Thứ Tư, 31 tháng 8, 2011

VN chưa yên tâm về cam kết của Mỹ

Tháng Tám vừa qua chứng kiến nhiều hoạt động chung giữa quân đội Việt Nam và Hoa Kỳ, đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ giữa hai nước.

Hãng tin Bloomberg nhân đây có bài phân tích sự phát triển trong quan hệ Việt-Mỹ, chúng tôi xin lược trích giới thiệu cùng quý vị.

Bài báo bắt đầu bằng lời giới thiệu về tân bộ trưởng ngoại giao Việt Nam, ông Phạm Bình Minh, mà người cha là cố Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch (tên thật Phạm Văn Cương) được nói "đã chiến đấu đánh đuổi Mỹ khỏi Việt Nam".

Ông Minh, 52 tuổi, nay "đang hết sức nỗ lực nhằm nâng sự quan tâm và tham gia của quốc gia cựu thù".

Bloomberg nhận xét Việt Nam muốn có sự hiện diện của Mỹ vì lý do kinh tế và làm đối trọng với Trung Quốc, cường quốc trong khu vực.

Hãng này dẫn lời ông Phạm Bình Minh nói:"Không ai có thể tưởng tượng được là quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam lại phát triển nhanh như thế này".

"Sau 16 năm bình thường hóa quan hệ, chúng ta đã tiến tới giai đoạn phát triển nó trên mọi lĩnh vực."

Một điều đáng chú ý là, theo Bloomberg, trong khi Mỹ còn chưa xóa hết nỗi đau chiến tranh, thì người Việt Nam, vốn bị thiệt hại nhiều hơn, lại giang tay chào đón kẻ thù cũ.

'Cần nhất quán hơn'
Hợp tác kinh tế Việt-Mỹ tiến triển đáng kể, Hoa Kỳ đã trở thành nước nhập khẩu hàng Việt Nam lớn nhất thế giới.

Hai bên cũng tăng cường trao đổi quân sự, với nhiều chuyến viếng thăm của tàu chiến và quan chức quốc phòng Mỹ tới Việt Nam.

Bộ trưởng Phạm Bình Minh nói hai bên đang thảo luận việc thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược lên tầm cao mới, "tích cực cho sự ổn định trong khu vực" và theo đúng "lập trường đa phương của Việt Nam".

Ông bộ trưởng khẳng định điều này không nhằm vào Trung Quốc, nhưng giới quan sát nói cả hai yếu tố là đa phương hóa và khuyến khích hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực chắc chắn đều không thể làm Bắc Kinh vui lòng.

Việt Nam có lịch sử nhiều lần xung đột với Trung Quốc, nhưng Hà Nội biết rằng không thể tránh được số phận láng giềng và luôn mong muốn giữ hòa khí với siêu cường quốc ở cạnh bên.

Thế nhưng, quan hệ với Hoa Kỳ cũng không kém phần phức tạp.

Bloomberg cho rằng Việt Nam chưa thực sự an tâm về cam kết của Mỹ tại Á châu trong tương lai, và giới chức Việt Nam đã đôi lần than phiền chốn riêng tư rằng khu vực Đông Nam Á không thực sự nằm trong các ưu tiên hàng đầu của Hoa Kỳ.

Trong một cuộc phỏng vấn dài một tiếng đồng hồ hôm 21/07, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Obama, Thomas E. Donilon, nói nhiều về Trung Quốc nhưng không nhắc tới Việt Nam một lần nào.

Bộ trưởng Phạm Bình Minh được trích dẫn trên bài báo nói ông muốn thấy "sự nhất quán hơn" trong chính sách của Hoa Kỳ, và rằng Washington cần chú ý hơn tới Đông Nam Á.

Một trong các điểm khác biệt gây căng thẳng giữa đôi bên là chính sách của Việt Nam về nhân quyền và tự do chính trị.

Bloomberg nhận định rằng dù sao, hồ sơ nhân quyền của Việt Nam vẫn tốt hơn của Trung Quốc. Thế nhưng sự thật là, với quy mô dân số và nền kinh tế nhỏ hơn gấp bội, Việt Nam sẽ luôn luôn bị đối xử khác với Trung Quốc.

Mỹ cũng cần đồng minh
Một số dân biểu Mỹ, vốn quan ngại về sự hung hăng ngày càng tăng của một nước Trung Quốc ngày càng tự tin, cho rằng Mỹ cần quan hệ đồng minh thân chặt hơn với Việt Nam.

Những người này hướng tới thế hệ người Việt Nam trẻ hơn, mà tiêu biểu là ông Phạm Bình Minh, người từng tu nghiệp tại Trường Luật và Ngoại giao Fletcher thuộc Đại học Tufts ở tiểu bang Massachusetts, đồng thời sống và làm việc tại Mỹ nhiều năm.

Các lãnh đạo trẻ tuổi của Việt Nam đang đứng trước nhiều bài toán khó.

Bloomber liệt kê một số yếu kém của nền kinh tế Việt Nam, mà hãng này nhận định là vẫn chủ yếu dựa vào động lực của nhân công rẻ.

Nạn tham nhũng vẫn còn tràn lan và khó tận diệt.

Vài năm trước, một trung tâm nghiên cứu về quản lý kinh tế có liên hệ với Trường Quản trị John F. Kennedy thuộc Đại học Harvard, có đưa ra một báo cáo về thực trạng ở Việt Nam.

Trong đó, các nhà nghiên cứu nói các yếu tố quan trọng cho một nền kinh tế thành công - tính minh bạch, ít tham nhũng, hệ thống y tế và giáo dục tốt cũng như hạ tầng pháp luật chặt chẽ - đều chưa có mặt ở Việt Nam.

Các nhà lãnh đạo mới của Việt Nam sẽ phải giải quyết các thách thức này.

Một trong các thách thức lớn nhất, theo Bloomberg, là duy trì quan hệ hữu hảo với nước láng giềng Trung Quốc trong khi thúc đẩy quan hệ với Washington.

Bên cạnh đó, là khắc phục tham nhũng và cải cách nền giáo dục yếu kém.

Ngay tại đây, bài báo của Bloomberg nhận định, cũng có thể nảy sinh sự hợp tác thú vị và hiệu quả giữa Việt Nam và Mỹ. Đó là việc có thể sau này Đại học Harvard, nơi đào tạo ra nhiều lãnh đạo Mỹ từng kiến tạo cuộc chiến Việt Nam, lại có thể giúp hình thành một đại học tầm vóc quốc tế cho con cháu của những người từng ở bên kia chiến tuyến.

Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2011

Nouriel Roubini: Mỹ sẽ có QE3 vào cuối năm 2011

Chuyên gia kinh tế có tầm ảnh hưởng lớn đối với các thị trường tài chính thế giới dự báo khả năng kinh tế Mỹ suy thoái là 50%.

Ông Nouriel Roubini, chuyên gia kinh tế có tầm ảnh hưởng lớn đối với các thị trường tài chính thế giới, khẳng định vào cuối năm nay Fed sẽ phải tung ra QE3.

Ông Roubini nói: “Sự thật là chúng ta đang tiến gần hơn đến suy thoái kinh tế và lựa chọn chính sách còn lại của Fed chỉ là QE3.”

Ông dự báo khả năng kinh tế Mỹ suy thoái là 50%.
Ông khẳng định dù trong buổi họp cuối tuần này chủ tịch Fed có cân nhắc đưa ra QE3 hay không không quan trọng, chắc chắn Fed sẽ phải làm vậy ở thời điểm cuối năm 2011.

Ông nhấn mạnh trong buổi họp gần nhất của Ủy ban thị trường mở (FOMC), Fed đã cân nhắc đến nhiều lựa chọn chính sách nếu kinh tế suy yếu và số liệu kinh tế bi quan thời gian gần đây có thể buộc Fed phải hành động trong buổi họp sắp tới vào ngày 20/09/2011.

Ông chỉ ra thông tin kinh tế u ám trong các lĩnh vực như nhà đất, việc làm và doanh số bán nhà cho thấy nhiều khả năng kinh tế Mỹ, Ireland, Bồ Đào Nha hay Ý và Tây Ban Nha có thể suy thoái lần 2 hoặc thực ra chưa bao giờ thoát khỏi suy thoái lần thứ 1.

Số liệu từ Đức và Pháp khiến giới chuyên gia tính toán rằng 2 nên kinh tế này đang bên bờ vực suy giảm, kinh tế Anh trong khi đó không hề tăng trưởng suốt 3 quý qua.

Ông đồng ý với Tổng Thống Obama về việc trong ngắn hạn nước Mỹ cần kích thích tài khóa và trong trung hạn mới cần đến các biện pháp “thắt lưng buộc bụng”.

Ông khẳng định tình trạng kinh tế càng kém đi, khả năng Đảng Dân chủ thua cuộc trong cuộc bầu cử năm tới càng cao và Đảng Cộng hòa sẽ chiến thắng.

Ông khuyên khách hàng của mình nên cẩn trọng đối với cổ phiếu và hàng hóa.

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2011

Wells Fargo lại khẳng định không có bong bóng vàng

Các chuyên gia thuộc ngân hàng Wells Fargo của Mỹ vừa đưa ra ba lý do để chứng minh cho việc mức giá vàng cao kỷ lục hiện nay không phải là bong bóng. Wells Fargo tỏ ra “tiền hậu bất nhất” khi mới cách đây ít ngày còn tuyên bố rằng, một khối bong bóng khổng lồ đang hình thành trên thị trường vàng.

Theo trang Business Insider, dưới đây là ba lý do mà Wells Fargo cho là không có bong bóng vàng:

Thứ nhất, giá vàng có thể điều chỉnh giảm sau khi vượt mức 1.900 USD/oz, nhưng sự điều chỉnh nhiều khả năng chỉ xảy ra trong ngắn hạn.

Vào tháng 1/1980, giá vàng thế giới đã lên đến mức tương đương 1.952 USD/oz ngày nay nếu tính yếu tố lạm phát. Sáng nay, giá vàng giao ngay đã có lúc vượt 1.911 USD/oz, bỏ xa kỷ lục của năm 1980.

Tuy nhiên, theo Wells Fargo, giá vàng thời gian qua đã đi theo đường parabol, tức là đã tăng rất mạnh và rất nhanh. Thông thường, khi giá tài sản tạo biểu đồ hình parabol, giá sẽ thường không duy trì ở những mức cao quá lâu và thường nhanh chóng điều chỉnh giảm.

Tuy nhiên, xét tới những nguyên nhân đẩy giá vàng tăng chóng mặt hiện nay, sự điều chỉnh nếu có sẽ không quá lớn và có thể sẽ không kéo dài trước khi vàng tăng giá trở lại.

Thứ hai, giá vàng vẫn chưa tăng nhiều, tăng nhanh như chỉ số Nasdaq của thị trường chứng khoán Phố Wall hay giá dầu thô.

Trong thời kỳ 5 năm trước khi đạt mức kỷ lục, chỉ số Nasdaq đã tăng 500%, giá dầu tăng 340%. Trong năm 5 năm qua, giá vàng mới chỉ tăng có 200%. Bởi vậy, xét ở phương diện này, vàng vẫn chưa rơi vào tình trạng bong bóng như chỉ số Nasdaq hồi năm 2000 hay giá dầu thô hồi năm 2008. Tuy nhiên, có thể nói là vàng đang tăng tốc mạnh, khi mà trong thời kỳ 5 năm tính đến tháng 4 năm nay, kim loại quý này mới đắt thêm 150%.

Thứ ba, hệ số giá vàng/giá dầu đang ở mức trên trung bình, nhưng không phải là chưa từng có tiền lệ.

Trong khi giá vàng leo thang mạnh, giá dầu lại sụt giảm về vùng 84 USD/thùng do những lo ngại về suy giảm tăng trưởng toàn cầu. Vì thế, hệ số giữa giá của một ounce vàng và một thùng dầu đã lên hơn 22 lần, cao hơn mức trung bình 15,5 lần của lịch sử, nhưng chắc chắn không phải là một con số chưa từng có tiền lệ.

Thêm vào đó, không thể cho rằng giá vàng đang cao quá mức hay giá dầu đang thấp quá mức chỉ vì hệ số này cao trên trung bình. Ở thời điểm hiện nay, cả việc giá vàng tăng và giá dầu giảm dường như đều là hợp lý nếu xét tới những yếu tố căn bản. Hệ số này có thể giảm chút ít trong những tuần tới, nhưng Wells Fargo cho rằng, họ không nhận thấy khả năng sụt chóng mặt của giá vàng.

Wells Fargo đưa ra những lập luận trên chỉ khoảng 1 tuần sau khi ngân hàng này tin rằng, thị trường vàng đang có những diễn biến vượt tầm kiểm soát. Báo cáo tuần trước của Wells Fargo muốn đưa đến một “hồi chuông cảnh tỉnh” cho những nhà đầu tư có ý định mua vàng.

Trong báo cáo đó, ông Erik Davidson, Phó giám đốc thông tin (CIO) thuộc bộ phận ngân hàng phục vụ tư nhân của Wells Fargo, đã đưa ra những tiền lệ sụt giảm của giá vàng sau khi đạt đỉnh, như trong 6 tháng hồi năm 2008, giá vàng giảm hơn 30%, hay trong chưa đầy hai năm hồi thập niên 1980, giá vàng sụt gần 65% giá trị…

“Khi những nỗi lo sợ lắng xuống, lạm phát không tăng mạnh, và mọi thứ trở lại ‘bình thường’, nhu cầu vàng có thể giảm xuống nhanh chóng”, chuyên gia này viết. Báo cáo này của Wells Fargo còn cho rằng, trong dài hạn, đầu tư vào cổ phiếu và hàng hóa cơ bản là an toàn hơn vàng, vì đây là những kênh đầu tư được lợi từ lạm phát.

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2011

Các máy in tiền tại Mỹ hoạt động hết công suất

Giới kinh tế Mỹ cảnh báo các máy in tiền đang hoạt động hết công suất khi Mỹ đổ lượng tiền kỷ lục mà không có đảm bảo vào nền kinh tế.
Nhà nghiên cứu và phân tích kinh tế Mỹ, Mike Larson cho rằng Washington đã "tuyên bố chiến tranh" về đồng USD.

Sau cuộc tấn công khủng bố vào ngày 11/9/2001, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) in thêm 40 tỷ USD mới. Khi ngân hàng Lehman Brothers phá sản năm 2008 đẩy Mỹ và thế giới vào khủng hoảng kinh tế toàn cầu, FED in thêm 1.600 tỷ USD, gấp 22 lần lượng tiền in thêm trong những ngày chống Y2K và 44 lần so với lượng tiền in thêm sau ngày 11/9/2001.

FED còn tung vào thị trường thêm 1.700 tỷ USD trong gói kích thích kinh tế lần thứ nhất năm 2009 và cũng đã quyết định in thêm 600 tỷ USD nữa trong gói kích thích kinh tế lần thứ 2 nhằm kích thích nền kinh tế Mỹ vượt qua suy thoái.

Sau mỗi lần in thêm tiền, mỗi đồng USD lại mất đi một phần giá trị và sức mua của đồng USD càng suy giảm, buộc các nhà đầu tư nước ngoài phải tiếp tục cho Mỹ vay nợ không chỉ qua mua trái phiếu kho bạc của Mỹ mà cả bằng những đồng USD mà chính họ cũng phải đi vay.

Thứ Năm, 18 tháng 8, 2011

Lầu Năm Góc ra kế hoạch mới đối phó với TQ

Mùa hè này, dù cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ vẫn tiếp tục diễn ra, Lầu Năm Góc đã tính toán hiệu quả của hai cuộc chiến bị sa lầy và chuẩn bị cho khả năng chiến cuộc thứ ba. Với việc giảm bớt các cam kết tại Iraq và Afghanistan trong khi tái tập trung vào châu Á, Washington không cần rút quá nhiều lực lượng từ vùng Vịnh khi cần có thể phải huy động cho một cuộc chiến có thể xảy ra với chủ nợ lớn nhất - Trung Quốc.

Theo báo chí quốc phòng, quan chức Lầu Năm Góc đang tìm kiếm các biện pháp để thích nghi với khái niệm mang tên Chiến trận Hải - Không để đối phó với Trung Quốc. Bản tin nội bộ của Lầu Năm Góc gần đây cho hay, một nhóm nhỏ các sĩ quan hải quân Mỹ gọi là Đội Tích hợp Trung Quốc “nỗ lực làm việc để thích nghi với những bài học của Chiến trận Hải - Không cho một cuộc xung đột khả năng xảy ra với Trung Quốc”.

Chiến trận Hải - Không, được phát triển từ đầu những năm 1990 và gần đây nhất được mã hóa trong hồ sơ mật của lực lượng Hải quân - Không quân năm 2009. Khái niệm Chiến trận Hải - Không do các nhà hoạch định của hải quân và không quân Mỹ xây dựng để các máy bay ném bom của lực lượng không quân và tàu ngầm của hải quân phối hợp với nhau nhằm “vô hiệu hóa” các rađa và tên lửa đất đối không (SAM) của các cường quốc ven biển như Trung Quốc và Iran.

Một sự vận động của Mỹ âm thầm diễn ra ở châu Á trong một nghiên cứu mùa xuân năm 2001 của Lầu Năm Góc gọi là "châu Á 2025", trong đó nhận định Trung Quốc như một "đối thủ dai dẳng của Mỹ". Ba năm sau đó, chính phủ Mỹ công khai một bản kế hoạch gọi là một chuỗi căn cứ mới ở Trung Á và Trung Đông, trong một phần nỗ lực phong tỏa Trung Quốc.

Tương tự như vậy, thỏa thuận hợp tác năng lượng hạt nhân ký kết giữa Mỹ và Ấn Độ năm 2008 là động thái ngăn chặn rõ ràng nhằm vào Bắc Kinh. Cuối tháng 3, báo chí đưa tin chi tiết về việc tăng cường lực lượng lớn của Mỹ ở châu Á, bao gồm cả gia tăng triển khai hải quân và mở rộng hợp tác với các nước đối tác.

Tuy nhiên, khác với các đồng minh của Mỹ ở châu Á và châu Âu, Trung Quốc không vướng mắc những bổn phận an ninh với một cường quốc nước ngoài, đặc biệt với vấn đề Biển Đông. Bắc Kinh xác định Mỹ không như một đối tác chiến lược mà là mối đe dọa. Trong năm 2007, khi Trung Quốc phá hủy một trong những vệ tinh thời tiết của mình bằng tên lửa đạn đạo, họ đã gửi lời cảnh báo tới Washington sau sáu năm xảy ra vụ đụng độ giữa một máy bay do thám Mỹ với máy bay chiến đấu của Trung Quốc đang cố chặn máy bay Mỹ ở Biển Đông. Khi đó, máy bay Mỹ đã phải hạ cánh khẩn cấp trên một hòn đảo của Trung Quốc và các phi công đã bị bắt giữ trong một thời gian ngắn. Mặc dù cuộc khủng hoảng đã được tháo gỡ bằng biện pháp ngoại giao, nhưng nó đã khiến Washington có những xem xét đánh giá trong "châu Á 2025".

Ngoài Trung Quốc là nước đưa ra tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ Biển Đông, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Philippines đều có tuyên bố chủ quyền với các đảo trong vùng biển này. Thay vì can thiệp bằng cách ngoại giao gỡ rối những tranh cãi, Mỹ đã phản đối Bắc Kinh một cách rõ ràng.

Tháng 3/2010, khi báo chí Nhật Bản dẫn lời một quan chức Trung Quốc nói rằng, Biển Đông là "một lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc, Nhà Trắng phản ứng bằng tuyên bố, tự do hàng hải trong khu vực là một "lợi ích quốc gia" của Mỹ. Tại Manila tháng trước, Ngoại trưởng Hillary Clinton khẳng định, Mỹ tuân thủ hiệp ước phòng thủ chung với Philippines và sẽ bán vũ khí mới cho nước này ở mức giá thích hợp.

Thái An (theo Salon)

Thứ Hai, 15 tháng 8, 2011

Lúc nào thì Trung Quốc khiến Mỹ bất an?

Thường có không ít người Trung Quốc thấy thế giới ca ngợi là trung tâm kinh tế thứ hai của Thế giới, thấy làm nhái giống một số vũ khí hiện đại của các nước khác thế là hoanh hoang, hiếu chiến. Thậm chí họ gào thét phê phán nhà cầm quyền thiếu cứng rắn, nhu nhược, sợ Mỹ. Rằng nếu như Mỹ chơi con bài Trung Quốc thì ngược lại Trung Quốc cũng chơi con bài Mỹ, cả hai bên đều có lợi thì cóc gì phải sợ... Nhưng vấn đề họ không hiểu ở đây là: Ai là người làm chủ cuộc chơi. Khi hiểu biết ai là người làm chủ cuộc chơi thì sẽ có cách cư xử đúng mực, tôn trọng đối thủ, học hỏi đối thủ để có ngày ta sẽ làm chủ cuộc chơi.

Tại sao là Nga mà chưa phải Trung Quốc?

Chiến tranh lạnh kết thúc. Liên Xô - Đứng đầu phe XHCN, đối thủ “ kẻ tám lạng, người nửa cân” với Mỹ, chưa từng sợ Mỹ, tan rã. Nước Nga tiếp quản. Lẽ ra với chế độ chính trị giống Mỹ và phương Tây như Nga thì Nga sẽ yên ổn làm ăn, không lo lắng gì về an ninh quốc phòng với Mỹ, nhưng không. Từ khi ông Putin làm Tổng thống, nước Nga đã hồi phục. Nước Mỹ từ đó đến nay vẫn là siêu cường số 1 thế giới về quân sự cũng như kinh tế. Mỹ có thể nói “Không” với bất kì quốc gia nào, chắc chắn giành phần thắng trong bất kỳ cuộc chiến tranh với bất kỳ quốc gia nào nhưng trừ Nga. Bởi lẽ nếu xảy ra chiến tranh Nga – Mỹ thì cuộc chiến đó không có kẻ thắng người thua. Vũ khí trang bị của Nga mà Liên Xô để lại không những đủ để hủy diệt nước Mỹ mà cả 5 lần thế giới, dù cho nền kinh tế Nga bị khủng hoảng… Nga là một đối thủ tiềm tàng cản trở, thách thức địa vị Bá chủ thế giới của Mỹ. Bởi thế kiềm chế Nga là mục tiêu chiến lược lâu dài của Mỹ. Hiệp ước Bắc đại tây dương (NATO) không bị bãi bỏ mà còn phát triển về hướng Đông để bao vây Nga. Các hệ thống lá chắn tên lửa cũng để chống Nga…Mỹ muốn Nga không còn “cựa quậy” giống như Nhật Bản sau chiến tranh thế giới lần 2 vậy. Hơn ai hết Mỹ thừa hiểu sức mạnh quân sự của Nga. Nếu tiếng gầm của con Sư tử Mỹ vang rền hùng tráng trên thế giới đầy khí phách, nội lực thì tiếng gầm của con Hổ Nga nghe có vẻ yếu vì đói mồi, thậm chí không rền vang bằng tiếng ngựa hý, nhưng xin lưu ý, đó là giống Hổ. Đừng thấy hổ đói mồi phải ăn cỏ mà tưởng là giống Dê rồi đến “Vuốt râu Hùm” thì “ăn tát vỡ mặt”. Ông Mikheil Saakashvili Tổng thống Georgia là một nạn nhân như vậy. Khi ông ta hiểu ra thì đã muộn.

Còn Trung Quốc thì sao? Là nước Cộng sản xếp thứ hai sau Liên Xô khi Liên Xô tan rã tại sao Mỹ không “làm gỏi” luôn? Chẳng lẽ 3 thập kỷ giấu mình chờ thời để trổi dậy mà Mỹ bỏ qua, không biết ư? Đơn giản là qua cuộc chiến tranh Việt Nam không ai hiểu ý đồ, ý chí, nội lực của Trung Quốc hơn Mỹ. Vì thế Mỹ rất tự tin, Trung Quốc chẳng là cái gì khi cạnh tranh, thách thức địa vị thống trị của Mỹ. Mỹ bắt đầu chơi con bài Trung Quốc.

Mỹ hay Trung Quốc làm chủ cuộc chơi?

Về kinh tế. Chúng ta không đi sâu chi tiết, điều dành cho các nhà chuyên môn mà chỉ quan tâm đến tổng thể. Đối với Mỹ, Trung Quốc là một thị trường béo bở, rộng lớn. Mỹ tha hồ khai thác, bóc lột biến Trung Quốc thành “đại công trường thế giới”. Là nơi cho Mỹ vay tiền để làm giàu và quỵt nợ bất cứ lúc nào Mỹ muốn. Điều lưu ý là không có Trung Quốc, Mỹ vẫn tồn tại, vẫn siêu cường số 1 thế giới.

Đối với Trung Quốc, Mỹ là thị trường xuất khẩu quan trọng và lớn nhất của nền kinh tế xuất khẩu là chủ yếu của Trung Quốc. Nền kinh tế Trung Quốc có được như bây giờ một phần là nhờ Mỹ. Nếu thị trường Mỹ biến động lập tức nền kinh tế Trung Quốc sẽ có vấn đề. Ít nhất có hàng chục triệu hoặc thậm chí là hàng trăm triệu lao động mất việc làm. Đây là một thảm họa cho ổn định chính trị, xã hội, điều mà Trung Quốc không muốn bằng mọi giá. Trung Quốc biết Mỹ sẽ quỵt nợ như từng làm với Nhật; biết Mỹ bóc lột, biết Mỹ là thằng đểu, biết hết. Nhưng vì mục tiêu tăng trưởng và ổn định xã hội vẫn phải “cố đấm ăn xôi”, không thể buông Mỹ ra được.

Vậy trong lĩnh vực kinh tế Mỹ hay Trung Quốc làm chủ cuộc chơi? Câu trả lời: Mỹ.

Về quân sự. Có thể nói Đài Loan-sự tồn tại của nó như là một biểu trưng sức mạnh của Trung Quốc. Đài Loan không chỉ là cái gai mà là một mũi tên trong mắt Trung Hoa đại lục, Mỹ sa lầy ở Việt Nam lẽ ra phải thống nhất cái Đài Loan đi thay vì hô hào ầm ĩ, nhưng không, Trung Quốc sợ Mỹ, không dám động đến Mỹ. Tiếng gầm rít ghê rợn của B52 Mỹ ở Việt Nam làm cho Trung Quốc run sợ thốt lên với Mỹ một câu không giống Đại Hán chút nào: “Người không động đến ta thì ta không động đến người…” Như thế thì cái Đài Loan biết bao giờ mới giải phóng. Đành rằng Mỹ lúc đó mạnh hơn Trung Quốc rất nhiều, B52 Mỹ nó ngán bầu trời Hà Nội chứ đâu có ngán bầu trời Bắc Kinh, thì sợ cũng đúng thôi, nhưng sợ đến mức tê liệt ý chí trước Mỹ thì “làm gương” sao được cho “thằng em” Việt Nam lúc đó bị Mỹ quần cho tơi tả. Hãy xem Georgia, dù bị Nga “tát vỡ mặt” nhưng chúng ta vẫn khâm phục họ về ý chí. (Nói về ý chí phản kháng của dân tộc Trung Hoa xin quý vị tìm đọc bài viết của ông tướng Trung Quốc Lưu Á Châu)

Hiện nay Trung Quốc đã lớn mạnh, nhiều tiền. GDP xếp thứ 2 thế giới. Có tiền họ đầu tư cho quân đội và một thực tế là quân đội của Trung Quốc tiềm lực thuộc loại nhất nhì Châu Á. Trung Quốc ra sức cổ vũ và phô trương sức mạnh quân sự của mình, sẵn sàng dùng vũ lực để bảo vệ “lợi ích cốt lõi”; “Quyết không khoanh tay ngồi nhìn”; “nói gì làm nấy”…và đồn đoán đến năm 2xxx nào đó sẽ soán ngôi Mỹ làm bá chủ thế giới vv … vv. Người Trung Quốc có câu: “Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Đó là câu nói thể hiện ý chí hành động của bậc đại trượng phu. Vì thế có thể nói không ngoa rằng, Đài Loan là đáp số cuối cùng cho kết quả “trị quốc” của Trung Quốc. Khi chưa trị được Đài Loan thì việc “bình thiên hạ” chỉ là mơ mộng hão huyền. Bởi vì nếu chỉ có Đài Loan không thôi thì… ngay như Việt Nam 31 năm Pháp và Mỹ vẫn không thắng nổi mà người Trung Quốc vạch kế hoạch thắng VN có 31 ngày thôi thì Đài Loan, Trung Quốc sẽ đánh chiếm mấy ngày? Tại sao không vạch kế hoạch vĩ đại ấy, dù là trên giấy để có “thắng lợi tinh thần”? Câu trả lời hết sức đơn giản:

Thứ nhất: Đụng đến Đài Loan là đụng đến Mỹ. Mà đụng đến Mỹ thì ngay cả “con trời” hung hăng hiếu chiến nhất, hở một tý là đòi chém giết, dạy cho người này, người kia bài học cũng im hơi lặng tiếng, nói chi đến việc to gan soạn thảo kế hoạch giải phóng Đài Loan dù chỉ là tưởng tượng. “Một số học giả Trung Quốc có đầu óc lú lẫn” (Cách gọi của Đại tá Đới Húc và nhà báo Tôn Dũng-Trung Quốc) không tiếc lời dạy dỗ các nước láng giềng trong khu vực mà nói đến Mỹ cũng uốn lưỡi hàng chục lần nữa là.

Giới lãnh đạo Trung Quốc thì họ tự ru ngủ mình bằng “phép thắng lợi tinh thần”, nghĩa là thế giới chỉ công nhận một nước Trung Hoa đấy thôi và Đài Loan cũng “không dám” tuyên bố độc lập cơ mà. Nhưng Đài Loan cần cóc gì tuyên bố độc lập hay không độc lập. Chỉ cần biết đó là một hòn đảo tự do có Tổng thống, chính phủ riêng không phụ thuộc bất cứ gì vô Đại Lục. Máy bay, tàu chiến của Trung Hoa Đại lục cứ đi vào không phận và hải phận của Đài Loan xem…

Thứ hai: Hiện tại Trung Quốc bằng thực lực hiện có không dám chắc là thu hồi được Đài Loan (dù không có Mỹ), huống chi có Mỹ. Thật vậy, dù Trung Quốc có hàng ngàn máy bay nhưng số máy bay có khả năng bay qua eo biển để tác chiến ở Đài Loan rồi quay về (vì hết nhiên liệu) thì chỉ chừng vài chục chiếc mà cũng chỉ tác chiến trong chừng vài phút thôi. Cho nên ưu thế về không quân Đài Loan hơn hẳn Đại Lục. Khi không có không quân hỗ trợ thì dùng phương án đổ bộ đánh chiếm là quá mạo hiểm cho hàng vạn tính mạng binh sỹ. Tuy Trung Quốc rất mạnh về tên lửa, họ đã triển khai hàng ngàn quả tên lửa nhằm vào Đài Loan nhưng nếu chỉ dùng bằng tên lửa cũng chẳng giải quyết được gì.

Như vậy, không cần so sánh chi li từng loại VKTB của Mỹ và Trung Quốc chỉ cần nhìn vào Đài Loan, thậm chí ngay cả Philipin cũng có thể hiểu ai mạnh. Chừng nào Nghị quyết của Đảng Cộng Sản Trung Quốc có đoạn: “… Chậm nhất tháng X năm Z phải thống nhất Đài Loan…” (như nghị quyết của Đảng Cợng Sản Việt Nam về giải phóng miền Nam thống nhất đất nước vậy) thì thế giới mới tin Trung Quốc mạnh bằng Mỹ, không sợ Mỹ.

Đến đây một câu hỏi đặt ra là khi nào thì Trung Quốc thực sự khiến Mỹ lo lắng, bất an như đã từng với Liên Xô trước đây? Không biết, nhưng hiện giờ thì chắc chắn rõ ràng là chưa. Trung Quốc không phải là Liên Xô. Về quân sự Trung Quốc đang sợ Mỹ.

Hệ quả khu vực

Mỹ xỏ lá thật. Dùng Đài Loan như một khúc xương chặn họng Trung Quốc khiến Trung Quốc khạc cũng không được mà nuốt cũng không trôi. Vị trí địa chính trị, quân sự của Đài Loan lại cực kỳ quan trọng nó án ngữ trước mặt Trung Quốc, vậy nên Trung Quốc phải tìm đường khác để ra biển là tất yếu. Thông cảm với Trung Quốc ư? Đạo đời là phải thế, nhưng tình cảm và thái độ của Trung Quốc với Đài Loan như nào thì Việt Nam đối với Hoàng Sa như thế ấy.

Tìm đường ra lối khác thì động đến các nước trong khu vực, vậy nên nếu Trung Quốc cậy thế nước lớn, bắt nạt, chèn ép, thậm chí đe dọa dùng vũ lực thì họ sẽ kết bạn với Mỹ. Logic là vậy. Nếu như Trung Quốc bán được Hồng Công và Macau cho nước ngoài thì Việt Nam cũng có thể cho nước ngoài thuê, thậm chí bán (kiểu như Hồng Công vậy) cái Cam Ranh hoặc bất cứ đâu vì lợi ích và an ninh quốc gia chứ sao. Còn cho ai thuê, bán cho ai thì dân đen cũng hiểu.

Điều đó xảy ra thì Trung Quốc được gì? Được thêm nhiều “cái Đài Loan” nữa là điều không tránh khỏi. Tính toán của Mỹ cao kiến thật. Bái phục, bái phục.

Trung Quốc phải tỉnh táo trước âm mưu của Mỹ.

Khi bạn đến nhà chơi, chủ nhà đều nói: “ Bạn hãy tự nhiên cứ coi nhà mình như nhà của bạn”. Hãy đối xử với các nước nhỏ láng giềng trong khu vực như người bạn chân chính, Trung Quốc sẽ có tất cả. Đối với Việt Nam chẳng hạn, Việt Nam luôn trọng ân nghĩa, uống nước nhớ nguồn, Việt Nam có được thống nhất hôm nay cũng nhờ rất lớn mồ hôi, công sức của người dân Trung Quốc. Biển Việt Nam hẹp nhưng tấm lòng Việt Nam luôn rộng với bạn bè.

Tiếc thay, tiếc thay…


Lê Ngọc Thống

Chiến tranh thế giới thứ III: Lịch sử đứng đầu thế giới của Mỹ 130 năm qua

Lịch sử đứng đầu thế giới của Mỹ 130 năm qua :

là chặn đường đấu tranh tiêu diệt các đối thủ hạng nhì của thế giới , những quốc gia giàu mạnh đứng nhì thế giới mà muốn dành vị trí đứng nhất của Mỹ đều bị Mỹ đánh cho suy yếu ,vỡ ra từng mảnh.

1) Từ năm 1880 GDP Mỹ vượt qua Anh ,và đứng nhất thế giới .
Đến 2010 Mỹ đứng nhất đã được 130 năm .
2) 1918 chiến tranh thế giới thứ I nổ ra : (tiêu nước Anh đang hạng nhì thế giới)
Mỹ xúi Đức (Đức hạng tư thế giới) và Áo đánh Anh và Pháp ,gây nên chiến tranh thế giới thứ nhất I . Sau chiến tranh thế giới thứ I , Anh suy yếu , Nước Nga ngôi lên đứng nhì thế giới .
3) 1939 chiến tranh thế giới thứ II nổ ra : (tiêu nước Nga đang hạng nhì thế giới)
Mỹ xúi Đức đánh Nga , gây nên chiến tranh thế giới thứ II . Sau chiến tranh thế giới thứ II , Nga suy yếu , Nước Trung Quốc ngôi lên đứng nhì thế giới dưới sự lãnh đạo của Tưởng Giới Thạch đi theo con đường Tư Bản Chủ Nghĩa.
4) thập niên 1950 cộng sản hóa Trung Quốc : (tiêu nước Trung Quốc đang hạng nhì thế giới).
Mỹ đưa bom nguyên tử cho Mao Trạch Đông , giúp Mao đánh bại Tưởng Giới Thạch , cộng sản hóa toàn nước Trung Quốc , gây nên 1 Trung Quốc kiệt quệ về kinh tế . Trung Quốc cộng sản suy yếu . Liên Xô gượng dậy sau thế chiến , ngôi lên đứng nhì thế giới .
5) 1991 Mỹ đánh Liên Xô vỡ ra từng mảnh: (tiêu nước Liên Xô đang hạng nhì thế giới)
Lần đầu tiên Mỹ diệt 1 quốc gia hạng nhì , mà không cần dùng đến hành động quân sự ( như Tổng Thống Kennedy tuyên bố : muốn diệt Cộng Sản ,không cần tốn 1 viên đạn ). Mỹ dùng chiến tranh kinh tế để tiêu diệt Liên Xô vỡ ra từng mảnh . Nước Trung Quốc ngôi lên đứng nhì thế giới .
6) 2010 đến 2020 Mỹ đánh Trung Quốc vỡ ra từng mảnh: (tiêu nước Trung Quốc đang hạng nhì thế giới).
**********************

Tại sao Mỹ phải đánh Trung Quốc vỡ ra từng mảnh trong 10 năm tới ?

Theo các nhà phân tích : năm 2020 nếu Trung Quốc vẫn duy trì được đà phát triển như hiện nay ,GDP Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ ,và đứng nhất thế giới .

Nếu Mỹ không đánh gục Trung Quốc trước năm 2020 ,thì Mỹ sẽ xuống vị trí thứ hai , Mỹ sẽ chịu kiếp Quốc Gia hạng hai ,như các bạn đã thấy kiếp quốc gia hạng hai như Trung Quốc ,Liên Xô ,…. Chẳng nước nào coi trọng , nói chẳng ai nghe , đồng tiền chẳng ai thèm xài , dân nghèo ,nước lạc hậu , …Vì bị nước hạng nhất (Mỹ) dùng sức mạnh kinh tế ,quân sự ,chính trị vượt trội :quật qua ,quật lại , nắm đầu quay như con dế như sau:

· Dùng sức mạnh đồng USD: chuyển USD vào nhiều thì hình thành bong bóng tài sản ,đợi giá thật cao bán sạch , rút USD ra thật nhanh làm bể bong bóng ,gây khủng hoảng kinh tế .( khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 – thị trường chứng khoán Trung Quốc và Nga giảm giá trị 4 lần , 4 đồng còn 1 đồng) .
· 8-2008 Mỹ ra lệnh cho Georgia đánh 2 vùng li khai , cho Nga tham chiến , để Nga không được Georgia ủng hộ vào WTO . Nga đứng trước tương lai chậm được vào WTO trong nhiều năm ,làm các nhà đầu tư rút vốn khỏi nước Nga , Stock Nga rớt 4 lần .


Nếu Mỹ đánh vỡ được Trung Quốc ra từng mảnh ,thì Mỹ sẽ giữ được vì trí quốc gia hạng nhất cả 100 năm nữa . Vì không còn nước nào dành vị trí nhất thế giới với Mỹ:

Ø Trung Quốc bị nội loạn vỡ ra, Tây Tạng và 1 vài tỉnh tách ra ,làm cho diện tích Trung Quốc chỉ còn 1/2 của Mỹ , Mỹ sẽ kềm kẹp Trung quốc giống như kềm kẹp kinh tế Nga bây giờ ,không cho phát triển .
Ø Quốc gia hạng ba là Ấn Độ có dân số gấp 3 lần Mỹ ,nhưng có diện tích 1/2 của Mỹ ,và là xứ nhiệt đới nóng bức không thuận lợi cho những người sử dụng trí não nhiều ,nên sẽ thiếu nhân tài để phát triển quốc gia . Nên cả 100 năm nữa Ấn Độ mới đe dọa vị trí đứng nhất của Mỹ.
Ø Còn Nga thì diện tích lớn hơn Mỹ 1 ít mà không hữu dụng ,quanh năm tuyết phủ . Dân số phân nửa Mỹ . Nên không bao giờ qua mặt Mỹ được .
Ø Brazil thì còn thua Ấn Độ nữa ….


Nếu Mỹ đánh vỡ Trung Quốc ,Mỹ được 100 năm vinh quang, hoặc mãi mãi đứng nhất thế giới nữa .

Nếu Mỹ không đánh Trung Quốc ,Mỹ chỉ còn 10 năm vinh quang . Sau đó như Anh, Pháp bây giờ ,phải ôm chân Mỹ cùng hưởng giàu sang . Chống Mỹ thì nghèo đói như Nga ,Trung Quốc . Nghĩa là Mỹ phải ôm chân quốc gia đứng nhất là Trung Quốc , Trung Quốc nói gì cũng phải nghe .

Vậy chỉ còn con đường duy nhất là Mỹ phải đánh Trung quốc trong 10 năm tới .

***************

Trước tiên Mỹ đánh Trung Quốc bằng kinh tế và bằng chính trị (giống như đánh vỡ Liên Xô năm 1991) như sau :

· Mỹ tố Trung Quốc là "nước thao túng tiền tệ" , tạo cớ để Mỹ đánh thuế nhập khẩu lên hàng Trung Quốc 30 % chỉ trong 6 tháng. Tất cả các hãng Trung Quốc sẽ phá sản ,vì nền sản xuất Trung Quốc tồn tại chính yếu dựa vào thị trường tiêu thụ Mỹ . Không bán được hàng ,tất cả các hãng Trung Quốc sẽ phá sản . Còn Mỹ mua hàng các nước khác mắc hơn 10 % không sao cả.
· Mỹ tố Trung Quốc giữ giá trị đồng tiền thấp ,để tạo ra phong trào trên toàn cầu áp thuế chống bán phá giá lên hàng Trung Quốc , để hàng Trung Quốc khó tiêu thụ trên toàn thế giới .
· Áp thuế phá giá 30 % lên từng ngành hàng của Trung Quốc thay phiên nhau,gây phá sản lần lượt từng ngành sản xuất của Trung Quốc.
· Nếu Trung Quốc nghe lời Mỹ tăng giá trị đồng tiền so với USD, thì Mỹ sẽ nâng giá đồng USD vừa đủ cho kinh tế Mỹ phát triển ổn định ,còn đồng tiền Trung Quốc tăng giá vượt qua tốc độ tăng của USD sẽ ngăn cản sự tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc ,kinh tế Trung Quốc sẽ đi xuống ,các nhà đầu tư sẽ rút ra khỏi Trung Quốc , Trung Quốc sẽ gặp khủng hoảng .( Như khủng hoảng kinh tế Trung Quốc năm 2008, Stock Trung Quốc xuống 4 lần)
· Còn nếu Trung Quốc hạ giá đồng tiền so với USD . Các nhà đầu tư Mỹ sẽ rút đầu tư ra khỏi Trung Quốc ,vì đầu tư vào nơi có đồng tiền xuống giá sẽ lỗ , gây khủng hoảng kinh tế Trung Quốc .
· Mỹ đánh Iran ,mượn cớ chiến tranh cản đường vận chuyển dầu đến Trung Quốc trong 6 tháng , nền kinh tế Trung Quốc sẽ phá sản vì không có dầu để sản xuất ,để công nhân di chuyển đến sở làm , hãng xưởng sẽ phá sản hàng loạt .
· Ra lệnh cho các nước có mâu thuẫn biên giới với Trung Quốc,kiếm chuyện cho Trung Quốc tấn công (giống như Nga tấn công Georgia) . Mỹ tố Trung Quốc chiếm nước khác bất hợp pháp ,tuyên bố cấm vận Trung Quốc , kinh tế Trung Quốc tan hoang.
· V…v……….

**************************

Chiến tranh thế giới thứ III :

Nếu đánh bằng kinh tế mà Trung Quốc chưa vỡ ,thì bắt buộc Mỹ phải đánh bằng nước cờ cuối cùng ,đánh bằng quân sự :

Mỹ đánh Irắc để có nguồn cung cấp dầu bảo đảm, trong lúc chiến sự xảy ra giữa Mỹ với Trung Quốc . Mỹ đánh Afghanistan để đưa quân Mỹ sát biên giới Trung Quốc . Mỹ bán và dàn trận các tên lửa chống hỏa tiễn SM3 khắp Trung Đông, để bảo vệ các mỏ dầu chống hỏa tiễn Trung Quốc , bảo đảm nguồn cung cấp dầu. Bán hỏa tiễn SM3 cho các nước có biên giới giáp Trung Quốc , kể cả Việt Nam nếu chịu đứng chung chiến tuyến với Mỹ đánh Trung Quốc . Mỹ thuê căn cứ Manas ở Kyrgyzstan giáp biên giới phía Tây của Trung Quốc. Mỹ đặt căn cứ quân sự trên đảo của Tây Ban Nha gần Venezuela ,nhầm cản Venezuela vận chuyển dầu cứu Trung Quốc . Mỹ triễn khai máy bay 747 trang bị vũ khí Laser ,bắn hạ các hỏa tiễn nguyên tử của Trung Quốc bắn lên.

Mỹ sẽ ra lệnh cho các quốc gia đệ tử Mỹ , xung quanh Trung Quốc ,khiêu khích cho Trung Quốc ra tay, ví dụ như :

Đài Loan bắn chìm 1 chiếc tàu của Trung Quốc .Việt Nam tấn chiếm lại Hoàng Sa Trường Sa. Nhật đánh chiếm mỏ dầu của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp. Ấn Độ đánh Trung Quốc trên biên giới Ấn Hoa tố Trung Quốc xâm phạm biên giới. Tạo điều kiện cho Bắc Hàn bắn chìm 1 tàu chiến Mỹ , Mỹ đánh chiếm Bắc Hàn ,Trung Quốc tham chiến. v.v….… Mỹ mượn cớ đó cùng với các nước đánh Trung Quốc tứ phía. Kể cả đánh bằng nguyên tử.

§ Phía Đông Bắc có Nhật , Nam Triều Tiên .
§ Phía Đông có Đài Loan.
§ Phía Đông Nam có Philipines , Thái lan ,có thể có Việt Nam vì Việt Nam cần chiếm lại Hoàng Sa ,Trường Sa . Mỹ đang ve vãng Việt Nam và Miến Điện .
§ Phía Nam có Ấn Độ .
§ Phía Tây có quân đội Mỹ và NATO ở Afghanistan. Trung Quốc bắn vào quân Mỹ ở Afghanistan sẽ trúng quân NATO , Các nước NATO cùng nhau tấn công Trung Quốc .


Kết quả nước Trung Quốc tan hoang ,vỡ ra từng mảnh vụng , mỗi nước chiếm 1 miếng , Việt Nam chiếm 1 miếng , Nhật chiếm 1 miếng , Ấn Độ chiếm 1 miếng , Tây tạng độc lập , hình thành nhiều quốc gia theo sau sự mâu thuẫn giữa các tôn giáo , các dân tộc thiểu số với Cộng Sản như : quốc gia Hồi Giáo , quốc gia Thiên Chúa Giáo , các quốc gia của các dân tộc thiểu số : Duy Ngô Nhỉ, Quảng Đông ,Tiều ,Quang Thoại,.…

Nam Hàn thống nhất Nam Bắc Hàn.

Việt Nam sẽ giống như các nước Đông Âu : Ba Lan , Rumani,… .sau 1991.

Giải phóng Iran ,Venezuela, Cuba , Việt Nam , Bắc Hàn , Miến Điện ,… sẽ được bầu cử tự do giống như Irac ,có sự kiểm tra của Liên Hiệp Quốc .

Tất cả các quốc gia trên thế giới đều nằm trong lòng bàn tay của Mỹ , Mỹ muốn nước đó sống thì sống ,mà muốn chết thì chết .

Hy vọng rằng sẽ không có thế chiến thứ III , mà Trung Quốc vẫn vỡ ra , đó là ước mong lớn nhất của những nhà lãnh đạo Mỹ .

****************************** *******************

Tại sao có cuộc chiến tranh Việt Nam?

Trong cuộc chiến Việt Nam , Mỹ là người chiến thắng .

Vì mục đích của việc Mỹ đổ quân vào Việt Nam là nhằm ngăn cản Trung Quốc chiếm Đông Nam Á sáp nhập vào Trung Quốc ,đưa Trung Quốc thành quốc qia đứng nhất thế giới , Trung Quốc sẽ dành chức Đế Quốc của Mỹ .

Sau khi Mỹ âm thầm giao Việt Nam cho Liên Xô (Việt Nam muốn đánh với Mỹ phải cần vũ khí Liên Xô ,nên Việt Nam sẽ dựa hẳn vào Liên Xô ) . Mỹ an tâm là Trung Quốc không thể chiếm Đông Nam Á sáp nhập vào Trung Quốc . Trung Quốc muốn chiếm Đông Nam Á thì phải chiếm Việt Nam trước đã ,phải đánh nhau với Liên Xô ( Trung Quốc đánh với Liên Xô trên chiến trường Việt Nam năm 1979).

Liên Xô đóng quân ở Cam Ranh-Việt Nam cùng với Mỹ đóng quân ở căn cứ SUBIC-Philippines ngăn cản Trung Quốc chiếm Đông Nam Á , thực hiện chủ nghĩa Đại Hán.

Mục đích của Mỹ đã đạt nên Mỹ rút đi năm 1973 . chức Đế Quốc của Mỹ đứng nhất thế giới vẫn còn giữ được cho đến ngày nay .

CLINTON DO- 25 feb 2010

Thứ Năm, 11 tháng 8, 2011

Vàng vượt ngưỡng $1,800: Nhìn vào biến động, đừng chỉ nhìn vào giá cả

Nỗi lo về tình trạng rối ren của thị trường tài chính toàn cầu và sự biến động của nền kinh tế thế giới có thể kéo giá vàng leo lên mức cao kỷ lục được thiết lập từ hồi 1980.
Sau khi thị trường Mỹ đóng cửa ngày hôm qua, CME Group quyết định nâng yêu cầu ký quỹ thêm 22,2% đối với vàng kỳ hạn giao dịch trên sàn Comex thuộc Sở giao dịch hàng hóa New York.
Theo quy định mới, với hợp đồng vàng kỳ hạn đủ 100 ounce, ký quỹ áp dụng cho các trạng thái mở mới là 7.425 USD, thay vì 6.075 USD hiện tại. Ký quỹ đối với duy trì trạng thái là 5.500 USD/100 ounce, từ 4.500 USD trước đó.
CME cho biết, việc nâng yêu cầu ký quỹ là nhằm đảm bảo cho các tài sản thế chấp được bảo hiểm đầy đủ trong bối cảnh giá biến động mạnh.
Sáng nay, giá vàng tiếp tục bứt phá lên mức kỷ lục trên vùng $1810/oz sau khi trải qua một phiên giao dịch với khối lượng khổng lồ và một tuần giao dịch đầy biến động. Tính tới thời điểm này, giá vàng đã tăng 20% kể từ đầu tháng 7 và chỉ thấp hơn 25% so với mức giá kỷ lục điều chỉnh theo lạm phát là $2395 đã thiết lập hồi tháng 1/1980.
Chỉ trong 3 ngày đầu tuần, giá vàng đã bật mạnh hơn 8%- bước tăng 3 ngày mạnh nhất kể từ tháng 11/2008. Khối lượng giao dịch của vàng kỳ hạn và quyền chọn tại CME Group cũng đứng ở mức kỷ lục với 500,000 hợp đồng và kỳ vọng sẽ còn tìm đến các con số lớn hơn.
Giới đầu tư và các chiến lược gia cho biết chất xúc tác chính cho diễn biến của thị trường chính là nỗi lo sợ đã hiện hữu từ lâu. Tuy nhiên, bản thân chuỗi đi lên không ngừng của giá vàng cùng khối lượng giao dịch tăng kỷ lục phần lớn là nhờ những người mua vào.
“Mọi người đang đổ xô mua vàng cũng như bán vàng dựa trên những thông tin quan trọng. Họ đưa ra những quyết định về giá thay vì những quyết định đầu tư”- George Gero, chiến lược gia kim loại quý tại RBC Capital Markets cho biết. “Điều đó đang thể hiện sự lo lắng của thị trường.”
Để đánh giá mức độ lo lắng này- hãy nhìn vào sự biến động của thị trường.
John Netto thuộc M3 Capital cho biết. Những biến động gia tăng- trong phạm vi giao dịch tương lai của vàng- không chỉ báo trước nỗi lo liên quan tới sự ổn định của hệ thống tài chính Mỹ mà còn là sự nghi ngờ vào sức mạnh của giỏ tiền tệ hiện nay. Vàng đã leo lên mức cao kỷ lục tính theo đồng USD, Euro, Bảng Anh, thậm chí là các đồng tiền hàng hóa khác như Dollar Úc."
“Chúng ta cần phải theo dõi chặt chẽ sự biến động ngày càng mạnh của thị trường vàng trong tuần này”- Colin Fenton, chiến lược gia cao cấp tại JP Morgan Chase- người nâng mục tiêu giá vàng từ $1,800 lên $2,500/oz cho biết.
Fertons và các trader khác khuyên nhà đầu tư không chỉ nhìn vào các mức giá cao mà còn phải tập trung vào sự biến động của thị trường vàng- điều mà đang góp thêm vào các nguyên nhân mang tính cơ bản. Chỉ số biến động GVZ của vàng đã tăng hơn 30% trong ngày hôm qua và đạt mức cao nhất kể từ tháng 10 năm ngoái tới nay.
Biến động ngày càng tăng là một chỉ báo cho thấy những rủi ro mà thị trường cảm nhận được đối với khả năng giải quyết vấn đề nợ của Mỹ- Ferton nói. Trong khi đó, các khoản nợ khó trả của châu Âu cũng là một yếu tố góp thêm vào. Tuy nhiên, ông nhìn thấy rằng thị trường vàng giống như một “thước đo tham chiếu về những cơ hội của Mỹ trong nỗ lực tạo ra một món hời lớn mang tính lịch sử trong việc giải quyết hoàn toàn tình trạng này. Chính quyền các nước đang cố gắng hết sức để giải quyết vấn đề nợ. Nhưng vàng vẫn sẽ tiếp tục hấp dẫn giới đầu tư ít nhất cho tới khi họ đưa ra những hành động rõ ràng hơn”- Ferton bổ xung.

Giavang.net

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2011

Người Tây Tạng lưu vong có 'tân thủ tướng'

Ông Lobsang Sangay, học giả Harvard, đã tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Tây Tạng lưu vong và hứa chống lại "chủ nghĩa thực dân" Trung Quốc.
Với tư cách là người đứng đầu chính phủ lưu vong, ông tiếp quản vai trò chính trị của Đức Đạt Lai Lạt Ma, người năm nay 76 tuổi và vẫn là lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng lưu vong.
Đức Lạt Ma chủ trì buổi lễ nhậm chức tại Dharamsala, Ấn Độ.
Ông Sangay gây ngạc nhiên cho nhiều người khi ông được bầu vào vị trí thủ tướng, được người Tây Tạng gọi là Kalon Tripa, hồi tháng Tư.
Một số người lo rằng ông sẽ có những chính sách cứng rắn hơn đối với Trung Quốc, nước xa lánh chính phủ lưu vong này.
Các nhiệm vụ mới của ông Sangay bao gồm vai trò dẫn đầu phong trào toàn cầu đòi nhân quyền và tự do cho người Tây Tạng đang nằm dưới sự cai trị của Trung Quốc và điều hành chính phủ lưu vong.
Ông gặp nhiều vấn đề khó khăn từ chỗ chính phủ lưu vong Tây Tạng không được bất cứ nước nào trên thế giới công nhận trong khi bản thân ông gần như không có kinh nghiệm sống ở Tây Tạng và kinh nghiệm quản lý.
'Bất công và vô phương bào chữa'
Trong bài diễn văn nhậm chức, ông Sangay cố gắng bác bỏ những lo ngại rằng tuổi già của Đức Đạt Lai Lạt Ma và cái chết của ông trong tương lai sẽ chấm dứt phong trào Tây Tạng mà ông lãnh đạo từ khi rời đi sống lưu vong năm 1959.
Ông nói chính việc ông được bầu lên gửi ra "thông điệp rõ ràng cho những người cứng rắn trong chính phủ Trung Quốc rằng lực lượng lãnh đạo Tây Tạng sẽ không biến mất."
Cuộc đấu tranh, ông nói, ông phải là chống người dân Trung Quốc hay đất nước Trung Quốc.
"Cuộc đấu tranh của chúng ta là chống lại những chính sách hà khắc của chính quyền Trung Quốc ở Tây Tạng...chống lại những ai tước bỏ tự do, công lý, phẩm giá và bản ngã của người Tây Tạng.
"Không có 'chủ nghĩa xã hội' ở Tây Tạng. Chỉ có chủ nghĩa thực dân. Sự cai trị của Trung Quốc ở Tây Tạng là bất công và vô phương bào chữa."
Sinh năm 1968 ra trong một gia đình người Tây Tạng lưu vong, ông Sangay chưa từng được về thăm Tây Tạng, nay thuộc Trung Quốc.
Từng học trường cho con em các gia đình tỵ nạn Tây Tạng ở Ấn Độ và tốt nghiệp đại học Dehli, sau ông trở thành một chuyên gia về luật và cũng là nhà hoạt động nhân quyền.
Được học bổng Fulbright để nghiên cứu tại Đại học Harvard, ông làm việc tại Hoa Kỳ lâu năm trước khi được mời về phục vụ cho chính phủ Tây Tạng lưu vong, đóng tại Ấn Độ.
Ông cũng từng tổ chức hội thảo về Tây Tạng với sự tham gia của các học giả Trung Quốc nhưng quan điểm cứng rắn về 'chủ nghĩa thực dân Trung Quốc' ông nêu ra khi nhậm chức chắc chắn sẽ không làm quan hệ của ông với Bắc Kinh tốt lên

Vừa lập kỷ lục 1.724 USD/oz, JP.Morgan dự báo vàng sẽ lên 2.500 USD

Ngay cả khi Ngân hàng Trung ương châu Âu mua trái phiếu của Italia và Tây Ban Nha thì vẫn không xóa được nỗi lo về diễn biến vỡ nợ công ở khắp nơi, nhất là sau khi Mỹ bị hạ định mức tín nhiệm nợ công.
Chứng khoán Mỹ đêm qua giảm tới trên 6%, đánh dấu phiên giao dịch tệ nhất kể từ năm 2008. Lo ngại khủng hoảng nợ công đã khiến nhà đầu tư bán dầu thô, cổ phiếu chuyển sang mua vàng và trái phiếu…
Một thông tin hỗ trợ khác cho giá vàng là việc giới đầu tư kỳ vọng trong cuộc họp sẽ diễn ra từ ngày 9-10/8, Cục Dự trữ liên bang Mỹ sẽ nới lỏng hơn chính sách tiền tệ để kích thích tăng trưởng.
Giá vàng đêm qua mở cửa vượt 1.700 USD/oz, tuy nhiên, có thời điểm giá vàng đã xuống dưới ngưỡng 1.700 USD/oz. Nhưng đến cuối phiên thì giá vàng lại tăng tốc trước khi đóng cửa trên ngưỡng 1.720 USD/oz.
Kết thúc phiên, giá vàng giao ngay tăng 54,8 lên 1.718,5 USD/oz. Trong khi đó, giá vàng tương lai giao tháng 12 tăng 68,6 USD lên 1.720,4 USD/oz
Trong phiên đầu tuần, mức giá thấp nhất được ghi nhận ở mức 1.691,3 USD/oz và mức kỷ lục mới được thiết lập ở ngưỡng 1.724,5 USD/oz. Tính đến 6h24 theo giờ Việt Nam, giá vàng tương lai giao tháng 12 đang được giao dịch ở mức 1.720,1 USD/oz.
Cũng hôm đầu tuần này, JP Morgan dự báo giá vàng sẽ lên 2.500 USD/oz vào cuối năm nay. Còn Goldman Sachs nâng dự báo giá vàng sẽ ở mức 1.645, 1.730 và 1.860 USD/oz trong 3, 6 và 12 tháng tới. Trước đó, Goldman dự báo giá vàng sẽ đạt đỉnh 1.600 USD/oz vào giữa năm 2012.
Giá bạc giao tháng 12 phiên đầu tuần tăng 2,9 USD lên 39,39 USD/oz.

Thứ Hai, 8 tháng 8, 2011

Nóng hổi, vừa thổi vừa ăn......!

1. EU không còn đủ sức khống chế khủng hoảng nợ công
Đây là lời cảnh báo đầy bi quan của Chủ tịch Ủy ban châu Âu Barroso về tình hình kinh tế châu Âu hiện nay
Cùng với sự tăng giá liên tục của vàng, giá chứng khoán thếhttp://www.blogger.com/img/blank.gif giới trong 2 ngày qua cũng có những diễn biến xấu khi liên tục bị giảm điểm mạnh sau khi nợ công của Tây Ban Nha và Italy, hai quốc gia khu vực đồng tiền chung châu Âu trở thành tâm điểm chú ý của dư luận.
Những diễn biến xấu này đã khiến các chuyên gia kinh tế và chính trị không khỏi lo ngại về một cuộc khủng hoảng nợ công lan rộng ở châu Âu.
Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định rằng, sự giảm điểm đồng loạt trên các sàn chứng khoán thế giới xuất phát từ tâm lý lo ngại rằng, nền kinh tế thế giới có thể rơi vào một cuộc suy thoái kép.
Có những ý kiến còn cho rằng, những khó khăn tài chính ở Italy và Tây Ban Nha thậm chí còn có thể lan tới những quốc gia hàng đầu Liên minh châu Âu (EU) khác như: Đức với tổng nợ công là 2.000 tỷ euro, tương đương 82% GDP; Pháp là 1.600 tỷ euro, tương đương 92% GDP; Anh với 1.300 tỷ euro, tương đương 80% GDP.
Ông Ronert Hanver- một chuyên gia nhận xét: “Chúng ta đang phải đối mặt với hai vấn đề lớn trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu. Thứ nhất, cáhttp://www.blogger.com/img/blank.gifc nhà chính trị của châu Âu chưa có khả năng dẫn dắt. Thứ hai là chúng ta vẫn chưa thấy những tín hiệu khởi sắc từ Tây Ban Nha, Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Ireland. Chính những yếu tố này khiến tình hình kinh tế châu Âu chưa khả quan”.
Kinh tế không mấy sáng sủa của một loạt nước ở châu Âu đã khiến Chủ tịch Ủy ban châu Âu Manuel Barroso phải đưa ra lời cảnh báo đầy bi quan rằng, EU không còn đủ sức khống chế khủng hoảng nợ công chỉ diễn ra trong phạm vi Khu vực đồng euro.
Ông Barroso hối thúc lãnh đạo EU khẩn trương xem xét lại các quỹ cứu trợ của mình.
2. Phái viên Nga: NATO đang lập kế hoạch tấn công cả Syria và Iran
(DVT.vn) - "NATO đang có kế hoạch tấn công quân sự Syria nhằm lật đổ chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad và tạo bàn đạp tấn công cả Iran."
Đây là nhận định của phái viên Nga tại NATO Dmitry Rogozin trong cuộc trả lời phỏng vấn với tờ Izvestia xuất bản hôm nay, 5/8.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 3/5 đã lên án Syria dùng vũ lực với người biểu tình đồng thời kêu gọi nước này phải ngăn chặn các hành động tương tự tái diễn.
Theo ông Rogozin, các tuyên bố này có thể ngụ ý sẽ có một chiến dịch quân sự trong tương lai.
“Điều này là kết quả của các chiến dịch tuyên truyền và các hoạt động quân sự được một số quốc gia phương Tây sử dụng nhằm chống lại toàn bộ khu vực Bắc Phi”, ông Rogozin nói.
Nhà ngoại giao Nga đã chỉ ra thực tế rằng liên minh phương Tây đang muốn can thiệp vào các chế độ “có hệ tư tưởng không phù hợp với phương Tây”.
Ông Rogozin đã đồng ý với một số ý kiến của các chuyên gia Syria, theo đó, sau Syria, Yemen sẽ là bước đi cuối cùng của NATO nhằm mở đường cho một cuộc tấn công quân sự vào Iran.
“Thòng lọng quanh Iran đang siết chặt. Các kế hoạch quân sự chống Iran vẫn đang được tiến hành. Và chúng tôi rất quan ngại về sự leo thang của một cuộc chiến tranh quy mô lớn ở khu vực này”, Đặc phái viên Nga nhận định.
Sau khi học được bài học từ Libya, Nga sẽ “tiếp tục phản đối bất kỳ nghị quyết nào chống lại Syria”, ông cho biết và nhấn mạnh rằng một cuộc xung đột quy mô lớn ở khu vực Bắc Phi sẽ là thảm họa cho toàn thế giới.
3. Thị trường tài chính thế giới náo loạn vì Mỹ rớt tín nhiệm
Kinh tế Mỹ phục hồi chậm, xếp hạng tín dụng bị hạ lần đầu tiên trong lịch sử cộng với nỗi ám ảnh về nợ công tại châu Âu đã phủ bóng đen lên thị trường tài chính toàn cầu ngay trong phiên giao dịch đầu tuần.
> Lần đầu tiên Mỹ rớt hạng tín nhiệm
Tiếp tục xu hướng bán tháo từ cuối tuần trước, các thị trường chứng khoán lớn tại châu Á tiếp tục sụt mạnh trong phiên giao dịch sáng nay. Tính đến 10 giờ (theo giờ Hà Nội), chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Tokyo mất gần 121,85 điểm (1,31%), về 9.178,03 điểm.
Các thị trường lớn khác như Hàn Quốc, Singapore, Australia, Đài Loan, Hong Kong (Trung Quốc)… đều mất 1-3% vốn hóa thị trường. Chỉ số MSCI Châu Á - Thái Bình Dương cũng mất 0,8% vào thời điểm này. Theo thống kê của hãng tin Bloomberg, đây là mức sụt giảm mạnh nhất của chứng khoán châu Á kể từ năm 2009.
Đà sụt giảm bắt nguồn từ cuối tuần trước sau thông tin về việc Mỹ lẫn đầu tiên trong lịch sử bị S&P hạ xếp hạng tín nhiệm từ AAA xuống AA+ do quan ngại về thâm hụt ngân sách. “Việc hạ bậc này là chưa có tiền lệ trong lịch sử và cho thấy triển vọng kinh tế Mỹ sẽ rất u ám trong vòng 24-30 tháng tới”, Alvin Liew, chuyên gia kinh tế của Ngân hàng UOB (Singapore) nhận định với hãng tin Anh BBC.
Cùng lúc đó, tại châu Âu, nỗi lo vỡ nợ vẫn tăng dần tại Italy và Tây Ban Nha bất chấp những nỗ lực của lãnh đạo EU. Trong ngày hôm nay 8/8, Ngân hàng Trung ương châu Âu cho biết sẽ mua vào trái phiếu của một số quốc gia châu Âu (được kỳ vọng là trái phiếu của Italy và Tây Ban Nha) nhằm cải thiện lòng tin của thị trường.
Tin tức tiêu cực đối với những nền kinh tế lớn nhất thế giới đặc biệt gây lo ngại tại châu Á, nơi kinh tế phụ thuộc lớn vào khả năng xuất nhiều tỷ đôla hàng hóa vào thị trường Mỹ và châu Âu mỗi tháng. “Chúng ta vẫn quá phụ thuộc vào cầu tiêu dùng tại Mỹ và châu Âu. Nếu các nền kinh tế này tăng trưởng chậm lại, đương nhiên châu Á không thể tránh khỏi ảnh hưởng”, chuyên gia Arjuna Mahendran của HSBC nhận định.
Bản thân việc Mỹ bị S&P hạ xếp hạng tín nhiệm cũng gây ra phản ứng khác nhau từ các nền kinh tế lớn trên thế giới. Trong bản tin được phát đi cuối tuần vừa rồi, Tân Hoa Xã (Trung Quốc) đã chỉ trích chính sách chi tiêu của Mỹ cũng như cho rằng thế giới cần một đồng tiền dự trữ ổn định hơn. Trung Quốc hiện là một trong những chủ nợ lớn nhất của Mỹ với lượng nắm giữ trái phiếu, tính đến tháng 5/2011, đã lên tới 1.160 tỷ USD.
Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Tài chính Hàn Quốc Choi Jong-ku lại cho biết nước này tin tưởng vào khả năng giải quyết các khoản nợ của Mỹ cho dù nền kinh tế này chỉ còn được xếp hạng AA+. Hiện Hàn Quốc đang nắm khoảng 300 tỷ USD trái phiếu Mỹ.
Về phần mình, Bộ trưởng Tài chính Pháp François Baroin, nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên nhóm G7 giữ thái độ thận trọng hơn khi cho biết sẽ dõi theo chặt chẽ nhưng diễn biến có thể xảy ra trên thị trường vào đầu tuần này.
Trên thực tế, cùng với việc chứng khoán đi xuống, giá dầu cũng sụt mạnh trong sang nay khi các hợp đồng giao dịch kỳ hạn tại thị trường Mỹ, London, Singapore… đều giảm giá khoảng 3% do lo ngại của giới đầu tư về triển vọng kinh tế u ám. Trong khi đó, giá vàng vẫn tiếp tục tăng cao. Tính đến 10 giờ sáng nay, giá vàng trên thị trường thế giới đã vượt ngưỡng 1.696 USD một ounce và tiếp tục giữ xu hướng tăng.

Thứ Tư, 3 tháng 8, 2011

Dự trữ ngoại tệ và phân tán rủi ro

Dự trữ ngoại tệ là cần thiết và các nước đều có dự trữ ngoại tệ nhằm đảm bảo hoạt động kinh tế bình thường khi giá cả thị trường thế giới biến động. Nhưng dự trữ tới mức nào để tránh rủi ro?
Giá cả thị trường thế giới biến động mạnh - nhất là các mặt hàng quan trọng như nguyên liệu, dầu lửa, vàng, kim loại quí, khoáng sản - đã tác động không nhỏ tới hoạt động kinh tế của các nước. Thời gian qua, khủng hoảng nợ công ở châu Âu và Mỹ đã khiến cho kinh tế thế giới bấp bênh, chao đảo. Vì vậy vấn đề dự trữ ngoại tệ đã được các chuyên gia kinh tế xem xét, đánh giá cả hai mặt tích cực lẫn tiêu cực.
Các nhà kinh tế cho rằng dự trữ ngoại tệ nhiều hay ít được quyết định bởi các yếu tố như nhu cầu nhập khẩu, quy mô GDP, nhu cầu chi trả khoản nợ và nhu cầu lưu thông tiền tệ. Kinh nghiệm của các nước và thực thể kinh tế lớn đều dự trữ ngoại tệ ở mức cần thiết, đảm bảo được ba tháng hoặc nửa năm nhập khẩu. Trần giới hạn thấp nhất của quy mô dự trữ ngoại tệ thường bằng 1/5 của tổng kim ngạch nhập khẩu và không nên vượt quá 10% GDP.
Tuy nhiên một số nước như Nhật Bản, do nguồn tài nguyên khan hiếm và phần lớn phải nhập khẩu, dự trữ ngoại tệ thường duy trì ở mức tương đối cao.
Để tránh rủi ro, các nước duy thường đa dạng hóa ngoại tệ dự trữ như đồng USD, đồng euro, đồng yên và bổ sung dự trữ bằng vàng, tùy theo tình hình cụ thể mỗi nước.
Mỹ là thực thể kinh tế mạnh nhất toàn cầu lại có ưu thế đồng USD vừa là đồng tiền trong nước vừa là đồng tiền thanh toán và dự trữ quốc tế, nên dự trữ ngoại tệ của Mỹ bằng đồng USD không lớn, mà thiên về dự trữ vàng. Bộ Tài chính Mỹ cho biết tới ngày 15/7/2011 dự trữ ngoại tệ của Mỹ là trên 143 tỉ USD, ngoài ra còn một số khoản tiền chính phủ cho các công ty, cơ quan vay và khoản tiền dự trữ của các công ty Mỹ ở hải ngoại đưa về nước khi cần thiết. Lượng vàng chiếm tới 3/4 tổng dự trữ ngoại tệ của Mỹ. Tính tới cuối năm 2010, dự trữ vàng của Mỹ lên tới 8.133, 5 tấn, cao nhất thế giới. Tình trạng nợ công của Mỹ thời gian qua rất cao (14.340 tỉ USD), trong đó nợ nước ngoài tới 9.740 tỉ USD, nên dự trữ ngoại tệ không đủ trang trải nợ công. Bởi vậy, các nước vừa qua rất lo ngại nước Mỹ rơi vào khủng hoảng và đứng trước nguy cơ vỡ nợ.
Dự trữ ngoại tệ của các nước Đức, Pháp, Italy chủ yếu là vàng, chiếm tỉ lệ tới 60% tổng dự trữ ngoại tệ, còn lại là đồng USD, đồng euro và đồng yên Nhật Bản.
Nhật Bản là thực thể kinh tế lớn thứ ba thế giới, hơn nữa nguồn tài nguyên có hạn, hầu hết phải nhập khẩu, vì vậy dự trữ ngoại tệ của Nhật Bản khá cao. Nguyên tắc dự trữ ngoại tệ của Nhật trên cơ sở đảm bảo tính an toàn và linh hoạt, cố gắng làm dự trữ ngoại tệ sinh lời. Hiện nay dự trữ ngoại tệ của Nhật lên tới 1.003,8 tỉ USD, bao gồm tiền mặt, trái phiếu chính phủ các nước, trái phiếu các cơ quan tiền tệ quốc tế, trái phiếu bảo lãnh tài sản và khoản tiền dự trữ nằm trong ngân hàng trung ương các nước. Một đặc điểm nổi bật là Nhật Bản thực hiện chính sách “tàng hối trong dân” - nghĩa là khoản dự trữ nằm trong tay nhà nước không lớn mà chủ yếu nằm trong dân. Số liệu năm 2006 của Nhật Bản cho biết khoản tiền ngoại tệ nằm trong dân tới trên 3.000 tỉ USD và dân chúng có thể thông qua đầu tư ngoại tệ kiếm lời. Chính sách này vừa giảm thiểu đáng kể rủi ro cho nhà nước, hơn nữa lại có lợi dân và sẵn sàng bán ngoại tệ cho nhà nước khi cần thiết.
Nga là nước có nguồn tài nguyên phong phú và dự trữ ngoại tệ ở mức khá cao (548 tỉ USD), chỉ đứng sau Trung Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên, dự trữ ngoại tệ của Nga đa dạng, trong đó chủ yếu là vàng tới trên 2.400 tấn, ngoài ra còn có đồng euro, đồng đôla Australia (AUD) , đôla Canada, đồng USD chiếm tỉ lệ nhỏ. Để đảm bảo khoản dự trữ sinh lời, Nga đã dùng dự trữ ngoại tệ đầu tư vào các hạng mục trong nước, năm 2007 đầu tư tài sản cố định tăng 10,4% trong đó chủ yếu huy động từ dự trữ ngoại tệ nhà nước.
Dự trữ ngoại tệ của 6 nước Vùng Vịnh tuân thủ theo nguyên tắc quản lý nghiêm ngặt và đầu tư sinh lời. Vì vậy, sáu nước Vùng Vịnh thành lập ra cơ quan chung chuyên trách quản lý đầu tư dự trữ ngoại tệ. Kuwait hàng năm đều trích 10% thu nhập tài chính đưa vào Quỹ dự trữ dự bị ở London để quản lý. Năm 2006, Kuwait đã trích 9,3 tỉ USD đầu tư vào 3 hạng mục ở trong nước, lợi nhuận thu được chủ yếu dùng vào nâng cao đời sống dân chúng. Ngoài ra, sáu nước vùng Vịnh cũng thực hiện chính sách “tàng hối trong dân”, ngoại tệ nằm trong tay dân chúng như các công ty, ngân hàng tư nhân, các công ty quản lý quĩ... nhiều hơn ở ngân hàng trung ương. Các nước này dùng dự trữ ngoại tệ mua trái phiếu các nước kiếm lời. Năm 2005 và 2006, chính phủ và dân chúng sáu nước vùng Vịnh mua tới 360 tỉ USD trái phiếu chính phủ các nước.
Trung Quốc hiện nay có dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới, tới gần 3.200 tỉ USD, trong đó 70% là USD, 10% là đồng yên Nhật Bản, 20% là đồng euro và bảng Anh. Hầu hết dư luận Trung Quốc đều lo ngại quy mô dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đã vượt quá mức cần thiết. Tới cuối năm 2005, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đã bằng 35% GDP, hiện nay bằng 50% GDP, vượt quá xa tiêu chuẩn chung của quốc tế.
Tháng 10/2006, khi dự trữ ngoại tệ Trung Quốc tới 1.000 tỉ USD, Thống đốc Ngân hàng nhân dân Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên cho rằng như vậy là “đủ”. Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo cũng thừa nhận dự trữ ngoại tệ quá cao như trên đã bóp méo kết cấu kinh tế của Trung Quốc.
Ngày 31/7, Giáo sư Hứa Tiểu Niên thuộc Học viện công thương quốc tế Trung Quốc-EU nói: “Dự trữ ngoại tệ quá cao của Trung Quốc không phản ánh chúng ta giàu có mà thể hiện cơ cấu kinh tế mất cân đối nghiêm trọng”. Một số nhà kinh tế Trung Quốc cho rằng quy mô dự trữ ngoại tệ quá lớn của Trung Quốc phản ánh mục tiêu cải cách tỉ giá 6 năm qua đã bị thất bại và chứa đựng rủi ro rất lớn, nhất là tình trạng nợ công của Mỹ và Washington thi hành chính sách “đồng USD yếu” để giải quyết vấn đề kinh tế trong nước.
Phó giám đốc Học viện kinh tế Đại học Phúc Đán, Giáo sư Hứa Thiếu Cường, nói vừa qua khi đồng USD giảm giá mạnh, tính ra mỗi tháng dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc tự nhiên bị thụt két tới 30 tỉ USD. Đó là chưa kể chi phí bảo quản.
Để phân tán rủi ro, ngày 30/7, Cục quản lý ngoại tệ Trung Quốc cho biết sẽ tiến hành đa dạng hóa và mở ra kênh đầu tư để phát huy hiệu quả khoản dự trữ ngoại tệ lớn này.
Tin cho biết Trung Quốc cũng thực hiện “tàng hối trong dân” vì hiện nay dự trữ ngoại tệ nằm trong các công ty, trong dân chúng chỉ có khoảng 100 tỉ USD. Đây là hiện tượng không bình thường, bởi vậy nhà nước sẽ có chính sách thích hợp cho dân chúng đầu tư vào kinh doanh ngoại tệ. Cùng với chính sách “tàng hối trong dân”, Trung Quốc cũng sẽ thực hiện “tàng kim trong dân”, khuyến khích dân chúng mua và dự trữ vàng. Hiện nay dự trữ vàng của Trung Quốc chỉ có 1.054 tấn, đứng thứ 6 thế giới, nên cần tăng dự trữ vàng và các ngoại tệ khác để đa dạng hóa dự trữ ngoại hối, tránh rủi ro trong thời gian tới.

Kiều Tỉnh