Thứ Tư, 30 tháng 9, 2009

5 lý do khiến giá vàng tăng cao như hiện nay

Năm lý do sau được các chuyên gia trang tin tài chính Etftrends.com giải thích về cơn sốt giá vàng trong thời gian vừa qua.
1. FED vẫn vẫn nuôi dưỡng tình trạng lãi suất thấp làm tăng nỗi lo ngại lạm phát. Thế giới đã một phen kinh hoàng khi giá cả hàng hoá tăng cao cướp đi sức mạnh tài chính của các danh mục đầu tư, làm giảm khả năng thanh toán của các tài khoản đầu tư của họ. Vì lo sợ lạm phát, vàng được dùng như một vật ngăn ngừa.
2. Thực tế là đồng đô la hiện nay đang suy yếu đi từ mọi nguyên nhân. Điều này khiến cho vàng, được định giá bằng đô la tăng cao hơn so với đồng tiền Mỹ. Mỗi khi đô la xuống giá, vàng lại tăng mạnh.
3. Một số các nhà đầu tư vẫn duy trì ý nghĩ nghi ngờ vào khả năng hồi phục kinh tế cũng như sức mạnh của hệ thống tiền tệ hiện nay. Với họ, không có gì dự trữ trú ẩn an toàn tốt hơn kim loại vàng.
4. Rất nhiều thị trường mới nổi trên nền kinh tế toàn cầu hiện nay chứng kiến sự đi lên của tầng lớp trung lưu. Điều này đã dẫn đến vàng được chú ý từ nhiều nhu cầu khác nhau bao gồm nhu cầu đầu tư vàng, nhu cầu trang sức và cả phục vụ sản xuất công nghiệp.
5. Lý do cuối cùng mà tác giả bài viết nhấn mạnh là động thái từ các quỹ đầu tư lớn ETF. Các quỹ này đã thực hiện những nhu cầu đầu tư, tài trợ tài chính cho các nhà đầu tư, nắm giữ lượng vàng vật chất hộ các nhà đầu tư, làm mọi dịch vụ để nhu cầu đầu tư vàng được đáp ứng. Mỗi lần các quỹ mua hay bán, thị trường vàng biến động mạnh làm thay đổi giá trị của các tài khoản kinh doanh vàng trên toàn thế giới.
Bên cạnh đó, quỹ ETF cũng nắm giữ cổ phiếu của các công ty khai mỏ vàng. Với công ty khai thác vàng này, họ chỉ tốn 350$ để lấy vàng lên khỏi mặt đất và bán vàng với giá 1000$ trên thị trường để thu món lời khổng lồ. Các quỹ ETF kinh doanh đầu tư vàng đã làm ăn phát đạt trong thời gian qua bao gồm:
SPDR Gold Shares : tăng 12.1% giá trị so với thời điểm đầu năm nay.
Market Vectors Gold Miners : tăng 27.1% giá trị so với thời điểm đầu năm nay.
ETFS Gold Trust : Quỹ mới thành lập ngày 9/9 năm nay.
PowerShares DB Gold : tăng 10.6% giá trị so với thời điểm đầu năm nay.
Đó có thể là một trong các nguyên nhân chính khiến giá vàng tăng cao và kích thích thị trường vàng sôi động như hiện nay.

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2009

FED giữ nguyên lãi suất 0-0.25% như dự đoán. Vàng tăng rồi giảm trở lại

Anh minh hoa

Ngay sau khi ra tin lãi suất, vàng tụt mạnh từ mức 1017$ xuống mức 1007$. Trong quyết định lãi suất của mình, FED nhận mạnh sẽ giữ mức lãi suất từ 0-0.25% thêm một thời gian, dãn và kéo dài chương trình mua lại trái nợ cho đến hết quý 1 năm 2010.
Chuyên gia của Kanundrum Research cho rằng việc FED kéo dài thời gian mua lại trái nợ là yếu tố chính để nới lỏng tiền tệ. Phản ứng này cho thấy đồng đô la sẽ vẫn suy yếu và vàng sẽ được ủng hộ. Với việc đô la suy yếu, vàng có thể dễ dàng đạt tới mức 2000$.
Trong bài nhận định về quyết định lãi suất của mình, FED cho rằng các hoạt động kinh tế đã được vực dậy với những điều kiện của thị trường tài chính đã được cải thiện. Họ cũng nói rằng sẽ tiếp tục duy trì điều kiện kinh tế hợp lý tại mức lãi suất cơ bản thấp này thêm một thời gian nữa.
Việc lãi suất thấp sẽ đánh mạnh làm giảm giá đồng đô la và tăng giá trị kim loại vàng như vật đầu tư thay thế đô la, ngăn ngừa lạm phát.
Các chuyên gia tại RBC Capital Markets thì cho rằng vàng tăng là do người mua nhìn vào dài hạn về việc lãi suất đồng luôn thấp và họ mua vàng để bảo vệ sự xuống giá của đô la. Sàn Comex hôm nay giao dịch yếu hơn khi hầu hết những người mua đợi quyết định của FED xong thì mới hành động.
Các hợp đồng vàng giao vào tháng 9 đã lên tới mức 1019.8$ trong khi các hợp đồng tháng 12 đã đạt mức 1020$.
Chuyên gia James Moore của TheBullionDesk cho rằng đồng bạc xanh suy yếu trong tương lai sẽ thúc đẩy vàng lên những kỷ lục mới hơn. Chỉ số usd index hôm nay giảm 0.2% xuống mức 75.97 điểm

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2009

KHO VÀNG CỦA RỒNG

Khi Trung Quốc tuyên bố muốn mua khoảng 80 tỷ USD lấy vàng gần đây (khoảng 2600 tấn), điều này đã làm thay đổi những nền tảng của thị trường vàng trên 3 góc độ:

Thứ nhất, trước đây khi mà lượng bán vàng của các ngân hàng trung ương luôn gây nỗi lo ngại cho thị trường vàng, tuy nhiên bây giờ mối nguy cơ lượng vàng bán ra này sẽ được hấp thụ hết. Vấn đề là ở chỗ Trung Quốc có thể mua vàng ngay lập tức với lượng tiền mặt có sẵn, với gần 1400 tỷ USD dự trữ bằng các tài sản USD, gần 2000 tỷ USD tổng dự trữ thì con số 80 tỷ USD chỉ chiếm khoảng 6% tổng dự trữ. Trong khi đó 2600 tấn vàng tương đương 1/3 tổng dự trữ vàng của Mỹ. Vì vậy không đáng kể gì với số lượng tiền như vậy. Một ví dụ điển hình gần đây là khi IMF tuyên bố bán 400 tấn vàng thì Trung Quốc cùng Ấn Độ đã có các phát biểu áp lực cho IMF nên bán toàn bộ dự trữ vàng của IMF là 3200 tấn. Vì vậy, không có gì ngac nhiên khi sau tuyên bố bán vàng IMF vài tháng trước đây giá vàng lại tiếp tục tăng tới gần 1000.

Thứ hai, bằng cách trở thành nước giữ vàng lớn nhất thế giới, Ý đồ Trung Quốc muốn bảo vệ mạnh mẽ hơn nền công nghiệp khai thác vàng của họ, chỉ một số ít người hiểu rõ rằng trong vài năm qua Trung Quốc đã từ từ trở thành nước sản xuất vàng lớn nhất thế giới, tuy nhiên hầu hết lượng vàng sản suất này không ra ngoài biên giới Trung Quốc mà trở thánh dự trữ vàng nhằm bảo đảm giá trị tiền tệ. Với các động thái như vậy thì rất có thể Trung Quốc đã tạo nên một mức sàn nâng đỡ vững chắc cho giá vàng, mặc dù hiện tại còn quá sớm để đánh giá giá mức giá nào là hợp lý. Tuy nhiên chắc chắn rằng không còn nghi ngờ gì nữa đó là Trung Quốc đã tạo nên mức giá sàn trong dài hạn. Với hiệp ước bán vàng các NHTW năm 1999 hạn chế việc bán vàng và cho vay vàng vô tội vạ đã tạo nên một xu hướng tăng giá dài hạn cho tới nay thì có thể Trung Quốc là người khởi nguồn cho một xu hướng tăng giá dài hạn tiếp theo ? Câu hỏi này có thể đã tìm được đáp án.

Thứ ba, với việc đưa tất cả vàng có được thành dự trữ chính thức thì có thể Trung Quốc đang tạo một nền tảng cho đồng Nhân Dân Tệ trở thành một đồng tiền dự trữ chính thức toàn cầu. Không nghi ngờ nhiều khi mà Trung Quốc đang có ý định đưa CNY trở thành đồng tiền chung ở phương Đông, với một lượng vàng khổng lồ làm dự trữ đảm bảo giá trị. Quay lại quá khứ vào cuối thập niên 60 khi mà tổng thống vĩ đại của Pháp Charles DeGaulle đã quan điểm rằng chỉ có vàng mới đảm bảo được cho lợi ích và sức khỏe nền kinh tế quốc gia và từ đó một lượng vàng rất lớn từ MỸ đã trở về Châu Âu. Một phần lớn lượng vàng đó đã tạo nền tảng trong việc thành lập liên hiệp Châu Âu, NHTW Châu Âu và nhất là đồng EUR đã có cơ sở vững chắc để trở thành một đồng tiền mạnh. Với các động thái Trung Quốc gần đây có thể thấy dường như quá khứ đang được lập lại. Trong lần trả lời phỏng vấn gần đây với hãng tin Fox News hạ nghị sỹ Mark Kirk đã đề cập tới việc Trung Quốc mua vàng, ông phát biểu Trung Quốc đã mua vàng rộng khắp, một cách kín đáo, khối lượng đáng kể, vẫn đang tiếp tục mua và làm dấy lên lo ngại..

Giới đầu cơ "giải cứu" giá vàng thế giới

Sáng nay, tại thị trường châu Á, giá vàng hồi phục nhẹ, lên mức 1.005-1.006 USD/oz.

Việc giá vàng điều chỉnh giảm dưới 1.000 USD/oz trong phiên giao dịch là kết quả từ sự mạnh lên của đồng USD. Tỷ giá “bạc xanh” tiếp tục phục hồi so với các đồng tiền chủ chốt khác do giới đầu tư dự báo. Rất có thể, trong cuộc họp lần này, FED sẽ bàn tới chuyện rút lui khỏi các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng một khi kinh tế hồi phục.

Tỷ giá Euro/USD quốc tế sáng nay đứng ở mức quanh 1,47 USD, tương đương 1 Euro.

Tuy nhiên, hoạt động mua vào của giới đầu tư quốc tế khi giá vàng giảm sâu đã nhanh chóng kéo giá vàng lên trên mốc giá 1.000 USD trước khi ngày giao dịch kết thúc. Quỹ đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust hôm qua đã mua vào 15,256 tấn vàng, đưa lượng vàng nắm giữ lên mức 1.101,735 tấn.

Thứ Năm, 17 tháng 9, 2009

Ông Lê Đức Thúy: Thị trường ngoại hối đang có vấn đề

Ông Lê Đức Thúy: Thị trường ngoại hối đang có vấn đề

Thị trường ngoại hối đang có vấn đề

Ông Lê Đức Thúy, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và hiện là Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia trao đổi về một trong những vấn đề được doanh nghiệp cũng như người dân quan tâm nhất hiện nay là tỷ giá.

Ông nói: Trên thị trường quốc tế đồng đô la Mỹ có chiều hướng giảm giá so với các ngoại tệ khác. Tuy nhiên các đồng tiền khác cũng không phải có sức mạnh nội tại tốt vào lúc này để mạnh lên, vì thế đô la Mỹ sẽ không yếu đi một cách tuyệt đối. Các nước ở xung quanh Việt Nam đều đã để đồng nội tệ giảm giá ít nhiều so với đô la Mỹ nhằm thúc đẩy xuất khẩu. Riêng Trung Quốc vẫn đang tiếp tục kìm hãm sự tăng giá của đồng nhân dân tệ.

Trong bối cảnh đó điều hành tỷ giá hẳn sẽ không đơn giản chút nào phải không ông?

Điều hành tỷ giá hoàn toàn không đơn giản. Theo tôi, điều hành tỷ giá phải dựa vào tỷ giá thực hiện hữu (tỷ giá điều chỉnh qua lại giữa các đồng tiền trong rổ tiền tệ, có tính đến tỷ lệ lạm phát) và tỷ giá danh nghĩa phải xoay quanh tỷ giá thực đó, lấy tỷ giá thực làm trung tâm.

Kinh nghiệm điều hành của NHNN trước đây là: mức chênh lệch tỷ giá chính thức và thị trường tự do dưới 100 đồng/đô la Mỹ là chấp nhận được, trên 100 đồng là có vấn đề. Và đã có vấn đề thì phải phân tích cung cầu, lãi suất cả tiền đồng và đô la Mỹ.

Ông nhìn nhận thị trường ngoại hối hiện nay như thế nào khi mà chênh lệch giữa tỷ giá niêm yết của ngân hàng và tỷ giá thị trường tự do khoảng 400-500 đồng/đô la Mỹ?

Thị trường đang có dấu hiệu chưa ổn. Nếu nhà xuất khẩu bán một triệu đô la Mỹ cho ngân hàng theo tỷ giá niêm yết, họ có thể nhận ít hơn 500 triệu đồng. Số tiền đó đủ để một doanh nghiệp cỡ vừa và nhỏ trả lương nhiều tháng cho nhân viên.

Chúng ta có nên kết hối không?

Kết hối là biện pháp bất đắc dĩ. Nếu kết hối các doanh nghiệp có ngoại tệ có thể giữ ngoại tệ trên tài khoản ở nước ngoài và họ giao dịch với nhau ở nước ngoài theo tỷ giá thỏa thuận. Tôi cũng đã trải qua điều đó rồi khi còn điều hành ở NHNN.

Thưa ông, vậy điều gì đang xảy ra trên thị trường ngoại hối?

Tổng cung ngoại tệ hiện nay, theo tôi, không đủ bù đắp tổng cầu, nghiêng về thiếu hụt. Tình huống này các năm trước không có. Nay NHNN phải bù đắp và bán ra một phần. Vấn đề là ở chỗ có cần thiết phải mở kho dự trữ ngoại hối để bù đắp không hay tạo ra một chính sách hợp lý để cung và cầu tiệm cận nhau.

Tuy nhiên chúng ta không thể cứ lúc nào cầu ngoại tệ cao là lại mở kho dự trữ ngoại hối vì dự trữ của ta chưa nhiều?

Dự trữ ngoại hối theo tôi biết hiện tại khá hơn trước đây. Năm 1997 chúng ta chỉ có 700 triệu đô la Mỹ dự trữ ngoại hối. Sau khủng hoảng tài chính châu Á ta nâng lên được 2,5 tỉ đô la Mỹ, năm 2006 được 10 tỉ đô la Mỹ và năm 2007 được hơn 20 tỉ đô la Mỹ. NHNN đã sử dụng nguồn dự trữ này để hỗ trợ thị trường, nhưng không nhiều và hiện vẫn đủ sức can thiệp khi cần thiết.

Theo báo cáo của NHNN thì hiện cung cầu ngoại tệ tương đối cân bằng, nên chưa cần điều chỉnh tỷ giá. Cán cân thanh toán thường có sai số và sai số là không nhỏ, khoảng 1-2 tỉ đô la Mỹ. Người ta có thể sử dụng sự sai số đó để nói cung cầu ngoại tệ cân bằng hay không.

Có ý kiến cho rằng nếu điều chỉnh tỷ giá thì nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của chúng ta tăng lên? Ông có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?

Nói điều chỉnh tăng tỷ giá thì nghĩa vụ trả nợ tính theo đồng nội tệ tăng lên là đúng. Thí dụ trước đây ta vay một tỉ đô la, dùng 16.000 tỉ đồng là đủ trả nợ. Nay ta điều chỉnh tỷ giá, thì cần phải dùng, chẳng hạn 18.000 tỉ đồng, tức tăng thêm 2.000 tỉ đồng. Nhưng từ đó nói điều chỉnh tỷ giá làm tăng nghĩa vụ trả nợ một cách chung chung là chưa chính xác.

Thứ nhất sự tăng nghĩa vụ ấy là tính quy sang tiền đồng đối với khoản nợ đến hạn. Thứ hai nó giả định rằng người trả nợ không có nguồn thu bằng ngoại tệ, mà dùng đồng nội tệ mua ngoại tệ trả nợ. Nếu người vay có ngoại tệ để trả nợ, thì người đó không phải bỏ thêm một đồng nào trong trường hợp này cả.

Nhìn vào cụ thể. Một số người lấy số nợ quốc gia nhân với, chẳng hạn, tỷ giá được điều chỉnh 5%, để nói rằng việc điều chỉnh tỷ giá làm nghĩa vụ trả nợ của ta tăng thêm mấy chục ngàn tỉ đồng. Hiện chúng ta nợ nước ngoài khoảng 38 tỉ đô la Mỹ.

Tuy nhiên, họ không hiểu là ở đây chỉ tính đến nghĩa vụ tăng thêm khi khoản nợ đến hạn, chứ không phải cho tổng số nợ. Số nợ ấy nếu qui về một thời điểm là đúng, nhưng ngay một lúc chúng ta không phải trả hết tất cả số nợ đó. Ngoài ra, nếu sự điều chỉnh tỷ giá có lợi cho phát triển kinh tế, như khuyến khích xuất khẩu, giúp tăng nguồn thu ngoại tệ trong tương lai và do đó làm tăng khả năng trả nợ, thì tại sao lại không tiến hành?

Khi tăng tỷ giá, nghĩa vụ trả nợ tính theo tiền đồng, như thí dụ ở trên, tăng thêm 2.000 tỉ đồng/năm. Nhưng ngân sách hiện nay cũng đang thu trực tiếp bằng ngoại tệ mỗi năm chừng 4 tỉ đô la Mỹ. Vậy 4 tỉ đô la ấy đưa vào bên phần thu của ngân sách, thì chúng ta tăng thêm được 8.000 tỉ đồng nếu tăng tỉ giá. Ngân sách chi thêm 2.000 tỉ đồng, thu thêm 8.000 tỉ đồng, tức vẫn thu thêm được 6.000 tỉ đồng.

Xét về cân đối thu chi ngân sách bằng tiền đồng, như thế ngân sách không thiệt gì cả. Nhìn xa hơn, nếu nói điều chỉnh tỷ giá làm tăng nghĩa vụ trả nợ, vậy nếu điều chỉnh tỷ giá giảm, có làm giảm nghĩa vụ trả nợ không? Không hề giảm gì cả. Nợ bằng ngoại tệ, trả bằng ngoại tệ. Ở đây không thể dùng kỹ thuật điều hành tỷ giá để thay thế bản chất kinh tế là nợ bao nhiêu thì trả bấy nhiêu, nợ bằng đồng tiền nào trả bằng đồng tiền ấy!

Ở trên, ông nhận xét thị trường có dấu hiệu chưa ổn, vậy vấn đề của thị trường là ở chỗ nào?

Thị trường thực tế đang có vấn đề. Kể cả bằng kinh nghiệm điều hành thực tế trước đây lẫn theo dõi thị trường hiện nay, tôi thấy có căng thẳng trong quan hệ ngoại hối. Việc mua bán ngoại tệ của doanh nghiệp khó khăn. Người có ngoại tệ không muốn bán, người cần ngoại tệ không mua được và việc tuân thủ tỷ giá chính thức là không dễ dàng. Người ta thường mua bán với tỷ giá thỏa thuận khác với tỷ giá chính thức. Thực tế ấy là có và không ai phủ nhận.

Theo ông, nguyên nhân của tình trạng đó bắt nguồn từ đâu?

Có những nguyên nhân do cơ chế chính sách. Cơ chế bù lãi suất chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp vay tiền đồng, không hỗ trợ cho người vay ngoại tệ. Người ta thấy vay tiền đồng rồi đi mua ngoại tệ có lợi hơn vay trực tiếp bằng đô la, mà không được bù lãi suất. Cầu về ngoại tệ trong thương mại như vậy tăng lên. Nếu doanh nghiệp vay ngoại tệ trực tiếp từ ngân hàng, ngân hàng chuyển khoản thanh toán nhập khẩu, thì sẽ không có nhu cầu mua bán.

Một nguyên nhân khác là thực tế từ đầu năm đến nay xuất khẩu giảm, đầu tư trực tiếp, gián tiếp nước ngoài giảm, kiều hối giảm. Nhập khẩu có giảm, nhưng không giảm mạnh bằng mức sụt giảm của nguồn vốn vào. Cung không đủ cầu và có áp lực thị trường về tỷ giá.

Song, sự thâm hụt so với tổng thể cán cân thương mại không lớn. Nhà nước có thể can thiệp. Can thiệp đến mức nào, theo phương thức điều hành nào là nằm ở sự tính toán của Nhà nước. Còn theo tôi, một sự điều chỉnh nhẹ tỷ giá là đủ để đảm bảo cân bằng cung cầu mà không cần Nhà nước phải can thiệp.

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2009

Cổ phiếu Intresco lên sàn vào tháng 10 và tiềm năng từ những dự án lớn

Theo thông báo về kế hoạch niêm yết cổ phiếu Intresco, dự kiến ngày 19/10/2009, Intresco sẽ chính thức niêm yết 23.028.896 cổ phiếu, tương đương tổng giá trị 230.288.960.000 đồng.

Sức mạnh về tài chính

Theo phân tích của Công ty Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS), điểm nổi bật của Intresco là có nguồn vốn thặng dư lớn 938 tỷ đồng từ đợt phát hành thêm 10 triệu cổ phiếu, được sự quan tâm của các cổ đông lớn như Quỹ đầu tư VOF Investment Limited (VinaCapital), Viet Nam Azalea Fund Limited (Mekong Capital)…

Tham gia thực hiện nhiều dự án lớn có giá trị đầu tư trên 1000 tỷ đồng. Giá trị sổ sách (BV) cao 57.000 đồng/cp so với các doanh nghiệp cùng ngành.

Hiện Intresco có tổng tài sản 2.807 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 1.312 tỷ đồng, vốn điều lệ 230.288.960.000 đồng. Hoạt động kinh doanh chính là đầu tư kinh doanh địa ốc, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng…

Sáu tháng đầu năm 2009, Intresco đạt 426,3 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận sau thuế đạt 81,6 tỷ đồng tăng 119% so với cùng kỳ năm ngoái. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) 6 tháng năm 2009 đạt 3.544 đồng/cp.

Dựa trên số liệu 6 tháng 2009 (Nguồn: SHS)
P/E thấp hơn so với hệ số chung của ngành, cao hơn một số cổ phiếu cùng ngành. P/B thấp nhất so với cổ phiếu cùng ngành
(Dựa trên số liệu 6 tháng 2009, nguồn: SHS)

Những dự án lớn đang thực hiện

Cao ốc và Trung tâm Thương mại – Dịch vụ - Văn phòng Intresco tại 83 Lý Chính Thắng, P.8, Q.3, Tp.HCM. Tổng vốn đầu tư 3.455 tỷ đồng, diện tích xây dựng hơn 6.500m2, tổng diện tích sàn trên 77.000m2, tầng cao xây dựng 27 tầng (2 tầng hầm và 25 tầng cao). Đã được UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương đầu tư, hiện đang thương lượng đền bù giải phóng mặt bằng.

Cao ốc Intresco Hải Âu tại Km9 Xa Lộ Hà Nội, P. Hiệp Phú, Q.9, TPHCM. Tổng vốn đầu tư 1.715 tỷ đồng, cao 27 tầng, tổng diện tích sàn hơn 142.000m2. Khai thác khoảng 492 căn hộ và mặt bằng văn phòng, trung tâm thương mại.Thời gian thực hiện đến năm 2011.

Cao ốc Intresco – Lý Thái Tổ tại Phường 1, Q.3, Tp.HCM, tổng vốn đầu tư của dự án là 1.275 tỷ đồng, tòa nhà cao 27 tầng với tổng diện tích sàn 255.773m2, diện tích đất hơn 14.000m2. Thời gian thực hiện 2007 – 2010, đã được chấp thuận chủ trương đầu tư.

Hiện Intresco đang hoàn thành và bàn giao nhà dự án cao ốc An Khang tại phường An Phú, Q2. Tòa nhà cao 22 tầng, tổng số căn hộ là 288 căn, tổng diện tích sàn trên 48.000m2, với giá bán hơn 23,6 triệu đồng/m2 (chưa có VAT và phí bảo trì căn hộ).

Gold: Đâu là đỉnh???


http://www.igmarkets.com.au/
Spot Gold 1017.40 1017.90
http://www1.sjc.com.vn/index.php?n=0 Vàng SJC 22.230 22.320

Vét vàng trang sức đi bán khi giá tăng vọt

Chiều 16/9, thị trường vàng sôi sục khi giá vọt lên mức cao kỷ lục mới 22,3 triệu đồng. Nhiều người vét cả trang sức đem đến cửa hàng do không còn vàng miếng sau những đợt đổ xô đi bán hồi tuần trước.
>Vàng lại vượt 22 triệu đồng/Vàng thế giới cao nhất trong 18 tháng.

Giá mua vào, bán ra vàng miếng chiều nay tăng vọt từ 160.000 đến 200.000 đồng so với đầu buổi sáng, đạt mức trung bình 22,25 - 22,30 triệu đồng mỗi lượng. So với sáng đầu tuần, tổng cộng mỗi lượng vàng chiều 16/9 đắt hơn 310.000 đồng. Mỗi lượng vàng miếng SBJ cuối ngày được niêm yết ở 22,24 - 22,32 triệu đồng, tăng từ 170.000 đến 200.000 đồng so với đầu ngày.

Trước diễn biến tăng giá đột ngột, nhà đầu tư ngay lập tức có những phản ứng trái chiều. Sáng nay, các doanh nghiệp lớn cho biết nhiều người mang vàng đến bán. Tuy nhiên khi giá tiếp tục leo thang mạnh mẽ vào buổi chiều, đông đảo khách hàng lại đổ xô đi mua.

Nhiều người mang cả kiềng, vòng, lắc vàng đi bán khi giá doanh nghiệp thu mua tăng vọt. Ảnh: Hoàng Hà.

SJC Hà Nội cho biết vào buổi sáng, hệ thống của công ty thu mua từ khách hàng hơn 1.000 cây vàng. Đến buổi chiều, lượng vàng doanh nghiệp bán ra vọt lên hơn 4.000 cây do người dân đổ xô đi mua. Khi giá tăng vọt, khách hàng từ các tỉnh đến mua buôn khá nhiều so với ngày thường.

Trong lúc đó, đại diện Bảo Tín Minh Châu (Hà Nội) cho hay vào buổi chiều, nhiều người ồ ạt mang vàng trang sức bao gồm dây chuyền, kiềng, lắc tay đến bán cho cửa hàng với tổng khối lượng hơn 1.000 cây vàng.

Các doanh nghiệp nhận định nhiều người đã bán hết vàng trong thời gian cao điểm tuần trước. Kể từ ngày 8/9 khi giá cửa hàng thu gom vọt lên trên 22 triệu đồng, nhiều người đổ xô đi bán. Chiều nay, nhiều người đem bán cả vàng trang sức khi thấy mức giá hiện tại quá hời so với thời điểm họ đi mua trước đây. Cùng lúc đó, nhiều nhà đầu tư lướt sóng mạnh dạn tiếp tục đi mua khi nhận định giá sẽ còn leo thang.

Nếu quy ra tiền Việt với tỷ giá 18.300 đồng mỗi USD, mỗi lượng vàng thế giới có giá 22,5 triệu đồng, không chênh lệch nhiều so với thị trường trong nước. Nếu xu hướng đi mua gia tăng, giá vàng vật chất sẽ còn đi lên so với quốc tế. Sau hơn một năm rưỡi không nhập khẩu vàng và hai quý đầu năm mạnh tay xuất khẩu, lượng vàng trong nước khá khan hiếm. Giao dịch vàng hiện nay chỉ là luân chuyển mua đi bán lại giữa doanh nghiệp và người dân.

Trên thị trường thế giới, sau nhiều tiếng đồng hồ lình xình quanh 1.007 USD tại châu Á sáng nay, qua phiên châu Âu giá vàng thế giới bất ngờ tăng vọt, vượt 1.015 USD và có lúc chạm 1.020 USD mỗi ounce vào chiều 16/9. Tính đến 18h45 theo giờ Hà Nội, mỗi ounce vàng có giá 1.016,60 USD.

Giá vàng giao ngay đã ngự trên ngưỡng 1.000 USD suốt ba phiên liên tiếp. Thị trường hàng hóa thế giới tăng cao khi nhà đầu tư tăng mua vàng, dầu mỏ để chống chọi với nguy cơ lạm phát. Quỹ Dự trữ Liên bang Mỹ tuần trước tuyên bố vẫn tiếp tục duy trì mức lãi suất thấp kỷ lục thêm một thời gian nữa. Từ đầu năm đến nay, FED đã cam kết chi hơn 1,45 nghìn tỷ để mua chứng khoán bảo đảm bằng tài khoản thế chấp và các khoản nợ xấu khác. Nhiều chuyên gia cho rằng nếu FED không kịp thời huy động vốn, lạm phát sẽ xảy ra.

Cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ ngày một căng thẳng

Cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ ngày một căng thẳng
Quan hệ giữa Trung Quốc – Mỹ phức tạp nhất thế giới. Dù hai nền kinh tế này rất cần đến nhau, Trung Quốc cần xuất hàng sang Mỹ để duy trì tăng trưởng còn Mỹ cần tiền đầu tư của Trung Quốc để có tiền cứu kinh tế, hai nước vẫn thường xung đột với nhau về nhiều vấn đề.

Mỹ cáo buộc Trung Quốc thao túng đồng nội tệ một cách thiếu công bằng để kích thích xuất khẩu, Trung Quốc mới đây công khai kêu gọi thay đổi USD trong vai trò đồng tiền dự trữ của thế giới. Bất chấp tất cả bất đồng trên, hai nước vẫn dàn xếp êm đẹp những mâu thuẫn. Tháng 7/2009, Tổng thống Obama kêu gọi hợp tác chứ không đối đầu với Trung Quốc.

Nay Trung Quốc và Mỹ lại đang lao vào thời kỳ căng thẳng mới xung quanh vấn đề thương mại, vụ việc này sẽ ảnh hưởng đến cả thế giới.

Ngày 11/09, Tổng thống Obama cho biết sẽ áp dụng hạn ngạch và nâng thuế đối với khoảng 35% sản phẩm lốp xe từ Trung Quốc, như vậy hàng lốp xe của Trung Quốc sẽ không còn thuộc nhóm hàng giá rẻ trên thị trường Mỹ nữa.

Khởi đầu với khuyến cáo rằng việc tăng vọt số lượng lốp xe sản xuất tại Trung Quốc đã cướp đi 5.000 việc làm tại Mỹ. Quyết định này châm ngòi cho cuộc tranh cãi thương mại đầu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống của Tổng thống Obama.

Hai ngày sau đó, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết sẽ bắt đầu điều tra chống bán phá giá đối với hàng thịt gà và linh kiện ô tô nhập khẩu từ Mỹ. Dù thông báo này không hề đề cập gì đến việc Mỹ áp thuế lốp xe, thời điểm Trung Quốc đưa ra quyết định trên đủ cho thấy đó là hành động đáp trả tuyên bố của Tổng thống Obama.

Một số chuyên gia lo ngại những quyết định như trên từ phía hai nước sẽ dẫn đến xung đột Trung – Mỹ leo thang và ảnh hưởng xấu đến nhiều quan hệ khác giữa hai nước này.

Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (USITC) kêu gọi tăng các loại thuế lên tới 55% sau khi các lãnh đạo liên minh này xác nhận hàng nhập khẩu lốp xe Trung Quốc giá rẻ đã tăng lên gấp 3 lần trong vòng 5 năm qua.

Tổng thống Obama đã đưa ra một con số thấp hơn, nhờ đó mà các mức thuế, hiện là 4%, sẽ tăng thêm 35% trong năm đầu tiên, 30% trong năm thứ hai và 25% trong năm thứ ba.

Trung Quốc phản ứng mạnh mẽ đối với quyết định này. Theo Tân Hoa Xã trích dẫn lời của các chuyên gia, 100.000 việc làm tại Trung Quốc có thể bị mất do hậu quả từ các loại thuế của Mỹ và rằng ngành công nghiệp lốp xe của Trung Quốc sẽ trở nên kém hơn.

Ông Yu Yongding, chuyên gia kinh tế tại Viện hàn lâm khoa học xã hội Bắc Kinh, nhận xét: “Quyết định của chính phủ Mỹ sẽ tổn hại đến quan hệ giữa ở nước ở thời điểm sự tin tưởng lẫn nhau thật sự cần thiết. Đây sẽ là khởi đầu rất xấu xét trên phương diện hợp tác quốc tế đối với chính quyền Tổng thống Obama ở thời điểm nhiệm kỳ của ông mới chỉ bắt đầu.”

Căng thẳng này diễn ra ở thời điểm không thể tệ hơn được nữa. Nhà hoạch định chính sách kinh tế và giới chức toàn cầu đang tìm kiếm sự hợp tác Trung – Mỹ để giải quyết vấn đề phức tạp nhất của thế giới, từ việc cải tổ hệ thống tài chính toàn cầu, thay đổi khí hậu cho đến giải trừ vũ khí hạt nhân.

Quan trọng nhất, sự hợp tác Trung – Mỹ thật sự cần thiết để mang lại đà hồi phục cho kinh tế toàn cầu. Cả hai nước cần loại bỏ được nhưng mất cân bằng về kinh tế như khoản nợ quá lớn, thâm hụt ngân sách trầm trọng tại Mỹ trong khi đó tỷ lệ tiết kiệm Trung Quốc lên quá cao. Sự hợp tác này nếu đạt được sẽ giúp hồi sinh kinh tế thế giới.

Việc giải quyết xung đột thương mại này không phải dễ dàng. Chính phủ cả hai nước đều phải chịu sức ép từ dư luận trong nước. Ở thời điểm tỷ lệ thất nghiệp ngày một tăng cao, chính quyền Tổng thống Obama chịu áp lực đưa ra thêm nhiều hành động quyết liệt để tạo việc làm cho người Mỹ.

Dư luận Trung Quốc phản ứng mạnh mẽ với quyết định từ phía Mỹ. Chỉ một ngày sau khi chính phủ Mỹ đưa ra mức thuế dự kiến với lốp xe, nhiều chuyên gia Trung Quốc đã bình luận trên trang web cá nhân : “Người Mỹ thật không biết xấu hổ. Họ luôn đổ lỗi cho người khác với những sai lầm do họ gây ra.”

Giới phân tích Trung Quốc chỉ trích Mỹ đã hy sinh quan hệ với Trung Quốc để bảo vệ chính sách nội địa và ngày một nhiều người kêu gọi Trung Quốc tiến hành trả đũa. Tờ Global Times đưa ra tuyen bố: “Chính quyền Tổng thống Obama đang đưa ra chính sách có lợi cho thị trường lao động Mỹ, thế nhưng Trung Quốc cũng phải có lựa chọn cho riêng mình. Cuộc chiến thương mại là điều đáng tiếc thế nhưng việc trả đũa là cần thiết để ngăn bảo hộ Mỹ.”

Tâm lý như trên có thể khiến làn sóng bảo hộ trên toàn cầu tăng cao. Các chuyên gia kinh tế lo ngại chính phủ các nước sẽ nâng cao rào cản thương mại để bảo vệ việc làm và ngành sản xuất nội địa, cản trở đà phục hồi của kinh tế thế giới. Báo giới Trung Quốc cũng nhanh chóng chỉ ra mối hiểm họa này.

Tân Hoa Xã nhấn mạnh bảo hộ là nguyên nhân chính gây ra Đại Khủng hoảng 1929 -1933.

Thế giới sẽ tiếp tục dõi theo diễn biến mới của cuộc chiến thương mại này và ảnh hưởng của nó lên quan hệ Trung – Mỹ.

Tổng thống Obama và Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh G20. Lãnh đạo những nền kinh tế có ảnh hưởng nhất thế giới sẽ cố gắng đưa ra giải pháp cho những vấn đề hóc búa nhất như việc tiếp tục các kế hoạch kích thích kinh tế và cải hiện hệ thống tài chính toàn cầu.

Căng thẳng tăng cao sẽ chỉ khiến mọi chuyện khó giải quyết, ở thời điểm quyết định của nền kinh tế như hiện nay, thế giới khó có thể thích ứng với diễn biến xấu đó.

Theo Time
Ngọc Diệp

Thứ Hai, 14 tháng 9, 2009

Cách tính giá vàng

Công thức xác lập giá tham khảo

Giá một lượng = giá một ounce (theo mạng kitco.com) x 1,20556 x tỷ giá USD mua vô trên thị trường tự do + 1% thuế + giá gia công 30.000đ/lượng.

vgs & dqc

...k vgs 4o
...k dqc 20.3
...Generalexim

Thứ Năm, 10 tháng 9, 2009

Đề xuất thay đồng USD trong dự trữ quốc tế

Báo cáo 2009 của Hội nghị thương mại và phát triển Liên Hiệp Quốc (UNCTAD) một lần nữa đề xuất thay thế đồng USD bằng một loại tiền tệ quốc tế mới nhằm giữ ổn định kinh tế quốc tế và giải quyết vấn đề thâm hụt ngân sách của thế giới.

Vị trí của đồng USD trong dự trữ quốc tế liên tục bị đặt dấu hỏi trong thời gian gần đây
Theo Wall Street Journal, hệ thống tiền tệ mới sẽ tránh được tình trạng mất cân đối như thâm hụt thái quá của Mỹ hay thặng dư thương mại lớn của Trung Quốc. Báo cáo khẳng định “giải pháp lâu dài cho vấn đề tỉ giá tiền tệ là một hệ thống kiểm soát tỉ giá linh động có thể kiểm soát”.

Vị trí của đồng USD trong dự trữ quốc tế liên tục bị đặt dấu hỏi trong thời gian gần đây, đặc biệt từ Nga và Trung Quốc. Một số chuyên gia nhìn nhận với khoản nợ quốc gia lên tới 11.785 tỉ USD, Mỹ thực tế đang vỡ nợ và nền kinh tế Mỹ còn duy trì được là nhờ những chủ nợ chưa bán tháo các khoản nợ mà vẫn tiếp tục mua trái phiếu của Chính phủ Mỹ.

UNCTAD cho rằng hệ thống mới sẽ giúp hạn chế được tình trạng đầu cơ, tránh được nguy cơ khủng hoảng tiền tệ, ngăn chặn tình trạng mất cân đối về lâu dài và tránh bẫy nợ cho nhiều nước đang phát triển. Dù vậy, UNCTAD cũng thừa nhận “thiết lập hệ thống như vậy sẽ cần thời gian, ít nhất là cần sự đồng thuận quốc tế và xây dựng định chế đa phương mới”.

Vậy điều gì đang chèo lái giá vàng? Ông Adam cho rằng đó chính là nhu cầu, và đây là một thông tin tốt. Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu dịu bớt, ngày càng có nhiều người tiêu dùng và các khách hàng công nghiệp như các hãng sản xuất đồ điện tử trở lại mua vàng. Theo số liệu của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), nhu cầu vàng của thế giới trong quý 2 vừa qua đã tăng 19% so với quý 1, sau khi đi xuống trong năm 2008.

Ngoài ra, giá vàng cũng tăng khi mùa lễ hội tại một số nước châu Á đang tới gần.

Mặt khác, vàng không phải là mặt hàng duy nhất tăng giá những ngày này, vì giá của nhiều loại hàng hóa khác cũng đang leo thang. Giá bạc - kim loại được dùng trong công nghiệp nhiều hơn vàng - đã tăng 40% trong năm nay, so với mức tăng giá 15% của vàng. Giá đồng thì tăng gần gấp đôi.

Trên thực tế, sự gia tăng trên diện rộng của giá hàng hóa ở thời điểm hiện nay là một bằng chứng về sự trỗi dậy của nền kinh tế, chứ không phải là điềm báo cho những rắc rối mới ở phía trước.

“Thường thì khi giá vàng tăng, người ta hay nghĩ tới những điều xấu sắp xảy ra. Nhưng mọi thứ đã diễn biến tới mức quá xấu trong lần khủng hoảng này, đến nỗi mà sự tăng giá của vàng và nhiều mặt hàng khác là một phản ứng cho thấy tình hình đang trở nên tốt đẹp hơn”, ông Ed Yardeni, một chiến lược gia hàng đầu của Phố Wall, nhận xét.

Giá vàng có thể lên tới 1.300 USD/ounce

Giá vàng đã phá vỡ mức 1.000 USD/ounce ngày 8/9 và liệu còn đạt kỷ lục nào nữa? Câu hỏi này đang được nhiều nhà kinh tế thế giới tìm lời đáp.


Đây là lần thứ 5 giá vàng thế giới đạt tới mức cao kỷ lục này. Ông Claus Vogt, nhà phân tích kinh tế của tạp chí Mỹ "Tiền tệ và Thị trường" (Money and Markets) cho rằng trên thị trường vàng thế giới vẫn có nhiều dấu hiệu cho thấy đột phá giá ngày 8/9 của vàng là một mốc rất quan trọng, nhưng chưa phải là đích giá cuối cùng của kim loại quý này.

Từ tháng 11/2008 đến tháng 1/2009, giá vàng tăng từ 700 lên gần 1.000 USD. Thời kỳ giá vàng được củng cố sau đó kéo dài 6 tháng và kết thúc vào tuần trước. Thời kỳ củng cố này của giá vàng có dạng tam giác, cho thấy giá vàng sẽ tiếp tục lên.

Đột phá giá vàng ngày 8/9 trên phần chóp của tam giác này cho thấy tín hiệu tranh mua đã nảy sinh và giải thích tại sao giá vàng còn lên trên mức 1.000 USD/ounce.

Động lực mạnh của xu thế này sự đầu cơ giá. Mặc dù tình hình kinh tế thế giới có thể đang phục hồi nhưng những chỉ dấu động lực trung hạn cho thấy tiềm lực thị trường vẫn còn mạnh và chưa phải đã quá mức có thể mua vàng. Động lực giao động giá (PMO) mới đang bắt đầu tăng. Điều này có nghĩa là có nhiều khả năng giá vàng còn tiếp tục tăng giá nữa. Các chỉ số cảm tính cũng hỗ trợ nhận định này.

Vậy giá vàng có thể tăng tới mốc nào? Ông Vogt tính toán dựa trên cơ cấu tam giác nói trên, giá vàng có thể lên tới mức ít nhất là 1.100 USD/ounce. 10% không phải là con số "gây sốc" trên thị trường vàng thế giới mà có thể chỉ là mục tiêu tối thiểu. Ngoài ra, cũng còn nhiều nhân tố quan trọng khác thúc đẩy giá vàng tăng nữa.

Đột phá trên mức giá 1.000 USD/ounce sẽ đánh đi tín hiệu kết thúc thời kỳ ổn định và bắt đầu xu thế của thời kỳ trung hạn mới. Mục tiêu tối thiểu của thời kỳ trung hạn mới này có thể tới 1.300 USD/ounce và vì vậy, vàng trở thành thị trường đầu cơ lớn dài hạn.

Nhiều dự báo giá còn tiếp tục tăng cao nữa do các nhân tố: Một là do hậu quả của khủng hoảng kinh tế thế giới, nợ của chính phủ đã vượt quá trần không chỉ ở Mỹ mà ở cả toàn thế giới;

Hai là ngân hàng trung ương các nước trên thế giới đều đang in thêm tiền; Ba là nhu cầu vàng trên thế giới vẫn tăng do sự giàu có mới nổi lên ở các nước đang phát triển, nơi vàng vẫn được coi là dự trữ an toàn và có giá trị;

Bốn là nguồn cung cấp vàng đang đình trệ, thậm chí đang giảm mặc dù giá vàng vẫn tăng đều từ năm 2001 vì khai thác vàng ngày càng khó khăn và tốn kém;

Năm là ngân hàng trung ương các nước vốn rất sốt sắng bán vàng của chính phủ với mức giá thấp để ổn định thị trường trong vài năm qua thì nay bắt đầu không muốn tiếp tục hành động như trước nữa, thậm chí ngân hàng ở các nền kinh tế mới nổi còn tìm cách mua thêm vàng.

Thứ Tư, 9 tháng 9, 2009

Vàng là sát nhân giấu mặt của đồng bạc xanh?

Vàng là sát nhân giấu mặt của đồng bạc xanh?

Trong một động thái gây sốc, chính phủ Trung Quốc đột ngột cho công bố về trữ lượng dự trữ vàng của nước này đã tăng đột biến, cải thiện vị trí dự trữ vàng của họ từ thứ sáu với tổng lượng dự trữ lên tới 454 tấn.
Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định rằng đây là một nỗ lực rất rõ ràng của nước này lôi kéo sự chú ý của các nền kinh tế khác sang vàng với mục tiêu nhằm “sát hại” đồng USD.
Thận trọng
Tại sao vàng lại là kẻ sát nhân giấu mặt của đồng bạc xanh? Vì tại thời điểm khủng hoảng kinh tế toàn cầu, vàng mới có đủ vai trò và trọng lượng làm thay đổi quy luật lệ thuộc vào đồng USD của các nền kinh tế khác mà không loại tiền tệ nào có thể đảm đương nổi.
Mỹ là nền kinh tế lớn nhất toàn cầu và đồng USD của họ đứng vị trí số một. Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nhưng đồng yen lại có vị trí dưới cả đồng bảng của người Anh.
Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ ba hiện nay và đồng nhân dân tệ đứng rất sâu trong bảng xếp hạng thứ bậc. Điều này cho thấy, không phải cứ là nền kinh tế lớn mạnh thì nghiễm nhiên đồng tiền của quốc gia đó cũng lớn mạnh theo.
Sự bất hợp lý có thể lấy ngay vị trí của đồng yen của Nhật làm ví dụ. Lỗi tại chính sách của Nhật thời kỳ những năm của thập niên 70 và 80 thế kỷ trước. Đó là thời điểm dự trữ ngoại hối của Nhật Bản cực lớn, thâm hụt thương mại của Nhật lớn khiến cho giao dịch bằng đồng USD càng đẩy nền kinh tế này vào tổn thương nghiêm trọng.
Đó có thể đã là thời kỳ cho đồng yen bứt phá lên vị trí thứ hai nhưng nước Nhật không làm vậy. Chính phủ Nhật Bản khi đó cũng có chung mối lo sợ như Trung Quốc ngày nay, rằng quốc tế hóa đồng yen sẽ làm cho nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu gặp nhiều khó khăn hơn cũng như khó có thể kiểm soát các dòng tiền, luồng đầu tư vào và ra khỏi lãnh thổ Nhật Bản.
Họ đã chọn giải pháp đóng chặt đồng yen thay vì bung ra và hỗ trợ nó lên vị trí thứ hai trên thế giới. Do chính sách sai lầm đó của người Nhật Bản mà vị thế của đồng bảng Anh không tiếp tục bị rơi sau khi nó rớt khỏi vị trí thống trị toàn cầu và kẻ thay thế là đồng USD của người Mỹ. Người Trung Quốc đủ gần về địa lý và đủ khôn để nhận ra sai lầm của chính phủ Nhật Bản.
Các chính sách công khai của Trung Quốc gần đây đều cho thấy, nước này đang nỗ lực “thổi” đồng nhân dân tệ bay cao hơn trên bầu trời thương mại toàn cầu. Các chuyên gia hàng đầu của Trung Quốc và thế giới đều nhận định rằng đây là thời điểm tốt nhất để người Trung Quốc đẩy đồng tiền của mình lên tầm ảnh hưởng toàn cầu, nếu chậm hơn một năm nữa, áp lực mất giá của đồng USD giảm xuống, họ sẽ mất cơ hội.
Và một năm liệu có đủ để đồng nhân dân tệ cất cánh? Hầu hết các chuyên gia đều khẳng định, thời gian đó không đủ cho tham vọng quốc tế hóa đồng nhân dân tệ. Đó là chưa tính đến yếu tố thận trọng của chính phủ Trung Quốc khi quốc tế hóa đồng tiền này. Họ đang triển khai từng bước rất thận trọng, trong phạm vi hẹp, không chạy đua với thời gian và tất nhiên, sẽ cần nhiều năm chứ không phải là một năm.
Các nguồn báo cáo công khai cho thấy, từ đầu năm đến nay, Ngân hàng nhân dân Trung Quốc mới ký kết thỏa thuận trao đổi ngoại tệ với tổng trị giá 650 tỷ nhân dân tệ với Ngân hàng trung ương Hàn Quốc, Cục quản lý tiền tệ Hongkong, Ngân hàng trung ương Malaysia, ngân hàng trung ương Cộng hòa Belarus Ngân hàng Trung ương Indonesia và Ngân hàng trung ương Argentina.
Đồng thời, Trung Quốc mới chỉ ký kết hiệp định thanh toán thương mại ngoại thương bằng đồng nhân dân tệ với Việt Nam, Mông Cổ, Lào, Cộng hòa Nepal, Nga, Cộng hòa Kyrgyz, Triều Tiên và Cộng hòa Kazaxtan.
Lệ thuộc
Khi một quốc gia sử dụng đồng USD làm loại tiền tệ giao dịch chính thì mọi hoạt động kinh tế, đặc biệt là xuất nhập khẩu đều quy đổi sang đồng USD, do đó, hoạt động kinh tế càng phát triển thì quốc gia đó càng sở hữu nhiều tiền USD hơn.
Khi sở hữu ngoại tệ này đến một mức độ lớn nhất định trong quỹ dự trữ quốc gia thì việc hao hụt của đồng USD sẽ quay lại tác động trực tiếp lên nền kinh tế đó. Muốn đảm bảo giá trị tài sản đang sở hữu, người ta buộc phải có các hành động bảo vệ giá trị đồng USD.
Như vậy, không chỉ có Mỹ mới lo phần bảo vệ giá trị đồng USD, càng có nhiều quốc gia sở hữu và sử dụng chính thức loại tiền này thì càng có thêm các lực lượng buộc phải bảo vệ nó. Một trong những cách bảo vệ tài sản của mình, các quốc gia như Trung Quốc lựa chọn việc đầu tư “chống lưng” cho chính phủ Mỹ thông qua hoạt động mua vào trái phiếu chính phủ.
Và từ đây, chính sách điều hành của Mỹ tốt hay dở sẽ tác động trực tiếp lên giá trị trái phiếu chính phủ mà các quốc gia khác đang sở hữu. Khi Trung Quốc trở thành chủ nợ lớn nhất của Mỹ thì chính Trung Quốc đang lún sâu hơn vào sự lệ thuộc các chính sách Mỹ. Khối tài sản của Trung Quốc đang sở hữu trồi sụt phụ thuộc vào sự điều hành của chính phủ Mỹ tốt hay dở.
Đây chính là quy luật lệ thuộc vào một loại ngoại tệ khác của hầu hết các nền kinh tế. Muốn thoát ra khỏi “cái bẫy” này, các chuyên gia kinh tế đã chỉ ra rằng, có nhiều cách như đa dạng loại ngoại tệ trong trao đổi mậu dịch và đa dạng cả trong dự trữ ngoại hối, tránh dự trữ một loại tiền như USD.
Những nhà phân tích đã chỉ ra rằng, trên bình diện thương mại, Trung Quốc chọn giải pháp vẫn sử dụng đồng USD làm giao dịch chính thức trong khi nỗ lực cơ cấu lại các quy định trao đổi mậu dịch với các đối tác khác liên quan đến ngoại tệ, mặt khác, thay đổi về chất lại diễn ra nhanh hơn khi quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia đã nhanh chóng cơ cấu lại bằng việc đầu tư sang vàng.
Vàng đang trở thành một lối thoát của Trung Quốc khỏi “cái bẫy” của đồng USD Mỹ. Có được lối thoát này, việc quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ sẽ đỡ phần chông gai và an toàn hơn.
Ở đây, Trung Quốc không chọn một ngoại tệ nào khác để đa dạng hóa quỹ dự trữ vì như thế sẽ tạo thêm đối thủ cho đồng Nhân dân tệ. Đầu tư vào vàng là biện pháp an toàn nhất. Khi quỹ dự trữ ngoại hối của Trung Quốc có tỉ lệ dự trữ vàng lớn dần lên và tỉ lệ đồng USD giảm xuống thì sự rủi ro giá trị tài sản quốc gia cũng giảm theo, đồng nghĩa là sự phụ thuộc vào chính sách Mỹ cũng ít hơn.
Khi chính sách Mỹ ít tác động đến các quốc gia khác, vai trò của nền kinh tế Mỹ vì thế cũng giảm sút, hệ quả kéo theo là vị thế của đồng bạc xanh sa sút theo. Đã có không ít bài phân tích của các chuyên gia kinh tế cho rằng, khủng hoảng toàn cầu là thời điểm để Trung Quốc vươn lên.
Không chỉ hành động bằng việc thay đổi về chất trong quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia, Trung Quốc tận dụng các diễn đàn, hội nghị toàn cầu để kêu gọi các nước khác cùng phế truất vị thế số Một của đồng USD nhằm tạo nên sự thay đổi về lượng.
Kêu gọi các nước khác cùng phế truất vị thế số Một của đồng bạc xanh cũng được đánh giá là một cách làm thích hợp nhất vì bản thân một mình Trung Quốc sẽ khó hơn là có số đông ủng hộ. Mặt khác, Trung Quốc còn có những khó khăn riêng của mình để chưa thể trở thành ngọn hùng phong trong nỗ lực hạ bệ vai trò Mỹ đồng thời đưa đồng Nhân dân tệ lên vị trí vinh quang hơn.
Bước đi đầu
Tuy ý thức được sự cố thủ của chính phủ Nhật đối với đồng Yên trong quá khứ là sai lầm nhưng bản thân Trung Quốc cũng lo ngại mất kiểm soát các dòng tiền và luồng đầu tư khi đồng Nhân dân tệ quốc tế hóa nhanh.
Với những bước đi thận trọng, cụ thể là quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ trong phạm vi hẹp đã ký kết từ đầu năm đến nay giữa Trung Quốc với một số nước, dường như đó là cách để không mất kiểm soát.
Khi đồng tiền Trung Quốc được sử dụng trực tiếp trong các giao dịch toàn cầu thì mọi vấn đề phát sinh trong các thương vụ trên phạm vi toàn cầu, (ngoài biên giới và ngoài năng lực điều hành của Trung Quốc) đều ảnh hưởng đến giá trị của đồng Nhân dân tệ mà Trung Quốc chưa có khả năng kiểm soát.
Nền kinh tế khổng lồ này sẽ ngay lập tức bị chao đảo bởi những đợt trồi sụt của các dòng tiền ra vào mà tốc độ chỉ còn là những cú nhấn nút rút tiền hay gửi tiền.
Một vấn đề khác cũng rất quan trọng đó là sự phụ thuộc của nền kinh tế này với xuất khẩu. Trung Quốc đang là quốc gia xuất khẩu lớn thứ hai trên thế giới và giá trị các giao dịch này vẫn núp dưới vai trò của đồng USD nhờ các quy định quy đổi ngoại tệ nhiều năm qua đang có lợi cho Trung Quốc.
Nếu rời bỏ đồng USD lợi thế của đồng Nhân dân tệ “yếu” sẽ không còn, tức là nền kinh tế mất đi một lợi thế trong cạnh tranh. Đây là một lợi thế cực lớn, nó đảm bảo cho Trung Quốc nhiều năm qua luôn đạt được mức thặng dư mậu dịch rất cao so với Mỹ. Rời khỏi hệ quy chiếu USD, đoàn tầu Trung Quốc sẽ mất đi lợi thế gia tốc hỗ trợ này.
Từ những vấn đề của riêng mình, Trung Quốc đang tìm cách hạ bệ đồng USD cũng như quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ của họ một cách thận trọng. Tuy không co cụm như Nhật Bản đã làm với đồng Yên nhưng Trung Quốc không vội vàng.
Tương lai của một đồng Nhân dân tệ toàn cầu còn ở phía xa nhưng những nỗ lực để đẩy đồng tiền này lên vị trí toàn cầu hóa thì rất gần và bước đi đầu tiên là dùng vàng để giảm rủi ro từ đồng bạc xanh.

USD được dự báo sẽ liên tục trượt giá

USD được dự báo sẽ liên tục trượt giá

Theo số liệu từ Ngân hàng Hoàng gia Scotland, trong 20 năm qua, tháng 9 là tháng tệ thứ hai trong năm của đồng USD. Tháng 12/2009, đồng USD thường trượt giá mạnh nhất.

Phiên giao dịch ngày thứ Ba tại thị trường New York, đồng USD rơi xuống mức thấp nhất trong năm 2009 so với đồng euro, thị trường chứng khoán toàn cầu tăng điểm, triển vọng kinh tế cải thiện, nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn đến các loại tiền tệ khác mang lại lợi tức cao hơn.

Những lo lắng về vị thế của USD cũng bắt nguồn từ việc báo cáo mới nhất của Liên hợp quốc kêu gọi việc lập nên một hệ thống dự trữ mới của thế giới trong đó có nhiều loại tiền tệ khác nhau chứ không chỉ đồng USD.

Phiên giao dịch gần nhất tại thị trường New York, chỉ số USD hạ 1% xuống mức thấp nhất trong 1 năm.

Quý 4/2008, USD tăng giá mạnh bởi nhà đầu tư tìm đến USD sau khi ngân hàng đầu tư Lehman Brothers sụp đổ. Thế nhưng tính cả thập kỷ vừa qua, xu thế chung của USD là trượt giá.

Số liệu kinh tế Mỹ thông báo vào thời điểm tháng 9 trong suốt 10 năm qua thường tiêu cực. Báo cáo việc làm tháng 8 được công bố vào tháng 9 cho thấy số người thất nghiệp giảm, tuy nhiên mức giảm không đạt như tháng 6, tháng 9 và tháng 11.

Các chuyên gia dự đoán tỷ giá USD/euro sẽ có thể lên vượt mức 1,45USD/euro và đây sẽ là mốc quan trọng trên thị trường tiền tệ. Thị trường đã từng cố gắng đẩy đồng euro lên vượt mức 1,4450USD/euro vào tháng 8/2009 tuy nhiên không thành công.

HSBC dự báo mức tiếp theo trong đà giảm giá của USD là 1,4720USD/euro, tỷ giá này như vậy sẽ ở mức cao nhất trong 1 năm.Theo CNBC

Quang Dũng

Thứ Ba, 8 tháng 9, 2009

Cuối cùng thì vàng trèo lên trên mức 1.000$

Anh minh hoa

Một số bên tham gia thị trường luôn cảnh báo rằng vàng sẽ chịu sự chống đỡ để lên trên mức 1.000$ và phải nhờ sức mua đầu cơ mạnh. Nhìn lại quá khứ, vàng dường như giờ đây đang ở mức khá đắt.
Sáng nay, giá vàng tương lai đã vượt 1.000$ trên thị trường châu Á. Đây là lần thứ ba vàng quay trở lại mốc lịch sử này. Mức kỷ lục mà vàng đạt được là 1.033.9$. Vàng giao ngay chiều nay cũng đã phá mốc 1000$ và đạt mức 1004$.
Các chuyên gia của Surbiton Associates cho rằng giá vàng tương lai và giao ngay tăng trên 1000$ thể hiện sức mua của các nhà đầu tư thông qua các tổ chức tài chính. Có nhiều câu hỏi đang được đặt ra đối với sức khoẻ của nền kinh tế khi mà lãi suất toàn cầu đang ở mức thấp. Chính vì thế mà nó khuyến khích người dân mua vàng. Tạm thời, chúng ta còn có thể chứng kiến giá vàng lên cao hơn nữa.
Câu hỏi đặt ra hiện nay là liệu mức giá hiện nay đã quá cao hay chưa?
Bất chấp việc vàng đạt được 1.000$, nhưng các chuyên gia của GFMS còn cho rằng giá vàng hiện nay phải ở mức 2.079$ nếu so sánh với các mức lạm phát đang đạt tới mức cao trên toàn cầu.
Một số chuyên gia cho rằng giá vàng cao phản ánh sự mất cân đối của các thị trường do ngân hàng trung ương đang gỡ rối mớ bòng bong khủng hoảng tín dụng của họ bằng những gói kích thích kinh tế nhằm đem lại sự tăng trưởng trở lại. Chính vì thế mà đồng đô la đang suy yếu đi trên toàn cầu.
Nhóm nước G20 cho biết chưa thể rút những gói kích thích kinh tế cho đến khi kinh tế toàn cầu hồi phục hoàn toàn.
Một số chuyên gia khác còn cho rằng giá vàng còn có thể quay lại mức 950$ trước khi nó tăng trở lại. Nguyên nhân để đưa ra nhận định này là việc nhu cầu vàng vật chất hạn chế vì mức giá hiện nay đang quá cao so với họ.
David Moore, chuyên gia của Commonwealth Bank Australia cho rằng, giá vàng tại thời điểm cuối năm nay sẽ có thể thấp hơn mức hiện nay. Nhiều khả năng họ cho rằng ở mức 950$ nếu mức giá cao như hiện nay không ở trên 1000$ trong một thời gian dài.
Đồng đô la suy yếu khiến cho các nhà đầu tư thường đầu tư vào những khoản tiền khác ngoài đô la. Cộng với tin kinh tế phục hồi chưa rõ ràng, điều này đã đẩy các nhà đầu tư đến với vàng như một nơi trú ẩn với tài sản của họ. Đô la index đang ở mức hỗ trợ 78.00 điểm nhưng hôm nay nó đã rơi xuống mức 77.66 điểm và vẫn rơi theo xu hướng kỹ thuật.
Một yếu tố khác cũng tác động đến vàng khi các nhà đầu tư nhìn chứng khoán để tìm hướng đi cho kim loại vàng. Nếu đợt sell off xảy ra với thị trường chứng khoán do lo ngại kinh tế chưa hồi phục thì vàng lại có cơ hội tăng giá khi luồng tiền chảy vào đây.
Các chuyên gia ANZ thì cho rằng thị trường vàng đang lên một mốc giá mới. Cần phải giữ được mốc 1.000$ trong vài ngày thì mới có thể xác định xu hướng dài hạn của vàng là tăng cao hơn. Vàng tăng giá cũng dễ dàng làm kinh sợ bởi những con số trong tương lai như 2000$ 3000$ và những nhận xét của các chuyên gia như vậy lại càng củng cố niềm tin tăng giá của vàng. Vàng còn tăng giá khi lo ngại thị trường chứng khoán giảm điểm. Để chống rủi ro, họ mua vàng vào.
Các nhà buôn nhận định khối lượng giao dịch hôm nay không lớn lắm và sụt giảm sau khi đạt những mốc quan trọng. Shuji Sugata, chuyên gia tại Mitsubishi Corp Futures & Securities Tokyo cho rằng tôi nghĩ mức giá cao như hiện nay có thể kích thích lực bán và vàng sẽ còn gặp khó khăn khi giữ được mức 1.000$.
Nhìn lại xu hướng luồng tiền, với việc quỹ lớn SPDR bán vàng và không mua vào trong ngày thứ 6 cuối tuần qua. Nhưng nếu họ bắt đầu mua vàng trở lại thì vàng còn tăng giá.

Gold...........!


GIÁ VÀNG
Cập nhật lúc 14:04 08/09/2009
Đơn vị tính: ngàn đồng/lượng
LoạiMuaBán
Hồ Chí Minh
Vàng SJC 1L 22.000 22.100
Vàng 24 K 21.700 22.100
Vàng 18 K 16.130 16.730
Vàng 14 K 12.440 13.040
Vàng SJC 1c 22.000 22.130
Hà Nội
Vàng SJC 22.000 22.120

Giá vàng giao sau tháng 12 trên thị trường châu Á đã chính thức chạm mức 1000$

Vàng tương lai tăng lên đến $ 1,000 một ounce lần đầu tiên trong hơn sáu tháng qua. Đồng đô la yếu đẩy mạnh sức hấp dẫn của kim loại như là một khoản đầu tư thay thế.
Anh minh hoa

Hợp đồng giao vàng tháng 12/09 đã tăng 0,3 phần trăm đến $ 1,000 trên sàn Comex của New York Mercantile Exchange lúc 8:36 tại Singapore. Vàng giao ngay thêm 0,3 % đến mức 997,78 $/ounce tại London. Vàng đã tăng giá liên tục từ năm 2000.

Chính phủ các nước cắt giảm lãi suất và tỷ giá đô la dành để chống lại các suy thoái tồi tệ nhất kể từ Thế Chiến II, thúc đẩy các nhà đầu tư mua vàng thỏi như một hàng rào chống lạm phát tiềm năng và giảm giá trị tệ. The Dollar Index đã mất 4,1% trong năm nay. Vàng thường di chuyển ngược với loại tiền tệ Mỹ và hôm nay nó lại chạm mức 1.000$.

Các bộ trưởng tài chính G20 kết thúc phiên họp tại London với cam kết tiếp tục duy trì các gói kích thích kinh tế cho tới khi kinh tế thực sự phục hồi. Cùng với việc hàng tỉ U$ được chính phủ bơm vào thị trường khiến lo ngại lạm phát tăng cao giữ vàng trụ tại mức cao sất mức tâm lý 1,000. và có thể tiếp tục tăng cao hơn trong thời gian tới.

Giá dầu ít biến động trong ngày thứ Hai, đóng cửa tại mức $68.05/thùng khi chứng khoán Châu Á tăng điểm khiến lực mua tăng lên giúp gỡ bỏ phần nào áp lực giảm giá đến từ lo ngại nhu cầu sử dụng dầu yếu tại Mỹ.

Đồng U$ tiếp tục yếu đi hỗ trợ vàng tăng. Tỉ giá euro/usd đóng cửa tăng lên mức 1.4332 so với mức 1.4296 của ngày thứ Sáu. Dan Smith, nhà phân tích của Standard Chartered cho biết “Đồng U$ vẫn sẽ là yếu tố then chốt quyết định hướng đi của vàng. Nếu U$ tiếp tục giảm giá, vàng sẽ tăng cao hơn”.

Các nhà phân tích của Standard Bank cho biết, “vàng có thể tiếp tục tăng cao hơn lên mức 1,100 trong đầu năm tới với hỗ trợ là đồng U$ yếu, tuy nhiên việc tiêu thụ vàng vật chất tại thị trường chủ chốt Ấn độ giảm sút sẽ hạn chế sức tăng.”

Với việc giá vàng đứng ở mức cao và kinh tế suy thoái đã hạn chế tiêu thụ vàng tại Ấn độ. Nhập khẩu vàng của Ấn độ trong năm 2009 dự kiến sẽ là 460 - 550 tấn, giảm mạnh so với mức 712 tấn của năm 2008.

Liên hợp quốc cho rằng thế giới cần một đồng tiền dự trữ mới

Liên hợp quốc cho rằng thế giới cần một đồng tiền dự trữ mới

Liên hợp quốc cho rằng nên giảm bớt vai trò của USD trong thương mại quốc tế bằng việc đưa ra một đồng tiền quốc tế mới để bảo vệ thị trường các nước mới nổi khỏi ảnh hưởng tiêu cực từ việc đầu cơ tài chính.

Báo cáo mới nhất từ Hội thảo về Thương mại và Phát triển của UN đồng thuận về mục tiêu những nước thành viên nên lập nên một ngân hàng dự trữ toàn cầu để phát hành và kiểm soát tỷ giá hối đoái tại các nước thành viên.

Năm 2009, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Nga đã kêu gọi về một đồng tiền thay thế cho USD trong vai trò đồng tiền dự trữ chính của thế giới, khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ việc thị trường thế chấp dưới chuẩn Mỹ sụp đổ đã dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu tệ hại nhất từ Chiến tranh Thế giới thứ Hai.

Trung Quốc, nước nắm giữ dự trữ USD nhiều nhất thế giới, cho rằng đồng tiền tiêu quốc gia như quyền rút tiền đặc biệt của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) hay còn gọi là SDRs sẽ có thể khiến sự ổn định tăng cao.

Ông Heiner Flassbeck, đồng tác giả của báo cáo trên và là chủ tịch UNCTAD, trong phỏng vấn với báo giới gần đây nói: “Với khung quản lý tỷ giá hối đoái mới nhận được sự đồng thuận của nhiều phía, tỷ giá hối đoái sẽ ổn định hơn.”

Năm 1944, thỏa thuận Bretton Woods tạo ra hệ thống kinh tế toàn cầu và những tổ chức trong đó bao gồm Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB).

Tuy nhiên, theo Cựu phó Bộ trưởng Tài chính Đức, dù các nước muốn phát triển SDRs, một loại tiền tệ của IMF, loại tiền tệ này là không đủ để hỗ trợ thị trường các nước mới nổi trong bối cảnh cần thanh khoản.

Theo Bloomberg

Thứ Bảy, 5 tháng 9, 2009

Indochina Capital: Thoái vốn tại thị trường Việt Nam


Xung quanh vấn đề thanh lý danh mục đầu tư, Indochina Capital Vietnam Holdings Limited (ICV) đã công bố một vài thông tin.

Ti sao hơn 65% cổ đông bu cho vic không tiếp tc đầu tư?
Chúng tôi tin rằng có một số nguyên nhân đưa tới đến kết quả này. Thứ nhất, chúng tôi biết rằng khoảng 40 đến 45% các cổ đông là các quỹ đầu cơ đã mua các cổ phần của ICV do Quỹ có một lượng lớn tiền mặt, các cổ phần của Quỹ được giao dịch với giá thấp hơn nhiều so với giá trị tài sản thuần. Ý định của họ là thu lợi nhuận ngắn hạn.
Thứ hai, thị trường chứng khoán Việt nam đã tăng trưởng mạnh mẽ trong vòng 4 – 5 tháng vừa qua đã làm tăng đáng kể Giá trị tài sản thuần của ICV, điều đó làm cho việc không tiếp tục đầu tư vào thời điểm này tăng sức hấp dẫn.

Thứ ba, lĩnh vực quản lý quỹ toàn cầu đang gánh chịu những thay đổi căn bản đo kết quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Hệ quả là, các quỹ trên thế giới đã, đang bị thanh lý và đang chịu sức ép về việc hoàn trả vốn đầu tư – tương tự như ICV..

Khoảng 1/3 các quỹ đầu cơ toàn cầu đã bị đóng cửa hoặc bị sáp nhập trong vòng từ 12 đến 18 tháng vừa qua, trong đó bao gồm các quỹ hàng đầu của các nhà quản lý quỹ tên tuổi, như Cerberus Capital và Atticus Capital cũng vừa thông báo đóng cửa..

Vic thanh lý bình thường ca ICV snh hưởng như thế nào đến thtrường chng khoán Vit nam?

Chúng tôi hy vọng sẽ chỉ có một tác động nhỏ nhất đến thị trường chứng khoán Việt Nam.

Thứ nhất, chính sách không tiếp tục đầu tư được đặt ra theo cách thức chống lại việc bán ồ ạt danh mục đầu tư với giá thấp hơn giá thị trường. Đề đạt được mục đích này, chính sách không tiếp tục đầu tư yêu cầu tối đa hóa giá trị các khoản đầu tư như mục tiêu hàng đầu cùng với mục tiêu thứ hai là thực hiện qúa trình này một cách nhanh chóng trong phạm vi có thể. Trong bối cảnh này, phải nhấn mạnh rằng không có bất kỳ thời hạn nào được đặt ra đối với việc thanh lý toàn bộ danh mục đầu tư.
Thứ hai, chi phí cơ cấu quản lý bao gồm cả việc tối đa hóa giá trị tài sản đầu tư cũng như tốc độ thanh lý. Dựa trên mức độ và cơ cấu danh mục đầu tư của ICV, chúng tôi dự kiến việc thanh lý bình thường sẽ diễn ra ít nhất từ 12 đến 18 tháng.
Vic thanh lý bình thường ca ICV snh hưởng như thế nào đến Tp Đoàn Indochina Capital?
Tập Đoàn Indochina Capital hiện có khả năng tài chính vững mạnh. Năm 2009, tập đoàn có kết quả kinh doanh xuất sắc đứng thứ hai trong lịch sử của tập đoàn. Khi việc thanh lý bình thường của ICV được tiến hành và hoàn tất đương nhiên sẽ làm giảm nguồn thu từ chi phí quản lý của Tập đoàn sau này.
Tuy nhiên, Tập đoàn sẽ tiếp tục quản lý các quỹ khác nhau, bao gồm ba quỹ bất động sản với tổng giá trị vốn đầu tư cam kết 450 triệu US$ từ các tập đoàn tài chính toàn cầu, bao gồm các quỹ đầu tư quốc gia, quỹ hưu trí, các quỹ của các nhà đầu tư tư nhân cũng như một loạt các quỹ Nhật Bản với mục đích tập trung đầu tư vào thị trường chứng khoán và một số quỹ khác.

Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2009

Gold!Gold!...........Gold!

1. Dự trữ vàng của SPDR tiếp tục tăng, với lượng mua vào đạt 14,65 tấn trong ngày 03/09, tương đương 1,4%, đưa tổng lượng vàng dự trữ của quỹ này lên mức 1.078,01 tấn.
2. Goldcore, một công ty môi giới vàng hàng đầu của Ireland nhận định giá vàng sẽ tiếp tục tăng cao trong những tuần tới. Theo họ, giá vàng đã sẵn sàng phá vỡ mức 1.000 USD/ ounce.
Goldcore cho biết: “Nhu cầu đầu tư vàng gia tăng sẽ làm giá vàng đi lên và phá vỡ mức cản tâm lý 1.000 USD/ ounce trong những tuần tới”.
3. Tháng 9 và giá vàng có mối quan hệ như thế nào? Giá vàng thường hay tăng trong suốt tháng 9. Và các chuyên gia phân tích tin tưởng rằng năm nay xu hướng tương tự vẫn sẽ tiếp tục diễn ra. Theo các nhà nghiên cứu, trong 20 tháng Chín gần đây, giá vàng đã có 16 lần tăng.

Thứ Năm, 3 tháng 9, 2009

Trung Quốc "rót" 50 tỷ USD vào IMF

Trung Quốc nhiều khả năng sẽ trở thành nước đầu tiên mua trái phiếu phát hành bởi Quỹ tiền tệ quốc tế.

Trung Quốc muốn đa dạng hóa dự trữ ngoại tệ còn Quỹ tiền tệ quốc tế có thể cải thiện khả năng tài chính.

Ngày thứ Tư, Quỹ tiền tệ quốc tế cho biết Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận mua khoảng 50 tỷ USD trái phiếu. Trái phiếu này mang tên quyền rút tiền đặc biệt do IMF phát hành, và Trung Quốc đang tung hô loại trái phiếu này như một thay thế cho USD trong vai trò đồng tiền dự trữ của thế giới.

Đây là thỏa thuận đầu tiên đối với loại trái phiếu này. Việc này cũng đánh dấu bước đầu tiên trong việc chuyển trọng tâm đầu tư khỏi trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ.

Ông Eswar Prasad, một chuyên gia nghiên cứu cao cấp tại viện nghiên cứu Brookings và đồng thời từng là người đứng đầu phụ trách IMF Trung Quốc, nhận xét: “Động thái mới mang nhiều ý nghĩa biểu tượng, Trung Quốc sẽ có lựa chọn khác để đầu tư ngoài trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ.”

Những nước như Brazil, Nga và Ấn Độ đã thể hiện sự quan tâm đến việc mua trái phiếu IMF, IMF phát hành trái phiếu để củng cố khả năng tài chính và giúp các nước G20 thực hiện cam kết hỗ trợ tài chính cho quỹ.

Ông Prasad nói: “Đối với Trung Quốc, điều này hết sức quan trọng nếu xét đến việc bao lâu nay họ luôn muốn có một sự lựa chọn thay thế USD trong dự trữ tiền tệ của mình. Việc nắm giữ một lượng lớn trái phiếu IMF sẽ củng cố sức mạnh trong tuyên bố của Trung Quốc về tầm quan trọng của Quyền rút tiền đặc biệt (SDR).”