là 98,546 tỉ đồng; trong khi chỉ mua vào 75 mã chứng khoán và 3 chứng chỉ quỹ với tổng khối lượng đạt 1.638.000 đơn vị, giá trị là 61,06 tỉ đồng (giảm 82,31% về khối lượng và giảm 81,32% về giá trị so với phiên giao dịch trước đó). Đây là phiên bán ròng thứ 5 liên tiếp của khối ngoại và như vậy trọn vẹn tuần qua, khối ngoại chính thức đổi chiến thuật từ mua ròng sang bán ròng.
Theo thống kê, sau một tuần bán ròng liên tục, tổng giá trị bán ròng của khối ngoại trên HoSE cao gấp đôi giá trị mua ròng. Cụ thể, tổng giá trị bán ròng đạt trên 1.000 tỉ đồng với tổng khối lượng trên 24,6 triệu chứng khoán, trong khi tổng giá trị mua vào chỉ đạt gần 590 tỉ đồng với khối lượng trên 15,3 triệu đơn vị chứng khoán.
Một chuyên gia chứng khoán tại TP.HCM phân tích, các nhà đầu tư ngoại đã tiết chế lòng tham tốt hơn các nhà đầu tư trong nước. Hay nói cách khác, họ thận trọng hơn so với các nhà đầu tư nội. Điều này thể hiện rõ trong đợt chứng khoán tăng nóng vừa qua, khối ngoại vào chậm hơn rất nhiều so với các nhà đầu tư trong nước.
Và đến lúc này, khi đã đạt được kỳ vọng lợi nhuận thì họ rút ra sớm hơn. "Trước đây, động thái giao dịch của nhà đầu tư ngoại thường được nhà đầu tư nội xem xét, đánh giá, thậm chí bắt chước. Tuy nhiên, tâm lý hứng khởi và lạc quan hiện nay khiến nhà đầu tư nội bỏ qua những điều này" - chuyên gia này nói.

Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2009

Điểm tin ngày 30/5/2009

1. 19 cổ phiếu vàng Việt Nam 2009
17 mã niêm yết trên sàn TPHCM và 2 ở sàn Hà Nội lọt vào danh sách 19 cổ phiếu tốt nhất năm.
Hai thành viên của HASTC có mặt trong danh mục cổ phiếu vàng gồm ACB, NTP. 17 tên tuổi còn lại đang được giao dịch ở Sở giao dịch chứng khoán TPHCM gồm có: BMP, CII, DHG, DPM, DPR, FPT, GMD, NTL, PAC, PVD, REE, SJS, SSI, STB, TDH, VNM, VSH.

Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2009

Điểm tin ngày 29/5/2009


1. Công ty Chứng khoán nhận định thị trường ngày 29/5
Theo VincomSC, mục tiêu sắp tới của VN-Index và HaSTC Index lần lượt là 370 điểm và 130 điểm.
2. General Motors sẽ nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào ngày 01/06
General Motors, hãng xe lớn nhất thế giới tính đến năm 2008, dự định sẽ nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào ngày 01/06 và bán phần lớn tài sản cho một công ty mới.

Thứ Năm, 28 tháng 5, 2009

Điểm tin ngày 28/5/2009


1. Công ty Chứng khoán nhận định thị trường ngày 28/5
Thị trường có lẽ sẽ chững lại ở mức hiện tại trong vòng 1 đến 2 ngày tới. Nhà đầu tư nên chốt lời và chờ đợi các cơ hội tiếp theo.
2. Tỷ phú giàu nhất châu Á: 'Coi chừng bong bóng cổ phiếu'
Tỷ phú giàu nhất nhì châu Á Li Ka-shing khuyến cáo nhà đầu tư thận trọng với các thương vụ mua bán cổ phiếu, bởi thị trường đang tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Nổi danh nhờ tài đầu tư, tỷ phú gốc Hoa Li Ka-shing được biết đến như một siêu nhân trong khu vực châu Á. Ông hiện giữ chức chủ tịch tập đoàn viễn thông khổng lồ Hutchison Whampoa.
Phát biểu tại đại hội cổ đông mới đây, ông nhận định đà tăng nóng trên thị trường chứng khoán Hong Kong có thể chỉ là bong bóng. Kinh tế nơi đây đang lao dốc, song chỉ số chứng khoán Hang Seng vẫn tăng 50% kể từ đầu tháng 3 khi luồng vốn ngoại ồ ạt đổ vào thị trường. Suốt năm 2008, thị trường chứng khoán Hong Kong sụt 48% giá trị.
"Lời khuyên tốt nhất lúc này là cân nhắc đầu tư vào bất động sản hoặc những công ty có thể mang lại lợi nhuận trong dài hạn", tỷ phú Li Ka-shing nói thêm.

Thứ Tư, 27 tháng 5, 2009

Điểm tin ngày 27/5/2009


1. Lạm phát có thể tăng mạnh trở lại
Có ba nguyên nhân gây ra lạm phát là tổng cầu tăng, chí phí đẩy tức là chi phí đầu vào lớn và nguồn tiền trong lưu thông quá lớn. Hai nguyên nhân đầu hiện có thể không quá lo lắng nhưng nguyên nhân tiền tệ vẫn là rất lớn.
Để khắc phục được điều này phải xử lý bài toán nguồn tiền từ đâu, khả năng trang trải thế nào. Bên cạnh đó, cũng cần tập trung những biện pháp như, quản lý được mặt bằng giá cả, đối với mặt hàng định giá phải kiểm soát chi phí tốt, không tăng giá nếu không hợp lý, cân đối tăng lương sao cho có hiệu quả... (Phó giáo sư Ngô Trí Long)
2. SCIC thoái vốn gấp 4 lần 2008
Bán cổ phần nhà nước tại các CTCP được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) trong giai đoạn hiện nay.
3. “Hơn 80% dư nợ tín dụng hỗ trợ lãi suất đã đảo nợ”
Trong thực tế tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế từ đầu năm đến nay ước khoảng gần 3%. Điều này cho thấy phần lớn các khoản tín dụng hỗ trợ lãi suất đảo nợ trở về ngân hàng.

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2009

Điểm tin ngày 25/5/2009


1. Nhận định thị trường chứng khoán tuần này
Kịch bản 1: Sau một vài phiên điều chỉnh, với sức cầu lớn các cổ phiếu blue-chip sẽ quay đầu tăng điểm do đã tích lũy đủ. Khi blue-chip tăng điểm sẽ là một chu kỳ tăng điểm mới.
Kịch bản 2: Như những chu kỳ tăng điểm khác của thị trường chứng khoán Việt Nam, khi các cổ phiếu nhỏ lên giá thì là lúc thị trường bước vào giai đoạn cuối của chu kỳ tăng điểm và sẽ sớm có điều chỉnh.
2. IMF: Kinh tế châu Á sẽ hồi phục vào năm 2010
IMF dự báo kinh tế châu Á năm 2009 tăng trưởng 1,3% và lên mức 4,3% trong năm 2010. Châu Á khó có thể lấy lại tăng trưởng như trước khủng hoảng.
3. Việt Nam lại nhập siêu 1,5 tỷ USD
Tổng cục Thống kê cho biết, Việt Nam nhập siêu mạnh trở lại, đạt mức 1,5 tỷ USD trong tháng 5. Xuất khẩu suy giảm mạnh hơn trước.

Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2009

Điểm tin ngày 23/5/2009


1. Mỹ đóng cửa ngân hàng thứ 35 trong năm 2009
Ngân hàng Strategic Capital đã chính thức đóng cửa và chịu sự tiếp quản của ngân hàng Midland States. Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi Mỹ mất 173 triệu USD cho vụ sụp đổ này.
2. VND yếu so NDT, nhưng vẫn nhập siêu
Diễn biến tỷ giá VND/USD, VND/NDT các năm qua cho thấy, tiền Việt Nam mất giá so NDT mạnh hơn mất giá so USD, chứng tỏ hàng hoá Việt Nam xuất sang Trung Quốc thuận lợi hơn so hàng hoá Trung Quốc nhập vào Việt Nam.
Tuy nhiên, Việt Nam lại liên tục nhập siêu từ Trung Quốc, cho thấy năng lực cạnh tranh hàng hoá Việt Nam quá kém so Trung Quốc.

Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2009

Điểm tin ngày 22/5/2009


1. Mỹ chứng kiến vụ sụp đổ ngân hàng lớn nhất của năm 2009
Ngân hàng BankUnited đã chính thức bị đóng cửa và chịu sự tiếp quản của một số tổ chức tài chính. Từ đầu năm đến nay, đã có 34 ngân hàng tại Mỹ ra đi.
2. Mỹ sẽ bị hạ xếp hạng tín dụng?
Bộ trưởng Tài chính Mỹ cam kết hạ thâm hụt ngân sách liên bang bởi thị trường lo ngại ngày một nhiều hơn về khả năng Mỹ sẽ bị hạ xếp hạng tín dụng.
Bộ Tài chính Mỹ cho biết có khả năng tỷ lệ thất nghiệp sẽ có thể lên đến mức 10% hoặc cao hơn, ông cảnh báo quá trình hồi phục kinh tế mới chỉ giai đoạn ban đầu.
Ông nói: “Điều quan trọng chúng ta cần nhận ra là kinh tế sẽ ổn định và tăng trưởng trở lại trước khi tỷ lệ thất nghiệp lập đỉnh và giảm xuống. Những dấu hiệu ổn định ban đầu hết sức quan trọng. Thời điểm hiện nay tiềm ẩn nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp và hộ gia đình trên khắp nước Mỹ.”
Bộ Lao động Mỹ công bố số lượng người đăng ký thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc ngày 16/05 tăng thêm 12 nghìn lên mức 631 nghìn, cao hơn dự báo của các chuyên gia.
Số lượng người nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu tiếp tục tăng là dấu hiệu cho thấy thị trường việc làm vẫn tiếp tục đi xuống dù đà suy giảm của kinh tế đã chững lại.
Tính đến tháng 4/2009, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ đã lên mức 8,9%, mức cao nhất từ năm 1983. Từ tháng 12/2007, nước Mỹ đã mất đi 5,7 triệu việc làm.
3. CTCK nhận định thị trường ngày 22/5
Thị trường có thể bước vào một đợt điều chỉnh nếu có phiên giảm điểm hôm nay. Đà tăng của các cổ phiếu penny có thể không kéo dài lâu.
4. Giới đầu tư toàn cầu đua bán tháo cổ phiếu
S&P đánh tụt xếp hạng tín dụng tại nhiều quốc gia do dư nợ đã vượt ngoài vòng kiểm soát. Thông tin này khiến giới đầu tư trở nên bất an và đua nhau bán tháo cổ phiếu.

Thứ Năm, 21 tháng 5, 2009

Điểm tin ngày 21/5/2009


1. CTCK nhận định thị trường ngày 21/5
Thị trường có thể giằng co mạnh trong phiên hôm nay. Nhà đầ tư nênxem xét hiện thực hóa một phần lợi nhuận với các mã đã tăng nóng trong giai đoạn vừa qua.
2. Xuống tầu: Quả đấm với được ko nhiều nhưng cũng bằng vài năm lương. Hix...!
Hôm nay thị trường sẽ có một phiên test đỉnh 420, đây là một phiên quan trọng chứng minh sức khỏe thực sự của thị trường. Đối với những nhà đầu tư đã ra khỏi thị trường thì nên chờ đợi cơ hội mới, còn những ai có ý định tiếp tục giải ngân thì nên quan tâm đến những cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt và chuẩn bị một chiến lược dài hạn hơn.
3. Phố Wall ngập sắc đỏ trước viễn cảnh kinh tế ảm đạm
Thị trường chóng vánh đảo chiều chỉ trong 1 giờ giao dịch cuối ngày, đẩy chứng khoán Mỹ tiếp tục rơi vào vùng đỏ phiên thứ hai liên tiếp. Giới đầu tư dấy lên lo ngại sau khi FED dự báo nền kinh tế sẽ vẫn chìm sâu vào suy thoái trong các quý tiếp theo.
4. Giá vàng nhảy vọt lên 20,41 triệu đồng/lượng
Giá vàng thế giới tăng thêm 13 USD/ounce, nhảy vọt lên mức 941,60 USD/ounce trong phiên sáng nay (21-5) tại thị trường Hong Kong đã khiến cho giá vàng trong nước nhảy lên mức cao kỉ lục nhất: 20,410 triệu đồng/lượng.
5. Đấu thầu trái phiếu Chính phủ do VBSP phát hành: Lại bất thành - Không ngạc nhiên
TTXVN ngày 20-5 dẫn nguồn tin từ Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội cho biết: Phiên đấu thầu 2.000 tỉ đồng trái phiếu Chính phủ do Ngân hàng Chính sách Xã hội VN (VBSP) phát hành đã không thành công. Nguyên nhân là do lãi suất trần đưa ra thấp hơn so với kỳ vọng của các thành viên tham gia đấu thầu.
Trái phiếu lần này có kỳ hạn 2 năm, thu hút 4 thành viên tham gia đấu thầu. Lãi suất đăng ký cao nhất là 10%/năm, thấp nhất là 8,7%/năm, trong khi mức lãi suất trần chỉ là 8,4 %/năm.
Đây là lần thứ ba kể từ đầu năm 2009, trái phiếu do VBSP phát hành đấu thầu không thành công.
6. Kinh tế châu Á ổn định trở lại
7. Rogers: Cổ phiếu sẽ còn xuống thấp nữa
Nhà đầu tư huyền thoại Jim Rogers trả lời phỏng vấn CNBC hôm thứ Tư rằng hết năm nay thậm chí sang năm sau, thị trường cổ phiếu sẽ còn rớt giá hơn nữa. Sự phục hồi hiện nay chỉ là nhờ các ngân hàng trung ương in thêm tiền. Còn nhiều vấn đề lớn vẫn chưa được giải quyết.
8. Giật mình với đấu thầu trái phiếu
Lật lại từng trang kết quả các đợt đấu thầu trái phiếu chính phủ kể từ đầu năm có thể khiến người xem đôi chút giật mình. Bởi lẽ, các tổ chức tài chính đã quay lưng lại với trái phiếu chính phủ gần ba tháng nay.
9. Đầu tư vàng trên thế giới tăng 38%
Theo Hội đồng vàng thế giới (WGC), nhu cầu vàng trong quý 1 tăng 38%, dẫn đầu là nhu cầu đầu tư, lần đầu tiên vượt qua nhu cầu trang sức kể từ năm 2004.
10. Thử cảm giác mạnh: 10k SJE 22.8

Thứ Tư, 20 tháng 5, 2009

Điểm tin ngày 20/5/2009


1. CTCK nhận định thị trường ngày 20/5
Trên quan điểm kỹ thuật, ngưỡng 420 là ngưỡng kháng cự mạnh của VN-Index, điều tương tự đối với sàn Hà Nội là ngưỡng 150 điểm.
cổ phiếu ngành chứng khoán sẽ tiếp tục dẫn dắt thị trường tăng điểm. Tuy nhiên việc chốt lời sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn, giá trị giao dịch tăng mạnh.
Chúng tôi vẫn cho rằng VNCIndex sẽ tiếp tục phụ thuộc vào các chỉ số chứng khoán thế giới, đặc biệt là chỉ số Dow Jones. Vì vậy, rủi ro tiềm ẩn trong ngắn hạn khi chỉ số Dow Jones bất ngờ giảm điểm và làn sóng chốt lời hoàn toàn có khả năng xảy ra. Vì vậy, với quyết định mua vào trong thời điểm này, chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư lướt sóng nên chú ý tới thời hạn T+4.
2. Một số chỉ tiêu kinh tế những tháng đầu năm:
- GDP quý I tăng 3,1%, cùng kỳ năm ngoái là 7,49%
- Giá trị sản xuất công nghiệp 4 tháng đầu năm tăng 3,3%, cùng kỳ năm ngoái tăng 16,4%
- Kim ngạch xuất khẩu 4 tháng đạt 18,64 tỷ USD(Quý I/2009, kim ngạch xuất khẩu vàng Việt Nam đạt 2,3 tỷ USD, chiếm 17% kim ngạch xuất nhập khẩu), tương đương cùng kỳ. Nhập khẩu đạt 17,8 tỷ USD, giảm 41%
- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội quý I ước đạt 116,3 nghìn tỷ đồng, bằng 37,4% GDP
- 21.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập trong 4 tháng đầu năm với tổng vốn đăng ký 104,3 nghìn tỷ đồng, lần lượt tăng 10,3 và 45,6% so với cùng kỳ.
3. Nhân dân tệ sẽ thay thế USD?
Trong bài bình luận đăng trên tờ New York Times mới đây, giáo sư kinh tế Nouriel Roubini thuộc Trường Kinh doanh Stern (Đại học New York), đã phân tích khả năng đồng tiền của Trung Quốc thay thế đồng USD ở vị trí đồng tiền dự trữ của thế giới.
4. Xin điều chỉnh 4 chỉ tiêu kinh tế, phát hành thêm 20 nghìn tỷ đồng trái phiếu
Bốn chỉ tiêu tinh tế được UBKT Quốc hội tán thành điều chỉnh là chỉ tiêu GDP, tỷ lệ bội chi ngân sách, chỉ tiêu tốc độ tăng kim ngạch xuất nhập khẩu và chỉ số lạm phát.
Cụ thể, 4 chỉ tiêu xin điều chỉnh là chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2009 từ 6,5% còn 5,0%, bội chi ngân sách tối đa 8,0% (chỉ tiêu trước là 5%), chỉ tiêu tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu từ 13% xuống 3%, điều chỉnh chỉ tiêu tăng giá tiêu dùng từ dưới 15% xuống dưới 10% (tức là khống chế ở mức một con số).
Ủy ban Kinh tế Quốc hội tán thành điều chỉnh 4 chỉ tiêu kinh tế và phát hành thêm 20.000 tỷ đồng trái phiếu.
5. Ngắn hạn không phải là thời điểm tốt để đầu tư
Trong những phiên thị trường điều chỉnh hoặc không giữ được nhịp tăng mạnh, hầu hết các blue-chip đã không giữ được đà tăng như trước, chiều hướng chung là chống lại hoặc giảm điểm và thị trường được giữ chủ yếu bởi các mã penny stocks. Dấu hiệu này thường xuất hiện tại khu vực đỉnh của thị trường tăng giá.
6. ADB hỗ trợ tài chính cho tám ngân hàng Việt Nam
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) sáng 20/5 đã ký thỏa thuận với tám ngân hàng Việt Nam nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại.
Đó là các ngân hàng: Á Châu (ACB), Quân đội (MB), Sacombank, Techcombank, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank), Công Thương (VietinBank), Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) và Quốc tế (VIBank).

Thứ Ba, 19 tháng 5, 2009

Điểm tin ngày 19/5/2009


1. TTCK Mỹ tăng điểm mạnh
S&P 500 vượt mức 900 điểm. Tính từ đầu năm, chỉ số S&P 500 tăng 0,7%.Thị trường nhà đất đón tin tốt.
Cổ phiếu Bank of America tăng 9,9%.
Cổ phiếu ngành tài chính tăng mạnh sau khi chi phi vay USD liên ngân hàng giảm mạnh nhất trong 2 tháng, thị trường tín dụng tiếp tục tan băng.
Chỉ số S&P 500 tăng 3% lên mức 909,71 điểm, mức tăng mạnh nhất trong 2 tuần. Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 235,44 điểm tương đương 2,9% lên mức 8.504,8 điểm.
Chỉ số Dow Jones Stoxx 600 tăng 2,4% còn chỉ số MSCI của TTCK châu Á – Thái Bình Dương hạ 0,4%.
2. Thị trường ngày 19/5 qua nhận định của các CTCK
Áp lực bán tăng mạnh khi VN-Index tiến sát 400 điểm. Nhà đầu tư nên cân nhắc bán ra nhưng không nhất thiết bán đi những cổ phiếu tốt với mục tiêu dài hạn.
Công ty Chứng khoán FPT: Các chỉ báo kỹ thuật cho thấy thị trường đang tăng nóng và đã xuất hiện những tín hiệu điều chỉnh. Nhà đầu tư nên thận trọng trong những ngày sắp tới. Chúng tôi cho rằng hạn chế mua và canh bán giá tốt sẽ là một giải pháp hợp lý trong tuần này, trừ những cổ phiếu đặc biệt đang có dòng tiền chảy mạnh vào.
3. Nhà đầu tư nội thoát 'bóng' nhà đầu tư ngoại
TTCK đang phụ thuộc hoàn toàn vào động thái mua bán của của NĐT nội. VN-Index ghi điểm khi NĐT nội mua vào và mất điểm khi NĐT nội bán ra.
Giám đốc một công ty chứng khoán cho rằng, sau một thời gian “bám trụ”, NĐT nội đã thật sự “trưởng thành” hơn, họ có những chiến lược đầu tư độc lập chứ không còn “núp gió” NĐT ngoại như những năm trước.
“NĐT nội có thể thua NĐT ngoại trong phân tích kỹ thuật nhưng lại hơn hẳn về khả năng dự báo xu hướng thị trường. Đây chính là thế mạnh của NĐT nội vì không ai hiểu tâm lý mình bằng chính bản thân mình”, vị giám đốc này chia sẻ.
4. Dòng tiền “chảy” vào chứng khoán ngày một mạnh
Ngày 19/5, Vn-Index chính thức vượt ngưỡng 400 điểm, sau gần 7 tháng rưỡi nằm dưới ngưỡng 400 điểm (Vn-Index rời khỏi 400 điểm vào ngày 9/10/2008). Theo giới chuyên gia, dòng tiền “chảy” vào chứng khoán thời gian này bắt nguồn chủ yếu từ nguồn tiền rút ra khỏi thị trường trước đây…

Thứ Hai, 18 tháng 5, 2009

Điểm tin ngày 18/5/2009



1. CTCK nhận định thị trường ngày 18/5
Công ty Chứng khoán Vincom: Thời gian gần đây, hai lần nhóm cổ phiếu chứng khoán – ngân hàng bắt đầu tăng trần trở lại vào các ngày 1/4 và 28/4 đều báo hiệu sự kết thúc điều chỉnh ngắn hạn và thị trường bước vào sóng tăng ngắn hạn mới.
Một kịch bản tương tự được xem xét sẽ lập lại khi nhóm cổ phiếu chứng khoán – ngân hàng (ACB, STB, SSI, BVS…) đã quay trở lại tăng trần trong phiên cuối tuần trước. Đây là tín hiệu cảnh báo thị trường có thể đã bước vào sóng tăng giá ngắn hạn mới.
Trong các phiên giao dịch đầu tuần này, nếu nhóm cổ phiếu trên tiếp tục tăng trần mạnh mẽ thì sóng tăng này càng được củng cố và có lẽ sẽ được xác nhận rõ ràng bằng một đợt điều chỉnh lớn khi VN-Index tiến vào vùng 410-420 điểm trước khi tiến tới mục tiêu 450 điểm sau đó.
2. Nắm giữ hay lướt sóng?
Về chiến lược đầu tư, bà Nguyễn Hồng Mai, một chuyên gia quản lý đầu tư nước ngoài cho rằng, thị trường đã xác lập xu hướng tăng dài hạn. VN-Index ngày càng thiết lập các ngưỡng hỗ trợ cao hơn bằng các đường MA50 và MA100 ngày.
So sánh quan điểm ra vào liên tục (lướt sóng) và nắm giữ cổ phiếu theo xu hướng, bà Mai nhận định: “Khi thị trường vào xu hướng tăng dài hạn, cách tốt nhất là nắm giữ cổ phiếu thuận theo xu hướng tăng hơn là lướt sóng”. Cùng quan điểm này, ông Nguyễn Tuấn Anh cho rằng, tín hiệu từ cuối tháng 2/2009 đến nay cho thấy, xu hướng tăng dài hạn của thị trường khá vững chắc.
3. Giám đốc ngân sách của chính quyền Obama hôm chủ Nhật (17/5) khẳng định có nhiều dấu hiệu cho thấy tình trạng rơi tự do của nền kinh tế Mỹ dường như đã bắt đầu dừng lại.
Các số liệu kinh tế trong thời gian vừa qua là cơ sở cho thấy giai đoạn tồi tệ nhất của đợt suy thoái có thể đã qua đi. Trong đó, chỉ số giá tiêu dùng tháng Tư đứng ở mức không đổi và giá trị sản xuất công nghiệp giảm ở mức thấp hơn so với tháng trước đó.
Chủ tịch Cục dữ trữ liên bang Mỹ, Ben Bernanke cũng đã cho rằng suy thoái sẽ kết thúc trong năm nay khi mà sóng gió không còn nổi trở lại trên thị trường tín dụng.
Orszag cho biết khi nền kinh tế bắt đầu hồi phục thì thâm hụt ngân sách sẽ giảm rất nhanh
4. Thế giới vẫn tăng mua tài sản dài hạn của Mỹ
Ông Richard Yamarone, giám đốc bộ phận nghiên cứu kinh tế tại Argus Research Corp – New York, nhận xét khi nền kinh tế đón dấu hiệu cải thiện, nhu cầu của thế giới đối với các loại chứng khoán của Mỹ tăng lên. Ngay cả trong thời kỳ kinh tế khó khăn như hiện nay, trái phiếu chính phủ Mỹ vẫn là loại tài sản an toàn.
Báo cáo về các loại trái phiếu dài hạn của Bộ Tài chính Mỹ cho thấy cái nhìn toàn cảnh về sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài đối với các loại giấy tờ có giá và trái phiếu chính phủ Mỹ, chứng khoán, nợ doanh nghiệp và các loại chứng khoán được phát hành bởi cơ quan chính phủ Mỹ như hai công ty cho vay thế chấp hàng đầu nước này là Fannie Mae và Freddie Mac.
Trung Quốc vẫn là nước nắm giữ nhiều nhất các loại trái phiếu chính phủ Mỹ. Giá trị trái phiếu chính phủ Mỹ do Trung Quốc nắm tăng lên mức 767,9 tỷ USD. Nhật là nước đứng thứ 2 với tổng giá trị trái phiếu chính phủ do nước này nắm giữ trong tháng 3/2009 tăng 3,7% lên mức 686,7 tỷ USD.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ sẽ có chuyến công du đầu tiên trong vai trò Bộ trưởng Tài chính đến Trung Quốc vào tháng 6/2009.
5. Tám tỷ USD kích cầu: Coi chừng lạm phát
TS Bùi Văn Hưng, Đại học Kinh tế Quốc dân, cho rằng thâm hụt ngân sách của Việt Nam đang cao nếu tiếp tục đà thâm hụt này, có nguy cơ lạm phát và thâm hụt thương mại sẽ gia tăng trở lại.
"Lạm phát tạm thời lắng nhưng chưa hoàn toàn biến mất. Việc tăng tín dụng đột ngột sẽ tạo đà cho lạm phát quay trở lại và khuyến khích nhập khẩu trong khi nguồn ngoại tệ để tài trợ cho nhập khẩu của Việt Nam còn rất hạn chế. Tín dụng tăng nhanh sẽ tạo ra bong bóng tài sản, ảnh hưởng tới sự bền vững của tăng trưởng"- Ông Hưng cảnh báo.
6. HASTC-Index chưa đủ lực tăng lên 140 điểm
Trong phiên này, có tổng cộng 18.578 lệnh mua với tổng khối lượng là 43.574.100 đơn vị. Trong khi đó, tổng số lệnh bán là 19.094 với tổng khối lượng bán là 40.201.700 đơn vị.
Ba mã có tổng khối lượng đặt mua và bán lớn nhất là KLS, ACB, VCG với khối lượng đặt tương ứng là 6.595.200 và 5.302.600, 5.307.400 và 7.086.100, 2.622.400 và 2.915.400 đơn vị.
7. ACB có cơ sở hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận 2009
8. Đô la, vàng và giá lương thực
Kinh tế thế giới đang ở trong một giai đoạn khó đoán định, khi suy thoái chưa qua, các dấu hiệu phục hồi chưa rõ rệt và không đủ căn cứ để tiên liệu những xu hướng sắp tới.
Nhưng lo ngại lớn nhất là việc các chính phủ đang dùng những khoản tiền lớn chưa từng có để kích thích phục hồi kinh tế có thể gây ra lạm phát ngay cả khi chưa có tăng trưởng.
Một quan điểm gây chú ý nhất mới đây thuộc về ông Jim Rogers, một trong những nhà đầu tư người Mỹ có tầm ảnh hưởng lớn. Ông Rogers nhận định rằng đồng đô la Mỹ đã tăng quá nhiều so với ngoại tệ khác, chủ yếu do nhu cầu đầu tư ngắn hạn của các nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán.
Ông cho rằng một cuộc khủng hoảng tiền tệ đi kèm với sự mất giá của đồng đô la Mỹ là khó tránh khỏi, và điều này có thể xảy ra trong mùa thu năm nay hoặc cuối năm 2010. Khi đó, giá hàng hoá, nhiên liệu thô, đặc biệt là giá lương thực, sẽ tăng vọt.
“Nông dân, những người khai thác khoáng sản… sẽ có rất nhiều tiền. Họ sẽ là những người lái xe Lamborgini, chứ không phải những nhà môi giới chứng khoán nữa!”, ông Rogers đã so sánh một cách hình tượng như thế trong một buổi phỏng vấn với Bloomberg.
Ông Rogers hiện đang sống ở Singapore và đầu tư nhiều vào các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á, đặc biệt là Trung Quốc. Ông đồng sáng lập quỹ Quantum Fund cùng với George Soros từ năm 1970.
Năm 2007, khi chỉ số công nghiệp Dow Jones đang ở mức thịnh vượng 14.000 điểm, ông là người đã tiên đoán chính xác sự lao dốc của thị trường Mỹ và khuyên các nhà đầu tư nên thoát ra trước khi quá muộn. Sau khi những nhận định của ông Rogers trở thành hiện thực, quan điểm của ông lại càng được chú ý hơn.
Trong khi đó, tuy thận trọng hơn khi tiên đoán về khả năng khủng hoảng tiền tệ, phần lớn giới quan sát kinh tế đều bồn chồn về những tác dụng phụ của việc các chính phủ bơm tiền kích thích kinh tế.
Một mặt, ai cũng biết đây là việc làm cần thiết để tháo gỡ bế tắc tín dụng và giúp phục hồi kinh tế. Mặt khác, những khoản tiền khổng lồ mà nước Mỹ đang in ra khiến cho mối lo về lạm phát ngày một lớn.
Lạm phát, như Việt Nam đã trải qua trong năm vừa rồi, chưa hẳn là biểu hiện của tăng trưởng kinh tế, mà có thể là tác động của việc đồng tiền mất giá ngay cả khi kinh tế không tăng trưởng.
Hiệp hội Lạm phát quốc gia tại Mỹ đã cảnh báo đợt tăng giá 30% của thị trường chứng khoán Mỹ là tác động của lạm phát nhiều hơn là sự phục hồi của các yếu tố cơ bản trong nền kinh tế.
Theo tổ chức này, tổng số tiền dự tính cho gói kích thích kinh tế của Chính phủ Mỹ hiện nay lên tới 13,4 ngàn tỉ đô la Mỹ, trong đó gần ba ngàn tỉ đã được tiêu.

Việc một số lượng lớn đô la được tung vào thị trường sẽ dẫn tới việc đồng đô la mất giá. Và như vậy, vàng, vốn là nguồn đầu tư được coi là an toàn để chống đỡ với lạm phát, sẽ còn có khả năng tăng giá. Đối với nhiều nhà đầu tư, đây là khả năng khó có thể tránh khỏi, chỉ có điều chưa ai biết chắc chắn thời điểm xảy ra.
Theo một kết quả điều tra ý kiến do tờ nhật báo Phố Wall thực hiện trên 52 nhà kinh tế, suy thoái kinh tế ở Mỹ sẽ kết thúc vào mùa thu năm nay, nhưng nền kinh tế Mỹ sẽ phải mất rất nhiều năm mới hồi phục. Các nhà kinh tế Mỹ cho rằng tỷ lệ thất nghiệp sẽ còn tăng lên 9,7% vào cuối năm nay, thêm hơn hai triệu người mất việc nữa.
Đối với châu Á, có nhiều góc nhìn khác nhau. Tổ chức nghiên cứu Economist Intelligence Unit (EIU) nhận định đa số các nền kinh tế châu Á sẽ vẫn phải đối mặt với giảm phát trong năm nay. Lý do chính, theo tổ chức này, là sự lao dốc của giá hàng hoá, trong đó có giá lương thực, vốn đóng một vai trò chính trong chỉ số giá cả vì đa số người tiêu dùng nghèo bị ảnh hưởng trực tiếp bởi giá lương thực.
Nhận định của EIU rõ ràng chưa tính đến những yếu tố như ông Rogers tiên đoán, trong đó có sự tăng giá của hàng hoá và lương thực trong thời gian tới.
Nền kinh tế toàn cầu vẫn còn đang ở trong tình trạng yếu đuối, dễ tổn thương và cũng khó xác định. Đối với một nước nông nghiệp như Việt Nam, nhận định về việc giá lương thực có khả năng tăng giá rất đáng chú ý. Chiến lược phát triển lương thực phải đi sát với những diễn biến thị trường để tránh tình trạng khi giá tăng thì không bán mà khi giá xuống mới đổ ra bán như đã xảy ra năm ngoái.
9. 5 lý do tin rằng thời điểm đen tối nhất đã qua
Khi tận hưởng những ngày nghỉ cuối tuần vào thời gian này, nhiều người có thể thoải mái khi biết rằng thời điểm đen tối nhất của nền kinh tế và thị trường tài chính đã đi qua.
Ít nhất thì những dữ liệu kinh tế cũng đang nói lên điều này.
10. Ngân hàng Nhà nước: Chỉ điều chỉnh tỷ giá theo tín hiệu thị trường
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước khẳng định sẽ duy trì chính sách tỷ giá linh hoạt có sự quản lý của Nhà nước dựa theo điều kiện của thị trường.
Đồng đô la Mỹ suốt hai tuần qua mất giá so với các ngoại tệ khác, theo ông Giàu, không có cơ sở nào để điều chỉnh tỷ giá đồng Việt Nam với đô la Mỹ, nhất là tình hình vĩ mô của đất nước đang ổn định.
Về kết hối (tức doanh nghiệp có ngoại tệ phải bán ngay một phần hoặc toàn bộ cho ngân hàng), ông Giàu cho biết theo pháp luật là thực hiện được, nhưng đó là biện pháp hành chính chỉ thực hiện khi có sự căng thẳng về ngoại hối.
Hiện nay, tình hình về ngoại hối chưa đến mức căng thẳng phải sử dụng biện pháp này.

Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2009

Điểm tin ngày 17/5/2009


1. Ngưỡng 400 điểm: yếu tố tâm lý sẽ quyết định
Sau một thời gian liên tục lên giá, các cổ phiếu chứng khoán và ngân hàng bắt đầu chững lại. Song sức cầu đối với loại chứng khoán này còn rất lớn, bằng chứng là khối lượng khớp lệnh của SSI, BVS, KLS, ACB, STB luôn ở mức hàng triệu đơn vị.
Trong tuần tới, yếu tố tâm lý sẽ quyết định liệu VN-Index có thể vượt qua ngưỡng 400 điểm. Có những động thái cho thấy nhiều tổ chức chọn ngưỡng này để bán ra các cổ phiếu thanh khoản kém nhằm cơ cấu lại danh mục đầu tư và chốt lời.

Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2009

Điểm tin ngày 16/5/2009


1. Xuất khẩu gạo lại lỗi nhịp bạc tỉ! - Việt Nam không có sự thay đổi tư duy còn nghèo!!!
Gạo đang được giá, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) lấy lý do an ninh lương thực và cân đối nguồn, không cho ký tiếp hợp đồng mới. Đến khi các nước tháo kho, gạo ứ hự, tụt giá, VFA vội vã cho DN ký tiếp mà "quên" lý do an ninh lương thực, trong khi khách hàng lại "hờ hững".
Thế là DN và nông dân lại lỗi nhịp, mất đi cơ hội thu lời bạc tỉ...
Được giá thì cấm, mất giá cho xuất...

2. Cơ hội hợp tác các doanh nghiệp VN và Mỹ rất lớn
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã tiếp đoàn Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN gồm hơn 30 quan chức cấp cao của 16 tập đoàn lớn vào ngày 15-5, tại Hà Nội. Phó Thủ tướng hoan nghênh đoàn đến VN trong khi nền kinh tế toàn cầu cũng như VN đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, chứng tỏ nhiều công ty của Mỹ quan tâm đến các cơ hội đầu tư và hợp tác kinh doanh với VN.
3. Chính sách tỷ giá: Không kết hối, không cần phá giá
Ngày 14/5, trên website ngân hàng Nhà nước (NHNN), phó thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình khẳng định, phân tích kinh tế vĩ mô cho thấy Nhà nước có đủ khả năng cân đối đủ ngoại tệ phục vụ phát triển kinh tế – xã hội; không có lý do gì để kỳ vọng vào việc phá giá mạnh của VND.
Những cân đối vĩ mô lớn của cán cân thanh toán năm nay vẫn khả quan, thậm chí còn được cải thiện hơn nhiều so với năm 2008. Đó là nền tảng để không phải áp dụng biện pháp kết hối.
Tháng 4 VN xuất siêu gần 800 triệu USD và tháng 5 cho nhập khẩu vàng trở lại thì xuất siêu là bao nhiêu? Nhớ rằng chúng ta đã bán một lượng vàng khổng lồ để có nhập siêu đầu năm thì bây giờ sẽ ngược lại và lúc đó bán giá rẻ bây gờ mua giá đắt - Hài vãi.
(Lưu ý rằng sau mỗi lần LĐ phát biểu ko phá giá VNĐ thì lại nới rộng tỷ giá)
4. Lạm phát đang “rình rập”
Nền kinh tế đang đứng ở đáy. Đây là nhận định được hầu hết các chuyên gia kinh tế và nhà đầu tư có kinh nghiệm đồng ý. Những dấu hiệu phục hồi đầu tiên có thể thấy rõ với việc thị trường chứng khoán liên tục tăng điểm trong những ngày qua.
Tiền từ đâu?
Các luồng tiền đang đổ mạnh vào thị trường chứng khoán khiến không ít người đặt câu hỏi: tiền từ đâu? Theo quan sát của ông Nguyễn Trung Hà, chủ tịch hội đồng quản trị công ty Chứng khoán Thiên Việt, có ba luồng tiền chính.
Thứ nhất, trong vòng vài tháng đầu năm, một lượng lớn vàng dành dụm trong những năm qua đã được bán ra khi giá vàng lên cao. Số tiền này có thể dao động từ 2,5 tỉ đến 3 tỉ USD (dựa trên con số về kim ngạch xuất khẩu vàng trong thời gian qua).
Thứ hai, luồng tiền từ khoản hỗ trợ, kích cầu của Chính phủ, chủ yếu là nhờ nguồn vốn chi phí rẻ từ chính sách cho vay ưu đãi của Chính phủ. Một số lượng đáng kể từ nguồn này đang đổ vào thị trường chứng khoán.
Thứ ba, nguồn tiền từ phía các nhà đầu tư nước ngoài, tuy còn nhỏ, nhưng có xu hướng tăng.

5. Đã đến lúc đầu tư chứng khoán?
Những ngày này, thị trường chứng khoán đang hút một số lượng lớn nhà đầu tư quay trở lại; cùng với đó là sự chảy vào của các dòng tiền. Tuy nhộn nhịp nhưng nhiều người vẫn băn khoăn về tính bền vững.
Cách đây ít bữa các quỹ còn một lượng tiền khổng lồ cần giải ngân => hầu hết các đài báo đều cảnh báo về TTCK. Nay các quỹ đã giải ngân hòm hòm => hầu hết các đài báo đều PR cho kênh đầu tư này. CP đang bảo kê cho "chợ chứng" để "Đại gia VCB" chào sàn. Hix...!

Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2009

Điểm tin ngày 15/5/2009 - Hoa phát lộc!


1. Doanh nghiệp "than trời" vì khó mua ngoại tệ
DN muốn mua được ngoại tệ thì phải theo hai cách thức thông thường: có kế hoạch từ trước hoặc mua ngoại tệ khác như EURO rồi lại chuyển sang đồng USD. Bên cạnh đó, DN phải ký quĩ 20% tại ngân hàng, luôn phải để một khoản tiền Việt để trong ngân hàng để đợi mua USD. Trong thời gian chờ đợi này, DN cũng chịu lãi suất.
2. Sức mạnh kinh tế, tài chính thế giới sẽ thuộc về Trung Quốc
Nhà lãnh đạo nền kinh tế hàng đầu thế giới sẽ phải đương đầu với thực tế: sức mạnh kinh tế, tài chính đang chuyển sang một số nước khác, đứng đầu là Trung Quốc.
3. Có nên tiếp tục bỏ vốn vào vàng?
“Vàng đã vượt ngưỡng kháng cự 927 USD/ounce, thì khả năng vượt 932 USD/ounce là rất có thể”, bà Nguyễn Thị Cúc cho biết thêm. Tuy nhiên, ông Khánh cho rằng, với mức trên 20 triệu đồng/lượng, vàng hiện nay không còn là rẻ, do đó, nhà đầu tư và nhất là người tiêu dùng phải thận trọng trước quyết định bỏ vốn vào vàng.
4. CEO Dragon Capital: Cơ hội tốt để đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng
"Nếu là NĐT có tầm nhìn dài hạn thì hiện nay là cơ hội tốt để đầu tư vào ngành NH. Song không có nghĩa là không có rủi ro khi bỏ vốn vào cổ phiếu NH lúc này".
5. HASTC-Index đạt mức cao nhất trong hơn 7 tháng qua
Sau những phiên điều chỉnh giảm vừa về mốc 130,24 điểm, chỉ số HASTC-Index đã có một bước tiến thần tốc khi tăng mạnh lên 136,16 điểm (mức cao nhất trong vòng 149 phiên, kể từ 7/10/2008).
Cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá dẫn đầu thị trường là ACB(50k43) với hơn 4,26 triệu đơn vị được giao dịch thành công, bình quân đạt 43.200 đồng/cổ phiếu, tăng 2.400 đồng (tương đương 5,88%). Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 43,13% so với tổng khối lượng khớp lệnh báo giá trong phiên sáng nay.
6. Vượt ngưỡng kháng cự, VN-Index kỳ vọng 454 điểm?
Chúng ta sẽ còn chứng kiến những sự điều chỉnh tiếp theo trong vài ngày tới, nhưng thị trường sẽ hướng tới các mức kháng cự cao hơn tại 422-425 điểm trong tương lai.
Với những diễn biến ngày hôm nay, tôi xin dành vài dòng đề nói về quan điểm dài hạn dành cho những nhà đầu tư nắm giữ. Khi chỉ số VN-Index ở mức 313-314 điểm, chúng tôi đã dự báo nó hướng tới 422 điểm, khi đó là ước lượng tối đa. Hiện tại, những cảnh báo của chúng tôi đang chuyển biến tích cực hơn và chúng tôi nâng mức dự báo dài hạn lên.
Chúng tôi nghĩ rằng thị trường có thể sẽ hướng tới 454 điểm. Đây có thể sẽ là ước lượng tối đa cho năm nay. Con đường tới đó sẽ bao gồm hai xu hướng nhỏ hơn, với điểm dừng tại 422-425.
7. Ngân hàng các nước “ồ ạt” mua vàng
Chính sách vàng của Trung Quốc gây “sốc”
Trào lưu mua vàng của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc thực sự nhận được nhiều sự quan tâm của các giới. Theo nhận định của giới truyền thông Hàn Quốc “khi giá vàng tăng lên Trung Quốc càng rút mạnh hầu bao”, trải qua 10 năm người thắng lớn trong thị trường vàng thế giới là Trung Quốc. Lượng vàng dự trữ trong vòng 6 năm của Trung Quốc đã âm thầm tăng lên gấp đôi, trở thành nước có trữ lượng vàng lớn thứ 5 Thế giới.
Theo dự đoán của các chuyên gia phân tích trong tờ "Wall Street Journal" , Trung Quốc sẽ còn tiếp tục tích trữ vàng mạnh. Trung Quốc với việc biến vàng trở thành vị thế như mộtgiá trị tài sản của tiền tệ khiến Mỹ cũng tỏ ra lo ngại rằng, Trung Quốc đang muốn giảm vị trí đồng tiền dự trữ chính của USD mà thay vào đó là dự trữ vàng, khi giá vàng lên đến 1000 USD/ounce, vàng sẽ thực sự trở thành tiền tệ thế giới thực sự.

Thứ Năm, 14 tháng 5, 2009

Điểm tin ngày 14/5/2009


1. Dấu hiệu căng thẳng trên thị trường ngoại tệ: Đâu là nguyên nhân?
Các ngân hàng không có ngoại tệ để bán cho doanh nghiệp và nếu có bán mức tỷ giá cũng cao hơn mức tỷ giá trần do Ngân hàng Nhà nước quy định từ 1% đến 2%.
Số liệu thống kê cho thấy quý 1/2009 kim ngạch xuất khẩu đạt 14,14 tỷ USD (theo giá FOB) tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2008; kim ngạch nhập khẩu đạt 11,81 tỷ USD (theo giá FOB), giảm 41,3% so với cùng kỳ năm 2008.
Do vậy, cán cân thương mại thặng dư 2,32 tỷ USD trong khi cùng kỳ năm 2008 thâm hụt 6,95 tỷ USD.
2. Thị trường nhà đất Mỹ tháng 4/2009 gây choáng váng
10 bang chiếm đến 75% hoạt động thu hồi nhà đất.
Số lượng nhà bị thu hồi tại California lên cao nhất với 96.560 trường hợp. Những bang khác cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực là Florida, Nevada và Arizona.
Trong bản danh sách những bang có tỷ lệ thu hồi nhà đất cao còn bao gồm Illinois, Ohio, Michigan, Georgia, Texas, Virginia.
Tỷ lệ thu hồi nhà tại Nevada là 1/68, tại Florida là 1/135, California là 1/138.
Trong số các khu vực đô thị, Las Vegas chịu ảnh hưởng mạnh nhất. Số nhà bị thu hồi tại bang này tháng 4/2009 là 14 nghìn. Tỷ lệ thu hồi nhà tại đây là 1/56, tỷ lệ thu hồi nhà tăng cao hơ 20% so với tháng 3/2009.
3. Một loạt tin xấu đẩy TTCK Mỹ mất điểm
Doanh số bán lẻ trên thị trường Mỹ bất ngờ hạ trong tháng 4/2009. Một số công ty công bố kết quả kinh doanh quý 1/2009 thua lỗ. Tỷ lệ thu hồi nhà tháng 4/2009 lập kỷ lục.
4. Ngân hàng Nhà nước đang mua vào ngoại tệ trên quy mô lớn
“Hiện NHNN đang tiến hành hoán đổi ngoại tệ trên quy mô lớn với các NHTM vừa nhằm tạo thêm nguồn vốn VND để các NHTM cấp tín dụng cho nền kinh tế theo các chương trình hỗ trợ của Chính phủ, vừa giải quyết bài toán “thừa” ngoại tệ để cho vay của các NHTM, đồng thời NHNN trước mắt có thêm nguồn ngoại tệ để bán can thiệp mạnh mẽ hơn, tạo thanh khoản và kích hoạt trở lại hoạt động bình thường của thị trường ngoại hối.”
5. Paul Krugman lo ngại Mỹ và châu Âu sẽ bước vào “thập kỷ mất mát”
Kinh tế gia đạt giải Nobel Prul Krugman cho rằng nước Mỹ có thể bước vào một “thập kỷ mất mát” giống Nhật trước đây nếu chính phủ không đưa ra biện pháp mạnh tay để cứu kinh tế và “làm sạch” hệ thống ngân hàng.

Thứ Tư, 13 tháng 5, 2009

Điểm tin ngày 13/5/2009



George Soros - từ người bồi bàn thành tỷ phú

Cái tên George Soros đã trở nên hết sức quen thuộc với phố Wall cũng như với toàn thế giới. Người ta biết đến ông như một nhà tỷ phú thành công nhất trong lĩnh vực đầu tư tư bản. Phía sau những thành công đó, Soros là một nhà kinh doanh đầy cá tính và đã phải trải qua nhiều thăng trầm trong kinh doanh...
Soros là người Do Thái, sinh ra ở Hungary vào ngày 12/8/1930. Tuổi thơ của nhà tỷ phú này gắn liền với những ngày kinh hoàng khi phát xít Đức tàn sát người Do Thái trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Khi còn nhỏ, ông được dạy rằng người Do Thái có thể chạy chứ không được lẩn trốn! Năm 1947, cậu bé Soros sang London một mình, bắt đầu cuộc đời khốn khó của dân nhập cư.
Công việc ban đầu của ông tại đất nước này là bồi bàn ở một hiệu ăn sang trọng ở London, khi cả gia đình đang phải sống bằng trợ cấp xã hội. 18 tuổi, với số tiền kiếm được bằng nghề thu hoạch táo và sơn nhà thuê, George Soros ghi danh vào Học viện kinh tế London. Sau giờ học, ông còn phải làm người gác đêm ở một ga tàu hỏa. Tại đây, Soros tốt nghiệp trường Kinh doanh London vào năm 1952.
Năm 1956, Soros sang Mỹ đoàn tụ với bố mẹ và các anh chị em, và nhập quốc tịch Mỹ. Đây là nơi ông bắt đầu khởi nghiệp với 5.000 USD ban đầu, bắt đầu sự nghiệp tài chính với cá tính táo bạo và quyết đoán trong đầu tư.
Phương châm của Soros khá đặc biệt: trong kinh doanh, việc đúng hay sai không quan trọng, cái quan trọng là nếu đúng sẽ có được bao nhiêu tiền, và nếu sai sẽ mất bao nhiêu tiền. Có nhiều sự kiện chứng minh hùng hồn cho lập luận trên.
Kiếm 1 tỷ USD trong vòng 1 tuần!
Năm 1973, sau một thời gian hoạt động trong lĩnh vực trọng tài thương mại quốc tế, ông thành lập Công ty quản lý tài chính Soros với số vốn 17 triệu đôla. Sáu năm sau đó, ông đã tăng ngân sách của mình lên 100 triệu đôla. Thành công bước đầu này của Soros là nhờ sự kết hợp giữa khả năng phân tích sắc sảo thị trường tài chính thế giới và sự can đảm trong đầu tư. Ông chấp nhận hoặc mất, hoặc được từng ấy tiền trong chớp mắt.
Năm 1992, ông thu được một món lợi lớn từ những dự đoán chính xác của mình về thị trường tiền tệ thế giới. Ông đặt cược cả gia tài vào sự sụt giá của đồng Bảng Anh và còn mạnh dạn vay hàng tỷ Bảng Anh và đổi sang đồng Mác Đức. Và thực tế diễn ra đúng như dự đoán của Soros: đồng Bảng Anh rớt giá thảm hại đến mức bị loại khỏi rổ tiền tệ châu Âu, ông trả nợ bằng tiền Bảng Anh đã mất giá và thu lợi tới 1 tỷ đôla chỉ trong vòng một tuần!
Kẻ đầu cơ tiền vĩ đại nhất thế kỷ XX
Một sự kiện khiến cái tên George Soros lại xuất hiện trên tất cả các hàng tít của các tờ báo lớn trên thế giới, đó là cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở châu Á mùa hè năm 1997. Bắt đầu từ Thái Lan, cuộc khủng hoảng theo hiệu ứng đôminô nhanh chóng lan ra toàn châu Á trong nhiều tháng tiếp theo. Như một kết quả tất yếu, các thị trường chứng khoán tại châu Á tụt dốc nhanh chóng.
Đợt sóng này tràn đến phố Wall vào tháng 10/1997. Tâm lý lo ngại cuộc khủng hoảng kinh tế tại châu Á sẽ kéo theo một loạt sự sụp đổ các thị trường tài chính trên toàn cầu đã làm dấy lên làn sóng bán cổ phiếu tại Mỹ vào ngày 27/10. Cũng vào ngày hôm đó, chỉ số Dow Jones rớt 554,26 điểm, vượt trên mức kỷ lục của “Ngày thứ hai đen tối” 1987.
Những sự kiện này khiến Soros được biết đến như một nhà đầu cơ tiền mặt “vĩ đại” nhất của thế kỷ XX. Điều đó cho thấy Soros không chỉ là nhà kinh doanh có đầu óc nhạy bén, mà còn là một người cực kỳ thực dụng. Ông luôn đưa ra quyết định dựa trên những xét đoán về điều đúng và điều sai theo phương châm trên. Soros đã từng làm cho biết bao người phải khổ sở bởi quyết định của ông có ảnh hưởng rất lớn đến thị trường tài chính quốc tế. Nhưng những quyết định đó lại đáng giá hàng tỷ đôla!
George Soros tỏ ra là một nhà kinh doanh biết chấp nhận rủi ro và dám chịu mất mát. Sau nhiều pha đầu tư có thể làm người khác thót tim, đến năm 1993 là năm George Soros đạt mức thu nhập kỷ lục 1,1 tỷ USD, vượt trên tất cả các đối thủ tại phố Wall. Cả thế giới biết đến Soros như kẻ làm mất uy tín của một trong những đồng tiền có giá trị bậc nhất thế giới.
Ông chủ của công ty cực kỳ thành công
Sau một thời gian lãnh đạo Công ty quản lý tài chính, Soros thành lập Soros Quantum Fund và đến năm 1998, giá trị của quỹ này tăng lên tới 6 tỷ đôla. Tháng 7/2000, Soros sáp nhập Quantum Fund với Quantum Emerging Growth Fund thành Quantum Endowment Fund. Hiện nay, Soros vừa là chủ tịch hội đồng quản trị vừa là Tổng giám đốc công ty.
Quantum Fund của Soros được đánh giá là quỹ đầu tư thành công nhất trong lịch sử kinh tế thế giới. Trong suốt thập niên 1970, hầu hết các nhà đầu cơ giá xuống đều bị thua lỗ, riêng Quantum lợi nhuận vẫn tăng mạnh hàng năm. Quantum chỉ có một năm lỗ duy nhất trong suốt 30 năm hoạt động là năm 1981. Ngày nay, Quantum là một trong những quỹ hùng mạnh nhất trong số 3.000 quỹ tương hỗ trên thế giới. Các chi nhánh của nó trải dài từ Trung đến Đông Âu, Nga, Trung Đông, Nam Mỹ, Guatemala và Mỹ.
Có lẽ một trong những yếu tố làm nên thành công của George Soros là ông luôn say sưa làm việc không mệt mỏi, ngay cả khi đã ở cái tuổi “thập cổ lai hy” như vậy. Ông thường làm việc liên tục với mỗi đêm chỉ ngủ 2 giờ!
George Soros cho biết cũng như bao nhà đầu tư khác để có được quyết định đúng, ông phải thu thập các thông tin và phân tích chúng một cách tỉ mỉ, cộng thêm một chút bản năng vốn có và may mắn mới tạo ra được sự thành công.
Mọi người đi bên phải, riêng Soros bên trái
Mọi người đi bên phải, riêng Soros đi bên trái nhưng lại tỏ ra mình đúng đường. Đó là nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế phố Wall trước đây cũng như ngày nay.
Trái với nhiều nhà kinh tế, học thuyết cơ bản của ông về đầu tư là thị trường tài chính - nơi bất ổn nhất. Tại đó, các mức giá cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ phụ thuộc vào người mua và người bán mà đa số họ thường hành động theo cảm tính chứ không bằng những tính toán lôgic.
Ông tin rằng các nhà đầu tư luôn chịu tác động lẫn nhau và có xu hướng dịch chuyển theo số đông. George Soros cố gắng hiểu được hướng đi của số đông đó. Tuy nhiên, đến thời điểm quyết định, ông sẽ tách khỏi xu hướng chung và đi con đường riêng có lợi nhất cho mình. Cái khó với mỗi nhà đầu tư là phải biết thời điểm quyết định đó sẽ đến vào lúc nào!
Năm 2004, George Soros đứng thứ 24 trong danh sách những người giàu nhất thế giới, với giá trị tài sản 7,2 tỷ USD. Đứng thứ 24 thế giới nhưng nhà tỷ phú gốc Do Thái này nổi tiếng là nhân vật số một trong giới tài chính. Người ta tin rằng ông có thể một tay che cả bầu trời, làm mất giá bất kỳ đồng tiền mạnh nào trên thế giới hay gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế bởi những cư dân của phố Wall và thị trường tài chính London luôn dõi theo và sẵn sàng dập khuôn theo ông.
Theo các nhà phân tích, George Soros là nhà đầu cơ ngắn hạn, hoạt động kinh doanh của ông mang tính trục lợi rất cao, đầu tư những khoản tiền lớn nhưng mang nhiều tính đánh bạc trên cơ sở những biến động của thị trường tài chính toàn cầu. Do đó, sau sự kiện này, nhất cử nhất động của George Soros đều thu hút sự chú ý đặc biệt của các quan chức Chính phủ và ngân hàng trung ương của tất cả các nước.

1. Tỷ phú George Soros: Khủng hoảng sắp kết thúc
Tỷ phú đầu cơ George Soros nhận định, kinh tế toàn cầu đã đi qua giai đoạn tồi tệ nhất và sẽ sớm tăng trưởng trở lại, với sự đi đầu của châu Á, đặc biệt là Trung Quốc.
George Soros nổi danh sau vụ đầu cơ tiền tệ, làm khuynh đảo thị trường tài chính thế giới và thu về hàng tỷ USD. Trong cuộc phỏng vấn với nhật báo Đức Frankfurter Allgemeine Zeitung hôm 11/5, ông cho rằng với đà đi lên mạnh mẽ và có khả năng vượt qua cả Mỹ, Trung Quốc sẽ trở thành siêu cường kinh tế của thế giới.
"Thời kỳ kinh tế toàn cầu rơi tự do đã kết thúc và sự đổ vỡ của hệ thống tài chính đã được chặn lại", vị tỷ phú gốc Hungary nói. Ông cũng cho rằng, sự hồi phục của kinh tế toàn cầu sẽ bù đắp dần cho tình trạng lao dốc hiện nay, nhưng sau đó sẽ là một thời kỳ kinh tế trì trệ.
"Châu Á sẽ thoát khỏi khủng hoảng đầu tiên, tiếp ngay sau là Mỹ. Và Trung Quốc sẽ thay thế Mỹ, trở thành động lực tăng trưởng kinh tế của thế giới", Soros nhận định.
Riêng khu vực 16 nước châu Âu sử dụng đồng tiền chung euro, George Soros cho rằng cũng sẽ thoát khỏi khủng hoảng, nhưng phải đối mặt nhiều yếu kém về cơ cấu.
George Soros vốn nổi tiếng với những nhận định gây chấn động về kinh tế thế giới. Chỉ vài tháng trước suy thoái, ông nhận định, hệ thống tài chính đang ở trong tình trạng “siêu bong bong” và chỉ chờ ngày vỡ. Trước đó, 3 cuốn sách của ông cũng đề cập tới nguy cơ đổ vỡ của hệ thống tài chính toàn cầu.
Cách đây chỉ 3 tháng, vị tỷ phú 79 tuổi này còn nhận định, hệ thống tài chính thế giới đang tan rã và ông vẫn chưa thấy giải pháp ngắn hạn nào cho cuộc khủng hoảng. Ông cũng cho rằng, sự phá sản của Lehman Brothers vào tháng 9/2008 đã đánh dấu một bước ngoặt trong sự vận hành của hệ thống tài chính thế giới.
2. Kế hoạch lật đổ Tổng thống Bush của tỉ phú George Soros
Tổng cộng, tỉ phú George Soros đã đổ tiền cho 527 nhóm, tổ chức, công ty, báo đài khác nhau trong chiến dịch lật đổ ông Bush tại kỳ bầu cử năm 2004. Đây là con số kỷ lục trong “lịch sử lật đổ” thế giới.
3. George Soros khuynh đảo thị trường tài chính thế giới
Chỉ vài tháng trước khi kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái, tỷ phú Soros nhận định, hệ thống tài chính đang ở trong tình trạng “siêu bong bong” và chỉ chờ ngày vỡ.
4. George Soros, nhà đầu tư tài chính vĩ đại nhất lịch sử
George Soros, một trong những ông trùm tài chính khét tiếng ở phố Wall, lại chuẩn bị ra tay khuấy đảo thị trường, lần này là ý định mua lại cổ phần của hãng phim lừng danh Hollywood, hãng Paramount Pictures.
5. Giá vàng tăng, giá dầu lên cao nhất trong 6 tháng
Giá vàng giao tháng 6/2009 tăng 10,40USD/ounce lên mức 923,90USD/ounce tại thị trường New York.
Nhà đầu tư trong những tuần gần đây liên tục dự báo về khả năng khi kinh tế hồi phục, áp lực lạm phát sẽ tăng cao và vì thế có lợi cho giá vàng.

Thứ Ba, 12 tháng 5, 2009

Điểm tin ngày 12/5/2009


1. Chủ tịch FED: USD sẽ vẫn là đồng tiền dự trữ chính của thế giới
Chủ tịch FED trong bài phát biểu bởi nhất đã bảo vệ cho đồng USD. Gần đây thị trường liên tục đặt câu hỏi về vị thế của USD trong vai trò làm đồng tiền dự trữ của thế giới.
Ông tuyên bố: “Trong tương lai gần, đồng USD sẽ vẫn là đồng tiền chủ đạo trong dự trữ tiền tệ và giao dịch trên thế giới. Vấn đề hiện người ta lo lắng là liệu USD có giữ được giá trị và tôi tin USD sẽ không trượt giá. Tôi tin USD sẽ mạnh.”
2. Nền kinh tế lớn nhất châu Âu sẽ tăng trưởng trở lại vào cuối năm 2009
Bộ Kinh tế và Công nghệ Đức cuối tuần qua công bố số lượng đơn đặt hàng các nhà máy tăng đột biến trong tháng 3/2009.
3. Hai lý do khiến vàng còn tăng giá
Giá vàng đã tăng gấp 4 lần kể từ mức 255 USD/oz vào ngày 21/2/2001 lên đến đỉnh cao 1.034 USD/oz vào ngày 17/3/2008. Nhưng vào lúc này, nhiều người đang tự hỏi, liệu đà tăng giá của vàng sẽ còn tiếp tục.
Do suy thoái kinh tế, thị trường chứng khoán và thị trường hàng hóa cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Và giá vàng cũng giảm 30%. Hiện tại, mọi người đều muốn biết đường đi của giá vàng khi kinh tế đang có dấu hiệu khôi phục.
4. Nhiều CTCK đề cập đến mốc 400 điểm của VN-Index
Mốc 400 điểm của VN-Index được khá nhiều CTCK đề cập trong các báo cáo nhận định thị trường.
Trong báo cáo “Thị trường của niềm tin”, CTCK Bản Việt cho rằng: “Năm 2009 là một năm khá bấp bênh đối với TTCK. Tuy vậy, sẽ có một vài đợt tăng trưởng nhanh và bất thường. Lý do chính là thị trường thiếu hụt các dữ kiện cơ bản và tâm lý nhà đầu tư bị ảnh hưởng quá nhiều bởi các thông tin gây sốc bên ngoài. Dự phóng của chúng tôi về mức sinh lời kỳ vọng cho TTCK trong năm nay là 32,65%. Xác suất VN-Index vượt qua ngưỡng 400 chỉ là 18%”. Bản Việt khuyến nghị nhà đầu tư tăng tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục, nhưng cần duy trì một lượng tiền mặt nhất định, chờ đợi thông tin chắc chắn hơn.
CTCK Sài Gòn (SSI) giữ quan điểm trung hòa trong các bản tin ngày, không khuyên nhà đầu tư mua vào, mà chỉ đưa ra thông tin có thể ảnh hưởng đến thị trường. Theo công ty này, nguy cơ VN-Index điều chỉnh xuống dưới 300 điểm vẫn còn đó.
Trái ngược với SSI, khi VN-Index ở mức 320 điểm, CTCK VNDirect đã khuyến nghị nhà đầu tư mua vào và trong các bản tin vài tuần gần đây, khi VN-Index chuẩn bị bước vào những phiên xả hàng thì VNDirect vẫn khuyến nghị nhà đầu tư tranh thủ mua vào. Cuối tuần qua, công ty này cho rằng, mức 360 điểm của VN-Index vẫn phù hợp để giải ngân. “Thị trường đủ sức tăng lên 400 điểm và rủi ro duy nhất là nhà đầu tư mua những cổ phiếu ở ngưỡng cao”, VNDirect nhận định.

Thứ Hai, 11 tháng 5, 2009

Điểm tin ngày 11/5/2009


1. Tăng hay phá giá VNĐ?
Nếu VNĐ được nâng giá quá cao sẽ tạo nhu cầu về ngoại tệ càng lớn và lúc đó, áp lực phá giá VNĐ sẽ tăng lên.
Coi chừng hàng Trung Quốc hưởng ưu đãi kích cầu
Cơ hội tăng giá VNĐ?
2. Chứng khoán - kênh đầu tư hấp dẫn nhất 2009?
Các nghiên cứu cho thấy, dù ở thị trường nào cũng vậy, đầu tư vào thị trường chứng khoán chỉ có 10% nhà đầu tư giành được thắng lợi trọn vẹn, 20% bảo toàn được vốn, còn lại 70% bị thua lỗ.

Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2009

Điểm tin ngày 10/5/2009


1. Suy thoái kinh tế Mỹ sẽ chấm dứt trong hè này ???
Trong báo cáo của viện, chỉ số Weekly Leading Index đo lường tăng trưởng tương lai của kinh tế Mỹ trong tuần kết thúc ngày 01/05 tăng lên mức cao nhất trong 17 tuần là 109,3. Mức của tuần trước đó là 107,7.
Mức tăng trưởng theo năm của chỉ số này cũng chỉ còn -16,1% so với mức -17,5% của tuần trước đó.
Ông Lakshman Achuthan, giám đốc điều hành của ECRI, nhận xét chỉ số WLI đang leo chóng mặt lên mức cao nhất trong 6 tháng, như vậy nhiều khả năng suy thoái kinh tế Mỹ sẽ chấm dứt trong hè này.
2. Vốn ngoại trở lại thị trường
Cùng với xu hướng đi lên của thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đang thu gom mạnh các cổ phiếu bluechips. PPC, HPG, STB là những mã được mua nhất trong tuần qua.
3. TTCK: Những bài học đắt giá từ Đài Loan
Báo cáo về TTCK Đài Loan mới được công bố cho biết, từ năm 1982 đến nay đã có 259 trong số 1.200 DN tại đây bị gỡ bỏ niêm yết khỏi 2 sàn giao dịch; trong số đó có 152 trường hợp là do vấn đề tài chính hoặc mất kiểm soát gây ra phá sản và ngừng hoạt động; 107 DN còn lại là do bị thâu tóm, sáp nhập và các lý do khác. Những lý do khiến các DN ở Đài Loan phải “ra đi” khỏi sàn niêm yết là bài học đáng tham khảo cho DN và nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam.
4. Ngân hàng sẽ không cho vay chứng khoán?
Nếu quy định được thực hiện, giới đầu tư chứng khoán sẽ mất một nguồn hỗ trợ tài chính lớn và thị trường sẽ bị ảnh hưởng.
Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán - đó là một trong những thay đổi được quy định rõ (khoản 7, điều 126, chương 6) của dự thảo lần thứ tám Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) đang được lấy ý kiến đóng góp của các bộ, ngành trước khi chính thức trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp tháng 10-2009.

Thứ Bảy, 9 tháng 5, 2009

Điểm tin ngày 09/5/2009


1. Giải đáp về dòng tiền đổ vào TTCK thời gian qua
2. BĐS Hà Nội: Sức “nóng” ở phía Tây
Những dự án mới như Vân Canh, Tân Tây Đô, Tân Lập, Khu phát thanh Mễ Trì,…nằm ở phía Tây đang là những nơi được khách hàng đặc biệt quan tâm hiện nay.
Phân khúc căn hộ có giá chào bán tại các sàn BĐS, trung tâm giao dịch dao động khoảng 11-12 triệu đồng/m2, diện tích khoảng 50-70m2 thuộc những dự án như Văn Khê, Văn Phú, Xa La,…là loại căn hộ đang được giao dịch mạnh trên thị trường.
Theo báo cáo thị trường BĐS Hà Nội quý 1/2009 của CB Richard Ellis Việt Nam, chính sức mua nhà có giá vừa phải tại khu vực Hà Đông đã kéo thị trường BĐS Hà Nội ấm lên, với mức tăng giá bán khoảng 10% so với quý trước đó. Trong khi đó, phân khúc nhà ở cao cấp lại giảm đi khoảng 3 – 20%.
Dự án U - City thuộc đô thị mới Văn Khê mở rộng do Sông Đà Thăng Long làm chủ đầu tư, gồm 13 tòa nhà cao tầng được kết nối với nhau bằng hệ thống tầng hầm, tòa cao nhất là 50 tầng. Dự án này cũng đang được khách hàng quan tâm, chủ đầu tư đã tung ra 2 đợt giá bán, đợt một có giá 750 USD/m2 và đợt 2 là 950 USD/m2.
Dự án chung cư Euro Land nằm trong khu đô thị mới Mỗ Lao do Công ty TSQ làm chủ đầu tư, giá bán 900 USD/m2, đầu tháng 4 chủ đầu tư đã thông báo tạm dừng bán đợt 1 dự án, có thể đợt 2 sẽ được mở bán trong tháng 6/09.
Có thể thấy, sự ấm lên của thị trường đang được thể hiện qua sự giao dịch các sản phẩm mới. Hiện giới đầu tư đang rất quan tâm đến sản phẩm nằm ở khu phía Tây, dọc đường Láng – Hòa Lạc, đường 32 và Hoàng Quốc Việt kéo dài.
3. Bất động sản Việt Nam đang trở nên hấp dẫn hơn
Các chuyên gia bất động sản đều cho rằng, thị trường BĐS đang được cải thiện hơn, các điều kiện trở nên hứa hẹn và có nhiều triển vọng hơn.
Ông Richard Leech, Giám đốc Công ty CB Richard Ellis Việt Nam cho rằng, hiện giá cả xây dựng các dự án đang giảm và lãi suất hiện tại thấp, chính điều này là nhân tố tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn các nhà đầu tư quay trở lại thị trường.
Mặc dù giá căn hộ thuộc phân khúc cao cấp và trung cấp đã giảm khoảng 4 đến 8% vào những tháng đầu của năm 2009. Tuy nhiên, ông Leech khẳng định, sẽ không có xu hướng giảm giá thêm nữa.
4. 'Có cơ sở để chứng khoán đi lên đến hết năm'
Thị trường chứng khoán đã bước qua đáy và đang thiết lập xu hướng tăng trưởng trong trung hạn, cùng sự lạc quan của các nhà đầu tư ngày càng tăng - Giám đốc Khối phân tích đầu tư Công ty chứng khoán Tân Việt (TVSI) Hoàng Xuân Quyến nhận định.
5. Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động ngoại hối
Theo Công văn số 695/TTg-KTN, ngày 8/5, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các Bộ Công an, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch Ủ ban nhân dân thành phố Hà Nội và Tp.HCM chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, đặc biệt là các hoạt động thu đổi ngoại tệ trái phép, quảng cáo, niêm yết giá hàng hóa bằng ngoại tệ.
6. Đề xuất thu hồi 104 cơ sở nhà đất tại Hà Nội
UBND thành phố Hà Nội đã đề xuất xử lý thu hồi 104 cơ sở nhà đất do sử dụng không hiệu quả hoặc vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà đất để bán đấu giá thu nộp ngân sách, bố trí làm trụ sở cho các cơ quan nhà nước.
Trong số đó, Công ty Thương mại và Dịch vụ thời trang có 12 địa điểm, với tổng diện tích nhà hơn 462 m2; Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Thực phẩm Hà Nội có 20 địa điểm, với khoảng 1.040 m2 đất; Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu nông sản Hà Nội có 50 địa điểm với 3.185 m2 nhà; Công ty Thương mại và Dịch vụ Tràng Thi có 19 địa điểm với 1.100m2 nhà; Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Sách Hà Nội có 3 địa điểm với 224 m2 nhà.
7. 'Không nên quá lạc quan về tín hiệu phục hồi kinh tế'
Chuyên gia kinh tế cao cấp Lê Đăng Doanh nhận định, sản xuất công, nông nghiệp giữ được mức tăng trưởng là đáng mừng, song nếu khuyến cáo dân kinh tế còn khó khăn để cùng nỗ lực, VN sẽ thoát nhanh khỏi khủng hoảng.
> 'Tôi giữ cách nhìn thận trọng về phục hồi kinh tế' / 4 kịch bản hồi phục
- Theo ông, doanh nghiệp và người dân nên có cách nhìn như thế nào về tín hiệu phục hồi kinh tế?
- Với đặc điểm của người dân Việt Nam là khá cầu thị và thực dụng, tôi nghĩ nên có một thông điệp theo hướng khuyến cáo tình hình vẫn còn khó khăn, để mọi người cùng nỗ lực, mới nhanh chóng bước ra khỏi khủng hoảng.
Nếu nói rằng chúng ta có khả năng hồi phục sớm thì cũng phải nói rõ là hồi phục như thế nào, hồi phục lĩnh vực gì. Còn nếu chúng ta tạo ra một mối lạc quan "tếu", cho rằng mọi việc đều đã rồi, trong khi tình hình chưa có nhiều chuyển biến thì sẽ nguy hại.
Singapore dự báo là năm nay họ sẽ tăng trưởng âm 8% và mức độ trì trệ do khủng hoảng sẽ kéo dài khoảng 6 năm, để Chính phủ và người dân cùng chuẩn bị tinh thần.
- Như vậy, ông có cách nhìn khá thận trọng về những tín hiệu phục hồi kinh tế?
- Tôi cho rằng, khi xem xét vấn đề này cần có tiêu chí rõ ràng. Chẳng hạn GDP tăng trưởng như thế nào thì nền kinh tế mới thực sự hồi phục; mức độ tăng trưởng tín dụng là bao nhiêu, tạo ra bao nhiêu công ăn việc làm, số người thất nghiệp đã giảm chưa.
Những tiêu chí đó đều phải được đưa ra thảo luận, tránh tình trạng người cho là đã hồi phục, người thì bảo chưa. Như thế càng làm rối loạn thêm cho nền kinh tế và cho các doanh nghiệp.
Các tuyên bố về kinh tế trên thế giới hiện đều nói rằng, tình hình tiếp tục phức tạp và có thể là cuối năm nay thì kinh tế thế giới có cải thiện, mức tăng trưởng âm có thể giảm, chứ không có nghĩa là đã tăng trưởng dương.
- Nhưng GDP của Việt Nam đã duy trì mức tăng trưởng dương, sản xuất công nghiệp cũng nhích lên?
- Việc những chỉ số của nền kinh tế đã có bước cải thiện hơn so với hồi đầu năm là một điều tốt, nhưng đó cũng là bình thường. Chẳng hạn như GDP, quý I có Tết Nguyên đán, thì sản xuất bị ngưng lại nên tăng trưởng chỉ đạt 3,1% là dễ hiểu. Nhưng đến quý II, khi mà mọi hoạt động của nền kinh tế đã quay trở lại và nhu cầu về tiêu dùng, xây dựng có chiều hướng tăng lên thì GDP tiếp tục tăng lên cũng là điều bình thường.
Một số chỉ số khác như xây dựng, nông nghiệp, công nghiệp đang có dấu hiệu tăng trưởng tốt là đáng mừng. Song chúng ta cũng phải chú ý rằng, trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam 4 tháng đầu năm, biểu hàng xuất khẩu chỉ có 6 mặt hàng tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2008, gồm vàng bạc, gạo, chè, hạt tiêu, sắn, hàng dệt may, nhưng đến 50% số lượng mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng không đáng kể.
Xuất khẩu chiếm trên 70% GDP của Việt Nam, còn giá trị nhập khẩu và dịch vụ thì tương đương trên 100% GDP, thì rõ ràng chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào kinh tế thế giới. Trong khi đó, các nền kinh tế lớn vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục.
- Ông từng đề cập đến 4 mô hình phục hồi kinh tế mà Việt Nam có thể sẽ đi qua. Với những diễn biến kinh tế vĩ mô gần đây, theo ông kịch bản kinh tế sẽ nghiêng về hướng nào?
- Theo tôi, mô hình mà chúng ta nên tránh và có thể tránh được là chữ L, tức là nằm mãi dưới đáy mà không thoát lên được, giống như Singapore và Nhật Bản. Chúng ta có một nền nông nghiệp khá hiệu quả vì các sản phẩm này có thị trường khắp thế giới và phù hợp với điều kiện suy thoái kinh tế.
Do vậy, với điều kiện chúng ta có cải cách mạnh mẽ, đổi mới cấu trúc của nền kinh tế thì có thể kinh tế sẽ tăng trưởng theo hình chữ V và đây là kịch bản mơ ước. Nhưng quan điểm của tôi thì khả năng dễ xảy ra nhất của kinh tế Việt Nam là tăng trưởng theo chữ W, tức là vẫn có lên, rồi lại xuống, lại lên.
- Chỉ số giá tiêu dùng đang lấy lại đà tăng, trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện các gói kích cầu. Ông nghĩ sao về khả năng lạm phát quay trở lại?
- Tôi cho rằng, cần chú ý đối với những tín hiệu về chính sách tiền tệ, bởi hiện nay tổng cung của phương tiện thanh toán đã tăng lên 11,4%, cao hơn rất nhiều so với 5,3% của cùng kỳ năm ngoái. Như vậy có nghĩa là chúng ta đã bơm tiền tăng cung tín dụng rất nhiều.
Bên cạnh đó, nếu giá dầu tiếp tục tăng lên, kéo theo một số mặt hàng khác tăng theo thì khả năng quay trở lại của lạm phát là hoàn toàn có thể.
8. Thị trường hứa hẹn bất ngờ và chờ đón kỷ lục
Theo tổng kết của công ty Chứng khoán FPT thì trong 5 lần NĐT nước ngoài mua ròng với khối lượng lớn từ 6 tháng trở lại đây thì có tới 4 lần thị trường tăng điểm sau đó.

Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2009

Điểm tin ngày 08/5/2009


1. TTCK Mỹ mất điểm
Cổ phiếu tài chính, viễn thông và công nghệ hạ mạnh. Cổ phiếu công nghệ hạ tới 3,2%. Cổ phiếu tài chính hạ 2,19%.
2. 10 ngân hàng lớn nhất cần thêm 74,6 tỷ USD
Theo đó, 10/19 ngân hàng lớn nhất của Mỹ cần thêm khoảng 74,6 tỷ USD. Không một ngân hàng nào trong danh sách này được cho phép sụp đổ.
3. Hà Nội: Náo loạn "chợ" OTC vì 42 tỷ đồng "đi lạc"Chủ tịch F
3. Chủ tịch FED tại New York từ chức để tránh xung đột lợi ích
Chủ tịch khu vực của FED được bổ nhiệm bởi Ngân hàng Trung ương không được phép sở hữu cổ phiếu của một tập đoàn ngân hàng.
4. Vn-Index có dấu hiệu đuối sức
Không còn ào ạt tăng với đa số lệnh mua mức trần, giá nhiều cổ phiếu sàn TP HCM hôm nay tuột dốc. Vn-Index chỉ nhích nhẹ 2,37 điểm trong khi HaSTC-Index quay đầu đi xuống.

Thứ Năm, 7 tháng 5, 2009

Điểm tin ngày 07/5/2009


1. Thị trường ngày 7/5 qua nhận định của các công ty chứng khoán
Nhận định: Những phiên điều chỉnh luôn là thời điểm gia nhập thị trường rất tốt trong giai đoạn uptrend, do đó chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư xem xét mua vào những mã cổ phiếu bluechips tại thời điểm này. Ngưỡng tiếp theo VN-Index có thể đạt tới là 400 điểm. Tại sàn Hà Nội, HASTC-Index đang có sự hỗ trợ tốt của đường SMA-200, và nhiều khả năng sẽ còn tích lũy 1,2 phiên sắp tới. Xu thế tăng giá vẫn được duy trì và ngưỡng điểm mà chỉ số này hướng đến là 157 điểm.
2. TTCK Mỹ cao nhất trong 4 tháng nhờ cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh
Thị trường kỳ vọng các ngân hàng Mỹ sẽ không cần quá nhiều vốn như dự đoán của các chuyên gia, giới chủ Mỹ sa thải số lượng nhân viên ít hơn so với dự báo.
3. Vì sao các "đại gia" ồ ạt xả hàng?
Thị trường vừa có dấu hiệu của một đợt tăng điểm mới, hoạt động bán ra của các cổ đông lớn - thường được giới đầu tư gọi nôm na là “đại gia” – đã tăng theo nhanh chóng, gợi mở nhiều suy nghĩ về xu hướng thị trường.
Tại sao thị trường đang tăng điểm mà các đại gia lại bán ra thay vì găm hàng chờ giá cao hơn? Phải chăng lòng tham của họ không thắng được nỗi sợ hãi?
Phải chăng những đối tượng này không có được niềm tin vững bền và sắt đá như các nhà đầu tư thông thường khác?
Hay tại họ đang quá bí tiền mặt để phục vụ công việc kinh doanh chính nên phải bán bớt dù vẫn còn đó niềm tin cháy bỏng vào một thị trường hồi phục thực sự?
Hay họ đang thực hiện chức năng truyền thống của các nhà tạo lập thị trường là cố tình bán ra để làm nguội bớt một thị trường đang tăng nóng, để rồi lại mua vào để nâng đỡ thị trường khi nó lao dốc, qua đó giữ vững một sân chơi bổ ích lâu dài cho họ và cho tất cả?
Có lẽ, diễn biến thị trường trong vài tuần tới, hoặc ít ra trong ít ngày nữa, mới có thể trả lời đích xác được những động thái bán ra đáng lưu ý nói trên.
Chỉ có một điều chắc chắn trong lúc này, dường như không ai nhanh tay bán bằng đại gia.
4. Bộ trưởng Tài chính Mỹ cho biết không có ngân hàng nào mất khả năng thanh toán
Bộ trưởng Tài chính Mỹ nhận xét tốc độ suy giảm của kinh tế Mỹ đang chậm lại dù bất ổn vẫn còn.
Vì vậy, thị trường chứng khoán có thêm lý do để tăng điểm. Kết quả thanh tra 19 ngân hàng Mỹ dự kiến sẽ cho thấy một nửa số ngân hàng Mỹ này cần phải tăng vốn.

Thứ Tư, 6 tháng 5, 2009

Điểm tin ngày 06/5/2009


1. 8 yếu tố để lạc quan về kinh tế Mỹ
8 yếu tố đáng để hi vọng về kinh tế Mỹ bao gồm: thị trường nhà đất, chứng khoán, lòng tin người tiêu dùng, số đơn đặt hàng, lợi nhuận doanh nghiệp, việc làm …
> Lãi suất Libor rơi xuống mức thấp kỷ lục trong 23 năm / Chính phủ Mỹ nhiều khả năng không hỗ trợ cho ngân hàng thiếu vốn / Ngành cờ bạc Mỹ kinh doanh tốt hơn trong quý 1/2009
Kinh tế Mỹ đã hồi phục hay mới chỉ suy giảm đến đáy? Gần đây Tổng thống Obama nói nhiều đến những “tia hy vọng” đầu tiên của nền kinh tế còn chủ tịch FED mượn hình ảnh “chồi non” để nói về triển vọng của nền kinh tế.
1. Thị trường nhà đất
Chính phủ công bố tổng số lượng nhà xây mới tháng 3/2009 giảm, tuy nhiên số nhà xây mới cho hộ gia đình tháng 3/2009 không thay đổi so với tháng 2/2009.
IHS Global Insight cho rằng việc xây mới nhà cho hộ gia đình sẽ ổn định và nhiều khả năng thị trường có thể đã qua đáy.
2. Thị trường chứng khoán
Chỉ số S&P 500 tăng 9,4% trong tháng 4/2009, mức tăng theo tháng lớn nhất tính từ tháng 3/2000. Chỉ số Wilshire 500 kết thúc tháng 4/2009 tăng 8.962,96 điểm, tăng 849,85 điểm tương đương 10,48%. Đây là mức tăng theo tháng lớn nhất của chỉ số này tính từ tháng 12/1991 khi chỉ số này tăng 10,72%.
3. Người dân tin tưởng vào nền kinh tế
Conference Board công bố chỉ số lòng tin người tiêu dùng Mỹ tháng 4/2009 tăng hơn 12 điểm lên mức 39,2 điểm. Chỉ số đo niềm tin của người tiêu dùng đối với nền kinh tế như vậy cải thiện vượt dự báo của các chuyên gia và là mức cao nhất tính từ đầu năm 2009.
4. Giá nhà đất cải thiện
Chỉ số S&P/Case-Shiller Home Price cho thấy dù giá nhà đất tại những thành phố lớn của Mỹ tiếp tục hạ trong tháng 1/2009, tuy nhiên lần đầu tiên trong 16 tháng, mức hạ của giá nhà đất không lập kỷ lục mới.
Đây là dấu hiệu cho thấy ít nhất thị trường nhà đất đã có một vài dấu hiệu ổn định.
Doanh số nhà chờ bán tháng 3/2009 tăng đến tháng thứ hai liên tiếp và cao hơn 1% so với 1 năm trước. Hiệp hội nhà đất Mỹ công bố doanh số nhà chờ bán tăng 3,2% trong tháng 3/2009.
5. Lợi nhuận doanh nghiệp
Tình hình lợi nhuận doanh nghiệp có phần đáng lạc quan. Tính đến hết tháng 4/2009, 341 trong tổng số 500 công ty thuộc chỉ số S&P 500 công bố kết quả kinh doanh, mức lợi nhuận nói chung thấp hơn 2% so với dự báo của các chuyên gia. Kết quả này được đánh giá không tốt cũng không hoàn toàn xấu và cho thấy tốc độ suy giảm đã chậm lại.
Công ty nhóm ngành tài chính công bố lợi nhuận cao vượt dự kiến. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng phát mất nhiều tháng mới đủ để khẳng định tình hình kinh doanh đã tốt hơn, mọi chuyện sẽ rõ ràng khi kết quả kinh doanh quý 4 được công bố.
6. Thị trường việc làm
Dù tỷ lệ thất nghiệp được dự báo sẽ còn tăng, người ta có lý do để hy vọng khi Bộ Lao Động Mỹ ngày 25/04 công bố số lượng người đăng ký thất nghiệp lần đầu tính theo tuần giảm 14 nghìn xuống 631 nghìn.
7. Số lượng đơn đặt hàng
Số lượng đơn đặt hàng bắt đầu tăng trở lại. Dù Viện quản lý nguồn cung thông báo lĩnh vực sản xuất tháng 4/2009 không tăng trưởng đến tháng 15 liên tiếp, số lượng đơn đặt hàng mới tăng 6% lên mức 47,2%, mức cao nhất từ tháng 8/2008.
8. Các ngân hàng lạc quan
Các ngân hàng đang tin tưởng lẫn nhau nhiều hơn. Ngày 05/05, mức lãi suất Libor đối với khoản vay liên ngân hàng rơi xuống dưới mức 1% lần đầu tiên trong 23 năm. Mức lãi suất này như vậy thấp hơn 1,16% so với 1 tháng trước và thấp hơn 2,51% so với 6 tháng trước.
Ông John Ewan, giám đốc Hiệp hội Ngân hàng Anh, nhận xét tính thanh khoản và niềm tin trong ngành ngân hàng đang ngày một tốt lên.
2. Khối lượng giao dịch vượt 2.000 tỷ đồng
Thị trường "rung lắc" mạnh khi các nhà đầu tư đẩy mạnh bán cổ phiếu penny stocks trong khi tranh mua mạnh bluechips. Khối ngoại mua vào khối lượng lớn cổ phiếu trên sàn.
3. Khối ngoại chớp thời cơ mua vào
Nhà đầu tư nước ngoài đã tận dụng cơ hội nhà đầu tư trong nước ồ ạt bán ra để mua vào một khối lượng rất lớn các cổ phiếu blue-chip.
Tại HoSE, tổng lượng mua vào của họ lên đến hơn 12 triệu đơn vị (trị giá 453 tỷ đồng). Chênh lệch khối lượng mua bán đạt 10,25 triệu đơn vị, tương đương 390 tỷ đồng. Đây là kỷ lục mới về lượng mua vào cũng như mua ròng trong một phiên của khối ngoại.
4. USD sẽ sụp đổ nếu Trung Quốc mất niềm tin
5. Chứng khoán Mỹ sẽ tiếp tục xu hướng tăng điểm
Nhiều nhà đầu tư tại Phố Wall đang rất hài lòng. Những chuyên gia phân tích kỹ thuật tin rằng việc thị trường hồi phục bắt đầu từ đầu tháng 3, và đẩy chứng khoán tăng 36% trong gần 2 tháng sẽ còn tiếp tục.
Các nhà phân tích dự đoán thị trường sẽ còn tăng 10% trước khi chững lại. Chỉ số công nghiệp Dow Jones sẽ ở mức 9.200 điểm dù mức này vẫn còn thấp hơn nhiều so với đỉnh cao 14.000 điểm vào hai năm trước.

Thứ Ba, 5 tháng 5, 2009

Điểm tin ngày 05/5/2009


Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett đang nói chuyện với một phóng viên trong cuộc họp cổ đông thường niên của tập đoàn Berkshire Hathaway tại Omaha, Nebraska, Mỹ hôm 2/5. Ông lạc quan nhận định, khủng hoảng tài chính đã bớt căng thẳng - Ảnh: Reuters/Daylife.
1. Sản xuất công nghiệp có dấu hiệu phục hồi
Tình hình sản xuất công nghiệp tháng 4 đã có dấu hiệu khả quan hơn so với tháng 2 và tháng 3.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Bùi Xuân Khu cho biết, giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành tháng 4 ước đạt 53,8 ngàn tỉ đồng, tăng 3,1% so với tháng 3 năm nay và tăng 5,4% so với tháng 4 năm ngoái.
Tính chung cả 4 tháng, mức tăng này là 4,4% và khu vực kinh tế ngoài nhà nước tiếp tục dẫn đầu với mức tăng 6,1% so với các khu vực còn lại.
Một số tỉnh, thành phố công nghiệp trọng điểm đã có sự tăng trưởng khá trở lại như Bà Rịa-Vũng Tàu (tăng 15,3%), Quảng Ninh (14,8%), Hải Phòng (8,3%), Đồng Nai (7,2%), TPHCM (5%).
2. Giá vàng bất ngờ tăng, giá dầu lên cao nhất trong 5 tháng
Giá dầu tăng 2,4%, chỉ số S&P 500 tăng trong phiên giao dịch đầu tuần sau khi Hiệp hội nhà đất Mỹ công bố số lượng người Mỹ ký kết hợp đồng mua nhà tăng đến tháng thứ 2 liên tiếp.
Giá dầu thô giao tháng 6/2009 tăng 1,27USD/thùng lên mức 54,47USD/thùng tại thị trường New York, mức giá đóng cửa cao nhất từ ngày 24/11/2008. Giá dầu tăng 22% trong năm 2009.
Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ đưa ra quyết định về lãi suất. USD rớt giá khoảng 1,2% so với euro.
Quyết định về lãi suất cơ bản đồng euro và kết quả thanh tra ngành ngân hàng sẽ là hai yếu tố chủ đạo quyết định biến động của giá vàng trong tuần này.
3. “Không nên đánh thuế theo giá trị nhà”
Dự thảo Luật Thuế nhà đất vừa được Bộ Tài chính hoàn chỉnh để trình Chính phủ trong thời gian tới. Theo đó, nhà ở sẽ chịu thuế lũy tiến từng phần theo giá tính thuế của nhà ở, tại mức khởi điểm chịu thuế là 600 triệu đồng.
4. Tín hiệu hồi phục từ thị trường bất động sản Mỹ
Lần đầu tiên trong gần một năm qua, số lượng các hợp đồng mua bán nhà đã qua sử dụng tại Mỹ tăng trở lại tháng thứ hai liên tiếp. Trong khi đó, chi tiêu cho xây dựng cũng chấm dứt chuỗi 6 tháng giảm liên tục. Đây là một tín hiệu khá tốt cho nền kinh tế Mỹ.
5. FED cho rằng suy thoái kinh tế Mỹ chấm dứt trong năm 2009
Số liệu về thị trường nhà đất và tình hình xây dựng Mỹ tốt có thể là chỉ báo cho thấy điểm đáy của thời kỳ suy thoái dài nhất từ Đại Suy Thoái đã qua.
Chủ tịch FED tại Ridchmond, ông Jeffery Lacker và chủ tịch FED tại Kansas, ông Thomas Hoeing nhận định suy thoái kinh tế Mỹ sẽ chấm dứt trong năm nay.
Hai chủ tịch trên đưa ra nhận xét trên dựa vào tín hiệu tốt về tiêu dùng Mỹ và tác dụng của những nỗ lực vực dậy kinh tế mạnh tay chưa từng có của chính phủ Mỹ.
6. “Thị trường chứng khoán Việt Nam mới chỉ ngoi lên mặt đất. Chúng ta mới chỉ quay lại thời điểm cuối năm 2008, khi VN-Index đóng cửa ở mức 315,62 điểm và tất cả còn đang ở phía trước.”
7. Tháng 4, thị trường tiền tệ ổn định, cho vay tăng
Tháng 4, tốc độ cho vay VND nhanh hơn tốc độ huy động. Lãi suất huy động VND tăng nhẹ, USD giảm.
8. Khối ngoại tăng 4 lần lượng mua vào
Phiên hôm nay, khối lượng giao dịch tại HoSE tăng gấp đôi phiên trước. Cùng với đó, lượng mua vào của nhà đầu tư nước ngoài cũng tăng gần 4 lần từ 717 nghìn lên 2,7 triệu đơn vị. Trong khi đó, lượng bán ra tiếp tục giảm xuống còn 606 nghìn đơn vị. Đây là lượng bán ra thấp nhất từ đầu tháng hai đến nay.
9. VN-Index vượt ngưỡng 350 điểm, Hastc bất ngờ bị "xả" vào cuối phiên
VN-Index tăng hơn 14 điểm, leo lên 351,32 điểm. Sàn Hà Nội bất ngờ điều chỉnh vào cuối phiên khi NĐT đẩy mạnh bán ra cổ phiếu penny stock cho dù trước đó tất cả đều tăng trần.
10. Tin xấu từ ngân hàng Mỹ, chứng khoán thế giới hụt hơi
10 trong số 19 ngân hàng Mỹ tham gia đợt sát hạch sẽ phải tăng vốn theo yêu cầu chính phủ. Thông tin rò rỉ này trở thành gáo nước làm nguội lạnh sức nóng vừa bùng lên trên các sàn chứng khoán thế giới.
Đợt sát hạch sức khỏe ngân hàng (bank stress test) sẽ có kết quả trong nay mai. Tuy nhiên, sáng 5/5, một nguồn tin thân cậy với quan chức Nhà Trắng cho hay, 10 trong số 19 ngân hàng thuộc diện kiểm tra sẽ thuộc diện kiểm soát để tăng vốn. Những trường hợp này đang đàm phán với cơ quan quản lý về lượng vốn mà họ cần. Thông tin trên vừa phát đi ngay lập tức dấy lên mối lo ngại kinh tế có thể suy thoái sâu hơn và kéo dài hơn dự báo.

Thứ Hai, 4 tháng 5, 2009

Điểm tin ngày 04/5/2009


1. STB - Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín: Ông John Law – đại diện phần vốn góp của Công ty Tài chính Quốc tế IFC đã không còn là thành viên HĐQT do đó Sacombank đề nghị thay đổi cam kết nắm giữ đối với 7,273,748 cổ phiếu STB thuộc sở hữu của IFC theo Nghị định 144/2003/NĐ-CP. Số cổ phiếu này sẽ chuyển từ cổ phiếu chuyển nhượng có điều kiện sang cổ phiếu tự do chuyển nhượng.
2. Thông tin tác động tới Phố Wall tuần này
Kết quả cuộc thanh tra vốn tại 19 ngân hàng lớn nhất nước Mỹ là một trong những thông tin được nhà đầu tư chờ đợi nhiều nhất trong tuần.
Thứ Hai (4/5)
Cục điều tra công bố số liệu về chi tiêu xây dựng, được dự báo sẽ giảm 1,4% sau khi giảm 0,9% trong tháng 2.
Hiệp hội bất động sản quốc gia công bố báo cáo doanh số nhà chờ bán. Các nhà kinh tế dự đoán doanh số tháng 3 vẫn ổn định sau khi bất ngờ tăng 2,1% trong tháng 2.
Công bố kết quả kinh doanh của hãng ty viễn thông Sprint Nextel.
Thứ Ba (5/5)
Công bố chỉ số ngành dịch vụ ISM. Chỉ số này được dự báo sẽ tăng từ 40,8 điểm trong tháng 3 lên 42 điểm trong tháng 4.
Trong cùng ngày, Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ cũng tới Washington để đưa ra nhận định về triển vọng kinh tế trước Ủy ban kinh tế chung của Quốc hội.
Công bố kết quả kinh doanh của Kraft Foods và Walt Disney.
Thứ Tư (6/5)
Báo cáo về tình hình việc làm của ADP trong tháng 4, là dấu hiệu báo trước báo cáo việc làm của chính phủ vào thứ Sáu. Dự đoán, các ông chủ Mỹ sẽ cắt giảm 643.000 lao động sau khi giảm 742.000 nhân viên trong tháng trước.
Ủy ban ngân hàng Thượng viện sẽ có buổi điều trần với những ngân hàng được cho là quá lớn để sụp đổ (too big to fail).
Báo cáo dự trữ dầu thô của nước Mỹ và số đơn xin vay cầm cố trong tuần cũng được công bố.
Công bố kết quả kinh doanh của Cisco, News Corp và Prudential.
Thứ Năm (7/5)
Công bố báo cáo đánh giá về sức khỏe của 19 ngân hàng lớn nhất ở Mỹ. Bộ Lao động Mỹ công bố báo cáo về số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu và FED công bố báo cáo tín dụng tiêu dùng trong tháng 3.
Công tình hình sản xuất tại Mỹ và chi phí lao động trong quý đầu tiên. Sản xuất dự kiến tăng 0,9% với sau khi giảm 0,4% trong quý cuối năm ngoái. Chi phí lao động cũng dự kiến tăng 2,5% so với mức tăng 5,7% vào cuối năm ngoái.
Ngân hàng Trung ương Anh và châu Âu sẽ công bố quyết định về lãi suất.
Bài phát biểu của chủ tịch FED Ben Bernanke.
Công bố kết quả kinh doanh của Unilever, CBS.
Thứ Sáu (8/5)
Báo cáo về tình hình việc làm trong tháng 4 của Bộ Lao động Mỹ. Số người thất nghiệp dự đoán sẽ ở mức 620.000 người so với 663.000 trong tháng trước. Tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng lên 8,9% từ mức 8,5% trong tháng 3.
Chỉ số dự trữ bán buôn trong tháng 3.
Kết quả kinh doanh của Toyota và Berkshire Hathaway.
3. Tuần này thị trường đi ngang
4. Kết quả kinh doanh quý 1 của các "trụ cột"
Trong số các cổ phiếu chủ chốt, chỉ có VNM, PVD và FPT là có lợi nhuận tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước.
5. Chứng khoán sẽ nổi sóng trong tháng 5
Báo cáo phân tích thị trường của phần lớn các công ty chứng khoán đều nhận định tháng 5, VN-Index sẽ nổi sóng tăng ngay từ những ngày đầu giao dịch trở lại.
6. Chờ đợi lịch sử sẽ lặp lại?
Năm 2009 liệu có giống năm 2007 khi các cổ phiếu tăng 50% sau kì nghỉ lễ? VN-Index phiên sáng ngày 04/05 tăng 15 điểm lên 336,64 điểm. Hastc-Index cũng tăng 5,64%.
7. Những người nghiện chứng khoán
Hàng ngày vẫn có hàng nghìn người ngồi đồng trên các “sòng” cổ phiếu, nhiều người trong số họ chưa từng thắng.
Có những nhà đầu tư thật "bình thường". Họ biết mình mắt kém tay chậm nên muốn làm mọi việc theo cách đơn giản nhất: chọn lựa kỹ vài ba cổ phiếu theo cách chọn hạt giống tốt nhất, gieo vào lòng mình một niềm tin rằng hoa trái sẽ bội thu nhưng cần qua tháng năm kiên nhẫn của người nông phu.
Có một thiểu số nhà đầu tư siêu đẳng, nhờ tài năng thiên bẩm trong việc ngửi thấy mùi tiền và nắm bắt cơ hội, họ không nhọc công chăm bón mà lướt qua mọi thứ hàng hóa tốt xấu nhưng vào đúng thời điểm có thể gặt hái lợi nhuận, họ sinh ra đã có số làm tỷ phú.
Một nhóm khác, là những người "tưởng bở" rằng mình trời sinh phúc phận, lại luôn gặp may nên không phải tính kỹ, họ cũng đánh đông đánh tây nhưng gặp phải doanh nghiệp trời ơi, luôn vào quá sớm hay ra quá muộn, thua lỗ và trở thành những con bạc bất đắc dĩ trên sàn chứng khoán.
Từ rất xa xưa, không rõ khi nào, những bậc trí thức đã bất đồng quan điểm về mỗi một chuyện rằng chứng khoán có phải là cờ bạc hay không. Cơ bản ai cũng thấy rằng, bản chất việc bỏ tiền mua chứng khoán khác nhiều so với tung tiền vào xới bạc, nhưng hẳn nhiều học giả phải bối rối khi có nhiều người mang danh nhà đầu tư chứng khoán nhưng “đánh” hoặc “chơi” chứng khoán như người ta cờ bạc, và kết quả cũng tương tự cờ bạc.
Chuyện cỏn con cũ rích trên lẽ ra chẳng có gì đáng tốn giấy bút nếu không xảy ra nhiều chuyện nhộn nhạo gần đây trên thị trường chứng khoán Việt Nam và cơn sốt đầu tư trên sàn vàng.
Chỉ trong tháng 4, khi nhiều người thắng tiền tỷ trên sàn chứng khoán chính thức thì cũng là lúc xảy ra một số vụ bể nợ (số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng) liên quan đến trò đặt cược cổ phiếu MB (Ngân hàng Quân đội), đến sàn giao dịch vàng và những nhà đầu tư chết đuối vì lướt ngược con sóng trên sàn chứng khoán chính thức. Những câu chuyện dưới đây nhiều người đã biết.
Từ một năm trở lại đây, nói đến thị trường cổ phiếu chưa niêm yết (OTC) có thể phải phân định thành 2 phần, nửa này là thị trường cổ phiếu MB và nửa kia là hàng nghìn cổ phiếu còn lại. Vốn dĩ cổ phiếu MB chẳng có gì kỳ lạ nếu không có chuyện tình cờ phát sinh trong lúc thị trường OTC lâm vào cảnh thoái trào đến bế tắc, một số môi giới đành nghĩ ra trò đặt cược vào giá cổ phiếu MB trong kỳ hạn: buổi chiều cùng ngày, ngày mai, tháng sau, 3 tháng nữa….
Đối tượng chính tham gia trò chơi này không ai khác chính là các môi giới OTC đang thất nghiệp. Và trò chơi sẽ không quá phấn khích nếu như người thắng kẻ thua không “xẻ thịt” nhau bằng tiền đặt cọc - đúng hơn là tiền đặt cược (thay vì giao dịch hàng thật, tiền thật). Quan sát giao dịch chuyển nhượng cổ phiếu thực tế trong các giao dịch trên chỉ chiếm khoảng 1/10.
Rắc rối lớn đã xảy ra khi ai cũng có thể làm môi giới OTC. Bà bán rau có thể bán khống (đặt cược giá xuống) một lượng cổ phiếu đến nửa triệu cổ phiếu MB giá 16.000 đồng mỗi cổ phiếu (giá trị thực tế khoảng 8 tỷ đồng), trong khi một chị hàng cá khác dám đánh lên một triệu cổ phiếu MB (đặt cược giá lên đến 16 tỷ đồng). Ban đầu ai cũng nghĩ trò chơi này an toàn, vì có thể chuyển phần cược cho người khác và chỉ mất số tiền nhỏ (thực tế, đa số môi giới tham gia cuộc chơi chỉ là lớp cò con). Nhưng do lòng tham (có thể chỉ đủ tiền mua 10.000 cổ phiếu nhưng đặt cược mua lớn gấp cả chục lần) và liên tục ngược kèo trong thời gian dài, hàng trăm người mất hết gia sản gây dựng mấy chục năm và lâm cảnh nợ nần.
Tháng 4 này, đi đôi với một sự thịnh vượng bất thường của thị trường chứng khoán Việt Nam cũng là lúc dư luận nhìn thấy một số vụ việc đáng suy nghĩ:
Một vụ bắt cóc tống tiền hơn 3 tỷ đồng xôn xao dư luận mấy ngày qua, thủ phạm là một tín đồ chứng khoán đang túng quẫn, môi giới của một công ty chứng khoán, lập kế bắt cóc một cô gái để tống tiền.
Một vụ bể nợ lên quan đến tên tuổi một nhân vật nữ nức tiếng trên sàn với số tiền có thể lên đến hàng chục tỷ đồng. Nguyên nhân dẫn đến chuyện này là do nhân vật chính đã mạnh tay bán khống hàng triệu cổ phiếu MB nhưng đi ngược sóng, sau đó tiếp tục vay tiền đánh tiếp và thua đến mức trốn nợ. Sự việc bước đầu ghi nhận một cơn chấn động trên sàn OTC với một số môi giới khác, đột nhiên ra đi với tin nhắn cho thân chủ rằng phải về quê thu xếp tiền trả nợ.
Điều đáng ngại nhất là các tên tuổi kể trên dường như không có bằng chứng cụ thể về giao dịch bằng tiền, hầu hết đều là lời hứa miệng hay qua tin nhắn điện thoại.
Hàng ngày vẫn có hàng nghìn người ngồi đồng trên các “sòng” cổ phiếu. Nhiều người trong số họ chưa từng thắng, hoặc kết quả chung cuộc chưa bao giờ thắng cũng ráng mua mua, bán bán theo các con sóng của thị trường. Mà sóng của thị trường thì khó đoán, rất nhiều nhà đầu tư bơi giỏi cũng đã và đang trả giá.
8. Chào bán thỏa thuận STB vượt biên độ, vì sao?
áng nay 04/05/2009, sàn chứng khoán HOSE mở cửa giao dịch trở lại sau 4 ngày nghỉ lễ. Tất cả 181 cổ phiếu đều tăng giá khiến chỉ số VN-Index tăng gần như kịch biên độ. Tuy nhiên, tâm điểm chú ý trên sàn là giá chào bán giao dịch thỏa thuận cổ phiếu STB trên bảng điện tử ở mức giá vượt biên độ tới gần 14%.
Theo bảng điện tử của HOSE, giá tham chiếu của mã STB ngày 04/05/2009 là 21.000 đồng, biên độ dao động từ 20.000 - 22.000 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, trên bảng điện tử giao dịch thỏa thuận lại thể hiện 2 lệch chào bán ở mức giá 25.000 đồng với khối lượng mỗi lệnh là 20.000 đơn vị. Thời gian nhập lệnh chào bán là 10:33:02 và 2 lệnh chào bán với giá 23.000 đồng cũng với khối lượng 20.000 cổ phiếu mỗi lệnh.
Theo quy định hiện hành, việc giao dich chứng khoán niêm yết phải được tiến hành trong biên độ giao dịch công bố. Như vậy, việc HOSE cho phép chào bán thỏa thuận cổ phiếu STB ở mức giá 25.000 đồng, vượt 13,6% so với trần biên độ là một điều khó hiểu đối với nhà đầu tư.
Trao đổi với ĐTCK-online, ông Nguyễn Sơn, Trưởng Ban Phát triển thị trường - UBCKNN cho rằng, có khả năng bảng điện tử hiển thị sai, hoặc công ty chứng khoán nhập lệnh sai. Ông Sơn khẳng định, việc giao dịch thỏa thuận cổ phiếu niêm yết phải nằm trong biên độ dao động là 5% trên HOSE.
9. Ẩn số chứng khoán tháng 5
Trong 4 tháng đầu năm 2009, TTCKVN đã có hai tháng khởi sắc đầy bất ngờ, khó lý giải từ những số liệu vĩ mô. Ảnh hưởng của diễn biến trên thị trường quốc tế được xem là nguyên nhân chính. Tuy nhiên, một số báo cáo phân tích vĩ mô vừa công bố cho thấy vẫn có cơ sở lạc quan trong dài hạn.
10. Năm 2012, Internet toàn cầu sẽ tê liệt
Cơ quan phân tích "Nemertes" của Anh cảnh báo đến năm 2012, số người dùng Inernet sẽ tăng đến mức không còn đủ sức đảm bảo hoạt động bình thường và sẽ liên tục ở trong tình trạng nghẽn mạch.