Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2009

Hội Đồng Vàng Thế Giới nhận định vàng sẽ tăng mạnh( 31/7/2009 )


Hôm qua Jason Toussaint, Giám đốc điều hành của Ủy ban vàng thế giới (World Gold Council) cho biết, vàng sẽ tăng trở lại mức $1,000 khi sản lượng khai thác giảm và nhu cầu vàng trang sức phục hồi trở lại.

Jason Toussaint nói “Sản lượng khai thác vàng giảm trung bình 4% đển 5% mỗi năm sau khi đạt đỉnh năm 2001. Cho dù nhu cầu vàng không tăng thì giá cũng vẫn tăng”.

Vàng thông thường là sản phẩm đầu tư an toàn, phòng chống khủng hoảng hay lạm phát. Trong năm nay giá vàng đã tăng 5.7% với mức giá cao nhất đạt được là trên $1,000 vào tháng Hai.

Jason Toussaint nói: “Các nhà đầu tư nên tiếp tục chú ý đến vàng trong danh mục đầu tư để phòng chống lạm phát. Hiên tại chỉ có 3% đến 5% trong danh mục đầu tư của các quỹ đầu tư liên quan đến vàng.”

Thứ Ba, 21 tháng 7, 2009

Dự báo giá vàng sẽ tăng trong khoảng thời gian còn lại của năm

Chuyên gia kinh tế thuộc Barclays Capital trong phân tích mới nhất nhận xét yếu tố kinh tế vĩ mô tích cực, nhu cầu vàng yếu cho đến nay đã đặt giá vàng vào nhiều áp lực. Barclays dù vậy vẫn dự báo giá vàng sẽ tăng trong khoảng thời gian còn lại của năm.
Barclays dự báo giá vàng giao ngay đứng ở mức trung bình 940USD/ounce trong năm 2009 và ở mức 970USD/ounce trong năm 2010.

Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2009

Lạm phát cao có thể quay lại ngay trong năm 2009

"Xu hướng tăng nhanh trong 3 tháng quý 2/2009 một mặt thể hiện sự hồi phục đáng kể của nền kinh tế, mặt khác cũng cho thấy dấu hiệu gia tăng mạnh dần các tác động của chính sách nới lỏng tiền tệ trong khuôn khổ các gói kích cầu của Việt Nam"- ông Phong nói.
Ông Phong cảnh báo, độ trễ của các chính sách tiền tệ thường từ 3 - 6 tháng nên rất có khả năng chỉ số giá (CPI) tăng mạnh vào những tháng cuối năm.
Lượng tiền đưa vào lưu thông lớn khiến nguy cơ lạm phát tăng lên.
Cũng có cách nhìn nhận như vậy, ông Nguyễn Đức Thắng, Phó Vụ trưởng Vụ Thương mại Dịch vụ và giá cả (Tổng cục Thống kê), cho rằng, thực hiện kích cầu, một lượng tiền lớn được đưa ra trong những tháng gần đây và những tháng tiếp theo sẽ làm giá cả tăng lên.
Thực tế việc nới lỏng chính sách tiền tệ và kích cầu đầu tư tiêu dùng đã góp phần làm cho tín dụng tăng trở lại khá nhanh.
Số liệu thống kê cho thấy, đầu năm 2009, Chính phủ đề ra mức tăng trưởng tín dụng là 21 - 23%, nhưng để ngăn chặn suy giảm kinh tế đã chấp nhận đề xuất của Ngân hàng Nhà nước nâng lên tối đa 30%.
Gần đây, nền kinh tế đã có dấu hiệu hồi phục, nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp tăng lên, các ngân hàng có thời cơ tăng tín dụng. Tuy nhiên, khi tín dụng tăng lên đột ngột cũng chính là thời điểm nguy cơ rủi ro tín dụng rất cao.
Do vậy, các ngân hàng cần kiểm soát chặt chẽ mức tăng trưởng tín dụng cho phù hợp với mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
Ông Thắng cảnh báo, sự nới lỏng là cần thiết, nhưng cần có sự kiểm soát chất lượng chặt chẽ, điều hành thận trọng theo diễn biến giá cả thị trường trong nước và thế giới, để chủ động ngăn chặn lạm phát quay trở lại.
Theo bà Phan Thanh Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính-Tiền tệ (Bộ KH-ĐT), tín dụng tăng trưởng đến 17% trong 6 tháng đầu năm là kết quả của chính sách hỗ trợ lãi suất. Chính sách này sẽ còn tiếp tục đến hết năm 2009 và trong năm tiếp theo.
"Với tác động độ trễ của tiền cung ứng khoảng 6 tháng, nếu không có biện pháp hút tiền về trong những tháng sắp tới thì tác động tăng mạnh lạm phát sẽ diễn ra ngay trong năm 2009 chứ không phải chờ đến 2010"- bà Hà phân tích.
Một kịch bản đáng ngại hơn được ông Nguyễn Minh Phong cảnh báo, xu hướng gia tăng các tác động độ trễ và trái chiều của các chính sách kích cầu trong nước và quốc tế, sự hồi phục của kinh tế thế giới khiến cho CPI có thể chạm ngưỡng hai con số và tối đa lên đến 13 - 15% so với cùng kỳ 2008.
Để tránh tái lạm phát, đảm bảo hiệu quả từ nguồn tiền kích cầu, Phó Giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Thường Lạng (Đại học Kinh tế Quốc dân) đề xuất, ngay từ bây giờ, cần rà soát lại việc thực hiện, thẩm định hiệu quả các dự án sử dụng gói kích cầu nhằm thúc đẩy sản xuất, tạo việc làm cho người dân mang lại những hiệu ứng tích cực giải hạn, tránh tình trạng thất thoát gói kích cầu sẽ tạo hiệu ứng không lớn đối với DN và tác động tiêu cực cho nền kinh tế
Tiến sỹ Vũ Đình Ánh - Viện phó Viện Nghiên cứu Khoa học thị trường giá cả cũng cho rằng, hiện có những ý kiến cho rằng, vòng xoáy tăng giá những nguyên liệu cơ bản như xăng, dầu... nhất là hệ quả trực tiếp của nới lỏng chính sách tiền tệ liên quan đến gói kích cầu 8 - 9 tỷ USD, khiến thâm hụt ngân sách đến 8%, nợ xấu ngân hàng thương mại tăng lên, bất ổn trên thị trường tỷ giá.
Đó thực sự là gánh nặng dồn lên giá cả cuối năm.

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2009

Vàng!


1. Warren Buffett: Kinh tế Mỹ cần thêm một liều Viagra
Tỷ phú Warren Buffett ví gói kích cầu thứ nhất của Chính phủ Obama với việc dùng một nửa viên Viagra cùng một nắm kẹo - cách làm phân tán và nửa vời.
2. Vàng leo lên khi giá sản xuất tăng cao làm hiển thị nguy cơ lạm phát
Điểm qua yếu tố sức cung của vàng cho thấy nguồn cung từ Nam Phi đang gặp vấn đề về nhân công lao động mâu thuẫn với giới chủ làm ảnh hưởng đến việc khai thác. Các quan chức của nước này cho rằng nhiều khả năng không tránh khỏi một làn sóng đình công đang sắp diễn ra. Nguồn cung vàng gặp trục trặc cũng có khả năng đẩy vàng tăng giá.
Chỉ số giá sản xuất của Mỹ tăng vọt làm cho lo ngại lạm phát sớm quay trở lại đã làm vàng toả sáng.
3. Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc vượt 2 nghìn tỷ USD
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đang hết sức lo lắng về số trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ với tổng giá trị 763,5 tỷ USD, ông lo ngại số trái phiếu này sẽ mất giá trị bởi Mỹ đang bán lượng nợ kỷ lục để có tiền cho các kế hoạch cứu kinh tế.
Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc như vậy đã tăng gấp đôi trong 2 năm rưỡi bởi thương mại phát triển bơm lượng tiền lớn vào kinh tế Trung Quốc, nhiều người cho rằng Trung Quốc đang cố gắng duy trì đồng nhân dân tệ ở mức thấp giả tạo để hỗ trợ xuất khẩu.
Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc như vậy gấp đôi so với Nhật và chiếm 29% tổng dự trữ ngoại tệ toàn thế giới.

Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2009

Giá vàng vẫn có nguy cơ giảm sâu hơn( 10/7/2009 )


1. Vàng hồi phục trong phiên giao dịch hôm do USD mất giá nhưng giá vàng được nhận định có thể sẽ còn giảm sâu hơn do chưa xuất hiện dấu hiệu lạm phát.
James Moore, chuyên gia phân tích ở TheBullionDesk.com nhận xét: “Hôm qua vàng tăng do USD yếu nhưng vẫn có nguy cơ giảm trong ngắn hạn. Chúng tôi cho rằng vàng sẽ tìm thấy ngưỡng hỗ trợ mạnh hơn bên dưới vùng 900.”
Các chuyên gia ở AUM Capital Market Pvt. Ltd cũng nhận định: Vàng có thể sẽ giảm vể ngưỡng 880 USD trong khoảng 5 đến 7 phiên nữa.
Tom Pawlicki nói: “Tình trạng kinh tế hiện tại vẫn có thể tác động không tốt đến nhu cầu vàng. Giá vàng có khả năng sẽ giảm xuống dưới 900 USD trước áp lực từ các yếu tố kỹ thuật và lo ngại về triển vọng kinh tế. Ngưỡng hỗ trợ 915 bị phá vỡ gần đây là dấu hiệu cho thấy vàng sẽ có xu hướng giảm về ngưỡng 865 trong ngắn hạn.”
2. Philip Klapwijk, chủ tịch của công ty tư vấn kim loại GFMS nhận định: Với nguồn cung đang tăng trong khi cầu lại giảm, vàng có thể sẽ giảm xuống dưới 900 USD trong mùa hè này trước khi quay đầu hồi phục vào cuối năm.
Trong buổi lễ công bố kết quả khảo sát giá vàng hằng năm trong ấn bản thứ 13 viết bằng tiếng Trung Quốc tại Bắc Kinh hôm qua chủ tịch của GFMS cho rằng: “Giá vàng có thể giảm xa hơn một chút nữa so với mức cao hồi tháng Hai do nhu cầu trang sức yếu và nguồn cung vàng đã qua sử dụng lớn. Tuy nhiên chúng tôi tin rằng cuộc chơi vàng còn rất lâu nữa mới kết thúc đối với các nhà đầu tư. Giá vàng trong những tháng tới có thể dễ dàng quay trở lại mốc 1.000 USD và thậm chí còn có thể đạt được kỷ lục giá mới vào cuối năm nay.”

Thứ Năm, 9 tháng 7, 2009

SPDR bán vàng ra mạnh( 9/7/2009 )


Trong phiên giao dịch hôm qua quỹ ETF lớn nhất thế giới SPDR đã bán ra 10.38 tấn vàng, giảm lượng nắm giữ của quĩ xuống còn 1,109.81 tấn.
Việc SPDR Gold Trust bán ra cho thấy nhu cầu đầu tư vàng tiếp tục yếu đi và điều này có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý các nhà đầu tư khác trên thị trường trong ngắn hạn

Thứ Ba, 7 tháng 7, 2009

Mỹ: Sau khủng hoảng kinh tế sẽ đến khủng hoảng nợ

Lần đầu tiên nước Mỹ mắc nợ là khi họ phải chi tiền cho Cuộc chiến giành độc lập của 13 bang Hoa Kỳ. Từ đó đến nay, tổng số nợ của Mỹ đã lên mức 11,5 nghìn tỷ USD tương đương mỗi người Mỹ đang mang trên mình số nợ 37 nghìn USD.

Phân tích giá Gold


1. Trong ngắn hạn vàng có xu hướng tăng nhưng không mạnh, có thể bị giới hạn tại 962, điểm 61,8% của ngưỡng giá từ 992- 913,2. Tuy nhiên nếu tụt khỏi ngưỡng 913,2 vàng sẽ có xu hướng giảm về 865.
Trong trung hạn xu hướng giảm từ 992,1 vẫn chưa hoàn thành. Một khi phá vỡ ngưỡng hỗ trợ fibo 913,9 vàng sẽ có thể thử ngưỡng hỗ trợ 865 trước khi hoàn thành giai đoạn củng cố. Tuy nhiên xu hướng giảm được kỳ vọng sẽ có giới hạn ở ngưỡng hỗ trợ cụm 801,5 và sau đó sẽ tăng trở lại. Ngược lại nếu vượt được ngưỡng 992,1 sẽ là dấu hiệu cho thấy vàng đã nối lại xu hướng tăng và có khả năng sẽ thử lại ngưỡng 1007,7- 1033,9.
Trong dài hạn vàng có xu hướng tăng với mục tiêu là vùng giá 1.033 và tiếp đến là 1160. Cần lưu ý rằng nếu phá vỡ ngưỡng hỗ trợ cụm tại 801,5 sẽ là dấu hiệu cho thấy trạng thái củng cố từ 1.033,9 vẫn chưa hoàn thành và do đó xu hướng tăng tạm thời dừng lại.
2. Một cuộc khảo sát mới được công bố của Bloomberg cho thấy có 58% (18/31) số nhà đầu tư và chuyên gia phân tích được khảo sát tin tưởng giá vàng sẽ gia tăng.
Tom Pawlicki, một chuyên gia phân tích của công ty toàn cầu MF cho biết ông kỳ vọng giá vàng sẽ gia tăng trong những tháng tới do mối lo ngại tiếp tục tồn tại về đồng đô la. Ông viết: “Tôi cho rằng đồng đô la sẽ yếu đi, điều này làm lực mua vàng mạnh lên”.
Giá vàng đã từng thử vượt qua mức cản tâm lý tại 1.000 USD/ ounce như nó đã từng làm trong tháng 2, nhưng các chuyên gia phân tích cho biết mức 2.000 USD/ ounce có thể là mục tiêu kế tiếp khi giá vàng đã vượt được mức cản tâm lý nói trên.
Các chuyên gia của Full Circle nhận định: “Thất bại trong việc vượt qua mức 1.000 gần đây nói chung sẽ dẫn đến một đợt biến động giá lớn hơn. Trong lịch sử, khi một mức kháng cự được giữ càng lâu, giá sẽ càng biến động mạnh khi vượt qua nó. Trong những tháng tới, chúng tôi cho rằng giá vàng có thể sẽ tăng lên mức 2.000 USD/ ounce”.
3. Trung Quốc có khả năng tăng dự trữ vàng
Nếu theo như lời khuyên của những nhà công nghiệp hàng đồng Trung Quốc thì giá vàng sẽ vọt lên trong nay mai.
Theo các bản tin mới nhất, một số nhà công nghiệp đã cho Trung Quốc biết rằng đất nước này nên tăng dự trữ vàng nhằm đa dạng hóa nguồn dự trữ.
Trung Quốc nên tăng dự trữ vàng theo lời của Trương Bình Nam, phó chủ tịch và là tổng thư ký Hiệp hội Vàng Trung Quốc. Cả chính phủ và cá nhân đều nên tăng dự trữ vàng.Trong tháng 5, Trung Quốc cho biết họ đã tăng 454 tấn dự trữ vàng lên 1,054 tấn, lần đầu tiên họ công bố trong 6 năm.
Trung Quốc trở thành nước giữ vàng lớn thứ 3 trên thế giới, sau Mỹ, Đức, Pháp và Italy. Tuy nhiên, lượng vàng trong kho của Trung Quốc vẫn ít hơn 2% so với tổng lượng dữ trữ ngoại tệ dựa trên giá vàng là $930/oz. Ông Trương cho biết lượng vàng Trung Quốc bán có khả năng tăng trong năm nay nhưng lại từ chối đưa ra con số cụ thể.
Đây là những gì Fortis Metals Monthly gần đây nói về việc Trung Quốc cần phải tăng lượng vàng dự trữ:
“Trung Quốc cần phải có được gần 7 lần số vàng hiện họ đang có, khoảng 7,500 tấn. Để bằng với lượng vàng trung bình của thế giới tính theo gram/vốn, Trung Quốc chỉ cần gần 6 lần, khoảng 6,000 tấn. Trong khi đó, để bằng với lượng vàng trung bình của thế giới tính theo GDP, Trung Quốc chỉ cần một lượng nhỏ hơn, khoảng 2,100 tấn đến 2,400 tấn.
Một điều không hề hiển nhiên là cách tính toán nào trong những cách này mang lại hiệu quả cao nhất. Để đánh giá lượng vàng của Trung Quốc dưới góc độ phần trăm dự trữ ngoại tệ, có thể Trung Quốc không có quá ít vàng, nhưng cũng không có quá nhiều ngoại tệ. Phương thức đo tính trên vốn không thể hiện nhiều về mặt giàu có của một quốc gia.
Tuy vậy, dù dư luận có chấp nhận điều này thì vẫn còn câu hỏi đặt ra là liệu lượng vàng trung bình của thế giới là đúng hay sai. Sau cùng, lượng vàng bán ra của nhiều nước vẫn cao hơn lượng mua tính từ những năm 1960 và dù có vẻ như lượng bán đang giảm dần thì Mỹ và Châu Âu vẫn có nhiều vàng hơn ước tính. Dự trữ vàng của Bộ tài Chính các nước đang đi ngược lại bản năng tự tôn của nhiều nước trên thế giới tính từ cuối những năm 1970.
Có thể là một cách tính khác là phần trăm tổng lượng vàng trên thế giới thuộc dự trữ của các ngân hàng trung ương. Lượng này đã giảm tính từ giữa những năm 1960 không chỉ vì xu hướng chung là bỏ bớt dự trữ vàng mà còn vì sản lượng của các mỏ vàng tiếp tục tăng lên. Hiện tại, gần 20% lượng vàng trên thế giới thuộc sở hữu của các viện chính thức, một con số đáng kể nhưng đã giảm mạnh, trong khi hơn 1 nửa số còn lại thuộc sở hữu của các quốc gia.
Tuy vậy, chúng ta cũng có thể đánh giá chưa đủ tầm quan trọng của lĩnh vực quốc gia đối với vàng khi những tổ chức giữ vàng tư nhân giữ một lượng khá lớn, ngoài ra còn có tài sản tài chính như điện năng hoặc trang sức có giá trị cao từ phương tây. Nếu xem xét khoản nợ Trái phiếu của Mỹ thì khoảng 30% thuộc sở hữu của các chính phủ nước ngoài, không khác nhiều so với lượng đầu tư hoặc gần đầu tư vàng của các ngân hàng trung ương.
4. Chuyên gia nhận định
Nhận định tuần này, 31 nhà đầu tư và chuyên gia phân tích (chiếm 58%) cho rằng vàng miếng sẽ tăng trong tuần này, 4 người dự đoán giảm trong khi 5 người còn lại cho rằng giá vàng sẽ đi ngang(Hix! tính toán kiểu nhà báo).

Thứ Hai, 6 tháng 7, 2009

G8 không muốn thay đổi đồng tiền dự trữ chính

Nhóm các nước công nghiệp phát triển G8 cho thấy các nước này không thể hiện sự hào hứng với ý tưởng của Trung Quốc về thay đổi đồng tiền dự trữ chính – đồng USD.
Cụ thể, nội bộ G8 đồng thuận hiện tại chưa phải thời điểm để thử nghiệm về một đồng tiền dự trữ mới, dù điều đó có hứa hẹn mang lại nhiều ích lợi như thế nào.

Đầu tuần này, Trung Quốc đã cho biết sẽ đưa vấn đề thay thế USD trong vai trò đồng tiền dự trữ của thế giới tại hội nghị thượng đỉnh G8 tổ chức tại Ý.

Vấn đề thay đồi đồng tiền dự trữ của thế giới được đưa ra chủ yếu bởi các nước mới nổi lớn trên thế giới, các nước này cho rằng cần có một đồng tiền dự trữ mới để phản ảnh đúng sự chuyển dời về sức mạnh kinh tế trong nền kinh tế toàn cầu hoá.

Trung Quốc là nước tuyên bố và kêu gọi nhiều nhất về vấn đề này. Trung Quốc nắm số nợ của chính phủ Mỹ nhiều hơn bất kỳ nước nào khác trên thế giới và cho đến nay đã thể hiện lo ngại rằng các kế hoạch kích thích kinh tế của chính phủ Mỹ sẽ khiến lạm phát tăng cao, ảnh hưởng đến dự trữ được định giá bằng USD của Trung Quốc.

Ấn Độ mới đây cũng đã lên tiếng kêu gọi về đưa ra đồng tiền dự trữ mới của thế giới.

Ông Suresh Tendulkar, tư vấn kinh tế của Thủ tướng Manmohan Singh, đang hối thúc chính phủ đưa ra chính sách đa dạng hoá dự trữ ngoại tệ trị giá 264,6 tỷ USD và nắm giữ ít đô là hơn.

Ông cho biết: “Phần lớn dự trữ ngoại tệ của Ấn Độ là USD – đó là vấn đề lớn đối với chúng tôi.”

Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2009

Tương lai u ám của đồng USD


Khi nguồn cung USD tràn ngập thị trường và sức hấp dẫn của các loại hình đầu tư khác tăng lên, sức hấp dẫn của USD không còn nữa.
Từ đầu tháng 3/2009 đến nay, USD đã hạ giá 11% so với euro và 17% so với đồng bảng Anh, những nhà đầu tư đã từng tìm đến USD như một công cụ đầu tư an toàn trong thời kỳ tệ nhất của khủng hoảng kinh tế nay đang tìm đến đầu tư vào các loại tài sản khác.
Thị trường hiện nay lo ngại nhiều về việc ngân sách Mỹ thâm hụt mạnh và phía Trung Quốc liên tục kêu gọi thế giới cần có một loại tiền tệ dự trữ mới. Nhiều khả năng USD sẽ phải chịu rất nhiều áp lực.
Ông Simon Derrick, trưởng bộ phận nghiên cứu tiền tệ tại Bank of New York Mellon - một trong 19 ngân hàng lớn nhất của Mỹ, cho rằng USD sẽ tiếp tục hạ giá.
Đó là một dự đoán ngược lại với diễn biến tăng giá ngắn ngủi gần đây của đồng USD. Xét đến các yếu tố về kinh tế, USD tăng giá khoảng 25% so với euro trong khoảng thời gian 8 tháng kết thúc vào tháng 3/2009. USD trở nên hấp dẫn hơn so với các loại tiền tệ khác. Tuy nhiên ông Derrick cho rằng yếu tố đó đang thay đổi.
Sự lạc quan đối với nhiều loại hình tài sản khác đang tăng lên. Thị trường chứng khoán toàn cầu, đặc biệt là thị trường chứng khoán các nước mới nổi đã tăng điểm mạnh trong những tháng gần đây. Chỉ số Shanghai Composite đã tăng 63% trong năm nay.
Yếu tố khác gây áp lực lên đồng USD: sự lo ngại về thâm hụt ngân sách của Mỹ. Mức thâm hụt ngân sách của Mỹ có thể lên tới 1,85 nghìn tỷ USD trong năm nay, mức này tương đương 13% GDP – một mức cao chưa từng có tình từ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai. FED sẽ buộc phải in thêm tiền, nguồn cung USD vì thế sẽ tràn ngập thị trường.
Dù Ngân hàng Trung ương Mỹ ngày 24/06 mới đây cho biết họ không có kế hoạch mở rộng mua trái phiếu thế chấp ra ngoài kế hoạch 1,2 nghìn tỷ USD đã công bố vào tháng 3/2009, tuy nhiên không phải ai cũng tin vào điều này.
Ông Derrick tuyên bố: “Người ta thường lo lắng rằng sự tăng điểm vừa qua của thị trường chứng khoán chỉ diễn ra trong ngắn hạn và thời kỳ còn lại của năm vẫn hết sức khó khăn, chương trình chi tiêu tài khoá thứ hai sẽ được áp dụng.”
USD đương đầu với nhiều thách thức trong dài hạn và các đối trọng lớn trên thị trường nắm rõ điều này. Tháng 3/2009, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên đã kêu gọi về việc nên có một đồng tiền dự trữ mới của thế giới, mới đây trong bản báo cáo về ổn định tài chính từ Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, quan điểm này lại được nhắc lại.
Lời kêu gọi này của Trung Quốc đã khiến USD tiếp tục hạ giá so với các loại tiền tệ lớn khác. Ảnh hưởng đã lớn hơn kêu gọi của ông Chu, 2/3 trong số dự trữ ngoại tệ là đồng USD, USD càng mất giá, giá trị dự trữ tiền do Trung Quốc sở hữu càng giảm.
Trên thực tế, tính đến cuối năm 2008, 64% dự trữ tiền tệ của thế giới là USD, khi USD vẫn chiếm vị thế chủ đạo như vậy, việc chuyển sang một loại tiền tệ mới sẽ chỉ tiêu tốn thời gian và hết sức phức tạp.
Khi Trung Quốc nắm giữ quá nhiều USD như vậy, việc bán ra dù chỉ một phần nhỏ sẽ khiến giá trị đồng tiền ngày một giảm.
Thế nhưng bất chấp tất cả các yếu tố trên, quan điểm kêu gọi một đồng tiền dự trữ mới của thế giới không thể làm thay đổi sự ưa thích đối với USD. Chuyên gia thuộc ngân hàng HSBC trong thư gửi cho khách hàng vào tháng 5/2009 có đoạn viết “việc kêu gọi thay thế USD là gợi ý hoàn toàn không hợp lý” và rằng “vị thế chủ đạo của USD trong vai trò đồng tiền dự trữ của thế giới không có nghĩa USD sẽ giữ được giá trị”. Giống như ông Derrick, ngân hàng HSBC cũng cho rằng USD sẽ tiếp tục trượt giá những tháng tới.

Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2009

điểm tin ngày 04/7/2009


1. Nếu IMF bán vàng ra thì Ấn Độ và Trung Quốc sẽ làm gì?
Ấn Độ đang sửa soạn nhập khẩu 600 tấn vàng trong năm tài khóa 2009-2010 và Trung Quốc thì đang dầy công tích luỹ ngân khố của mình với khối lượng lớn kim loại vàng lên tới 80 tỷ đô la trong năm nay.
Tính ra, 600 tấn vàng nhập khẩu dự tính của Ấn Độ chiếm tới 25% lượng vàng xuất ra của toàn thế giới trong vòng một năm. Trung Quốc cũng “bày tỏ tình yêu với kim loại vàng” và điều này sẽ giữ cho nhu cầu mua vàng vẫn ở mức cao. Những dữ kiện trên cho thấy 400 tấn vàng của IMF chẳng phải là điều gì đáng lo ngại đối với giá vàng.
Cũng có nghĩa là, bất chấp IMF có bán vàng ra thì lượng bán này sẽ gặp một lượng lớn nhu cầu tiêu thụ vàng đáp ứng. Vả lại, nếu vàng chứng kiến một sức cầu lớn, các mỏ vàng sẽ được hưởng lợi bởi cổ phiếu của họ sẽ tăng cao bởi luồng tiền sẽ đổ vào cổ phiếu của họ. Luồng tiền này sẽ kích thích giá cổ phiếu của những công ty liên quan đến vàng và thế giới sẽ lại bắt đầu một cuộc chạy đua với kim loại vàng.

Thứ Năm, 2 tháng 7, 2009

Điểm tin ngày 02/7/2009


1. Vàng tăng mạnh bất chấp thông tin kinh tế khả quan
Trái ngược với phiên giao dịch New York hôm qua, giá vàng hôm nay hồi phục trở lại khi đồng đô la bất ngờ sụt giá so với đồng eur sau khi bảng lương phi nông nghiệp được công bố. Vàng lại hấp dẫn trở lại như một khoản đầu tư trong danh mục của bất cứ nhà đầu tư nào.
2. Bản tin vàng buổi sáng( 2/7/2009 )
Vàng tăng ở mức mạnh nhất trong vòng một tuần qua do USD suy yếu, đẩy nhu cầu vàng mạnh lên với vai trò là kênh đầu tư thay thế.
USD giảm khoảng 1,1% so với EUR sau khi báo cáo từ công ty Automatic Data Processing cho thấy các công ty Mỹ đã cắt giảm khoảng 473.000 lao động trong tháng trước, lớn hơn mức dự báo. Vàng thường có xu hướng thay đổi ngược chiều với USD.
Vàng giao tháng Tám tăng 13,9 USD, tương đương 1,5% lên mức 941,3 USD tại Comex. Vàng giao ngay tăng 14,16 USD, tương đương 1,5% lên 940,76 USD.
Ngày 2 tháng Bảy Bộ Lao Động Mỹ sẽ công bố bản báo cáo về con số việc làm trong tháng Sáu. Chính phủ và hầu hết các thị trường tại Mỹ sẽ nghỉ làm vào ngày 3 tháng Bảy, bù cho kỳ nghỉ kỳ nghỉ lễ quốc khánh vào thứ Bảy, 4 tháng Bảy.
Hans Goetti ở LGT Bank, Singapore cho rằng: “Trong ngắn hạn vàng sẽ vẫn gặp nhiều lực cản quanh vùng giá 1.000 USD. Vàng có thể tiếp tục tiến đến vùng giá 1.000 USD nhưng sau đó sẽ quay đầu giảm do IMF cũng như các ngân hàng trung ương sẽ bán vàng ra.”
Dự trữ vàng ở SPDR vẫn giữ nguyên con số 1.120,55 tấn trong phiên giao dịch ngày hôm qua.
3. Trung Quốc chính thức cho phép dùng nhân dân tệ trong thương mại quốc tế
Theo thông tin từ website của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, bắt đầu từ ngày hôm nay, Ngân hàng Trung ương khuyến khích các ngân hàng nội địa cung cấp dịch vụ giao dịch đồng nhân dân tệ. Các cơ quan thuế sẽ làm việc để đưa ra chính sách hỗ trợ thuế cụ thể.
Trung Quốc đang đẩy mạnh việc sử dụng nhân dân tệ trong thương mại và tài chính quốc tế sau khi Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo thể hiện sự lo ngại rằng đồng USD yếu sẽ khiến Trung Quốc thiệt hại bởi nước này đang nắm giữ nhiều tài sản đô la.
Đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày hôm nay thể hiện hy vọng rằng đồng USD sẽ sớm ổn định trở lại, dù vậy ông vẫn kêu gọi về sự đa dạng trong hệ thống tiền tệ quốc tế.
4. Thuỵ Điển hạ lãi suất xuống thấp kỷ lục, dành 13 tỷ USD cứu ngân hàng
Ngân hàng Trung ương Thuỵ Điển cung cấp khoản hỗ trợ 13 tỷ USD với mức lãi suất cố định, khoản hỗ trợ có thời hạn 12 tháng.
Đà đi xuống của ngành sản xuất Thuỵ Điển kéo dài 11 tháng bất ngờ chấm dứt vào tháng 6/2009 khi các công ty bất ngờ mở rộng sản xuất trở lại khi nhu cầu xuất khẩu tăng trưởng trở lại. Doanh số bán lẻ tháng 5/2009 tăng đến tháng thứ hai liên tiếp.

Thứ Tư, 1 tháng 7, 2009

Điểm tin ngày 01/7/2009


1. FED có thể duy trì lãi suất cơ bản đồng USD ở 0% trong nhiều năm
Chủ tịch FED tại San Francisco, bà Janet Yellen cho rằng nhiều khả năng lãi suất cơ bản đồng USD sẽ được duy trì ở gần 0% trong một thời gian dài.
Trong phát biểu mới nhất với báo giới, bà nói: “Chúng tôi hết sức lo lắng, tỷ lệ thất nghiệp đã lên tới 9,4% và tỷ lệ lạm phát sẽ vẫn ở dưới mức cho phép của FED. Xét đến mức độ trầm trọng của khủng hoảng, chúng tôi muốn đưa ra thêm nhiều biện pháp nữa.”
2. Cung tiền đã lớn hơn tốc độ tăng GDP thực tế
Theo ông Bùi Bá Cường, Vụ trưởng Vụ Tài khoản quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cảnh báo 3 điểm đáng chú ý để đảm bảo kinh tế vĩ mô tăng trưởng vững chắc.
Thứ nhất, 6 tháng đầu năm, nhập siêu là 2,1 tỷ USD nhưng khi loại trừ việc tái xuất vàng thì nhập siêu là 4,6 tỷ USD.
Mức nhập siêu ngày càng lớn khi quí I, chúng ta nhập siêu 1 tỷ USD thì sang quí II, chúng ta đã nhập siêu tới 3,6 tỷ USD. Theo dự báo năm nay chúng ta sẽ nhập siêu khoảng 10 tỷ USD.
Thứ hai, về thu Ngân sách Nhà nước dự toán 2009 khoảng 390.000 tỷ tức là bản thân thu dự toán giảm 9.000 tỷ so với năm ngoái. Tuy nhiên, khả năng đạt dự toán chi là 390.000 tỷ là khó khăn và phải giảm từ 30 - 60 nghìn tỷ đồng.
Thứ ba, tính GDP 6 tháng đầu năm tăng theo giá thực tế là 12,4% (tốc độ so sánh với 3,9% so với 6 tháng đầu năm 2008), lạm phát là 10,27% (chỉ số giá bình quân 6 tháng đầu năm 2009 so với thời kỳ tương ứng của năm 2008).
Theo con số nhận được thì hiện tốc độ cung tiền (M2) 6 tháng đầu năm vượt tăng tốc độ tăng GDP (trong khi thông thường cung tiền thường thấp hơn GDP). (Bổ sung ý này ông Đỗ Thức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết: Cung tiền chỉ trong có nửa đầu năm đã tăng tới 16-17% so với cùng kỳ năm 2008).
Theo ông Cường so sánh, "năm 2008 chúng ta đã làm rất tốt, GDP tăng 29% theo giá thực tế thì cung tiền khoảng 20%. Tốc độ cung tiền của 2008, thấp hơn tăng trưởng GDP theo giá thực tế".
Cảnh báo về nguy cơ lạm phát, đại diện Vụ thương mại giá cả cho biết năm 2008 chúng ta đã phải trả giá việc nới lỏng cung tiền 2007. Vì vậy năm nay khả năng kiềm chế lạm phát dưới 1 chữ số là có thể thực hiện được. Tuy nhiên đại diện này cảnh báo nguy cơ lạm phát vào năm 2010 do những chính sách nới lỏng chính sách tiền tệ.
Ngoài ra, ông Đỗ Thức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết nếu 145.000 tỷ đồng tiền kích cầu không được sử dụng đúng, chính sách tiền tệ không thận trọng thì chắc chắn, tái lạm phát sẽ xảy ra.
Theo Tổng cục thống kê, quý I/2009, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước chỉ đạt 3,1% bằng 41% tốc độ tăng của quý I/2008 và là quý có tốc độc tăng thấp nhất trong những năm qua.
Tuy nhiên, sang quý II, ước tính GDP tăng 4,5%, bằng 79% tốc độ tăng GDP quí II/2008 và cao hơn quý I năm nay là 1,4 điểm phần trăm.
Tốc độ tăng trưởng GDP 6 tháng năm nay tăng 3,9% so với 6 tháng năm 2008, trong đó khu vưc nông - lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,25%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,48% và khu vực dịch vụ tăng 5,5%.
Để đạt tăng trưởng 5% GDP năm nay, trong 6 tháng cuối năm phải tăng khoảng 5,9%.
3. Bất ổn kinh tế vĩ mô, lạm phát vẫn rình rập
Nhập siêu lớn và giá cả có thể tăng cao
Nhấn mạnh về yếu tố không bền vững của cân đối kinh tế vĩ mô, ông Bùi Bùi Bá Cường, Vụ trưởng Vụ Tài khoản quốc gia, nói: “Một bức tranh cũ tiếp tục tái diễn, đó là cán cân thương mại cả năm nay sẽ vẫn thâm hụt sâu.”
“Nhập siêu cả năm nay vào khoảng 10 tỷ USD. 6 tháng đầu năm, nhập siêu là 2,1 tỷ USD nhưng khi loại trừ việc tái xuất vàng thì nhập siêu là 4,6 tỷ USD. Mức nhập siêu ngày càng lớn khi mà quí I, chúng ta chỉ nhập siêu có 1 tỷ USD thì sang quí II, chúng ta đã nhập siêu tới con số 3,6 tỷ USD,” ông Cường nhấn mạnh.
Lý giải về khả năng chỉ số giá tiêu dùng sẽ còn tăng cao, bà Trần Thị Hằng, Vụ trưởng Vụ Thương mại giá cả, Tổng cục Thống kê, phân tích, tháng 6 năm nay so với tháng 12/2008, chỉ số giá tiêu dùng tăng 2,68%, là mức thấp nhất trong ba năm liên tục vừa qua.
Tuy nhiên, khi có yêu cầu phát triển sản xuất thì nhu cầu này sẽ phải có tác động đến giá hàng hoá.
Nền kinh tế thế giới đã xuất hiện những điểm sáng và do đó, xuất hiện nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu, vì thế giá cả hàng hoá nguyên vật liệu cũng sẽ tăng. So với đầu năm, giá dầu thô cũng nhích lên và sẽ ảnh hưởng tới các mặt hàng khác.
Đặc biệt, 5 lần tăng giá xăng từ đầu năm đến nay chắc chắn sẽ tác động trực tiếp tới chỉ số CPI, đồng thời sẽ “ngấm dần” vào giá hàng hoá khác.
Với tất cả các lý do trên, Tổng cục Thống kê cho rằng, nguy cơ tái lạm phát vẫn rình rập. Chúng ta sẽ phải kiểm soát làm sao để lạm phát chỉ là 1 con số. Năm nay, Chính phủ đã có kinh nghiệm điều hành chính sách chống lạm phát nên có thể hi vọng, sẽ không xảy ra tình trạng như năm 2008.
4. Việc mua vàng của Trung Quốc và tác động đến thị trường
Trung Quốc đang xây kho dự trữ xăng dầu và lên kế hoạch mua tới 80 tỷ đô la vàng