Thứ Ba, 29 tháng 12, 2009

Bong bóng vàng ngày một lớn

Nhiều chuyên gia cho rằng giá vàng đã đạt mức cao kỷ lục từ trước đến nay và trở thành bong bóng lớn nhất trong số 7 bong bóng về tiền tệ, bởi vì trong vòng 10 năm qua vàng đã tăng giá tới 300%. Một số nhà đầu tư cho rằng vàng là thứ tài sản đầu tư dự trữ tốt nhất khi xảy ra khủng hoảng tiền tệ. Song thực tế khi vàng được coi là tài sản, thì tài sản đó không mang lại bất kỳ thu nhập thực chất nào.
Đối với bong bóng tài sản bằng vàng, từ tháng 9/ 2009 trở lại đây cho thấy giá vàng đã tăng quá nhanh, quá mạnh, song xu thế tăng của giá vàng là không ổn định, có nhiều yếu tố có thể làm cho giá vàng bị đảo ngược, thí dụ như khi xảy ra khủng hoảng nợ của Dubai giá vàng đã tuột dốc mạnh, mất 50 USD/OZ.
Nguyên nhân giá vàng trở thành bong bóng là do trong bối cảnh xảy ra khủng hoảng, nhu cầu về hàng hoá giảm xút, nhu cầu đầu cơ tăng đã đẩy giá vàng lên cao, đặc biệt là nhiều nhà đầu tư thiếu bình tĩnh cũng bị cuốn theo việc mua vàng dự trữ, đẩy giá vàng lên cao hơn, chính vì nhiều người tin rằng giá vàng còn tiếp tục lên, đã dẫn đến tình trạng bong bóng về giá vàng.
Tuy nhiên, do bản chất của vàng bị thiếu giá trị nội tại, do đó rủi ro sẽ rất lớn khi thị trường điều chỉnh giá vàng xuống. Hiện nay, từ những phân tích cơ bản cho thấy các nước lớn vẫn duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ, Mỹ vẫn duy trì chính sách lãi suất thấp, trong khi đó khối lượng tiền cơ bản của Mỹ đã lên tới mức lớn chưa từng có 1.900 tỷ USD, song đến lúc nào đó, ngân hàng trung ương các nước phải từ bỏ chính sách nói trên, sẽ gây ra một áp lực lớn cho các tài sản nhiều rủi ro này, nhất là khi nền kinh tế toàn cầu dần dần phục hồi, đôla Mỹ mạnh lên, nhu cầu hàng hoá tăng. Cuối cùng bong bóng sẽ vỡ, bong bóng càng to, thiệt hại càng lớn.
Khi giá vàng lên tới mức 1.200 USD/OZ, tổ chức tiền tệ quốc tế IMF, ngân hàng thế giới WB và một số ngân hàng trung ương của các nước cũng đã cảnh báo về việc hình thành bong bóng tài sản, đồng thời cho rằng giá vàng đã đạt mức cao kỷ lục cần phải lưu ý. Những cảnh báo này cũng đã đưa ra trong 2 lần giá vàng trồi sụt gần đây.
Song những dự đoán về giá vàng còn tăng luôn có sức hấp dẫn chết người, các cảnh báo trên ít được coi trọng. Ngược lại các nhà đầu tư luôn bị mê hoặc bởi các nhận định: Vàng tiếp tục lên giá. Một năm trước đây, khi giá dầu tăng đột biến 147 USD/thùng, nhiều người dự đoán sắp tới giá dầu sẽ lên tới 200 USD/thùng, lúc đó các nhà đầu tư tin rằng sớm hay muộn giá dầu sẽ phá mức đỉnh 200 USD. Song thực tế điều này đã không xảy ra. Gần đây nhiều nguồn tin dự kiến năm 2010 giá vàng sẽ lên tới 1.300 USD/OZ. Sự lạc quan của các nhà đầu tư này không biết dựa trên cơ sở khoa học nào, hay chỉ dựa vào các suy luận cảm tính.
Phí Đăng Minh

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2009

Cơ cấu vàng thế giới biến động lớn

Theo thống kê của Hiệp hội Vàng Thế giới, thế giới hiện có 163.000 tấn vàng dự trữ. Trong số đó, vàng trang sức chiếm tỉ trọng lớn nhất, đạt 83.600 tấn; cá nhân đầu tư vàng đạt 27.300 tấn; các nước dự trữ vàng đạt 28.700 tấn; vàng sử dụng trong công nghiệp và các lĩnh vực khác đạt 19.700 tấn. Hàng ngàn tấn vàng còn lại không rõ tung tích, chẳng hạn như bị chìm xuống biển cùng với các vụ chìm tàu.
Ngoài ra, thế giới còn khoảng 26.000 tấn vàng dưới đất chưa khai thác. Với tốc độ khai thác vàng hiện nay, số vàng trên sẽ được khai thác hết trong vòng 10 năm.
Tổng Giám đốc khu vực viễn đông của Hiệp hội Vàng Thế giới, ông Albert Cheng, cho biết tỉ trọng vàng hiện diện trong tài sản cá nhân còn thấp. Theo số liệu năm 2008, cá nhân đầu tư vàng đạt 27.300 tấn, chiếm 0,58% tổng tài sản tài chính toàn cầu.
Từ đầu năm 2009, cơ cấu thị trường vàng toàn cầu phát sinh sự thay đổi đáng kể. Tính đến quý III năm 2009, tỉ trọng vàng trang sức trong thị phần toàn cầu giảm từ 64% xuống còn 49%, trong khi đầu tư vàng tăng từ 26% lên 42%. Đồng thời, tỷ trọng vàng sử dụng trong công nghiệp giảm từ 13% xuống còn 10%.
Ông Albert Cheng cho biết sau khi khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra, vai trò đảm bảo giá trị và phòng tránh rủi ro của vàng được các nhà đầu tư toàn cầu xem trọng, khiến nhu cầu đầu tư vàng không ngừng tăng cao và xu hướng này tiếp tục phát triển. Trong tương lai, lượng vàng đầu tư trên toàn cầu có thể lần đầu tiên vượt qua nhu cầu vàng trang sức.
Ông Albert Cheng nói: “Ngân hàng trung ương của nhiều nước hiện đang chuyển từ bán sang mua vàng, xu hướng này được các nhà đầu tư toàn cầu chú ý”.
Ông Albert Cheng cho biết Trung Quốc vẫn là thị trường tăng trưởng nhanh nhất nhu cầu vàng trên thế giới. Trong những tháng gần đây, lượng tiêu thụ vàng trang sức tại Trung Quốc tương đương với Ấn Độ, quốc gia có truyền thống tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới. Ngay cả khi các thị trường tiêu thụ vàng trang sức lớn của thế giới giảm vào năm ngoái, Trung Quốc vẫn duy trì mức tăng trưởng đáng kể khoảng 8% nhu cầu vàng trang sức. Bên cạnh đó, nhu cầu đầu tư vàng của Trung Quốc tăng trưởng càng nhanh hơn.
Ông Albert Cheng cũng nói thêm rằng xu hướng quan trọng của thị trường vàng toàn cầu hiện nay là nhu cầu vàng vật chất không ngừng gia tăng, đặc biệt tại thị trường Trung Quốc, xu hướng này ngày càng rõ.
Theo Phúc Minh (Theo Ifeng)
TBKTSG Online

Những thông tin bất lợi cho Gold

+ THX tại Abu Dhabi hôm 21/12 đưa tin, Dubai World trong phiên họp với các ngân hàng chủ nợ đã không đạt được những thỏa thuận về vấn đề kéo dài thời gian hoàn trả các khoản
+ Mặc dù giá vàng đã giảm 8% từ mức đỉnh nhưng doanh số bán lẻ vàng ở Ấn Độ, tại Mumbai và Ahmedabad đã giảm hơn 50% trong vòng 15 ngày qua
+ Cổ tức trái phiếu chính phủ Mỹ chạm mức 4 tháng cao; đồng Yên Giảm
+ Đồng đô la Mỹ, đồng tiền định giá vàng. Xu hướng của đồng tiền này là mạnh lên trong ngắn hạn bất chấp việc FED tuyên bố vẫn tiếp tục giữ nguyên lãi suất ở mức thấp cho dù nền kinh tế có nhiều tín hiệu khả quan. Nhiều người cho rằng FED sẽ sớm tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát trong tương lai sau khi cơ quan này đã cùng với Chính phủ Mỹ “bơm” quá nhiều tiền vào nền kinh tế khi kinh tế Mỹ suy thoái trong năm 2008. Điều này sẽ châm ngòi cho “siêu lạm phát”, bởi thế nên FED sẽ sớm hành động.
+ Việc giá vàng giảm mạnh, phá vỡ ngưỡng cản 1,100 đã gây ra sự “hoảng hốt” cho cả giới phân tích và các nhà đầu tư. Giới phân tích cho rằng sự trượt giảm của vàng đã đi với tốc độ nhanh hơn sau khi thị trường rớt về dưới mức 1,100, trên cả thị trường giao ngay lẫn giao sau. Khối lượng thấp hơn cũng đã làm nhanh tốc độ sụt giảm.
George Gero, Phó chủ tịch của RBC Wealth Management ở New York đã lập luận: “Những người mua vàng đang bị ám ảnh bởi sự tăng lên của đồng USD, thêm vào đó là thời điểm cuối năm đã đến gần, và những lệnh chờ bán đã đợi sẵn khi thị trường rớt về dưới 1,099”.

Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2009

Chủ tịch FED là người quyền lực nhất hành tinh

"Người đàn ông hói đầu, râu xám với đôi mắt mỏi mệt, ngồi trong văn phòng tại Washington và nói về kinh tế" - những từ ngữ tờ Time dành để miêu tả người đàn ông của năm 2009 - Ben Bernanke.
Không xuất hiện ấn tượng, không có những câu chuyện gây mê hoặc, Ben Bernanke không bao giờ nói "hãy nhìn tôi" hay "hãy lắng nghe tôi" như những diễn giả khác thương làm. Không tranh luận về chính trị hay quan điểm, tất cả những gì Bernanke đưa ra là những giải pháp, những con số và ... văn học. Khi không biết điều gì, ông ấy không khoe khoang hay màu mè. Bernanke là một giáo sư, người trải qua phần lớn sự nghiệp của mình với tư cách thầy giáo.
Không giống một con người quyền lực, Ben Bernanke rất hiếm khi tham dự những buổi tiệc tối của các chính trị gia tại Washington. Hay xấu hổ và luôn thích ăn tối ở nhà cùng vợ, người vẫn tự nấu nướng và dọn dẹp, sở thích của người đàn ông trung niên này khá phổ thông: đọc sách và giải ô chữ.
Nhưng ông ta là một trong những người quyền lực nhất hành tinh.
56 tuổi, Ben Bernanke là Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED), cơ quan được coi là Ngân hàng Trung ương của nền kinh tế lớn nhất thế giới với đầy đủ khả năng chi phối đời sống kinh tế toàn cầu.
Dòng chữ "Tiền của Cục dự trữ liên bang" trên những tờ dollar Mỹ đủ nói lên rằng: FED kiểm soát nguồn cung đồng tiền có sức mạnh nhất thế giới. Độc lập với Chính phủ Mỹ, FED có quyền ban hành và thực hiện chính sách tiền tệ. Lãi suất ngắn hạn mà FED công bố có khả năng điều chỉnh lạm phát, thất nghiệp, sức mạnh của đồng dollar cũng như việc bạn có bao nhiêu tiền trong ví.
Giáo sư Bernanke của trường Princeton là một trong những học giả hàng đầu về cuộc Đại suy thoái những năm 30. Ông biết rằng sự bị động và ngoan cố không chịu tăng cung tiền của FED trong giai đoạn đó đã gây ra tai ương như thế nào với kinh tế Mỹ.
Nhưng nước Mỹ đã không lặp lại sai lầm trong cuộc Suy thoái khi người đứng đầu FED là Ben Bernanke. Ngay sau khi thị trường nhà ở tại Mỹ sụp đổ, bắt nguồn cho cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất của kinh tê thế giới trong vòng 75 năm qua, FED đã quyết định hành động.
Huy động hàng nghìn tỷ USD để bơm vào nền kinh tế, kiến trúc sư cho toàn bộ chính sách giải cứu các doanh nghiệp tư nhân, hạ lãi suất cơ bản xuống 0%, cho vay các quỹ, ngân hàng nước ngoài, ngân hàng đầu tư, các nhà sản xuất, công ty bảo hiểm và cả những doanh nghiệp chưa bao giờ nghĩ rằng mình có thể vay tiền của FED...
Những nỗ lực nhằm sống thị trường tín dụng Mỹ, tái cơ cấu lại hệ thống tài chính cũng như tạo động lực cho kinh tế thế giới đã thổi bảng cân đối tài chính của FED lên gấp 3 lần bình thường. Đó phải chăng cũng là lý do vì sao mà đôi mắt của Ben Bernanke luôn mệt mỏi.
Trong năm 2009, cùng với FED, Bernanke đã lập nên một kỳ tích với việc bơm một lượng tiền lớn chưa từng thấy vào ngành ngân hàng Mỹ cũng như đặt nền móng để đưa kinh tế nước này về trạng thái ổn định. Vị Chủ tịch này cũng đang phải chuẩn bị những kế hoạch tiếp theo để giúp kinh tế Mỹ giữ được đà phục hồi khi ông gần như chắc chắn sẽ được chính quyền Tổng thống Obama lựa chọn cho nhiệm kỳ tiếp theo.
Tạp chí Time cho rằng Bernanke là cá nhân quan trọng nhất của nền kinh tế quan trọng nhất thế giới. Khả năng điều hành sáng tạo của vị Chủ tịch này trong năm 2009 không chỉ giúp kinh tế Mỹ mà còn là cả thế giới đi qua khủng hoảng. Những quyết định của Bernake có thể ảnh hưởng tới túi tiền, tới công việc và tương lai của bất cứ cá nhân nào trên thế giới. Đây cũng là lý do mà Time đưa ra khi lựa chọn Ben Bernake là nhân vật số một của năm 2009.
Nhật Minh

Theo dòng lịch sử của vàng

Ngày 21/01/1980, giá vàng tiến lên đỉnh cao nhất của mọi thời đại tính cho đến lúc bấy giờ, nằm tại 850 USD/ounce, gấp gần 4 lần mức 220 USD/ounce của tháng đầu năm 1979.
Cuộc sụp đổ những năm 1980

Nguyên nhân tăng giá mạnh mẽ của vàng trong năm 1980 chính là bởi trong thập niên 70 nước Mỹ đã trải qua một giai đoạn lạm phát đình đốn, tức lạm phát cao mà thất nghiệp vẫn tăng và kinh tế thì đi xuống. Vì thế, nhu cầu về vàng lúc đó tăng cao do được coi là một kênh đầu tư an toàn. Thêm vào đó là sự kiện Tổng thống Nixon loại bỏ bản vị vàng vào năm 1971, tạo ra một lực đẩy tích lũy trong suốt thập niên 1970. Ngoài ra, những xung đột vũ trang giữa Afghanistan và Liên Xô (cũ) thời đó đã góp phần thúc đẩy các nhà đầu tư nhảy vào thị trường vàng. Từ đỉnh cao 850 USD/ounce, giá vàng sau đó đã chìm sâu xuống mức 250 USD/ounce, bất chấp lạm phát vẫn đang từng bước lộ diện. Bởi sau một khoảng thời gian ngắn lên quá cao, dường như lúc đó người ta cho rằng quả “bong bóng” vàng đã được bơm quá căng. Thêm vào đó là nỗi lo sợ về nguồn cung tín dụng sụp đổ. Vì thế, các nhà đầu tư đã từng bước rời khỏi thị trường.
Đỉnh cao 2008 và sự rớt giá sau đó
Ngày 17/03/2008, giá vàng một lần nữa có được mức đỉnh cao nhất tính cho đến lúc đó tại 1.033,9 USD/ounce. Cuộc khủng hoảng kinh tế được châm ngòi từ sự sụp đổ của thị trường nhà đất Mỹ đã khiến giới đầu tư lo lắng, và họ muốn tìm một tài sản an toàn để trú ẩn. Vàng chính là “kẻ được chọn”. Nhưng rồi chỉ vài tháng sau đó, vàng đã có lúc rớt về mức 812 USD/ounce vào ngày 26/11/2008, dù cuộc khủng hoảng tài chính vẫn đang có dấu hiệu ngày càng trầm trọng thêm. Nguyên nhân rớt giá lần này của vàng là do vàng đã tăng quá nhanh và bất thường, thiếu tính bền vững, khi lần lượt vượt qua các mức cản tâm lý vô cùng quan trọng là 800, 900 và 1.000 đô la Mỹ/ounce. Thêm vào đó, với đặc tính tương quan tỷ lệ thuận với giá dầu, thì khi giá của năng lượng này giảm một mạch từ mức kỷ lục 147 USD/thùng xuống dưới 67 USD/thùng, giá vàng ắt cũng phải xuống theo.
Ở giai đoạn đầu của khủng hoảng, vàng đã thể hiện tốt vai trò của mình khi chứng khoán và đồng đô la Mỹ mất giá. Nhưng khi khủng hoảng ngày càng trầm trọng và lan ra khắp nơi thì mối quan hệ đan xen nhằng nhịt giữa các tổ chức tài chính, ngân hàng và các quỹ đầu cơ đã khiến không còn kẻ nào đứng ngoài vòng xoáy khủng hoảng, tiền mặt lúc đó trở thành loại hàng hóa đáng để đầu cơ nhất, và đô la Mỹ - đồng tiền của cường quốc số kinh tế số 1 thế giới, có lẽ là sự lựa chọn an toàn.
Trong khi đó, để bảo toàn tài sản của mình, các quỹ đầu tư buộc phải bán vàng ra, khi mà những áp lực của cuộc khủng hoảng tài chính đang từng ngày tác động xấu đến họ. Mặt khác, áp lực bán vàng không phải chỉ đến từ phía các quỹ đầu tư, các ngân hàng trung ương cũng đang dồn toàn lực vào việc cứu hệ thống tài chính nên cần rất nhiều tiền, và một nguồn quan trọng để có tiền chính là bán vàng.
Kỷ lục cũ ra đi, vàng có còn được hỗ trợ?
Từ đầu tháng 9, giá vàng đã liên tiếp phá vỡ những mức kỷ lục mới, mà đỉnh cao là mức giá 1.227 USD/ounce lập ngày 2/12. Thế nhưng hiện tại, có vẻ như xu thế tăng của giá vàng đã chững lại. Câu hỏi lúc này là: Liệu giá vàng sẽ lại một lần nữa rơi tự do khỏi “đỉnh” như hai lần trước? Cần phải nói thêm rằng, thời gian cuối năm thường là lúc mà các nhà đầu tư chốt lời, cũng như thoát khỏi thị trường. Các tổ chức tài chính cũng muốn bán vàng ra thu tiền mặt về để làm đẹp bảng báo cáo tài chính. Nhưng nếu xét về dài hạn, những yếu tố cơ bản hỗ trợ cho thị trường vàng vẫn còn đó. Hiện tại, nguy cơ lạm phát vẫn còn đó. Chính sách tiền tệ nới lỏng để kích thích kinh tế phát triển sẽ làm cho lạm phát dần tăng thêm. Chính yếu tố này sẽ giúp giá vàng hồi phục trở lại.
Bà Linda Yueh - chuyên gia kinh tế tại OxfordUniversity, nhận xét: “Không giống thập niên 1970, hiện nay áp lực lạm phát chưa cao và thế giới không chịu ảnh hưởng từ cú sốc dầu mỏ. Thay vào đó, áp lực lạm phát hiện nay chủ yếu đến từ các chính sách kích cầu và kế hoạch giải cứu các ngân hàng”. Nhưng điều khiến người ta lo ngại nhất lúc này chính là: Liệu đã có một quả bong bóng khác đang hình thành trên thị trường vàng, khi mà chính sách nới lỏng tiền tệ của hầu hết các ngân hàng trung ương trên thế giới có vẻ như chưa mang lại hiệu quả đáng kể trong hoạt động sản xuất thực? Và liệu khi Fed thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, thời điểm mà đồng USD sẽ lấy lại vị thế của mình, thì các dòng tiền có nhanh chóng rời khỏi thị trường vàng hay không?
Bộ giảm xóc Trung Quốc
Nhưng dù có gì xảy ra đi nữa, có lẽ vàng sẽ không thể giảm sâu như hai lần trong quá khứ. Với tình hình hiện nay, dù sự phục hồi của kinh tế toàn cầu đang dần rõ nét, thì nền kinh tế Mỹ vẫn còn quá nhiều bất ổn. Vì thế, Fed sẽ không thể một sớm một chiều gỡ bỏ các gói kích thích của mình, đó là chưa nói đến trường hợp các quan chức nước này cho rằng cần phải có một gói kích thích kinh tế thứ hai.
Ngoài ra, thời gian gần đây, một số quan chức Washington còn cho rằng, chính sách đồng USD yếu về mặt nào đó cũng có lợi cho nước Mỹ. Trong khi đó, những nước như Trung Quốc và Nga đang lớn tiếng kêu gọi tìm ra một đồng tiền thay thế cho vai trò dự trữ của USD. Vì thế, việc đồng USD phục hồi trở lại khó có thể xảy ra . Hiện chúng ta còn có thêm Trung Quốc. Từ đầu năm nay, Trung Quốc đã bắt đầu cải tổ kho dự trữ ngoại hối trị giá gần 2 nghìn tỷ USD của mình, bằng cách thay thế USD bằng vàng. Thậm chí, chính phủ Trung Quốc còn khuyến khích và kêu gọi người dân trong nước mua vàng và bạc vào như là những tài sản cất giữ giá trị. Thời điểm hiện tại, khi giá vàng đang ở mức quá cao, chúng ta không biết liệu nước này có vẫn đang tiếp tục mua vàng vào hay không? Nhưng nếu giá vàng giảm trở lại quanh vùng 1.000 USD/ounce, có lẽ Trung Quốc sẽ trở thành một bệ giảm xóc vững chắc cho giá vàng.
Nên nhớ rằng, sự sụp đổ giá vàng ở những năm 1980 chưa có sự hiện diện của Trung Quốc, có nghĩa là thị trường vàng lúc đó chưa có một kẻ chống lưng có tiềm lực kinh tế mạnh như Trung Quốc thời nay. Và ở thời điểm đó, Trung Quốc vẫn chưa có tiếng nói được coi trọng trên trường thế giới như bây giờ. Còn ngày nay, kinh tế Trung Quốc đang từng ngày đe dọa vị trí dẫn đầu của Mỹ và Nhật, và nước này cũng đang xem trọng vàng trở lại, coi đó như là một đồng tiền giao thương quốc tế. Bên cạnh đó, chúng ta đều biết rằng hoạt động thăm dò và khai thác vàng lớn nhất hiện nay là ở Trung Quốc. Với sản lượng vàng khổng lồ khai thác mỗi năm, có lẽ nước này không hề muốn chứng kiến cảnh kim loại quý này rớt giá. Vì vậy, chắc chắn Trung Quốc sẽ can thiệp vào thị trường ngay khi nhận thấy dấu hiệu rớt giá mạnh của vàng.
Có lẽ cả thế giới đã quên vai trò làm trung gian trao đổi của vàng trong những ngày đầu tiên của lịch sử tiền tệ, nhưng người Bắc Kinh thì không quên điều đó. Quy luật vàng nghĩa là: “Kẻ đặt ra quy luật vàng chính là kẻ có vàng”. Chiểu theo quy luật đó, từ giờ trở đi, có lẽ Trung Quốc sẽ tiếp tục, thậm chí là mãi mãi mua vàng vào bằng những khoản thặng dư thương mại khổng lồ từ hoạt động xuất khẩu của mình để cất giữ trong kho dự trữ.
Tác giả: không rõ
Nguồn: Vanginfo.vn

Thứ Năm, 17 tháng 12, 2009

Sẽ lại có một cuộc sụp đổ giá vàng?

Sau khi lập kỷ lục về giá, có vẻ như xu thế tăng của giá vàng đã chững lại. Có khả năng, giá vàng sẽ rớt về lại 1.100 USD/ounce. Nhìn vào quá khứ, người ta tự hỏi liệu giá vàng sẽ lại một lần nữa rơi tự do như hai lần từng xảy ra?
Ngày 21/01/1980, giá vàng tiến lên đỉnh cao nhất của mọi thời đại tính cho đến lúc bấy giờ, nằm tại 850 USD/ounce, gấp gần 4 lần mức 220 USD/ounce của tháng đầu năm 1979.
Cuộc sụp đổ những năm 1980
Nguyên nhân tăng giá mạnh mẽ của vàng trong năm 1980 chính là bởi trong thập niên 70 nước Mỹ đã trải qua một giai đoạn lạm phát đình đốn, tức lạm phát cao mà thất nghiệp vẫn tăng và kinh tế thì đi xuống.
Vì thế, nhu cầu về vàng lúc đó tăng cao do được coi là một kênh đầu tư an toàn. Thêm vào đó là sự kiện Tổng thống Nixon loại bỏ bản vị vàng vào năm 1971, tạo ra một lực đẩy tích lũy trong suốt thập niên 1970.
Ngoài ra, những xung đột vũ trang giữa Afghanistan và Liên Xô (cũ) thời đó đã góp phần thúc đẩy các nhà đầu tư nhảy vào thị trường vàng. Từ đỉnh cao 850 USD/ounce, giá vàng sau đó đã chìm sâu xuống mức 250 USD/ounce, bất chấp lạm phát vẫn đang từng bước lộ diện.
Bởi sau một khoảng thời gian ngắn lên quá cao, dường như lúc đó người ta cho rằng quả “bong bóng” vàng đã được bơm quá căng. Thêm vào đó là nỗi lo sợ về nguồn cung tín dụng sụp đổ. Vì thế, các nhà đầu tư đã từng bước rời khỏi thị trường.
Đỉnh cao 2008 và sự rớt giá sau đó
Ngày 17/03/2008, giá vàng một lần nữa có được mức đỉnh cao nhất tính cho đến lúc đó tại 1.033,9 USD/ounce. Cuộc khủng hoảng kinh tế được châm ngòi từ sự sụp đổ của thị trường nhà đất Mỹ đã khiến giới đầu tư lo lắng, và họ muốn tìm một tài sản an toàn để trú ẩn. Vàng chính là “kẻ được chọn”.
Nhưng rồi chỉ vài tháng sau đó, vàng đã có lúc rớt về mức 812 USD/ounce vào ngày 26/11/2008, dù cuộc khủng hoảng tài chính vẫn đang có dấu hiệu ngày càng trầm trọng thêm. Nguyên nhân rớt giá lần này của vàng là do vàng đã tăng quá nhanh và bất thường, thiếu tính bền vững, khi lần lượt vượt qua các mức cản tâm lý vô cùng quan trọng là 800, 900 và 1.000 đô la Mỹ/ounce.
Thêm vào đó, với đặc tính tương quan tỷ lệ thuận với giá dầu, thì khi giá của năng lượng này giảm một mạch từ mức kỷ lục 147 USD/thùng xuống dưới 67 USD/thùng, giá vàng ắt cũng phải xuống theo.
Ở giai đoạn đầu của khủng hoảng, vàng đã thể hiện tốt vai trò của mình khi chứng khoán và đồng đô la Mỹ mất giá. Nhưng khi khủng hoảng ngày càng trầm trọng và lan ra khắp nơi thì mối quan hệ đan xen nhằng nhịt giữa các tổ chức tài chính, ngân hàng và các quỹ đầu cơ đã khiến không còn kẻ nào đứng ngoài vòng xoáy khủng hoảng, tiền mặt lúc đó trở thành loại hàng hóa đáng để đầu cơ nhất, và đô la Mỹ - đồng tiền của cường quốc số kinh tế số 1 thế giới, có lẽ là sự lựa chọn an toàn.
Trong khi đó, để bảo toàn tài sản của mình, các quỹ đầu tư buộc phải bán vàng ra, khi mà những áp lực của cuộc khủng hoảng tài chính đang từng ngày tác động xấu đến họ. Mặt khác, áp lực bán vàng không phải chỉ đến từ phía các quỹ đầu tư, các ngân hàng trung ương cũng đang dồn toàn lực vào việc cứu hệ thống tài chính nên cần rất nhiều tiền, và một nguồn quan trọng để có tiền chính là bán vàng.
Kỷ lục cũ ra đi, vàng có còn được hỗ trợ?
Từ đầu tháng 9, giá vàng đã liên tiếp phá vỡ những mức kỷ lục mới, mà đỉnh cao là mức giá 1.227 USD/ounce lập ngày 2/12. Thế nhưng hiện tại, có vẻ như xu thế tăng của giá vàng đã chững lại. Câu hỏi lúc này là: Liệu giá vàng sẽ lại một lần nữa rơi tự do khỏi “đỉnh” như hai lần trước?
Cần phải nói thêm rằng, thời gian cuối năm thường là lúc mà các nhà đầu tư chốt lời, cũng như thoát khỏi thị trường. Các tổ chức tài chính cũng muốn bán vàng ra thu tiền mặt về để làm đẹp bảng báo cáo tài chính.
Nhưng nếu xét về dài hạn, những yếu tố cơ bản hỗ trợ cho thị trường vàng vẫn còn đó. Hiện tại, nguy cơ lạm phát vẫn còn đó. Chính sách tiền tệ nới lỏng để kích thích kinh tế phát triển sẽ làm cho lạm phát dần tăng thêm. Chính yếu tố này sẽ giúp giá vàng hồi phục trở lại.
Bà Linda Yueh - chuyên gia kinh tế tại Oxford University, nhận xét: “Không giống thập niên 1970, hiện nay áp lực lạm phát chưa cao và thế giới không chịu ảnh hưởng từ cú sốc dầu mỏ. Thay vào đó, áp lực lạm phát hiện nay chủ yếu đến từ các chính sách kích cầu và kế hoạch giải cứu các ngân hàng”.
Nhưng điều khiến người ta lo ngại nhất lúc này chính là: Liệu đã có một quả bong bóng khác đang hình thành trên thị trường vàng, khi mà chính sách nới lỏng tiền tệ của hầu hết các ngân hàng trung ương trên thế giới có vẻ như chưa mang lại hiệu quả đáng kể trong hoạt động sản xuất thực?
Và liệu khi Fed thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, thời điểm mà đồng USD sẽ lấy lại vị thế của mình, thì các dòng tiền có nhanh chóng rời khỏi thị trường vàng hay không?
Bộ giảm xóc Trung Quốc
Nhưng dù có gì xảy ra đi nữa, có lẽ vàng sẽ không thể giảm sâu như hai lần trong quá khứ. Với tình hình hiện nay, dù sự phục hồi của kinh tế toàn cầu đang dần rõ nét, thì nền kinh tế Mỹ vẫn còn quá nhiều bất ổn. Vì thế, Fed sẽ không thể một sớm một chiều gỡ bỏ các gói kích thích của mình, đó là chưa nói đến trường hợp các quan chức nước này cho rằng cần phải có một gói kích thích kinh tế thứ hai.
Ngoài ra, thời gian gần đây, một số quan chức Washington còn cho rằng, chính sách đồng USD yếu về mặt nào đó cũng có lợi cho nước Mỹ. Trong khi đó, những nước như Trung Quốc và Nga đang lớn tiếng kêu gọi tìm ra một đồng tiền thay thế cho vai trò dự trữ của USD. Vì thế, việc đồng USD phục hồi trở lại khó có thể xảy ra .
Hiện chúng ta còn có thêm Trung Quốc. Từ đầu năm nay, Trung Quốc đã bắt đầu cải tổ kho dự trữ ngoại hối trị giá gần 2 nghìn tỷ USD của mình, bằng cách thay thế USD bằng vàng. Thậm chí, chính phủ Trung Quốc còn khuyến khích và kêu gọi người dân trong nước mua vàng và bạc vào như là những tài sản cất giữ giá trị.
Thời điểm hiện tại, khi giá vàng đang ở mức quá cao, chúng ta không biết liệu nước này có vẫn đang tiếp tục mua vàng vào hay không? Nhưng nếu giá vàng giảm trở lại quanh vùng 1.000 USD/ounce, có lẽ Trung Quốc sẽ trở thành một bệ giảm xóc vững chắc cho giá vàng.
Nên nhớ rằng, sự sụp đổ giá vàng ở những năm 1980 chưa có sự hiện diện của Trung Quốc, có nghĩa là thị trường vàng lúc đó chưa có một kẻ chống lưng có tiềm lực kinh tế mạnh như Trung Quốc thời nay.
Và ở thời điểm đó, Trung Quốc vẫn chưa có tiếng nói được coi trọng trên trường thế giới như bây giờ. Còn ngày nay, kinh tế Trung Quốc đang từng ngày đe dọa vị trí dẫn đầu của Mỹ và Nhật, và nước này cũng đang xem trọng vàng trở lại, coi đó như là một đồng tiền giao thương quốc tế.
Bên cạnh đó, chúng ta đều biết rằng hoạt động thăm dò và khai thác vàng lớn nhất hiện nay là ở Trung Quốc. Với sản lượng vàng khổng lồ khai thác mỗi năm, có lẽ nước này không hề muốn chứng kiến cảnh kim loại quý này rớt giá. Vì vậy, chắc chắn Trung Quốc sẽ can thiệp vào thị trường ngay khi nhận thấy dấu hiệu rớt giá mạnh của vàng.
Có lẽ cả thế giới đã quên vai trò làm trung gian trao đổi của vàng trong những ngày đầu tiên của lịch sử tiền tệ, nhưng người Bắc Kinh thì không quên điều đó. Quy luật vàng nghĩa là: “Kẻ đặt ra quy luật vàng chính là kẻ có vàng”.
Hiểu theo quy luật đó, từ giờ trở đi, có lẽ Trung Quốc sẽ tiếp tục, thậm chí là mãi mãi mua vàng vào bằng những khoản thặng dư thương mại khổng lồ từ hoạt động xuất khẩu của mình để cất giữ trong kho dự trữ.
Theo Doanh Nhân
Nguồn: infoTV.vn

Thứ Ba, 15 tháng 12, 2009

Vàng có khả năng xuống giá mạnh

Giá vàng có khả năng giảm khi đôla Mỹ hồi phục mạnh, khiến nhà đầu tư bớt quan tâm tới vàng như tài sản tích trữ chính.
Đồng bạc xanh tăng giá mạnh trở lại trong những phiên gần đây, hiện đang giao dịch gần mức cao nhất trong 2 tháng so với Euro, đặc biệt sau khi giới phân tích dự báo hồi phục kinh tế có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất cơ bản.
Tính đến 4h chiều nay (15/12), vàng giao ngay đứng ở mức 1.118,20 USD/ounce trên bảng giao dịch trực tuyến Kitco, giảm mạnh so với mức 1.124,90 USD/ounce lúc 1h15 chiều. Vàng kỳ hạn tháng 2/2010 trên sàn Comex lúc 1h15 đứng ở 1.125,80 USD/ounce.
So với mức đỉnh $1.226,10/ounce thiết lập hôm 3/12 thì giá vàng hiện tại đang thấp hơn 100USD. Đó là kết quả của lực bán chốt lời mạnh mẽ trên thị trường trong tuần qua khi đôla Mỹ tăng mạnh.
Trong số các kim loại quý khác, chiều nay, giá bạc giảm 0,3% xuống 17,34 USD/ounce, bạch kim giảm 0,2% xuống 1.447 USD/ounce và palađi giảm 0,5% xuống 365,07 USD/ounce.
Giới phân tích cho rằng, áp lực chốt lời trên thị trường vàng có thể tiếp tục diễn ra trong mấy ngày tới. Do đó việc giá vàng tăng nhẹ trở lại phiên đầu tuần có thể chỉ là sự điều chỉnh trước khi tiếp tục giảm mạnh.
Qũy đầu tư tín thác vàng lớn nhất thế giới, SPDR Gold Trust, trong phiên giao dịch hôm qua đã mua vào 0,304 tấn, nâng tổng lượng vàng nắm giữ lên 1,116.551 tấn.
Những dữ liệu kinh tế được công bố hôm nay, bao gồm chỉ số giá bán nhà sản xuất (PPI), sản lượng sản xuất công nghiệp và đại hội thường niên của GE, dự kiến sẽ có những tác động trái chiều đến đồng bạc xanh, do đó cũng sẽ khiến cho giá vàng tăng giảm thất thường.
Từ đầu năm tới nay, giá vàng đã tăng được khoảng 28%, trong khi đôla Mỹ sụt khoảng 6% so với rổ 6 ngoại tệ khác, trong đó có Euro và Yen Nhật. Fed sẽ tuyên bố quyết định về lãi suất cơ bản trong ngày mai sau khi kết thúc phiên họp kéo dài 2 ngày.
Tuy nhiên, cũng có không ít ý kiến cho rằng, Fed sẽ không đưa ra quyết định quan trọng nào liên quan đến chính sách tài khóa để tránh ảnh hưởng đến thị trường tài chính. Do đó, lợi thế tăng giá của vàng có khả năng vẫn được duy trì.
Nếu giá vàng vẫn duy trì vững vàng trên mức 1.122USD thì mục tiêu tăng kế tiếp sẽ là 1.134 USD/ounce.
Đêm qua, USD đã xuống giá sau khi có thông tin Abu Dhabi hỗ trợ Dubai World thanh toán nợ nần, làm giảm bớt những lo lắng về tác động tiêu cực tới hệ thống tài chính châu Âu, thúc đẩy niềm tin thị trường vào Euro.
Thời gian gần đây, việc đồng USD yếu khiến các quốc gia dự trữ đồng tiền này chịu thiệt hại không nhỏ, nhưng lại trợ giúp khá tốt cho các tập đoàn, công ty xuất khẩu của Mỹ.
Trong khi đó, áp lực mất giá đồng USD hiện tại là không thể phủ nhận bởi các quốc gia không muốn quá phụ thuộc vào một đồng tiền đã bắt đầu đẩy mạnh việc đa dạng hóa dự trữ ngoại hối và làm giảm bớt nhu cầu đối với đồng tiền này.
Những vấn đề này sẽ được đưa ra trong cuộc họp 2 ngày của Fed, trước khi quyết định cụ thể được công bố, nhiều chuyên gia vẫn nghiêng theo dự đoán Fed sẽ vẫn duy trì một mức lãi suất thấp như hiện nay và chấp nhận cả nguy cơ lạm phát.
Nói một cách khác, việc vàng tăng hoặc giảm giá trong ngắn hạn hoàn toàn trông chờ vào quyết định của Fed. Nhưng xét về trung và dài hạn, vàng được cho vẫn đang nằm trong xu hướng tăng giá do nhu cầu đầu tư vào mặt hàng này vẫn rất lớn.
*
Việt Hà (theo BLB, SCB, Eximbank)

Thứ Hai, 14 tháng 12, 2009

Chiến lược kinh doanh vàng dài hạn - Tác giả: Hoàng Tiến (22:20:13 - 13/12/2009)

Như tôi đã đề cập trong bài viết trước (hãy cẩn thận vì chúng ta đang “bắt dao rơi”). Thực vậy, vàng đã tiếp tục có một phiên rớt giá mạnh trước khi đóng cửa hôm thứ sáu vừa qua.
Sau khi giảm liên tiếp 5 phiên liên tục về giá 1156 kể từ đỉnh cao 1126 được thiết lập vào ngày 3/12 trước đó, vàng đã có một sự điều chỉnh nhẹ vào phiên kế tiếp và khi đạt đến đúng mức cản 1142 (23.6 Fib) thì vàng lại tiếp tục “rơi tự do” vì các nhà đầu tư đã đồng loạt đẩy mạnh bán ra do không thể kiềm chế nổi sư lo sợ vàng sẽ tiếp tục mất giá mạnh ngay sau khi Mỹ công bố một số tin tức quan trọng vào tối thứ 6 (11/12) cho thấy nền KT Mỹ đang từng bước lấy lại sức mạnh của mình sau hai năm rơi vào cơn khủng hoảng.
Theo nhận định của cá nhân tôi thì vàng đã thật sự bắt đầu một “down trend” trong dài hạn và việc sẽ bán ra ở mức giá nào là điều mà các nhà đầu tư nên tiếp tục cân nhắc trong thời điểm hiện tại.
Tác giả: Hoàng Tiến

Chủ Nhật, 13 tháng 12, 2009

Nhận định về những lý do điều chỉnh của giá vàng - ngày 12/12 - Tác giả: Kinh Bang

........Trung Quốc. Anh bạn Trung Hoa đã chậm chân và có phần bực bội khi người láng giềng bên kia dãy Himalaya hớt tay trên. Chính phủ TQ đang có kế hoạch tăng dự trữ vàng lên đến 6000 tấn trong vòng 3-5 năm tới,và con số này sẽ là 10,000 tấn trong vòng 8-10 năm tiếp theo. Chính phủ Trung Quốc luôn nuôi tham vọng bá chủ trong mọi vấn đề,đó là nguồn gốc của cái tên Trung Hoa. Nhưng thật không may, TQ là cường quốc khổng lồ với tư tưởng bành trướng lại chưa bao giờ thành công khi muốn xây dựng các thuộc địa hay sân sau cho mình trong lịch sử nhiều thiên niên kỷ.Có lẽ họ chưa đi vượt qua được số mệnh quốc gia hay cái hạn phải trả cho chữ Trung Hoa.
Thế nhưng TQ đang làm nên những điều thần kỳ ngày nay,nó là dấu hiệu cho một chu kỳ mới,một sự khởi sắc toàn diện về mọi mặt,điều tệ hại duy nhất là vấn đề bảo vệ môi trường. Họ đang đưa người của mình tới châu Phi xa xôi,tới Nam Mỹ cách trở. Tất cả chỉ là vì Tài Nguyên,trong đó có Vàng. Sâu xa hơn,nó phản ánh một chính sách và một tư tưởng bành trướng mới.
Nhịp điều chỉnh này sẽ là cơ hội cho quý vị tích trữ vàng vật chất để bước tiếp một thập kỉ mới,kết quả sẽ không xa-chỉ vào khoảng cuối quý I năm 2010,lúc đó quý vị sẽ có cơ hội đánh giá lại nhận định của tôi.
Chúc thành công- hãy nhìn mọi vấn đề dài hạn hơn!
Tác giả: Kinh Bang.

Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2009

Kinh tế Mỹ đón tin tốt. Vàng giảm mạnh

Giá vàng đã mất tới 1.2% sau khi rơi mạnh từ mức 1142$ xuống mức 1110$ trong phiên giao dịch New York. Mức giá của các hợp đồng mua bán vàng đã giảm tới 4% trong tuần lễ này. Các hợp đồng mua bán vàng giao sau tháng 2.2010 giảm về 119,7$.
Charles Nedoss, chuyên gia phân tích của Olympus Futures cho rằng vàng đang cố gắng tăng trở lại nhưng ngắn hạn đã bị phá hỏng và giảm mạnh. Vàng có thể test lại mức 1100$ nếu không giữ được mức 1120$. Ông này cũng cho rằng phiên giao dịch cuối tuần thường có xu hướng giảm khi người mua có động thái mặc cả để mua được giá tốt.
Trước đó, vàng đã tăng tới 10$ trong đầu phiên giao dịch châu Âu nhưng sau đó nhanh chóng giảm mạnh khi đồng đô la tăng giá nhờ các thông tin kinh tế bán lẻ và niềm tin tiêu dùng. Theo nhận định, vàng cần phải phải giữ ổn định trong vùng 1125$ - 1130$ trong vài ngày hoặc nhờ lực mua các quỹ quay trở lại mới có thể khiến vàng tăng cao hơn.
Hôm nay, bức tranh kinh tế Mỹ đã khả quan hơn khi niềm tin tiêu dùng công bố tăng điểm đáng kể trong tháng 12 vừa qua. Niềm tin tiêu dùng đã tăng tới mức 73.4 điểm so với mức 67.4 điểm của tháng trước.
Cùng lúc đó, doanh số bán lẻ tăng 1.3% trong tháng 11 vừa qua và đây là tháng 3 trong 4 tháng tăng liên tiếp. Đồng đô la tăng mạnh trước các thông tin khả quan trên khi đạt 76,73 điểm, tăng 0.8% so với phiên giao dịch trước đó.
Vàng trước thời điểm công bố các thông tin kinh tế trên thì nó đã tăng điểm. Nhưng đô la hồi phục lại đã khiến vàng giảm mạnh xuống mức 1109$. Tính ra, vàng đã mất gần 100$ so với mức đỉnh giá đã đạt được.
Các chuyên gia tại Credit Suisse cho rằng về tổng thể vàng vẫn có thể kết thúc năm nay với xu hướng tăng nhưng khó mà lập được đỉnh mới. Quỹ lớn SPDR bắt đầu giảm trữ lượng kỷ lục của mình và hôm nay, giá cổ phiếu của nó cũng giảm giá 1.62% do ảnh hưởng của giá vàng đi xuống.
Giavang.net tổng hợp

Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2009

Những bước ngoặt quan trọng trên con đường hành trình tới các mức cao kỉ lục của vàng

Sau đây là những mốc quan trọng trong lịch sử giao dịch vàng từ đầu những năm 1970

* Tháng 8/1971 – Tổng thống Richard Nixon rút đôla ra khỏi chế độ bản vị vàng

* Tháng 8/1972 – Mỹ hạ giá đôla xuống $38/oz vàng

* Tháng 3/1973 – Phần lớn các quốc gia lớn chấp nhận hệ thống trao đổi tiền tệ thả nổi

* Tháng 5/1973 – Mỹ hạ giá đôla xuống $42.22

* Tháng 1/1980 – Vàng chạm mức cao kỉ lục tại $850. Lạm phát tăng cao vì giá dầu mạnh. Sự can thiệp của Liên xô vào Afghanistan và ảnh hưởng cuộc cách mạng của người Iran đã khiến các nhà đầu tư chuyển sang vàng

* Tháng 8/1999 – Vàng đã giảm xuống mức thấp $251.70 do nỗi lo các ngân hàng TW giảm dự trữ vàng và các công ty khai thác mỏ bán vàng trở lại thị trường để phòng vệ trước biến động đi xuống của giá vàng

* Tháng 10/1999 - Vàng tiến tới mức cao trong 2 năm tại $338 sau thỏa thuận hạn chế doanh số bán vàng của 15 ngân hàng TW. Niềm tin thị trường đối với vàng bắt đầu đảo chiều đi lên

* Tháng 2/2003 – Vàng chạm mức cao trong 4 năm rưỡi do lực trú ẩn trước cuộc xung đột ở Irắc

* Tháng 12/2003-Tháng 1/2004 – Vàng thủng trên $400, chạm các mức giao dịch trong năm 1988. Các nhà đầu tư tăng mua vàng để bảo hiểm trước những rủi ro trong danh mục đầu tư của mình

* Tháng 11/ 2005 – Vàng giao ngay đã vươn tới $500 lần đầu tiên từ tháng 12/1987 khi vàng giao ngay chạm $502.97.

* Tháng 4/ 2006 – Vàng tăng lên $600, mức cao nhất từ tháng 12/1980, do các nhà đầu tư đổ tiền vào vàng vì đôla yếu, dầu mạnh và căng thẳng địa chính trị

* Tháng 5, 2006 –Vàng tăng lên $730 do các nhà đầu tư đổ tiền vào vàng vì đôla yếu, dầu mạnh và tham vọng thử vũ khí hạt nhân của Iran

* Tháng 6/2006 – Vàng đã giảm 26% xuống $543 từ mức đỉnh 26 năm sau khi các nhà đầu tư bán vàng

* Tháng 11, 2007 – Vàng giao ngay lập mức cao trong 28 năm $845.40

* Tháng 1/2008 –Vàng giao ngay xuyên thủng trên $850.

* Tháng3/ 2008 – Hợp đồng vàng chuẩn giao dịch trên $1,000 lần đầu tiên trên thị trường kì hạn Mỹ

* Ngày 17/tháng 3/2008 – Vàng giao ngay lập mức cao kỉ lục $1,030.80. Vàng kì hạn Mỹ chạm mức đỉnh $1,033.90.

* Ngày 17/tháng 9/2008 – Vàng giao ngay đã tăng lên gần $90, mức tăng kỉ lục trong một ngày do các nhà đầu tư tìm nơi trú ẩn trước biến động của các thị trường chứng khoán

* Tháng 1 đến tháng 3/2009 – Luồng vốn đổ vào ETF lên mức cao kỉ lục trong quý đầu tiên của năm vì sự bất ổn của khu vực tài chính đẩy lực mua an toàn. Lượng nắm giữ của SPDR Gold Trust đã tăng 45% lên 1,127.44 tấn

* Ngày 20/tháng 2/ 2009 – Vàng đã tăng trở lại trên $1,000 và lên đỉnh $1,005.40 vì các nhà đầu tư mua vàng bảo toàn giá trị khi các nền kinh tế lớn đối mặt với suy thoái và sụt giảm của thị trường chứng khoán

* Tháng 4/2009 – Trung Quốc thông báo tăng lượng nắm giữ vàng và hiện nắm khoảng 1,054 tấn, và có thể còn tăng nữa

* Ngày 7/8/2009 – Các ngân hàng TW Châu Âu làm mới lại thỏa thuận hạn chế doanh số bán vàng trong 5 năm tiếp ở mức 400 tấn/năm

* Ngày 9/9 2009 – Vàng thủng qua mức 1000 lần đầu tiên từ tháng 2/2009 và sau đó đạt mức cao mới trong 18 tháng.

Thứ Tư, 9 tháng 12, 2009

Dự báo về thị trường vàng cuối 2009 và đầu 2010

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế hàng đầu thế giới, hiện nay mới chỉ là giai đoạn đầu của chu kỳ đầu cơ vàng và vàng đang trở thành mục tiêu của hoạt động đầu tư dài hạn. Phân tích dưới đây có thể xem như một thông tin tham khảo hữu ích cho những ai quan tâm tới thị trường vàng.

Trong những tháng cuối năm 2009, tốc độ phục hồi kinh tế tại Mỹ chưa rõ ràng và triển vọng của đồng USD không sáng sủa, những lo ngại về sự trượt giá tiền giấy, lạm phát và giá vàng tăng mạnh đã trở thành những yếu tố cơ bản làm tăng tính hấp dẫn của vàng trên thị trường chính thức.

Các ngân hàng trung ương (NHTW) và quỹ quốc gia đã đẩy mạnh việc đa dạng hóa dự trữ theo hướng tăng mua vàng, góp phần lôi cuốn sự quan tâm của nhà đầu tư và đầu tư tư nhân, dường như đang trở thành động lực dẫn dắt thị trường vàng. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế hàng đầu thế giới, hiện nay mới chỉ là giai đoạn đầu của chu kỳ đầu cơ vàng và vàng đang trở thành mục tiêu của hoạt động đầu tư dài hạn.

Chỉ tính riêng 6 tháng qua, thị trường chính thức đã mua ròng 22 tấn vàng. Đầu tháng 11, Ấn Độ đã mua 200 tấn vàng của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và đang muốn mua thêm 203,5 tấn nữa. Các nước LB Nga, Sri Lanca và Mauritius cũng có ý định mua vàng.

Tháng 4/2009, Trung Quốc tiết lộ dự trữ vàng quốc gia nước này đã tăng 75% kể từ năm 2003 lên 1.054 tấn hiện nay, chiếm 1,6% dự trữ ngoại hối, chủ yếu là mua từ các DN khai thác vàng trong nước. Hiện nay, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc là 2.270 tỉ USD (chủ yếu là trái phiếu kho bạc Mỹ). Theo Nhật báo Thanh niên Trung Quốc, dự trữ vàng của Trung Quốc có thể lên đến 6.000 tấn trong vòng 3-5 năm tới và lên 10.000 tấn trong 8-10 năm tới, góp phần đa dạng hóa danh mục dự trữ quốc giá theo hướng giảm tỷ trọng USD.

Về giá vàng, các NHTW và các cơ quan tiền tệ cho đây vẫn là yếu tố quan trọng nhất chi phối thị trường vàng. Chính nhóm này đã bán ròng trong 2 thập kỷ qua, khi các chính phủ bán hạ giá do vàng tỏ ra không có ích đối với ngân sách, nhưng việc hạ nhiệt thị trường vàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố và do thị trường điều chỉnh, hành vi mua bán vàng chỉ thực hiện sau khi có tín hiệu thị trường.

Mục tiêu lâu dài của các NHTW là đa dạng hóa dự trữ ngoại hối, trong khi lượng vàng trên thế giới hạn hẹp và vàng chỉ là thị trường nhỏ, giá vàng trong tháng 11 đã tăng 15% và đạt 1.200 USD/oz vào ngày 1/12/2009.

Vì thế, một thay đổi nhỏ của giá vàng cũng tạo ra động lực thay đổi mạnh mẽ trên thị trường vàng thế giới. Tuy nhiên, giá vàng sau khi vượt qua ngưỡng kháng cự 1.200 USD và lên tới 1.225 USD/oz đã làm dấy lên lo ngại là thị trường này đã tăng quá mức và quá nhanh, gây ra tác động tâm lý về khả năng có những đợt điều chỉnh giảm giá vàng, nếu có tăng thì cũng dè dặt.

Những lo ngại và kỳ vọng hiện nay về khả năng điều chỉnh giá vàng không phải là không có cơ sở vì chỉ cần một NHTW lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản tăng lãi suất là giá vàng giảm ngay, mặc dù chỉ gây tác động ngắn hạn, nghĩa là phải có một thay đổi mạnh nào đó như tăng lãi suất bền vững mới có thể chấm dứt được chu kỳ đầu cơ.

Tiếp theo là lo ngại tâm lý sau khủng hoảng nợ Dubai về rủi ro tín dụng tại cộng đồng Các Tiểu vương quốc Ả Rập và các nước xuất khẩu dầu mỏ Trung Đông do một lượng đáng kể kim ngạch xuất khẩu dầu mỏ đã chuyển sang vàng và đầu tư vào những dự án bất động sản cao cấp nhưng triển vọng thu hồi vốn mong manh. Nếu điều này là sự thật thì một lượng vàng khá lớn sẽ được tung ra thị trường để thanh toán những khoản nợ đến hạn.

Hơn nữa, hiện nay các DN đang tập trung hàng hóa cho mùa Giáng sinh và hầu như không dùng vàng làm phương tiện thanh toán; sau đó, các DN sẽ nghỉ đầu năm và “nghe ngóng” kết quả kinh tế năm 2009 và triển vọng 2010.

Trong thời điểm hiện nay, giá vàng có thể sẽ lên xuống dựa theo thông tin về các giao dịch giao sau và hợp đồng quyền chọn, nhưng nếu giá vàng giảm sâu thì giới đầu tư tư nhân sẽ tranh thủ mua trước.
Theo Văn Thanh
Chinhphu.vn

Thứ Ba, 8 tháng 12, 2009

Các chuyên gia nhận định thị trường Vàng ngày 08/12/09

Frank McGhee thuộc Brokerage Services LLC cho biết “Đôla đang đảo chiều đi xuống và các lệnh bán đang khá yếu trên thị trường này”

Bob Takai,thuộc Sumitomo Corp cho biết “Vàng sẽ tăng lên $US1,300 năm tới. Mức sụt giảm hiện tại không gây nhiều ngạc nhiên”

JPMorgan Chase & Co hôm qua cho biết vàng có thể tăng lên $US1,250 tới $US1,300 trong các tháng tới. Credit Suisse Group AG cho biết vàng có thể giảm xuống $US900 tới $US1,000 cuối quý đầu năm sau trước khi phục hồi lên $US1,100 tới $US1,200 cùng thời điểm này một năm sau đó

Bernanke cho biết nền kinh tế vẫn phải đối mặt với khó khăn như tỉ lệ thất nghiệp cao và niềm tin tiêu dùng sụt giảm. Một mặt các nhà đầu tư bị giằng co giữa hàng hóa và Chứng khoán , mặt khác là đôla vì họ cố gắng dự đoán xem lãi suất sẽ được duy trì ở mức nào

Frank McGhee,thuộc Integrated Brokerage Services cho biết “Sau phát biểu của chủ tịch Fed, đôla yếu đi và vàng bị bán khống. Cuối ngày hôm qua, tôi cho rằng diễn biến của vàng liên quan đến tiền tệ hơn là lạm phát”

Tom Kendall, thuộc Mitsubishi Corp cho biết trong khi thông tin việc làm và đôla bật lại gây áp lực lên vàng, tôi không nghĩ Mỹ sẽ thay đổi chính sách của mình. Tôi cho rằng 2 thông tin về nền kinh tế Mỹ công bố hôm thứ Sáu chưa đủ để mọi người điều chỉnh những kì vọng của mình về những gì Mỹ sẽ làm trong 6-9 tháng tới”

Các phân tích gia cho rằng sự điều chỉnh giảm của vàng và các hàng hóa khác là lành mạnh và chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Chừng nào đôla vẫn yếu, các nhà đầu tư kì vọng hàng hóa tiếp tục tăng

Adam Klopfenstein thuộc Lind-Waldock cho biết “vàng rẻ hơn có thể hấp dẫn các nhà đầu tư trên thị trường và ngăn giá giảm đột ngột. Tôi không thấy vàng có thể đạt mức cao mới trong năm, tuy nhiên tôi cũng không thấy vàng đi xuống dưới $1,100,"

Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2009

Đáy thị trường rơi vào tháng 12 hay tháng 1?

Việc điều chỉnh chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), những tin đồn liên quan đến khả năng thắt thặt tiền tệ, mối lo lạm phát… là những yếu tố chính ảnh hưởng mạnh đến tâm lý nhà đầu tư hiện nay. TTCK sẽ chạm đáy vào tháng 12 hay tháng 1? Nhà đầu tư nên bán hay ở lại chờ cơ hội mới? ĐTCK xin giới thiệu một số ý kiến về chủ đề này.
Ông Huỳnh Anh Tuấn, Giám đốc Công ty chứng khoán SJC
Hy vọng là cuối tháng 12 có khả năng chấm dứt đợt suy giảm của TTCK do các tổ chức đã giải ngân, đón đầu chu kỳ phục hồi của thị trường. Thời điểm này, room cho vay của các ngân hàng cũng tăng trở lại. Nhưng điều này chỉ có thể xảy ra nếu các TTCK trên thế giới đều tăng trưởng.
Tâm lý thị trường hiện nay rất yếu, nhất là sau tin đồn về việc NHNN buộc các ngân hàng mua tín phiếu hay tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Tuy nhiên, điều này là vô lý, bởi như vậy sẽ mâu thuẫn với mục tiêu kích cầu, thúc đẩy tăng trưởng của Chính phủ. Biện pháp tăng lãi suất cơ bản hiện nay chỉ là ngăn ngừa lạm phát. Việc tăng lãi suất cơ bản chỉ là giúp các ngân hàng có thanh khoản. Những tin đồn ở thời điểm tâm lý thị trường đang yếu, dù có lý hay không, cũng có khả năng tác động mạnh đến thị trường.
Hiện nay, thị trường không có áp lực giải chấp quá lớn. Các ngân hàng đã dừng cho vay cầm cố từ lâu. Một số ngân hàng còn hạn mức cho vay chứng khoán, nhưng không tiếp tục giải ngân mà chỉ thu hồi nợ để ưu tiên nguồn vốn cho lĩnh vực khác. Các hợp đồng cầm cố chứng khoán vay vốn ngân hàng đến thời điểm hết hạn nhiều khả năng là không vay lại được. Đòn bẩy tài chính chủ yếu là từ các CTCK, nhưng khách hàng cũng hạn chế sử dụng. Thị trường ngắn hạn, vì thế khó tăng mạnh. Nhưng theo tôi, nếu tâm lý cho rằng TTCK sẽ xấu đi thì hơi bi quan.
Ông Nguyễn Thế Lữ, Tổng giám đốc Công ty Quản lý quỹ SAM
Việc nhận định TTCK sẽ lập đáy vào tháng 12 hay tháng 1 năm tới là một việc rất khó khăn. Tuy nhiên, lúc này, chúng tôi ước gì có thêm 100 triệu USD tiền mặt để mua vào. Chứng khoán Việt Nam đang rẻ hơn so với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc khi VN-Index ở mức 490 điểm, tương đương P/E bằng 14 lần.
Chính phủ sẽ dừng thực hiện gói kích cầu hỗ trợ lãi suất 4% vào 31/12 và các ngân hàng đang hạn chế cho vay ra để lo cho thanh khoản cuối năm. Điều này tạo ra khó khăn trước mắt cho TTCK, vì các nhà đầu tư trong nước không còn “thoải mái” vay tiền như trước. Nhà đầu tư trong nước chiếm số đông, tuy nhiên phần nhiều đầu tư theo kiểu lướt sóng theo tin đồn. Còn nhà đầu tư nước ngoài như chúng tôi đầu tư theo giá trị. Nhà đầu tư nước ngoài không bị ảnh hưởng nhiều bởi việc thắt chặt tín dụng hạn chế cho vay chứng khoán. Cái gì giảm thấp hơn giá trị trước sau gì cũng lên lại. Tôi cho rằng, mức 500 đến 550 điểm là mức hợp lý của Việt Nam so với tương quan chung trong khu vực.
Ông Trịnh Hoài Giang, Phó tổng giám đốc CTCK HSC
Sự đi xuống của TTCK gắn liền với sự thay đổi chính sách: ngày 25/11 vừa qua, NHNN nâng lãi suất cơ bản từ 7% lên 8%, đồng thời cũng nâng tỷ giá USD/VND và thu hẹp biên độ tỷ giá từ 5% xuống 3%. Chính sách của Chính phủ đã thay đổi, chuyển từ mục tiêu tăng trưởng kinh tế sang kiềm chế lạm phát. Đứng trên góc độ nhà đầu tư, thị trường bị sốc trước nhiều thay đổi trong một thời gian ngắn và phản ứng đầu tiên của họ là bán ra cổ phiếu.
Nhìn từ TTCK, mối lo ngại của nhà đầu tư vẫn là nguy cơ lạm phát và các tác dụng phụ từ biện pháp kiểm soát nhân tố này. Năm 2009 sắp khép lại với mức lạm phát cả năm quanh 6,5% - 7%. Tuy nhiên, năm nay khác với các năm trước khi các nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp không vào nhiều, nên có sự căng thẳng về ngoại tệ dẫn đến sự yếu đi của VND. Trong năm 2010, sức ép sẽ tăng thêm vì VND tiếp tục xu hướng là mất giá so với USD và USD đang có xu hướng mất giá so với các ngoại tệ khác. Việt Nam đứng trước nguy cơ lạm phát “kép”, bởi các yếu tố đầu vào tăng giá trên thị trường quốc tế.
Nếu lạm phát thực sự là một nguy cơ, sự điều chỉnh về lãi suất là tất yếu. Điều này sẽ gây tác động tiêu cực cho TTCK trên cả hai phương diện: cách trực tiếp dòng tiền vào thị trường sẽ dè dặt hơn do chính sách thắt chặt tiền tệ, về gián tiếp lợi nhuận của DN giảm do lãi suất tăng. Có thể lợi nhuận của DN năm 2010 sẽ không khả quan như năm nay khi lợi thế về yếu tố đầu vào chấm dứt (nguyên vật liệu giá rẻ, chi phí lãi vay thấp, hưởng gói hỗ trợ lãi suất…). Theo quan điểm của tôi, năm tới, TTCK sẽ khó có những đợt tăng giá mạnh mẽ như năm nay.
Theo Thu Hương - Giang Thanh
ĐTCK

Thứ Tư, 2 tháng 12, 2009

D. Grice: "10 năm tới giá vàng có thể đạt 6300USD/ounce"

Giá vàng liên tục tăng cao, hiện đã đạt mức cao kỷ lục 1200USD/ounce. Nhà phân tích Helen Henton tại Ngân hàng Standard Chartered mới đây còn cho biết, giá vàng bình quân trong quý IV/2010 sẽ đạt tới 1300USD/ounce. Song, có nhà phân tích còn mạnh dạn dự đoán, sau 10 năm nữa, giá vàng sẽ tăng tới 6300USD/ounce, thách thức giới hạn tưởng tưởng của các nhà đầu tư.
Báo cáo quý của Ngân hàng Standard Chartered dự đoán, biểu hiện của bạch kim trong năm 2010 sẽ tốt hơn vàng, điều này chủ yếu là do giá vàng tăng và sự bất ổn của vấn đề cung ứng.
Cho đến nay, giá vàng năm 2009 đã tăng hơn 30%, còn chỉ số đồng USD so với cùng kỳ cũng giảm quá 7%. Sự tăng lên này ngoài những dự đoán về lạm phát, đồng USD mất giá, một phần lớn nguyên nhân là do ngân hàng trung ương các nước bắt đầu thu mua vàng với quy mô lớn.
Trước những diễn biến phức tạp hiện tại, nhiều chuyên gia kinh tế đều lần lượt đưa ra những dự đoán của mình về giá vàng. Trước đó, CEO của Rogers Holdings - Jim Rogers dự đoán giá vàng sẽ lên tới 2000USD/ounce, còn nhiều dự đoán khác trước đó lại đưa ra mức giá vàng dao động trong khoảng 1200 – 1500USD/ounce.
Tuy nhiên, so với dự đoán của nhà phân tích Dylan Grice thuộc Ngân hàng Pháp Societe Generale, thì dự đoán của Rogers vẫn chưa đủ “điên”. Mới đây Dylan Grice cho rằng, trong 10 năm tới, giá vàng có thể sẽ tăng tới 6300 USD/ounce!.
Được biết, giá vàng mục tiêu mà Dylan Grice đề xuất được tính toán dưới tiền đề toàn bộ cơ sở tiền tệ Mỹ đều dựa vào vàng. Theo ông, “Mỹ có gần 263 triệu ounce vàng (là nước sở hữu vàng lớn nhất toàn cầu), còn cơ sở tiền tệ của Cục dự trữ liên bang Mỹ FED là 1700 tỷ USD. Do đó, nếu đồng USD hoàn toàn do vàng hỗ trợ, thì giá vàng phải đứng mức 6300USD. Hiện tại, giá vàng vô cùng rẻ là vì tính theo giá hiện nay, đồng USD chỉ có 15% là do vàng hỗ trợ.
Một cách tính khác đó là: giả sử giá vàng thực tế không thay đổi, nếu FED vẫn kiên trì theo đuổi mục tiêu lạm phát 2%, giá vàng vào cuối thế kỷ này sẽ đạt 6300USD/ounce. Nhưng trên thực tế, vào thế kỷ trước, tỷ lệ lạm phát của Mỹ là 3,3%, tính theo cách này thì giá vàng trong năm 2065 cũng vẫn sẽ đạt 6300USD/ounce.
Hiện nay, giá vàng thực tế tương đương với giá vàng thời các thập niên giữa thế kỷ 13. Khi đó 1ounce vàng có thể mua một quần áo dành cho nam giới rất đẹp mà vàng vẫn giữ nguyên được sức mua khá tốt. Nhưng đến nay tiền tệ ngày càng mất giá, chẳng hạn như năm 2009, 1USD chỉ bằng 5 xu của năm 1914.
Thu Hà (theo Ce)

Thứ Ba, 1 tháng 12, 2009

Quy mô thâm hụt ngân sách của Mỹ lớn nhất trong 60 năm

Một quốc gia nhỏ nếu nằm bên bờ vực của sự sụp đổ thì phần còn lại của thế giới vẫn hoạt động bình thường. Nhưng nếu như nước Mỹ rơi vào khủng hoảng những khoản nợ, như vậy sự cân bằng của tổng thể nền kinh tế thế giới sẽ phải thay đổi.
Các chuyên gia phân tích cho rằng, vấn nạn của Chính quyền Obama là con số thâm hụt ngân sách quá lớn có thể gây ảnh hưởng nhiều đến vấn đề an ninh quốc gia. Nếu như không có kế hoạch chi tiêu hợp lý, trong quý ba năm nay mức tăng trưởng kinh tế Mỹ có thể còn thấp hơn nhiều. Năm 2009 quy mô thâm hụt ngân sách của Mỹ đã vượt qua con số 1400 tỷ USD, tương đương với 11,2% Tổng thu nhập quốc nội (GDP). Đây là quy mô thâm hụt ngân sách lớn nhất của Mỹ trong 60 năm qua, thậm chí quy mô này còn lớn hơn cả năm 1942.
Theo như tính toán của Quốc hội Mỹ, quy mô thâm hụt ngân sách chiếm 11,2% GDP của Mỹ sẽ giảm xuống thành 9,6% năm 2010, quy mô này sẽ giảm xuống thành 6,1% năm 2011, và là 3,7% năm 2012, về sau tỷ lệ này sẽ bảo toàn ở mức 3%. Tuy nhiên con số nợ của chính phủ Mỹ sẽ từ mức 5.800 tỷ USD của năm 2008 tăng lên thành 14.300 tỷ USD của năm 2019, tức là từ chiếm 41% GDP tăng lên thành 68% GDP. Các chuyên gia cho rằng trừ khi Chính phủ Mỹ có chính sách cắt giảm hoặc tăng thuế, nếu không nước Mỹ rất khó để cân bằng ngân sách.
Sau khi khủng hoảng tài chính đi qua, chính phủ các nước cần phải nhanh chóng tìm cách trả nợ, và điều này có khả năng dẫn đến nguy cơ lạm phát cao. Do nước Mỹ không có khả năng trả nợ nên vấn đề là khi Chính phủ Mỹ đã in ra nhiều tiền để trả nợ sẽ khiến cho giá cả hàng hóa leo thang, đây là nỗi lo lớn nhất của các nhà đầu tư trên thế giới.
Nợ nần đang nuốt chửng nước Mỹ
Vấn nạn này đối với nước Mỹ là rất quan trọng. Để cắt giảm con số thâm hụt ngân sách nước Mỹ phải từ bỏ một thứ gì đó, ví dụ như cắt giảm ngân sách quốc phòng. Văn phòng ngân sách Quốc hội Mỹ chỉ ra rằng, chi tiêu cho an ninh quốc gia đang chiếm một phần khá lớn trong ngân sách của chính phủ. Theo như kế hoạch tính toán của Lần Năm Góc, chi tiêu cho quốc phòng của Mỹ sẽ từ 4% GDP hiện nay giảm xuống còn 3,2% GDP vào năm 2015 và đến năm 2028 con số này giảm xuống còn 2,6%.
Theo một cuộc khảo sát gần đây, 42% người Mỹ được hỏi tin rằng cắt giảm thâm hụt ngân sách là quốc sách hàng đầu trong nhiệm kỳ của ông Obama, chỉ có 24% những người cho rằng nhiệm vụ hàng đầu của Mỹ là cải tổ hệ thống y tế.
N.S (theo Ce)
Nguồn: vitinfo.vn

Giá vàng có thể tiếp tục tăng mạnh

Tất cả cùng đến trong một thời điểm. Đó là một cơn bão hoàn hảo giúp vàng toả sáng và liên tiếp lập kỷ lục cao mới, có lúc lên sát 1.200 USD/ounce.
Đây là phát biểu của ông Mark Heyhoe - chuyên gia phân tích trong lĩnh vực khai khoáng của Công ty chứng khoán Westhouse Securities.
Tuy nhiên, rất nhiều nhà phân tích, giống như Mark Heyhoe đều tin rằng, vàng có thể còn tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới.
“Cơn bão hoàn hảo”
Vàng - hiện đang biến động chủ yếu do hai yếu tố chính là nhu cầu tiêu dùng vàng trang sức và nhu cầu đầu tư - đã chạm mức cao kỷ lục mới là 1.195,13 USD/ounce vào ngày thứ năm (26/11) vừa rồi trên thị trường vàng London.
Giá vàng đã lên sát 1.200 USD/ounce trong một điều kiện khá lý tưởng. Một cơn bão hoàn hảo bao gồm hàng loạt các yếu tố quyết định đã kéo nhu cầu mua vàng tăng vọt.
Trong nhiều tuần và nhiều tháng gần đây, chúng ta có thể thấy, vàng đã có được rất nhiều yếu tố hỗ trợ quan trọng như: một đồng USD suy yếu, nỗi lo về lạm phát và những động thái ngày càng rõ nét của ngân hàng trung ương các nước trong việc đa dạng hoá tài sản của mình bằng việc bán bớt USD và chuyển sang các loại hàng hoá.
“Tất cả cùng đến trong một thời điểm. Đó là một cơn bão hoàn hảo”, ông Mark Heyhoe - chuyên gia phân tích trong lĩnh vực khai khoáng của Công ty chứng khoán Westhouse Securities nói, và cho biết thêm “vàng có thể chạm mốc 1.300 USD/ounce vào dịp Tết dương lịch này.
Mặt hàng kim loại này đã tăng khoảng 50% trong 12 tháng qua. Chỉ tính riêng trong tháng 11, thì con số này cũng khoảng 14%.
Ẩn số Trung Quốc
“Những gì đã diễn ra trong ba tháng qua là một sự thay đổi đáng chú ý cho thấy vàng đang được coi trọng như thế nào”, Heyhoe nói.
“Chúng ta đã thấy các ngân hàng trung ương bắt đầu mua vàng trở lại, sau khi bán ròng khối lượng lớn khoảng một thập kỷ trước đây. Và động thái này chủ yếu là của các ngân hàng trung ương khu vực châu Á”.
Vàng đã lên mức giá cao kỷ lục gần đây sau khi Ngân hàng Trung ương Sri Lanka công bố mua 10 tấn vàng, trị giá 375 triệu USD từ Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Giá vàng sau đó đã sụt giảm khá mạnh khi có thông tin Tập đoàn Nhà nước Dubai World của các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) có khả năng phá sản với khoản nợ lên tới 59 tỷ USD. Thông tin này đã làm rung động các thị trường tài chính quốc tế.
Trước đó, vào ngày 30/10, Ấn Độ đã bất ngờ mua 200 tấn vàng, trị giá 6,7 tỷ USD và Mauritiuss sau đó mua 2 tấn vàng (trị giá 71,7 triệu USD) từ IMF.
“IMF công bố bán vàng, và chúng ta đã cho rằng Trung Quốc sẽ là khách hàng đầu tiên với mục đích là đa dạng hoá khoản dự trữ ngoại hối khổng lồ của mình thông qua việc bán bớt USD và tăng dự trữ vàng, nhưng trên thực tế, Ấn Độ đã vào cuộc và mua 200 tấn”, Heyhoe nói.
“Điều này khiến mọi người nghĩ rằng còn có nhiều vấn đề đằng sau, không chỉ thuần tuý là ảnh hưởng của một đồng USD suy yếu”.
Nhiều yếu tố hỗ trợ khác
Một đồng tiền USD yếu sẽ khiến giá vàng trở nên rẻ hơn đối với những người mua sử dụng các đồng tiền khác, và nó làm cho nhu cầu đối với vàng giá tăng và cuối cùng kéo giá lên.
Trong khi đó, vào đầu tháng này, nhà sản xuất vàng lớn nhất thế giới là Barrick Gold of Canada đã công bố đang tính toán lại các hợp đồng vàng tương lai.
Barrick đã quyết định mua lại các hợp đồng giao vàng sau - các hợp đồng bán vàng ở một mức giá cố định ở một thời điểm nhất định trong tương lai - bởi vì mức giá hiện tại đã vượt qua mức giá tương lai trong hợp đồng.
Động thái này đã đưa ra một kết luận quan trọng là nhà sản xuất vàng lớn nhất thế giới này dự đoán giá vàng sẽ còn tăng mạnh trong tương lai.
Tuy nhiên, thị trường vàng đã hạ nhiệt nhanh sau khi chính quyền thành phố vùng vịnh yêu cầu hoãn trả nợ đối với Tập đoàn Nhà nước Dubai World. Thông tin này làm dấy lên lo ngại về một cuộc khủng hoảng mới.
Trong ngày thứ sáu (27/11), giá vàng tại thị trường châu Á có lúc đã xuống dưới 1.140 USD/ounce do áp lực chốt lời.
“Áp lực chốt lời đáng sợ trên diện rộng tại các thị trường hàng hoá đã khiến vàng điều chỉnh giảm rất mạnh, cuối cùng đã làm gián đoạn xu hướng tăng giá”, ông Andrey Kryuchenkov - chuyên viên phân tích của VTB Capital nói.
Tuy nhiên, cũng theo chuyên gia này, khả năng vàng vẫn trong xu hướng tăng giá là khá cao khi mà những dự báo về việc ngân hàng trung ương các nước tăng cường đa dạng hoá dự trữ ngoại hối và dự báo lạm phát Mỹ cao, đặc biệt khi thị trường bước vào năm 2010.
“Chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi quan trọng. Đó là vàng đã trở thành một trong những phương tiện đầu tư ưa thích trong giới đầu tư”, Kryuchenkov nói.
Vàng đã lấy được sức mạnh từ nỗi sợ hãi lạm phát cao của người dân. Điều này dễ hiểu bởi vì vàng luôn được coi là kênh đầu tư an toàn bất cứ khi nào kinh tế bất ổn.
“Đã hàng trăm năm qua, vàng được xem như một loại tiền tệ quan trọng và các nước trên khắp thế giới tìm đến vàng như một kênh cất trữ của cải và giữ quyền lực”, các nhà phân tích tại Công ty chứng khoán Fyshe Horton Finney tại London nói.
“Vàng đã chứng kiến một đợt tăng giá trị gần đây và cũng vừa lập những kỷ lục mới… nhiều nhà phân tích tin rằng mặt hàng này còn tiếp tục tăng mạnh trong năm tới”.
* Hà Linh (Theo AFP)