Thứ Tư, 30 tháng 11, 2011

12 dự báo kinh tế Mỹ năm 2012 và 2013

Khi thời điểm cuối năm 2011 đang đến gần, giới phân tích thế giới bắt đầu đưa ra các dự báo cho năm 2012.
Ngân hàng Morgan Stanley là một trong những tổ chức đầu tiên công bố một dự báo toàn cảnh về kinh tế thế giới trong đó có kinh tế Mỹ trong hai năm tới.
Dưới đây là 12 dự báo về kinh tế Mỹ năm 2012 và 2013 trong kịch bản dự báo trung tính của Morgan Stanley mà trang tin Business Insider trích dẫn.

1. Tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ không thực sự khởi sắc cho tới năm 2014
Dự báo của Morgan Stanley về mức tăng trưởng GDP Mỹ:
2011: 1,8%
2012: 2,2%
2013: 1,8%
2014 - 2018: 2,7%

2. Tiêu dùng sẽ là chìa khóa đối với tăng trưởng kinh tế Mỹ, nhưng hoạt động này sẽ tăng trưởng chậm trong những năm tới
Dự báo của Morgan Stanley về tăng trưởng chi tiêu dùng cá nhân ở Mỹ:
2011: 2,3%
2012: 1,9%
2013: 1,4%

3. Chi tiêu chính phủ sẽ là một rào cản đối với tăng trưởng kinh tế Mỹ
Dự báo của Morgan Stanley về tăng trưởng chi tiêu chính phủ của Mỹ:
2011: -1,9%
2012: -0,8%
2013: -1,3%

4. Chi tiêu của các doanh nghiệp sẽ tăng trưởng với tốc độ cao, nhưng chậm dần
Dự báo của Morgan Stanley về tăng trưởng chi tiêu của các doanh nghiệp ở Mỹ:
2011: 8,7%
2012: 6,9%
2013: 5,3%

5. Một thông tin tốt lành là đầu tư vào lĩnh vực nhà ở được dự báo sẽ chạm đáy
Dự báo của Morgan Stanley về tăng trưởng đầu tư vào thị trường nhà ở tại Mỹ:
2011: -2,1%
2012: 1,7%
2013: 3,4%

6. Nền kinh tế toàn cầu giảm tốc sẽ được phản ánh trong sự đi xuống của tốc độ tăng trưởng các hoạt động thương mại
Dự báo của Morgan Stanley về tăng trưởng thương mại của Mỹ:
Xuất khẩu
2011: 6,7%
2012: 4,6%
2013: 4,8%
Nhập khẩu
2011: 4,7%
2012: 2,4%
2013: 2,2%

7. Lạm phát được dự báo sẽ giảm tốc do sự đi xuống của giá thực phẩm và nhiên liệu
Dự báo của Morgan Stanley về tăng CPI của Mỹ:
2011: 3,2%
2012: 2,1%
2013: 1,8%
Dự báo về tăng CPI lõi:
2011: 1,7%
2012: 2,3%
2013: 2,2%

8. Tuy nhiên, thị trường việc làm sẽ không cho thấy những tín hiệu về sự khởi sắc
Dự báo của Morgan Stanley về tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ:
2011: 9,0%
2012: 8,9%
2013: 8,9%

9. Thu nhập của người dân Mỹ sẽ không tăng kịp với lạm phát
Dự báo của Morgan Stanley về tăng trưởng thu nhập khả dụng của người Mỹ:
2011: 0,9%
2012: 1,6%
2013: 1,3%

10. Tỷ lệ tiết kiệm sẽ giảm nhẹ

Dự báo của Morgan Stanley về tỷ lệ tiết kiệm cá nhân của người Mỹ:
2011: 4,3%
2012: 4,0%
2013: 4,0%

11. Nợ chính phủ Mỹ sẽ trở thành một gánh nặng ngày càng lớn
Dự báo của Morgan Stanley về tỷ lệ nợ công/GDP của Mỹ:
2011: 98,1%
2012: 100,7%
2013: 103,0%

12. Mặc dù vậy, Washington sẽ không phải trả lãi suất cao để vay vốn
Dự báo của Morgan Stanley về lãi suất của Mỹ:
Lãi suất cơ bản đồng USD do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) áp dụng:
2011: 0,125%
2012: 0,125%
2013: 0,125%
Lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm:
2011: 2,00%
2012: 2,25%
2013: 2,25%

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2011

Hiện diện của Mỹ ở Châu Á Thái Bình Dương – Cơ hội và thách thức

Dư luận thế giới không bất ngờ việc trở lại của Mỹ với khu vực Châu Á Thái Bình Dương nhưng rất ngạc nhiên bởi sự trở lại một cách “ngoạn mục”, có vẻ như “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” đến thế. Sự hiện diện của Mỹ ở khu vực này khi mà chiến trường Trung Đông, Apganixtan đã có dấu hiệu hồi kết về sự can thiệp tốn kém về sức người và của, khi mà sự trỗi dậy của Trung Quốc đã, đang và sẽ đe dọa ,thách thức an ninh và ngôi bá chủ thế giới của Mỹ là yêu cầu bức thiết, tất yếu trước mắt cũng như lâu dài của Mỹ. Dù Mỹ có che giấu bằng những ngôn từ ngoại giao nào… thì sự hiện diện của Mỹ ở châu Á Thái Bình Dương là nhằm vào một trong những mục tiêu chủ yếu là bao vây, kiềm chế Trung Quốc trên hai lĩnh vực quân sự và Kinh tế, “đưa Trung Quốc vào luật chơi”.
Sự hiện diện của Mỹ làm khu vực châu Á Thái Bình Dương đã tạm thời chia ra làm 3 nhóm lực lượng.
Nhóm lực lượng thứ nhất là Mỹ và các đồng minh quân sự gồm Mỹ-Nhật; Mỹ-Hàn; Mỹ-Philipin; Mỹ-Australia; Mỹ-Đài Loan…
Nhóm lực lượng thứ hai là còn lại những nước không liên minh trong đó có Việt Nam. Việt Nam không liên minh quân sự với nước nào nhưng mối quan hệ mật thiết đặc biệt với Nga, Ấn Độ làm cho lực lượng này không thể coi thường.
Và nhóm lực lượng thứ ba là Trung Quốc - một quốc gia đang trỗi dậy hùng mạnh, với những ý tưởng vĩ đại…ai cũng biết.
Mối quan hệ giữa 3 nhóm lực lượng này mỗi khi có sự xung đột xảy ra thì nó biến động như thế nào, đối đầu hay đối tác? Trung lập hay liên minh?... rất dễ xác định. Bởi vì cứ xem cách hiện diện của Mỹ với khu vực thì rõ. Các nước trong khu vực, ngay cả Việt Nam (đang còn bị Mỹ cấm vận quân sự) cũng hoan nghênh sự hiện diện này. Các căn cứ quân sự trên Hàn Quốc, Nhật Bản của Mỹ như có sức sống trở lại, Liên minh Mỹ-Nhật , Mỹ - Hàn được tăng cường và củng cố… Những điều này cách đây 5 năm về trước Mỹ có nằm mơ cũng không được. Tại sao? Tại Trung Quốc và do…Mỹ đạo diễn.
Trung Quốc sau khi kinh tế phát triển, họ tăng cường tiềm lực quân sự đặc biệt là Hải quân. Mục tiêu đầu tiên của Trung Quốc là chiếm trọn Biển Đông. Sau đó là vân vân và vân vân…thế giới đều biết. Xét về lý thì đây là mục tiêu phi lý, cho nên không thể đạt được bằng lý lẽ, đàm phán… mà chỉ có thể đạt được bằng vũ lực hoặc dọa nạt. Do đó chiến lược của Trung Quốc luôn bắt đầu từ cơ sở hiếu chiến, ngạo mạn là tất yếu. Vốn thích phô trương thanh thế, tự ru ngủ mình, Trung Quốc được Mỹ thổi phồng lên nữa bằng lời nói và nhường nhịn một số đụng độ mang tính chiến thuật. Thiết nghĩ bài học về tai hại của hiếu chiến và ngạo mạn của Liễu Thăng, Tôn Sỹ Nghị chỉ xảy ra ở Việt Nam nào ngờ Mỹ cũng biết để đưa Trung Quốc vào tròng. Trung Quốc cho rằng đã qua rồi thời kỳ “ẩn mình trên núi luyện võ, chờ thời”. Giờ là lúc “xuống núi tuốt kiếm giành ngôi bá chủ”. Trung Quốc ngạo mạn “đề nghị” Mỹ chia phần một nửa Thái Bình Dương, Trung Quốc cho rằng Mỹ đã suy yếu nên có thể lập lại trật tự theo cách của mình, mở rộng, tuyên bố những khu vực có “lợi ích cốt lõi” khác… Với thái độ hung hăng, ngạo mạn, hiếu chiến, hành động ngang ngược, quyết đoán sẵn sàng dùng vũ lực khiến các nước trong khu vực lo ngại và cảnh giác trước một “hung thần” đang lên. Trung Quốc vô tình rơi vào cái bẫy giăng sẵn của Mỹ.. Trung Quốc từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, tưởng là Mỹ đã đuối sức, suy yếu sẽ nhường vai trò lãnh đạo cho Trung Quốc; tưởng tiềm lực quân sự tự xếp thứ 2 thế giới sau Mỹ sẽ làm Mỹ chùn tay… Khi hiểu ra thì đã quá muộn, xung quanh đâu cũng là kẻ mình gây thù chuốc oán, trong khi đó Mỹ thì đường đường chính chính hiện diện ở khu vực châu Á Thái Bình Dương như một “Cảnh sát biển Thế giới” với đầy đủ sức mạnh vượt trội, sức mạnh thật sự chứ không phải được “bơm” như Trung Quốc. Đăc biệt Thoả thuận mới với Australia sẽ khôi phục lại dấu ấn đáng kể của người Mỹ ở gần Biển Đông sau 10 năm kể từ khi rời bỏ căn cứ quân sự Xubic-Philipin (Dù phong độ có lúc này lúc kia nhưng đẳng cấp của siêu cường số 1 thế giới có khác). Mỹ không như Trung Quốc tưởng, thậm chí bị “dính đòn” ở châu Phi khi các tử huyệt năng lượng bị Mỹ đánh chặn mà Trung Quốc vẫn chủ quan hành xử duy ý chí. Xem ra chiến lược mà những nhà vạch chiến lược của Trung Quốc đem thi thố không có tư tưởng mà chỉ có âm mưu, không có nghệ thật mà chỉ có thủ đoạn, lại mang nặng tư tưởng hiếu chiến, ngạo mạn vì thế luôn bị động đối phó, bất lực khi vỡ trận.
Sự hiện diện của Mỹ ở châu Á Thái Bình Dương không chỉ là quân sự mà còn hình thành một “Khối tự do thương mại” (Đối tác xuyên Thái Bình Dương) không gồm Trung Quốc. Khu vực tự do thương mới mới ở Thái Bình Dương nhằm cung cấp cho các đồng minh thị trường tự do của Mỹ trong khu vực không ít đặc quyền thương mại mà không dành cho Trung Quốc. Do đó dù Trung Quốc có bán hay cho các nước trong khu vực “vé để bước lên con tàu tăng trưởng kinh tế cao tốc của họ” như họ nói thì nay không phải là sự lựa chọn duy nhất. Trung Quốc muốn gia nhập vào thì phải nâng giá đồng nhân dân tệ, chấm dứt trợ cấp các DNNN, bảo vệ tốt hơn quyền sở hữu trí tuệ của các nhà SX nước ngoài… mà nâng giá đồng nhân dân tệ thì chẳng khác nào xóa nợ cho Mỹ. Vì vậy gia nhập khối hay không đều là sự lựa chọn khó khăn cho Trung Quốc.
Có thể khẳng định chắc chắn rằng: Sự hiện diện của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương khiến Trung Quốc bị bao vây về quân sự cũng như kinh tế. Vậy đây có phải là một thách thức, một nguy cơ cho an ninh Trung Quốc hay là cho tư tưởng bành trướng bá quyền nước lớn của Trung Quốc?. Dư luận thế giới, các quốc gia trong khu vực không khó để trả lời chính xác vấn đề này.
Thực ra, sự hiện diện của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương chỉ là vấn đề thời gian. Nhưng hành động của Trung Quốc dẫn đến sự căng thẳng khu vực là một yếu tố thúc đẩy tạo điều kiện cho sự hiện diện mang vẻ “có lý có tình” hơn. Điều này cơ bản cho thấy ngoài sự thách thức cho Trung Quốc thì đây là cơ hội cho các nước trong khu vực trong đó có Việt Nam. Cơ hội đó là gì? Các nước liên minh với Mỹ không sợ Trung Quốc chèn ép , bắt nạt, mà chơi theo luật như Philipin chẳng hạn. Nhóm thuộc lực lượng thứ 2 như Việt Nam không liên minh quân sự vì họ đủ khả năng đương đầu với những thách thức an ninh từ phía Trung Quốc. Họ có cơ hội để trung lập, ổn định, hòa bình, áp lực từ phía Trung Quốc giảm đi và cũng có cơ hội sẵn sàng gia nhập vào nhóm thuộc lực lượng thứ nhất khi cần thiết.
Như vậy, điều mà Trung Quốc không muốn nhất đã xảy ra: Các nước lớn đã không để cho Trung Quốc một mình làm mưa làm gió ở Biển Đông và Thái Bình Dương. Mỹ đã từng tuyên bố có lợi ích quốc gia ở Biển Đông. Nga, Ấn Độ tuy không và có vẻ như trung lập nhưng lại hợp tác rất chặt chẽ với Việt Nam đặc biệt là quân sự để Việt Nam đủ sức bảo vệ lợi ích kinh tế của họ trên biển Đông. Xét cho cùng thì sự hiện diện của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương dẫu sao cũng cảm thấy đỡ bất an hơn khi không có. Phải chăng đó là cơ hội cho các nước trong khu vực? Thời gian sẽ trả lời.
Vậy,Trung Quốc sẽ làm gì trong tình hình hiện nay? Liệu có xảy ra cuộc chiến giữa Trung Quốc với Mỹ và liên minh không? Philipin đã từng bị Trung Quốc “nhắc nhở” là hãy chuẩn bị tâm lý “nghe tiếng đại bác”, vậy liệu Trung Quốc có dám thử “độ tin cậy” của Liên minh quân sự Mỹ-Philipin không? Câu trả lời cũng có lẽ phải chờ đến năm 2012 bởi một giới lãnh đạo mới của Trung Quốc được bầu. Giờ đây giới lãnh đạo hiện tại chỉ có thể nghiên cứu để rút ra một bài học cho mình để lại kinh nghiệm cho thế hệ sau. Chính sách nào, chiến lược nào, đường lối nào đã khiến chúng ta(Trung Quốc) bị các nước trong khu vực xa lánh, cảnh giác, sẵn sàng đương đầu trong khi Mỹ thì được coi như một “Cảnh sát thế giới”? vân vân và vân vân.

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2011

Tính đến tháng 11/2011, Ai giữ vàng nhiều nhất?

Các NHTW và các định chế tài chính đang nỗ lực gom vàng khi đồng tiền ngày càng mất giá và khủng hoảng nợ leo thang.

Giá vàng đã tăng hơn 20% so với đầu năm và hướng tới năm tăng thứ 11 liên tiếp. Báo cáo mới nhất của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) chỉ ra 16 chủ thể giữ vàng nhiều nhất thế giới:

16) Venezuela giữ 365,8 tấn
Venezuela tăng dự trữ vàng lên gần 5%. Tổng thống Hugo Chavez dường như không kết bạn với Mỹ, nhưng doanh thu từ dầu và xu thế quốc hữu hóa doanh nghiệp tiếp tục làm giàu thêm cho chính phủ nước này. Dân số Venezuela chỉ khoảng 27 triệu người và đây là quốc gia Mỹ Latin duy nhất trong số 13 quốc gia trong danh sách này.

15) Bồ Đào Nha: 382,5 tấn
Đáng ngạc nhiên, là thành viên nhóm PIIGS (Bồ Đào Nha, Ý, Ireland, Hy Lạp, Tây Ban Nha), Bồ Đào Nha cũng là một trong những nước có dự trữ vàng lớn. Quốc gia châu Âu này có dân số xấp xỉ 11 triệu người. Có lẽ người châu Âu nên bắt đầu yêu cầu Bồ Đào Nha cam kết dùng một phần dự trữ vàng để cải thiện tình hình tài chính của mình.

14) Đài Loan giữ 423,6 tấn
Đài Loan là một bất ngờ khác trong danh sách các quốc gia dự trữ vàng lớn nhất thế giới. Đài Loan có lĩnh vực điện tử lớn, và có thể việc nắm giữ số lượng vàng khổng lồ có thể giúp quốc gia này duy trì nguồn tài chính trong cuộc đối đầu liên tục lâu dài với Trung Quốc. Tính theo đầu người, quốc gia này đã được coi là giàu có hơn nhiều so với đại lục.

13) Ngân hàng Trung ương châu Âu: 502,1 tấn
Được Liên minh châu Âu thành lập vào năm 1998, ECB chịu trách nhiệm về chính sách tiền tệ của các nước thành viên khu vực đồng tiền chung châu Âu, có trụ sở ở Frankfurt, Đức.

12) Ấn Độ giữ 557,7 tấn
Quốc gia này có 1,2 tỉ dân với nền kinh tế đang phát triển, mặc dù chính phủ phải ra sức chiến đấu với lạm phát suốt năm 2011. Tích trữ vàng là truyền thống trong văn hóa Ấn Độ và có nhiều khả năng nước này sẽ tiếp tục tích lũy vàng nhiều hơn nữa. Gần 1/3 nhu cầu đồ trang sức của thế giới đến từ Ấn Độ. Đây cũng là nước mua lại 200 tấn vàng từ IMF vào cuối năm 2010. Ấn Độ có vẻ sẽ là nhà tích trữ vàng trong nhiều năm tới.

11) Hà Lan có 612,5 tấn
Một quốc gia khá nhỏ với chỉ có 16,6 triệu người nhưng là một trong những trùm dự trữ vàng thế giới là Hà Lan. Từ năm 2003 đến 2008, Hà Lan cũng là nhà bán theo Hiệp định vàng Ngân hàng Trung ương ở châu Âu. Hà Lan có thể giúp tạo ra một gói cứu trợ của Hà Lan cho các nước "con nợ" thuộc nhóm PIIGS ở châu Âu.

10) Nhật Bản giữ 765,2 tấn
Nhật Bản đã phải đương đầu với tình trạng nền kinh tế phát triển chậm trong suốt hai thập kỷ và đồng Yên hiện được coi là một nơi ẩn náu an toàn cho các nhà đầu tư quốc tế. Người dân Nhật Bản thường giữ tiền mặt trong nhà. Đồng Yên đang tăng giá cùng với mớ nợ tính theo GDP đang ở mức quá cao và tăng trưởng ở con số 0. Giá hàng hóa Nhật Bản đang trở nên quá đắt đối với người nước ngoài do sức mạnh của Yên. Nhật cũng vẫn đang phục hồi từ sau thảm họa sóng thần và sự cố hạt nhân từ tháng 3/2011. Có lẽ Nhật Bản sẽ chứng minh được mình là một người bán vàng vào năm 2011 thay vì cố gắng để thúc đẩy dự trữ ngoại tệ.

9) Nga có 851,5 tấn vàng
Trong quá khứ, Nga từng gom vàng dự trữ để củng cố đồng Rúp và năm nay tình trạng này lại tái diễn. Nga hiện dự trữ 851,5 tấn vàng, con số này hồi đầu năm là 784,1 tấn. Trong năm ngoái Nga đã mua hơn 120 tấn vàng và hơn 100 tấn năm 2009.

8) Thụ Sỹ với 1.040,1 tấn
Năm nay, Thụy Sỹ đã có các biện pháp ngăn chặn sự lên giá của đồng franc. Thụy Sỹ đã bán vàng theo Hiệp định vàng Ngân hàng Trung ương từ năm 2003 đến 2008. Với chỉ khoảng 7,6 triệu người, quốc gia này thực sự cần bao nhiêu vàng? Thụy Sỹ có thể dễ dàng làm tăng dự trữ vàng mà không làm ảnh hưởng đến đồng tiền chính thức của mình.

7) Trung Quốc: 1.054,1 tấn
Trung Quốc đã bổ sung nhiều vào dự trữ vàng quốc gia. Không có lí do nào để hy vọng dự trữ vàng này sẽ giảm, đặc biệt khi Trung Quốc đang tìm kiếm một đồng tiền dự trự trong thời gian tới. Trung Quốc có khoảng 1,3 tỉ dân và có nền kinh tế phát triển nhanh. Quốc gia này mua thêm hơn 450 tấn vàng từ năm 2003 đến 2009 và trong năm 2010, đã mua hơn 200 tấn vàng.

6) SPDR Gold ETF (GLD) có 1.243,55 tấn
Không giống như các định chế nắm giữ vàng quan trọng khác, đây chỉ là một quỹ đầu tư có thể mua vàng. Với giá vàng tăng vọt, SPDR đã có tên trong bảng xếp hạng quan trọng, với giá trị tài sản vượt 70 tỷ USD. SPDR cũng đã lần đầu tiên vượt S&P 500 SPDR để trở thành quỹ ETF lớn nhất thế giới từ ngày 22/8.

5) Pháp với 2.435,4 tấn
Pháp không trong tình trạng như Italia và các quốc gia còn lại trong nhóm PIIGS, nhưng để tiên đoán chuyện gì sẽ xảy ra với dự trữ vàng của Pháp là rất khó. Với mức sụt giảm tín nhiệm nợ có thể xảy ra trong thời gian tới, Pháp vẫn là nền tảng lớn thứ hai châu Âu của khu vực đồng Euro và Liên minh châu Âu. Pháp là một thành viên trong Hiệp định Vàng Ngân hàng Trung Ương, đóng vai trò như bên bán vàng và tình trạng tài chính của Pháp cũng đang chao đảo trong khủng hoảng nợ châu Âu. Có thể Pháp sẽ tiếp tục bán vàng, mặc dù quốc gia này cần nhiều tài sản bền vững hơn để dự trữ.

4) Italia 2.451,8 tấn

Italia là nhà bán vàng trong Hiệp định Vàng Ngân hàng Trung ương nhưng hiện lại là mối quan ngại lớn nhất của châu Âu và nhóm PIIGS. Dường như người Italia sẽ bán tháo dự trữ vàng của mình. Quốc gia này vừa có một chính phủ mới và tăng trưởng kinh tế dự kiến sẽ bị giới hạn ở tốc độ an toàn nhất. Bán vàng có thể giải quyết một số khoảng trống trong ngân sách của quốc gia và giải quyết được một số vấn đề kinh tế. Giới phân tích dự báo Italia sẽ bán vàng vào năm tới.

3) IMF có 2.814 tấn vàng
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) là cơ quan giám sát các hoạt động kinh tế quốc tế của 185 quốc gia thành viên. Chính sách về vàng của quỹ này đã thay đổi trong 25 năm qua, nhưng lượng vàng dự trữ của họ vẫn đóng vai trò làm ổn định thị trường thế giới và trợ giúp các nền kinh tế.

2) Đức có 3.401,8 tấn
Đức vẫn là nền tảng của Liên minh châu Âu và khu vực đồng euro. Quốc gia này là nhà bán vàng trong Hiệp định Vàng Ngân hàng trung ương từ năm 2003 đến 2008 nhưng doanh số bán vàng cũng không đủ để giải quyết các vấn đề lớn. Rất khó để xem Đức là nhà mua vàng nhưng cũng không thể coi là đây như nhà bán vàng. Bán vàng quá nhiều có thể tiếp tục gây áp lực khiến đồng euro gặp khó khăn. Tuy nhiên, quỹ cứu trợ đồng euro phải có một nền tảng nào đó và Đức có thể bán bớt một số vàng nữa để đảm trách vai trò này mà không bị đe dọa mất vị trí số 2 trong số các quốc gia nắm giữ dự trữ vàng hàng đầu thế giới.

1) Mỹ giữ 8.133,5 tấn
Mỹ đã mất đánh giá xếp hạng tín dụng AAA và đã in ra một lượng lớn USD để hỗ trợ các gói cứu trợ và kích thích kinh tế. Mỹ có thể luôn luôn cố gắng bán đỡ một số vàng để chống lại áp lực giá cả hàng hóa trong tương lai, nhưng quốc gia này hiện đã đạt tới đỉnh điểm của khủng hoảng và thâm hụt khiến Mỹ phải tích trữ các tài sản cố định khác để chống lại thác thức khác đối với đống USD như đồng tiền dự trữ số 1 thế giới.

Thứ Hai, 21 tháng 11, 2011

KInh tế thế giới

1. Khối ERO: Hiệu ứng domino ở Eurozone: “Nguy hiểm, chết người”
Cuộc khủng hoảng nợ ở Khu vực đồng euro đang ngày càng lan rộng, trong khi chính giới ở Châu Âu ngày càng bất lực hơn bao giờ hết.
Các nhà lãnh đạo châu Âu hiện đang đánh giá thấp tác động của việc Hy Lạp ra khỏi Eurozone và không học hỏi được gì từ “những sai lầm của người khác”.
Trái phiếu chính phủ của nhiều quốc gia Eurozone đang bị tấn công dữ dội. Làn sóng “trảm tướng” (thủ tướng) liên tiếp diễn ra.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bi thảm này là cung cách xử lý khủng hoảng nợ ở Châu Âu. Cố Thủ tướng Đức “bàn tay sắt” Otto von Bismarck từng nói rằng kẻ ngu chỉ học hỏi từ những sai lầm của chính mình mà không chịu học hỏi từ những sai lầm của người khác. Tại thời điểm này, chính giới Châu Âu vừa không chịu học hỏi từ cuộc khủng hoảng nợ Argentina hoặc khủng hoảng tiền tệ Châu Á, vừa không chịu học hỏi từ những sai lầm của chính họ.
Việc công luận nhiều lần bàn tán về khả năng khai trừ Hy Lạp ra khỏi Eurozone là một trong những ví dụ về việc Châu Âu đang lặp đi lặp lại những sai lầm của mình. Hồi mùa Hè qua, người ta đã đánh giá thấp sự tham gia của các nhà đầu tư tư nhân trong việc tái cơ cấu nợ. Bây giờ, họ lại đang đánh giá thấp hậu quả của Hy Lạp rời khỏi Khu vực sử dụng đồng euro.
Thất hứa
Hồi tháng 3/2011, các nhà lãnh đạo Châu Âu đã hứa bảo lãnh cho tất cả các khoản đầu tư vào trái phiếu chính phủ Hy Lạp đến năm 2013. Tuy nhiên, trong tháng 7/2011, họ đã đàm phán về sự tham gia của các nhà đầu tư tư nhân trong việc tái cơ cấu nợ Hy Lạp. Tình hình kinh tế Hy Lạp đã trở nên tồi tệ hơn và bầu không khí chính trị ở Đức cũng đã thay đổi. Vào thời điểm đó, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đã kêu gọi thận trọng và lập luận rằng hành xử theo cách đó sẽ khiến cho các nhà đầu tư lo lắng. Các nhà lãnh đạo Eurozone đã thỏa hiệp về một công thức sau: Các điều khoản của sự tham gia của các nhà đầu tư tư nhân trong “xóa nợ” sẽ không được thương lượng lại và cũng không được áp dụng ở các nước thành viên khác.
Mấy tuần sau, những gì mà ECB đã lo sợ đã xảy ra. Lãi suất trái phiếu chính phủ Italy kỳ hạn 10 năm đã tăng lên 5% và tiếp tục tăng vượt ngưỡng 7% trong tháng 11/2011. Tháng 7/2011, các nhà lãnh đạo Châu Âu đã phá vỡ cam kết mà họ đã đưa ra hồi tháng Ba và trong tháng Mười, họ lại phá vỡ lời hứa hồi tháng Bảy. Họ quyết định rằng mức độ tham gia của các nhà đầu tư tư nhân sẽ cao hơn nhiều.
Sau Hội nghị thượng đỉnh EU và Eurozone vừa qua, giới đầu tư đã đi đến kết luận rằng về cơ bản, các chính trị gia đã nói dối tại các hội nghị thượng đỉnh Eurozone. Họ ngụ ý rằng nếu tình hình kinh tế ở Hy Lạp và bầu không khí chính trị ở Đức thay đổi, các chủ sở hữu trái phiếu chính phủ Bồ Đào Nha và Italy sẽ được yêu cầu đóng góp. Trong khi đó, ngay cả những người bình thường đua nhau rút tiền tiết kiệm từ các ngân hàng trên khắp miền nam Châu Âu.
Những kịch bản thoát hiểm
Trong những ngày gần đây, khủng hoảng nợ đã lan sang Pháp. Sự khác biệt về lãi suất giữa trái phiếu chính phủ giữa Đức và Pháp đã tăng lên mức kỷ lục. Rất có thể, Pháp sẽ sớm rơi vào hoàn cảnh tương tự như Italy hiện nay. Trong khi đó, lãi suất trái phiếu chính phủ Tây Ban Nha kỳ hạn 10 năm đã leo lên mức cao nhất kể từ năm 1997. Thị trường trái phiếu Châu Âu đang hứng chịu hiệu ứng domino: nguy hiểm chết người.
Điều gì sẽ xảy ra nếu Hy Lạp rời khỏi Eurozone? Câu trả lời là rõ ràng: Châu Âu sẽ gánh chịu hậu quả “nguy hiểm chết người” của hiệu ứng domino. Đầu tuần qua, tạp chí Spiegel đã tiết lộ rằng Bộ Tài chính Đức đã đưa ra một số kịch bản về những gì có thể xảy ra. Những kịch bản này rõ ràng cho thấy chính phủ Đức vẫn không hiểu gì về cơ chế và động lực của cuộc khủng hoảng này.
Tác động chính của việc Hy Lạp rời khỏi Eurozone không nhất thiết phải là tac động đến lĩnh vực ngân hàng. Vấn đề thực sự là hiệu ứng domino sau đó. Khủng hoảng sẽ lan sang Italy và không thể nào kiểm soát nổi. Nếu Hy Lạp rời khỏi Eurozone, các chủ sở hữu trái phiếu Hy Lạp sẽ mất toàn bộ khoản đầu tư của họ. Trong tình huống tốt nhất, người Hy Lạp sẽ thanh toán một phần nhỏ cho các nhà đầu tư... bằng những đồng drachma hầu như vô giá trị.
Cần giải quyết khủng hoảng nhanh chóng và dứt khoát
Lãi suất trái phiếu chính phủ 7% cũng không thể “giảm thiểu thiệt hại”, khi Italy mất khả năng thanh toán nợ nần. Tỷ lệ nợ trên GDP của Italy đã lên tới 120%, tăng trưởng gần như bằng không và đất nước này đang rơi vào một cuộc suy thoái sâu rộng. Theo tính toán, Italy sẽ không thể để thanh toán các khoản đi vay, nếu suất nợ có chủ quyền không giảm. Giả sử Italy nỗ lực tiến hành công cuộc cải cách, nhưng những biện pháp cải cách lại không ngay lập tức chữa trị được căn bệnh nợ cấp tính. Đây chính là bài học được rút ra từ các cuộc khủng hoảng ở những nơi khác.
Trong tương lai, Eurozone sẽ buộc phải điều chỉnh các chương trình, với tiên liệu là tình hình Hy Lạp sẽ liên tục xấu đi. Chiến lược “tự lừa dối bản thân” sẽ dẫn đến thảm họa: Hy Lạp sẽ rời bỏ Eurozone. Hiện thời, Châu Âu chưa có một kế hoạch nào dự phòng cho tình huống như vậy. Không một ai biết làm thế nào để dựng lên một con đê chắn sóng bảo vệ phần còn lại của Eurozone. Nếu không chuẩn bị đầy đủ, Eurozone sẽ lại đột nhiên phát hiện ra rằng Bồ Đào Nha lại là con bài domino bị sụp đổ tiếp theo.
Trong khi những vấn đề này được tiếp tục tranh luận ở Đức, các con bài domino đang tiếp tục đổ sụp. Đến một thời điểm nào đó, người Đức không còn một sự lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận trái phiếu euro (Eurobond) mà họ vô cùng chán ghét và phải để cho Ngân hàng Trung ương Châu Âu bảo lãnh về giá cả.
Một trong những bài học quan trọng nhất được rút ra từ cuộc khủng hoảng Argentina và khủng hoảng tiền tệ Châu Á là cần phải xử lý khủng hoảng một cách nhanh chóng và dứt khoát. Tuy nhiên, bài học này hầu như không được Liên minh Châu Âu, ECB và chính phủ Đức tiếp thu.
Trên thực tế, Thủ tướng Đức Angela Merkel và các vị đồng cấp của bà chỉ chịu hành động khi thị trường đã bắt đầu hoảng sợ. Khi thị trường đã hoảng loạn, tất cả những lời cầu xin và cam kết sẽ không giúp được gì. Khi con bài domino cuối cùng sụp đổ, người Châu Âu chỉ còn mỗi một cách duy nhất là “đào sâu chôn chặt” và nói lời vĩnh biệt với đồng tiền chung euro.
2. Kinh tế Trung Quốc bắt đầu suy thoái?
Nhà kinh tế học Lang Hàm Bình nổi tiếng ở Hong Kong cho biết kinh tế Trung Quốc đã bắt đầu suy thoái từ tháng 7 và đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng... do in tiền quá nhiều.
Chính phủ Trung Quốc vẫn tỏ ra lạc quan về triển vọng phát triển kinh tế đất nước và cho biết những nỗ lực cải cách cơ cấu kinh tế của quốc gia đông dân nhất thế giới này sẽ tạo thêm những tiềm năng phát triển mới cho khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và mang lại vô số cơ hội cho các thành viên APEC. ”Kế hoạch 5 năm lần thứ 12” (2011-2015) nhằm chuyển đổi từ mô hình phát triển dựa vào xuất khẩu và tăng trưởng nhờ đầu tư sang một mô hình mới đặt trọng tâm vào kỹ thuật và tiêu thụ nội địa.
Thế nhưng, Giáo sư Lang Hàm Bình của Đại học Trung Văn ở Kong Kong lại cho rằng kinh tế Trung Quốc đã lâm vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Cuối tháng 10/2011, ông nói tại một cuộc diễn thuyết ở thành phố Thẩm Dương: “Tăng trưởng 9,1% là giả. Lạm phát 6,2% cũng là giả. Ít nhất là 16%. Nhưng cứ tạm cho là tăng trưởng GDP 9%, lạm phát 6%, thì thưa quí vị, quí vị chắc cũng biết là lấy 9 trừ 6 thì còn lại 3. Đó là tăng trưởng GDP thật sự... Chưa tới 3%. Còn nếu lạm phát là 16%, thì tăng trưởng GPD của chúng ta hiện nay là - 7%. Tình hình nghiêm trọng tới mức độ như vậy, thưa quí vị."
Tiến sĩ Lang Hàm Bình cho rằng một trong những nguyên do làm tăng áp lực lạm phát là chính phủ ở Bắc Kinh in tiền quá nhiều. Ông nói rằng GDP của Mỹ cao hơn Trung Quốc 2,5 lần, nhưng lượng tiền mà Trung Quốc in ra lại cao hơn Mỹ tới 30%.
Tiến sĩ Lang Hàm Bình cho biết ngành chế tạo của Trung Quốc đang bị điêu đứng vì những chính sách sai lầm của chính phủ ở Bắc Kinh và điều mà ông gọi là những thủ đoạn nham hiểm của giới tư bản Âu-Mỹ. Ông cho biết: “Kết quả nghiên cứu thực địa của tuần báo ‘Nhà Quan sát Kinh tế’ cho thấy trong hai tỉnh Giang Tô và Triết Giang tỉ lệ khai thác công suất của ngành may mặc chưa tới 1/3, ngành nhựa tổng hợp 50%, ngành cao su 60%, ngành ép dầu đậu nành chưa tới 30%. Kết quả nghiên cứu của toán nhân viên của chúng tôi cũng cho thấy các xưởng gia công giày da ở Hải Ninh hiện nay có tới 60% phải ngưng hoạt động”.
Ông Lang Hàm Bình cũng cho rằng Trung Quốc đang đối mặt với khủng hoảng nợ và cảnh báo rằng các chính quyền tỉnh ở Trung Quốc sẽ đua nhau vỡ nợ trong năm nay vì vay tiền quá nhiều.
Ông cho biết tỉnh Vân Nam đã bắt đầu vi phạm hợp đồng vay tiền vào ngày 26/4/2011 và sau đó các tỉnh Tứ Xuyên, Quảng Đông, ba tỉnh Đông Bắc và tỉnh Triết Giang cũng đã lần lượt vi phạm cam kết tín dụng.
Tháng Mười vừa qua Ủy ban Giám sát Ngân hàng Trung Quốc cho biết vấn đề nợ nần của chính quyền địa phương đã tạo ra một số rủi ro tiềm ẩn, nhưng vấn đề vẫn nằm trong vòng kiểm soát. Ông Lưu Minh Khương, Chủ tịch Ngân giám hội, nói rằng nợ công của Trung Quốc chiếm khoảng 50% GDP tính đến cuối năm 2010, thấp hơn mức báo động là 60%Trước đó, công ty xếp hạng tín dụng Moody's cho hay khoản nợ của các chính quyền địa phương Trung Quốc cao hơn con số ước tính của các nhà kiểm toán đến 540 tỉ USD.
Trong bản phúc trình về hệ thống tài chính Trung Quốc công bố ngày 15 tháng 11, Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng cảnh báo rằng giá nhà đất tăng mạnh, ngân hàng cho vay quá nhiều và nợ chính quyền địa phương càng ngày càng tăng đang tạo ra nhiều rủi ro cho nền kinh tế Trung Quốc.
Tiến sĩ Lương Hàm Bình nói rằng Trung Quốc đang bàn tới việc trợ giúp Hy Lạp giải quyết vụ khủng hoảng nợ nần, trong khi các tỉnh ở Trung Quốc tỉnh nào cũng đang là một Hy Lạp!
Ông Tạ Điền, một nhà kinh tế học của Đại học South Carolina ở Aiken, cho biết rằng tuy ông không tán đồng những nhận định tả khuynh của ông Lang Hàm Bình về các vấn đề kinh tế thế giới, nhưng ông nghĩ rằng sự mô tả của ông này về tình hình kinh tế Trung Quốc hiện nay là chính xác. Tiến sĩ Tạ Điền nói thêm rằng chính phủ Trung Quốc lâu nay vẫn thường đưa ra những số liệu kinh tế không chính xác để phục vụ cho các mục tiêu chính trị: “Từ trên xuống dưới đều làm giả số liệu kinh tế. Đây là điều mà chính Phó Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cũng đã thừa nhận. Ông Lý Khắc Cường cho biết trong thời gian còn làm tỉnh trưởng tỉnh Liêu Ninh, ông ấy đã không thể tin vào các số liệu GDP do cấp dưới cung cấp nên ông phải đích thân tìm kiếm các con số cụ thể, như lượng vận tải hàng hóa đường sắt, sản lượng điện... để ước tính GDP của tỉnh là bao nhiêu."
Tiến sĩ Trình Hiểu Nông, người từng làm cố vấn cho cựu Thủ tướng Trung Quốc Triệu Tử Dương, cho biết những nhận xét của ông Lang Hàm Bình thật ra không lạ gì với các chuyên gia kinh tế ở Trung Quốc. Chỉ có điều là họ biết nhưng không dám nói ra.
Ông Trình nói thêm rằng đương kim Thủ tướng Ôn Gia Bảo thật ra cũng có một kết luận tương tự như ông Lang Hàm Bình khi ông nói rằng Trung Quốc không tiếp tục theo đuổi mô hình phát triển kinh tế hiện nay.
Ông Trình Hiểu Nông, một nhà xã hội học nổi tiếng ở Trung Quốc và hiện đang sinh sống ở Mỹ, nói với Epoch Times biết rằng lạm phát đang đe dọa nghiêm trọng tới cuộc sống của những người dân Trung Quốc có mức thu nhập trung bình và thu nhập thấp. Ông nói rằng hiện nay nhiều người Trung Quốc chẳng những không đủ tiền để mua thịt cá mà tiền mua rau cũng không có -- nhiều người phải đợi chợ gần tan để mua rẻ một ít rau trái cho có cái ăn qua ngày!
3. Tổng nợ công của Mỹ vượt con số 15.000 tỷ USD
Theo AFP, các số liệu của Bộ Tài chính Mỹ công bố ngày 16/11 cho thấy tổng nợ chính phủ của Mỹ đã vượt con số 15.000 tỷ USD trong bối cảnh các chính trị gia trong quốc hội nước này vẫn tiếp tục tranh cãi về cách thức cắt giảm chi tiêu.
Số liệu trên cho thấy gánh nặng nợ liên bang đè lên vai người dân Mỹ đã tăng thêm 55,8 tỷ USD, lên mức xấp xỉ 15.033 tỷ USD, gần tương đương 99% quy mô nền kinh tế Mỹ ước tính trong năm 2011. Theo các chuyên gia kinh tế, mức nợ công này rất không ổn.
Nợ chính phủ Mỹ tăng đều từ ngày 2/8 khi Quốc hội nước này nhất trí nâng trần nợ chính thức của quốc gia từ 14.300 tỷ khi đó lên thành 15.194 tỷ USD. Số nợ vượt mức 15.000 tỷ USD được đưa ra giữa lúc "siêu ủy ban" chung giữa Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ trong Quốc hội, vốn được giao nhiệm vụ giải quyết vấn đề thâm hụt ngân sách, có dấu hiệu bế tắc trong việc tìm ra giải pháp vào thời điểm chỉ hơn một tuần trước hạn chót là ngày 23/11 tới.
Trong một diễn biến khác, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cam kết sẽ không để vấn đề cắt giảm ngân sách ảnh hưởng tới chủ trương hiện đại hóa quân đội nhằm củng cố sứ mệnh của Mỹ như một cường quốc hàng đầu ở Thái Bình Dương.
4. Thế giới sẽ hứng chịu đợt bùng nổ nợ vào 2012?
Thủ tướng Đức Angela Merkel vừa đưa ra nhận định rằng những khó khăn tài chính trong khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) có thể là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất của châu Âu kể từ sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Theo bà, đồng euro là biểu tượng của một châu Âu thống nhất, hòa bình, tự do và thịnh vượng, song đã đến lúc cần "bước đột phá" cho một châu Âu mới. Thủ tướng Merkel còn kêu gọi điều chỉnh Hiệp ước châu Âu, theo đó đưa vào các cơ chế trừng phạt tự động để phạt những nước không tuân thủ Hiệp ước Ổn định và Tăng tưởng châu Âu.
Tuyên bố của bà Merkel thể hiện rõ tính chất nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng nợ tại Eurozone. Nhiều chuyên gia kinh tế cũng đưa ra nhận định khá bi quan rằng nếu không có các biện pháp hữu hiệu để giải quyết dứt điểm vấn đề nợ công, Eurozone sẽ có nguy cơ tan rã và những hệ lụy của nó sẽ khôn lường.
Vượt khỏi tầm kiểm soát
Theo mạng tin Nghiên cứu toàn cầu, cuộc khủng hoảng nợ công tại Eurozone đang vượt khỏi tầm kiểm soát và Liên minh tiền tệ này phải đối mặt với nguy cơ sụp đổ. Cuộc khủng hoảng này đang ngày càng nóng và có nguy cơ lan từ Hy Lạp sang Italy (nền kinh tế lớn thứ ba châu Âu) và Tây Ban Nha (nền kinh tế lớn thứ tư châu Âu). Một số chuyên gia nhận định cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu hiện vẫn chưa tới đáy và nó có thể bùng nổ vào năm 2012.
Liên quan đến nguy cơ này, nhật báo Le Monde của Pháp vừa gióng lên hồi chuông cảnh báo rằng Pháp - nền kinh tế lớn thứ hai trong Liên minh châu Âu - có thể trở thành nạn nhân tiếp theo của cuộc khủng hoảng nợ công, sau Hy Lạp và Italy. Báo này đã đưa ra những con số đáng báo động rằng các khoản nợ của Pháp đã chạm ngưỡng 1.700 tỷ euro, chỉ thấp hơn chút ít so với mức tương ứng 1.900 tỷ euro của Italy.
Tuy nhiên, tình hình nợ công của Pháp có phần rủi ro hơn cả Italy, bởi lẽ chủ các khoản nợ chính phủ Italy là các nhà đầu tư trong nước, trong khi Pháp chủ yếu lại vay nợ nước ngoài. Vì vậy Pháp rất dễ tổn thương một khi thị trường quốc tế có biến động mạnh.
Hiện nhiều nước trong Eurozone đang triển khai các biện pháp "khắc khổ" tiết kiệm chi tiêu để cắt giảm thâm hụt ngân sách. Biện pháp này nhằm đáp ứng điều kiện của các chủ nợ, song lại ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong nước. Nếu các nền kinh tế không tăng trưởng, nguồn thu từ thuế sẽ giảm và các nước mất khả năng trả lãi các khoản nợ vay. Các ngân hàng lớn tại Mỹ và châu Âu bị suy yếu và các nhà kinh tế đang đặt dấu hỏi liệu Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) có thể tiếp tục mua trái phiếu của Italy và Tây Ban Nha đến bao giờ.
ECB và các thành viên không có sự phối hợp, khi các ngân hàng Pháp và nhiều nước khác đang bán trái phiếu mà ECB buộc phải mua. Tất cả những yếu tố này đang dẫn đến bất ổn về chính trị, tài chính và kinh tế. Hệ quả là tỷ lệ đòn bẩy của các ngân hàng châu Âu hiện là 26:1, trong khi tỷ lệ bình thường là 9:1. Việc giá tài sản giảm 4% sẽ xóa sạch giá trị tài sản.
Tỷ lệ nợ/giá trị tài sản của các tập đoàn là 145% tại Bồ Đào Nha, 135% tại Italy, 113% tại Ireland, Hy Lạp: 218%, Tây Ban Nha: 152%, Anh: 89%, Đức: 105% và Pháp: 76%. Những khó khăn tài chính không phải là căn bệnh riêng tại 6 nước đang gặp khó khăn và việc bán đấu giá trái phiếu có thể thất bại ngay cả tại Đức. Nếu như ECB không mua trái phiếu của Italy thì các thị trường trái phiếu Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã sụp đổ. Châu Âu đang là chất xúc tác và cuối cùng có thể khiến hệ thống tài chính sụp đổ.
Các ngân hàng châu Âu đang phàn nàn về việc họ phải tăng dự trữ vốn lên 9% vào ngày 30/6/2012, trong bối cảnh các nước đã chi khoảng 610 tỷ USD cho các chương trình cứu trợ, còn nếu tính cả việc sử dụng các sản phẩm phái sinh, con số này có thể lên tới 1.400 tỷ USD.
Sự phục hồi trước đây từ suy thoái kinh tế tại châu Âu phần lớn là do tăng khoản nợ chính phủ từ mức 74% năm 2009, lên 83% năm 2010 tại Đức, tại Pháp từ 79% lên 82%, còn tại Hy Lạp và Italia là từ 116% lên 130% và 160%. Đòn bẩy này hiện dẫn đến việc giảm nợ nần, có thể mang lại cân bằng, nhưng không tốt cho tăng trưởng kinh tế vì nó làm giảm khả năng huy động vốn của một nền kinh tế.
ECB cũng đang cho lưu hành thêm 300 tỷ USD bằng cách mua trái phiếu và làm tăng lạm phát. Tệ hơn nữa là ECB đã nâng mức tăng tiền tệ từ 9,5% hồi tháng 6 lên 23% vào tháng 10. Các chính sách tiền tệ lỏng lẻo đã gây ra những vấn đề trên. Trong khi đó lạm phát lại tăng. Châu Âu sẽ không đạt được mức tăng trưởng lành mạnh, nếu các chính phủ tiếp tục các chính sách khắc khổ. Nhưng các ngân hàng và các chính phủ sẽ không làm như vậy vì sợ bị mất kiểm soát. Điều đó có nghĩa là nợ nhiều hơn và lạm phát cao hơn và có thể là siêu lạm phát.
Đại bùng nổ nợ vào năm 2012
Hiện châu Âu đang phải đối mặt những thách thức lớn khi các khoản nợ khổng lồ của nhóm PIIGS (Bồ Đào Nha, Italy, Ireland, Hy Lạp và Tây Ban Nha) tới kỳ đáo hạn. Bắt đầu từ tháng 9/2011 tới cuối năm 2011, Italy cần phải huy động lượng tiền lên tới trên 160 tỷ USD để trang trải thâm hụt tài chính và trả gốc lẫn lãi các khoản nợ tới hạn thanh toán.
Nếu Italy tiếp tục gặp khó khăn trong việc huy động vốn, trong cơ chế cứu trợ đồng euro hiện nay, Liên minh châu Âu (EU) không có cách nào để cứu Italia thoát khỏi khủng hoảng nợ và rất có khả năng sẽ xuất hiện một cơn chấn động tài chính. Từ năm 2012 tới năm 2014, các nước PIIGS sẽ bước vào thời kỳ cao điểm trả nợ.
Đây cũng là khoảng thời gian thị trường kiểm nghiệm tình hình chấp hành chương trình thắt chặt chi tiêu của các nước trên. Nếu các nước này không thực hiện được kế hoạch cắt giảm thâm hụt tài chính như đã cam kết với Tổ chức tiền tệ quốc tế (IMF) và EU, thị trường sẽ mất niềm tin vào các nước này.
Hơn nữa, cơ chế bảo hiểm nợ mà Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu (EFSF) đưa ra gần đây nhằm thu hút nguồn tiền từ các nước như Trung Quốc cũng như việc thiết lập nó hiện vẫn chưa chín muồi. Nếu xem xét viễn cảnh phát triển của cuộc khủng hoảng nợ công hiện nay, vấn đề nợ công có khả năng đại bùng nổ vào khoảng từ tháng 2 tới tháng 4/2012./.

Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2011

Nhà đầu tư quốc tế còn “cọc” nào để bám?

Thị trường một lần nữa rơi vào trạng thái hoảng loạn, sau khi Tây Ban Nha bất ngờ vượt cả Italy và Hy Lạp giành lấy "danh hiệu" "quả bom nợ công chờ nổ" mới. Dường như, khủng hoảng nợ công châu Âu mỗi lúc lại thêm một mắt xích mới bị vỡ và như nhiều nhà phân tích lo lắng, tình hình này đang vượt tầm kiểm soát.

Theo đánh giá của mạng tin Nghiên cứu toàn cầu, cuộc khủng hoảng nợ công tại Eurozone đang vượt khỏi tầm kiểm soát và liên minh tiền tệ này phải đối mặt với nguy cơ sụp đổ. Cuộc khủng hoảng này đang ngày càng nóng và có nguy cơ lan từ Hy Lạp sang Italy (nền kinh tế lớn thứ ba châu Âu) và Tây Ban Nha (nền kinh tế lớn thứ tư châu Âu).

Một số chuyên gia còn bi quan tới mức cho rằng, cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu hiện vẫn chưa tới đáy và nó có thể bùng nổ vào năm 2012.

Phân tích cụ thể, tờ Les Echos của Pháp hôm 16/11 cho rằng, khủng hoảng nợ công ở châu Âu đang chuyển sang giai đoạn nguy kịch hơn, tác động đến hầu hết các nước thành viên khu vực. Tại Pháp, mức chênh lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của nước này so với lãi suất chuẩn của Đức ngày 15/11 lên đến 190 điểm cơ bản.

Tình trạng các nhà đầu tư mất niềm tin vào nợ công của Pháp càng tăng khi chỉ số xếp hạng tín nhiệm tín dụng của nước này liên tục bị đe dọa, do kinh tế tăng trưởng chậm trong khi các biện pháp giảm thâm hụt ngân sách nhà nước chưa mang lại kết quả. Pháp sẽ tiếp tục thăm dò lòng tin của các nhà đầu tư với dự định phát hành trái phiếu5 năm với mức lãi suất 2,4%.

Trước đó, tờ Le Monde của Pháp cũng cảnh báo rằng, nền kinh tế lớn thứ hai trong Liên minh châu Âu - có thể trở thành nạn nhân tiếp theo của cuộc khủng hoảng nợ công, sau Hy Lạp và Italy. Báo này đã đưa ra những con số đáng báo động rằng các khoản nợ của Pháp đã chạm ngưỡng 1.700 tỷ Euro, chỉ thấp hơn chút ít so với mức tương ứng 1.900 tỷ Euro của Italy.

Tuy nhiên, tình hình nợ công của Pháp có phần rủi ro hơn cả Italy, bởi lẽ chủ các khoản nợ chính phủ Italy là các nhà đầu tư trong nước, trong khi Pháp chủ yếu lại vay nợ nước ngoài. Vì vậy Pháp rất dễ tổn thương một khi thị trường quốc tế có biến động mạnh.

Tại Tây Ban Nha, chính phủ nước này lần đầu tiên đã thừa nhận không thể đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh tế 1,3% trong năm 2011. Thứ trưởng Bộ Tài chính Jose Manuel Campa khẳng định tốc độ tăng trưởng kinh tế năm nay sẽ thấp hơn nhiều so với mục tiêu ban đầu đề ra.

Với tốc độ tăng trưởng cả năm dự kiến đạt 0,8% so với mục tiêu ban đầu 1,3%, cộng với tỷ lệ thất nghiệp lên tới 21,5%, quốc gia được coi là "con bài đôminô" nợ công tiếp theo trong Khu vực đồng euro này có thể lại rơi vào suy thoái kinh tế, chỉ sau 2 năm vừa thoát khỏi tình trạng trên.

Phiên giao dịch hôm qua, lợi suất trái phiếu chính phủ của Tây Ban Nha loại kỳ hạn 10 năm đã lên tới gần 7%, mức cao nhất kể tử năm 1997 tới nay. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, đây là mức không thể chống đỡ được, bởi nó sẽ khiến gánh nặng nợ nần của nền kinh tế này lên tới mức chính phủ Tây Ban Nha không thể thanh toán nổi.

Trước đó, Hy Lạp và Ireland cũng đã buộc phải cầu cứu khoản viện trợ từ Liên minh châu Âu sau khi lợi suất trái phiếu chính phủ của 2 nền kinh tế này tăng qua mốc 7%.

Như vậy là chỉ trong một thời gian ngắn, liên tiếp chi phí vay mượn của các quốc gia châu Âu đã vượt ngưỡng cho phép, khiến nhà đầu tư hoảng loạn, bán tháo các tài sản rủi ro có trong tay và đẩy thị trường vào cảnh nước sôi lửa bỏng, xóa mờ tất cả những thông tin kinh tế lạc quan khác được công bố cùng ngày.

Đêm qua, trên thị trường chứng khoán Mỹ, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 134,71 điểm, tương ứng 1,13%, xuống mức 11.770,80 điểm. Chỉ số S&P 500 hạ 20,73 điểm, tương ứng 1,68%, xuống còn 1.216,18 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite trượt 51,62 điểm, tương ứng 1,96%, xuống chốt ở 2.587,99 điểm.

Cùng ngày, các sàn chứng khoán châu Âu cũng rơi vào trạng thái đỏ lửa như các chỉ số chứng khoán Mỹ. Chỉ số FTSE 100 của Anh hạ 1,56% xuống mức 5.423,14 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp trượt 1,78% xuống còn 3.010,29 điểm. Chỉ số DAX của Đức giảm 1,07% xuống còn 5.850,17 điểm.

Trên thị trường năng lượng, chốt ngày 17/11, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 12/2011 trên sàn giao dịch hàng hóa New York đã giảm tới 3,77 USD, tương ứng 3,7%, xuống 98,82 USD/thùng. Phiên giao dịch liền trước, giá dầu đã tăng tới 3,2% lên chốt ở mức cao nhất kể từ cuối tháng 5 tới nay.

Cùng với giá dầu thô, các mặt hàng năng lượng khác như xăng và dầu sưởi cũng rớt mạnh. Cụ thể, giá xăng giao tháng 12 giảm 12 xu, tương ứng 4,6%, xuống 2,51 USD/gallon. Dầu sưởi giao cùng kỳ hạn trượt 5 xu, tương ứng 1,6%, xuống chốt ở 3,08 USD/gallon.

Trên thị trường vàng, bất chấp báo cáo của Hội đồng Vàng Thế giới về nhu cầu vàng tăng 6% trong quý 3/2011, nhà đầu tư đã bán tháo kim loại quý này trong ngày hôm qua, khiến, giá vàng giao sau giảm hơn 54 USD, tương ứng 3,1%, xuống 1.720,20 USD/ounce, thấp nhất kể từ ngày 1/11.

Trong phiên, có lúc giá vàng giao sau giảm xuống 1.711 USD/ounce. Mức cao nhất của giá vàng trong phiên là 1.768 USD/ounce. Trên bảng thanh toán trực tuyến Kitco, giá vàng giao ngay cũng giảm mạnh khi bốc hơi 44 USD trên mỗi ounce.

Tương tự như vàng, giá bạc giao tháng 12 giảm 6,9% xuống 31,5 USD/ounce, thấp nhất trong khoảng 4 tuần. Giá kim loại đồng giao tháng 12 giảm 2,9%. Giá bạch kim giao tháng 1 năm sau giảm 3,1% xuống 1.581,1 USD/ounce, và giá paladium giao tháng 12 trượt 7,8% xuống còn 603,7 USD/ounce.

Sự suy giảm đồng loạt của các thị trường vàng, dầu, chứng khoán trong phiên giao dịch đêm qua cho thấy những nguy cơ cùng lo lắng xung quanh tình hình kinh tế châu Âu vẫn tiếp tục chi phối thị trường. Tuy nhiên, giới đầu tư cũng không thể bỏ qua vấn đề nợ công tại Mỹ

Theo các số liệu được Bộ Tài chính Mỹ công bố một ngày trước, tổng nợ chính phủ của Mỹ đã vượt con số 15.000 tỷ USD. Số liệu trên cho thấy gánh nặng nợ liên bang đè lên vai người dân Mỹ đã tăng thêm 55,8 tỷ USD, lên mức xấp xỉ 15.033 tỷ USD, gần tương đương 99% quy mô nền kinh tế Mỹ ước tính trong năm 2011.

Như vậy, với dân số là 312.619.508 người, hiện mỗi người Mỹ nợ khoảng 48.089,15 USD. Theo các chuyên gia kinh tế, mức nợ công này rất không ổn. Nợ công của Chính phủ Mỹ đã liên tục tăng kể từ ngày 2/8, thời điểm Quốc hội thống nhất nâng trần nợ chính thức từ mức 14,3 nghìn tỷ USD lên 15,19 nghìn tỷ USD.

Nợ công Mỹ chạm mốc 15.000 tỷ USD trong bối cảnh ủy ban đặc biệt của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa trong Quốc hội vẫn còn bế tắc về cách thức cắt giảm chi tiêu khi chỉ còn hơn một tuần nữa là đến thời hạn cuối cùng 23/11.

Trong một diễn biến khác, theo Chủ tịch Hội đồng các cố vấn kinh tế Naroff, ông Joel Naroff, bang Pennsylvania, Mỹ đang và sẽ tiếp tục là nơi an toàn nhất cho các nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) t ong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nguy cơ suy thoái kép hiện nay.

Trong khi đó, Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED), ông Ben Bernanke cho biết trái phiếu kho bạc Mỹ vẫn hấp dẫn các nhà đầu tư quốc tế bất chấp Mỹ bị hạ uy tín tín dụng và thâm hụt ngân sách năm tài chính tính đến tháng 9 năm nay đã tăng từ 1.290 tỷ USD năm tài chính 2010 lên 1.300 tỷ USD.

Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu và khủng hoảng nợ của châu Âu, các nhà đầu tư toàn cầu săn lùng mua các cổ phiếu, chứng khoán, trái phiếu kho bạc ngắn hạn và dài hạn của Mỹ bất chấp sự tiếp tục trì trệ của nền kinh tế này và việc tổ chức định mức tín nhiệm S&P hạ bậc tín dụng của Mỹ, đẩy lãi suất các trái phiếu kho bạc Mỹ xuống mức thấp kỷ lục.

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2011

Mỹ và Tàu

1. Obama: 'Mỹ không sợ Trung Quốc'
Sau khi dự hội nghị các nền kinh tế châu Á Thái Bình Dương tại thành phố Honolulu, Tổng thống Mỹ bay sang Australia hôm qua để gặp Thủ tướng Julia Gillard. Hai nhà lãnh đạo đã ký kết thỏa thuận an ninh mới với Australia tại thành phố Canberra hôm qua. Theo thỏa thuận, Mỹ sẽ đưa thêm nhân lực và thiết bị tới Australia, đồng thời Washington cũng được phép thuê thêm nhiều căn cứ quân sự của Canberra, đưa tin.
Ông Obama bình luận rằng thỏa thuận mới là "quan trọng" bởi nó thúc đẩy hợp tác giữa hai nước. Giới chức Mỹ tỏ ra thận trọng khi nói rằng thỏa thuận không phải là nỗ lực duy trì sự hiện diện lâu dài của quân đội Mỹ trên lãnh thổ Australia.
Trong cuộc họp báo chung với bà Gillard, ông Obama không đưa ra câu trả lời cụ thể khi các phóng viên hỏi rằng thỏa thuận an ninh giữa Mỹ và Australia có phải là công cụ để ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc hay không. Nhưng ông khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục gửi một thông điệp rõ ràng: Trung Quốc cần phải gánh vác những trách nhiệm của một cường quốc trên thế giới.
“Điều quan trọng là Trung Quốc phải hành xử theo luật”, ông nói.
Ông chủ Nhà Trắng cũng nhấn mạnh rằng Mỹ không sợ sự trỗi dậy của Trung Quốc.
“Tôi nghĩ nhiều người đã mắc sai lầm khi quan niệm rằng Mỹ sợ Trung Quốc và muốn ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc”, ông phát biểu.
Bắc Kinh phản ứng ngay lập tức sau khi Mỹ ký kết thỏa thuận an ninh với Australia. Ông Lưu Vi Dân, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho rằng Washington và Canberra nên thảo luận xem thỏa thuận có phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng quốc tế hay không.
Ben Rhodes, cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng, đáp lại rằng thỏa thuận không những hợp lý, mà còn đáp ứng yêu cầu của nhiều nước trong khu vực. Những nước này muốn Mỹ tăng cường hiện diện tại châu Á-Thái Bình Dương.
2. Mỹ thể hiện sự hiện diện ở châu Á - Thái Bình Dương
Trước chuyến công du tới châu Á – Thái Bình Dương, ông Obama đã phê chuẩn đề xuất của Lầu Năm Góc thành lập phòng đặc biệt chuyên đối phó với Trung Quốc.
(ĐVO) Hơn 1 tháng sau tuyên bố của Ngoại trưởng Hillary Clinton về kế hoạch dịch chuyển trọng tâm ưu tiên của Mỹ sang châu Á – Thái Bình Dương, các quốc gia trong khu vực nay đã cảm nhận được sức nóng hầm hập đến từ bờ kia Đại Tây Dương.
Ngày 16/11, Tổng thống Mỹ bắt đầu chuyến công du 4 ngày quan trọng tới khu vực này. Ông Barack Obama sẽ ghé thăm Australia trước khi tới Bali, Indonesia để tham dự một loạt cuộc họp quan trọng với ASEAN và các đối tác Đông Á. Tháp tùng Tổng thống Barack Obama là nhiều Bộ trưởng, quan chức Nhà Trắng cùng 150 phóng viên các hãng truyền thông lớn của Mỹ.
Tại Australia, ông Obama công bố thoả thuận quan trọng, theo đó Australia sẽ cho phép mở rộng sự có mặt quân sự của Mỹ tại quốc gia này, nơi được xem là khởi điểm của 1 trong 10 tuyến đường biển thông thương lớn nhất thế giới có liên quan tới Biển Đông (tuyến Đông Á đi Australia, New Zealand, Nam Thái Bình Dương).
Một ngày trước chuyến công du của Tổng thống, ngày 15/11, Ngoại trưởng Hillary Clinton cũng đã tới Philippines. Tại cuộc hội đàm với Tổng thống Philippines Benigno Aquino, Ngọai trưởng Mỹ đề cập tới an ninh trên Biển Đông cũng như đề xuất các kế hoạch tăng cường hợp tác trên biển với chính quyền Manila.
Trong thời gian tham dự các Hội nghị tại Bali, Barack Obama cũng sẽ tiến hành một loạt các cuộc gặp song phương với người đồng cấp của 5 nước là Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines.
Giới phân tích quốc tế cho rằng, các cuộc gặp của Mỹ bên lề ASEAN 19 nhằm “làm sâu sắc” hơn quan hệ giữa Washington với những nước châu Á - Thái Bình Dương đã ký hiệp ước đồng minh với Mỹ. Mà như lời Ngoại trưởng Clinton, “các nước này thúc đẩy sự có mặt của chúng tôi trong khu vực và thúc đẩy sự lãnh đạo của Mỹ trong khu vực trong thời điểm các thách thức an ninh gia tăng”.
Theo Giáo sư Yakov Berger, chuyên gia Viện Viễn Đông - Nga, người Mỹ luôn hiểu rằng, để thực hiện được mục tiêu biến châu Á – Thái Bình Dương thành “kỷ nguyên của Mỹ”, Washington cần thực thi nhiều biện pháp nhằm hạn chế tối đa sự tăng trưởng kinh tế cũng như ảnh hưởng địa chính trị ngày càng tăng của Trung Quốc tại khu vực này.
Trong đó, củng cố và thắt chặt quan hệ với 5 quốc gia đồng minh, tiếp cận và xây dựng quan hệ đối tác tốt với các nước Ấn Độ, Indonesia, Singapore, New Zealand, Malaysia, Mông Cổ, Việt Nam, Brunei và các nước hải đảo ở Thái Bình Dương… được ưu tiên hàng đầu. Thực tế, những nước mà Mỹ cho là đồng minh và “cần quan tâm đặc biệt” chính là một vòng cung kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Điều đó thống nhất với những luận điểm rằng: Để kiểm soát được châu Á – Thái Bình Dương, Washington phải kiềm chế thành công Bắc Kinh.
Luận điểm trên càng có cơ sở khi mà ngay trước khi rời Nhà Trắng thực hiện chuyến công du tới châu Á – Thái Bình Dương, Tổng thống Barack Obama đã phê chuẩn đề xuất của Lầu Năm Góc thành lập phòng đặc biệt chuyên trách vấn đề đối phó với Trung Quốc. Mục tiêu của văn phòng này là nghiên cứu tấn công Trung Quốc bằng đường biển và trên không, từ vũ trụ và không gian mạng, đánh chặn tên lửa chống vệ tinh và bắn phá chiến hạm.
Theo ông Alexei Arbatov, Giám đốc Trung tâm an ninh quốc tế IMEMO - Viện Hàn lâm Khoa học Nga, đây là bước ngoặt cơ bản đầu tiên của Mỹ trong việc thực thi chiến lược quân sự hướng vào châu Á – Thái Bình Dương, mà cụ thể là hướng vào cuôc chạy đua cạnh tranh tầm ảnh hưởng trong khu vực với Trung Quốc.
3. Trung Quốc khuyên Mỹ tránh xa châu Á - TBD

Thứ Tư, 16 tháng 11, 2011

Trung Quốc và thế giới

1. Mỹ, Nhật, Ấn họp bàn đối phó với Trung Quốc
Nhật, Ấn Độ và Mỹ trong năm nay sẽ mở một cuộc đối thoại chiến lược 3 bên về các vấn đề an ninh và kinh tế, gồm cả các biện pháp đối phó với việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh hải quân.
Các nguồn tin cho hay, cuộc họp sẽ tiến hành vào nửa đầu năm nay chỉ gồm các quan chức cấp cao và tiếp theo đó là cuộc họp cấp bộ trưởng được tiến hành sau đó càng sớm càng tốt.
Quan chức 3 nước sẽ thảo luận một loạt vấn đề, gồm an ninh, chống khủng bố, hợp tác kinh tế và năng lượng. Cuộc họp cũng sẽ bàn về kế hoạch lập các quy định quốc tế càng sớm càng tốt ở những lĩnh vực như an ninh đường biển, phát triển ở ngoài không gian và sử dụng Internet.
Ba quốc gia muốn nhất trí về các quy định và thúc đẩy các tiêu chuẩn quốc tế trong tương lai, thông qua khung đa phương như hội nghị thượng đỉnh Đông Á, các nguồn tin cho hay.
Vấn đề an ninh đường biển sẽ gồm các biện pháp chống lại các mối đe dọa khủng bố và đương đầu với việc Trung Quốc mở rộng sức mạnh hải quân. Trung Quốc hiện có tranh chấp về lãnh thổ với Việt Nam và Philippines và nước này đã phái tàu hải quân tới những vùng biển tranh chấp dưới cái gọi là bảo vệ tàu cá của nước này đang hoạt động tại những vùng trên.
Nhật, Ấn và Mỹ sẽ cùng nhau kêu gọi Trung Quốc tôn trọng các quy định quốc tế vì Washington, đang nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tự do trên biển, ngày càng lo lắng về các hoạt động hải quân của Trung Quốc trong vùng.
Tokyo và New Delhi hiện cũng có tranh chấp với Trung Quốc ở biển Hoa Đông và Ấn Độ Dương.
Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Nhật cho biết, một số thành viên chính phủ đang cân nhắc việc sử dụng quan hệ 3 bên: Nhật, Hàn và Mỹ, Nhật, Australia và Mỹ, Nhật, Ấn Độ và Mỹ để đối phó với việc Trung Quốc đang bành trướng ảnh hưởng trong vùng.
2. Giúp khối euro: Châu Âu bác bỏ điều kiện của Trung Quốc
Hãng Reuters, ngày hôm qua, 11/11/2011 đưa tin: Châu Âu bác bỏ các điều kiện của Trung Quốc để đổi lấy sự hỗ trợ về tài chính đối với khu vực đồng euro. Bruxelles từ chối xóa bỏ cấm vận vũ khí đối với Bắc Kinh.
Thông tín viên Joris Zylberman từ Bắc Kinh gửi về bài tường trình :
« Kể từ khi châu Âu cầu cứu cộng đồng quốc tế tài trợ khoản nợ công của các thành viên khối euro, Trung Quốc làm cao. Đó là điều rõ ràng ngay từ đầu. Bắc Kinh chỉ ra tay cứu châu Âu với một số điều kiện. Vấn đề là những đòi hỏi của Trung Quốc đã đi quá xa. Theo một số nguồn tin thân cận với chính quyền Trung Quốc thì trước mắt phía châu Âu bác bỏ toàn bộ những yêu sách của Bắc Kinh.
Dường như là Liên Hiệp Châu Âu không chấp nhận xóa bỏ cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc. Biện pháp trừng phạt này đã được ban hành từ sau vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989. Bruxelles cũng không công nhận Trung Quốc là một nền kinh tế thị trường. Cuối cùng thì trước mắt châu Âu cũng chưa đồng ý để đơn vị tiền tệ Trung Quốc tham gia vào rổ tiền tệ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF với lý do là châu Âu và Hoa Kỳ lo ngại việc mở rộng quyền rút vốn đặc biệt của IMF cho Trung Quốc thì sẽ làm suy yếu vị thế của đồng đô la và qua đó làm giảm ảnh hưởng của cả châu Âu lẫn Hoa Kỳ trên bàn cờ tài chính quốc tế.
Theo Reuters, một nhà ngoại giao châu Âu xin được giấu tên, đã rất bực mình về những mặc cả của Trung Quốc và quan chức này tuyên bố rằng khối euro không bắt buộc phải năn nỉ Bắc Kinh tài trợ. Chỉ cần quyết tâm về mặt chính trị là khu vực đồng euro có thể vượt qua cuộc khủng hoảng hiện nay.
Nhìn từ Bắc Kinh, thất bại trong các cuộc thương thuyết với phía châu Âu có thể khiến Trung Quốc nản chí. Chính quyền không muốn dư luận Trung Quốc cho rằng Bắc Kinh mền yếu trước áp lực của phương Tây ».
3. Bắc Kinh trong cuộc đào thoát vòng vây chiến lược Mỹ
Từ đầu thế kỉ XXI, khi thế lực của Trung Quốc tăng lên rõ rệt, Mỹ đã nhanh chóng thiết lập vòng vây chiến lược nhằm vào quốc gia đông dân nhất thế giới. Và tất nhiên, Bắc Kinh không ngồi yên nhìn mình bị bao vây.
Từ năm 2000, cùng với việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), lo ngại về "mối đe doạ từ Trung Quốc" tăng lên; Mỹ đã thiết lập vòng vây chiến lược nhằm vào Trung Quốc từ ba phía: đông, tây và nam. Trung Quốc cũng áp dụng nhiều biện pháp ứng phó với vòng vây chiến lược của Mỹ từ những phía này.
Tuy nhiên, hiệu quả tại mỗi phía có sự khác biệt.
a. Khu vực Đông Bắc Á
Tại khu vực Đông Bắc Á, Hàn Quốc và Nhật Bản là quốc gia đồng minh của Mỹ, còn Triều Tiên luôn giữ thái độ chống Mỹ. Do đó, nếu Triều Tiên không đứng về phía Mỹ, vòng vây Trung Quốc của Mỹ tại khu vực Đông Bắc Á về cơ bản khó lòng siết chặt.
Trước đây, Mỹ từng liệt Triều Tiên vào quốc gia “trục ma quỷ”, Triều Tiên cũng coi phát triển vũ khí hạt nhân là át chủ bài để đạt được nhiều lợi ích hơn nữa. Do đó, từ năm 2000, quan hệ Triều Tiên và Mỹ không có bước phát triển mới.
Vì vậy, với cả Mỹ và Trung Quốc, khu vực Đông Bắc Á về cơ bản là cố định, khó có xu hướng mở rộng.
b. Khu vực Đông Nam Á
Đông Nam Á là khu vực quan trọng trong đầu tư nước ngoài của Mỹ. Lợi nhuận trong đầu tư của Mỹ tại các nước Đông Nam Á cao hơn rất nhiều so với lợi nhuận bình quân hằng năm của các doanh nghiệp Mỹ tại nước ngoài. Ngoài ra, khu vực Đông Nam Á nằm ở tuyến đường quan trọng trong tuyến đường hàng hải quốc tế, tất cả tàu thuyền đi qua Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương đều phải đi qua vùng biển Đông Nam Á. Do đó, Washington phải đảm bảo quyền kiểm soát đối với khu vực Đông Nam Á.
Mỹ đã áp dụng 3 biện pháp đối với khu vực Đông Nam Á:
Thứ nhất, duy trì sự hiện diện quân sự của Mỹ tại khu vực tiền duyên, phát huy vai trò lãnh đạo trong an ninh tại khu vực với hậu thuẫn là sức mạnh quân sự .
Thứ hai , thông qua hợp tác phòng vệ dưới nhiều hình thức khác nhau, củng cố và tăng cường sự hiện diện quân sự đối với các quốc gia đồng minh truyền thống, mở rộng hơn nữa quan hệ quân sự với các nước phi đồng minh.
Thứ ba, thiết lập cơ chế an ninh đa phương lấy Mỹ làm trung tâm để bổ sung cho quan hệ song phương giữa Mỹ với các nước đồng minh.
Nhằm "hãm chân" Mỹ tại khu vực này, Trung Quốc cũng đã đưa ra không ít đối sách:
Thứ nhất, phá vỡ thế lưỡng nan an ninh, cao giọng về "môi trường xung quanh hoà bình, ổn định". Tháng 7/2003, phát biểu tại Hội nghị cấp cao Thương mại và đầu tư ASEAN, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đưa ra lời giải thích rõ hơn về chính sách ngoại giao láng giềng mà Trung Quốc nhất quán theo đuổi, đưa ra chủ trương “mục lân”, "an lân” và “phú lân” (thân thiện với láng giềng, ổn định với láng giềng và cùng làm giàu với láng giềng).
Thứ hai, tìm cách xoá bỏ hiệu ứng bất lợi của "thuyết mối đe doạ Trung Quốc" trên bình diện địa văn hoá. Nói một cách công bằng, trong giai đoạn khủng hoảng tiền tệ tại Châu Á vào năm 1997, việc Trung Quốc khăng khăng giữ giá đồng Nhân dân tệ đã có tác động tích cực, tránh khủng hoảng trong khu vực trở nên tồi tệ hơn.
Kết quả của cuộc tranh giành quyền lực giữa hai nước Trung – Mỹ tại khu vực Đông Nam Á là trong giai đoạn này, Mỹ không thiết lập quan hệ đồng minh quân sự với các quốc gia mới tại Đông Nam Á. Đồng minh của Mỹ vẫn là Philippines và Thái Lan. Tuy nhiên, Singapore đã trở thành quốc gia gần như đồng minh của Mỹ, Mỹ cũng đồng thời khôi phục quan hệ hữu hảo với các nước trong khu vực như Indonesia, Việt Nam.
Trong khi vòng vây Trung Quốc của Mỹ tại khu vực Đông Nam Á có xu hướng mở rộng, thì chính sách của Trung Quốc đối với Mỹ bị giới phê bình trong nước của họ đánh giá là không có hiệu quả rõ rệt.
c. Khu vực Nam Á
Quốc gia có ảnh hưởng lớn nhất tại khu vực Nam Á là Ấn Độ. Sau chuyến thăm lẫn nhau của Thủ tướng hai nước Trung - Ấn vào năm 1988, quan hệ hai nước đã đi đến bình thường hoá. Đến năm 2005, hai nước đã thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược hoà bình và phồn vinh Trung - Ấn, hơn nữa đã xác lập hàng loạt đồng thuận về mở rộng toàn diện hợp tác hữu nghị giữa hai nước trên các lĩnh vực.
Nhưng song song với đó, quan hệ Ấn - Mỹ cũng phát triển đi vào chiều sâu. Từ năm 2001, quan hệ Mỹ - Ấn nhanh chóng ấm lên. Tháng 3/2005, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ Condoleezza Rice chọn Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến thăm Châu Á. Cũng trong thời gian này, New Delhi công khai tuyên bố Mỹ sẽ giúp Ấn Độ trở thành nước lớn trên thế giới trong thế kỉ XXI.
Tháng 6 năm đó, trong chuyến thăm Mỹ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ Pranab Mukherjee kí văn kiện hợp tác quân sự thu hút sự chú ý của mọi người - Văn kiện khung mới về hợp tác quốc phòng Mỹ - Ấn với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld. Theo văn kiện này, Mỹ dành cho Ấn Độ hàng loạt những ưu đãi của quốc gia gần như đồng minh: cùng sản xuất vũ khí tiên tiến, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực phòng ngự tên lửa, dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu kĩ thuật quân sự nhạy cảm đối với Ấn Độ...
Xét ở tầng sâu, Mỹ thân với Ấn Độ hơn Trung Quốc. Ấn Độ có được những ưu đãi của quốc gia gần như đồng minh về vũ khí quân sự; trong khi đó, quan hệ Trung - Ấn lại chưa bước vào lĩnh vực hợp tác quân sự ở tầng sâu. Hơn nữa, quan hệ hữu hảo giữa Mỹ - Ấn được thiết lập trên tiền đề Mỹ giúp đỡ Ấn Độ phòng ngừa Trung Quốc. Do đó, Trung Quốc không bằng Mỹ trong việc lôi kéo Ấn Độ, thiết tưởng cũng là điều tất yếu.
Một ví dụ rõ rệt nữa cho thấy sự chuyển hướng của 2 nước lớn ở Nam Á là quan hệ với Pakistan - một đồng minh chiến lược truyền thống của Mỹ trong khu vực này. Tranh thủ sự "hờn dỗi" của Pakistan trong vụ Mỹ tự ý tiêu diệt Bin Laden trên lãnh thổ nước này làm bộc phát những mâu thuẫn tiềm ẩn giữa 2 nước, Trung Quốc đã nhanh tay có hàng loạt động thái thắt chặt thêm quan hệ với quốc gia này thông qua các hoạt động hợp tác, viện trợ.
Theo New York Times, Pakistan là quốc gia có quan hệ chặt chẽ về quân sự với Trung Quốc, hiện có một lượng lớn kỹ sư quân sự Trung Quốc làm việc tại các căn cứ quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Pakistan. Các quan chức Pakistan thậm chí còn đồng ý việc Hải quân Trung Quốc đặt căn cứ của mình tại bờ biển Pakistan.
d. Khu vực Trung Á
Thuyết địa chính trị của Mackinder coi Trung Á là trái tim của đại lục Á - Âu: “Ai chiếm được trung tâm đại lục Á - Âu sẽ chỉ huy được quần đảo Thế giới, ai chỉ huy được quần đảo Thế giới sẽ thống trị cả thế giới”.
Mỹ tất nhiên không bỏ qua Trung Á, vùng đất vừa giàu tài nguyên vừa có vị trí chiến lược. Từ năm 1995, Mỹ và NATO lần lượt tổ chức tập trận chung với Ấn Độ. Đồng thời, Mỹ cung cấp gói viện trợ quân sự trực tiếp trên 30 triệu USD cho quân đội 3 nước Kazakhstan, Kyrgyzstan, Uzbekistan.
Sau Sự kiện 11/9, Mỹ nhân cơ hội tấn công Afghanistan, áp dụng nhiều biện pháp đã có được cơ hội đóng quân lâu dài tại Trung Á. Các quốc gia như Kyrgyzstan, Uzbekistan, Kazakhstan, Tajikistan lần lượt kí thoả thuận mở rộng không phận và cung cấp sân bay quân dụng với Mỹ, tạo không gian cho sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Trung Á.
Trong khi đó, Trung Quốc cũng coi Trung Á là khu vực quan trọng cần mở rộng ảnh hưởng. Còn hình thức thực hiện mục tiêu này lại là Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (ШОС) do Trung Quốc chủ xướng dưới ngọn cờ bảo vệ an ninh quốc gia thông qua hợp tác chống khủng bố.
Từ kết quả cuộc tranh giành quyền lực giữa hai nước Trung – Mỹ tại khu vực Trung Á, có thể thấy, Trung Quốc buộc lòng phải thừa nhận sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Trung Á. Trên thực tế, vòng vây quân sự của Mỹ đối với Trung Quốc đã mở rộng.
Một cách tổng quát, dù liên tiếp có những động thái trên nhiều phương diện, Trung Quốc vẫn chưa thu được kết quả khả dĩ làm hài lòng giới phê bình và thoả mãn tham vọng của cầm quyền trong việc mở rộng ảnh hưởng, ứng phó với vòng vây chiến lược của Mỹ.
4. Nền kinh tế Trung Quốc đang đứng bên bờ sụp đổ
Các nhà kinh tế học Trung Quốc cho hay nền kinh tế Trung Quốc đang đi trên một con đường nguy hiểm và sẽ sớm phải trải qua một cuộc khủng hoảng còn nghiêm trọng hơn cả khủng hoảng nợ của châu Âu.
Kể từ khi chính phủ Trung Quốc tiến hành triển khai một loạt các chính sách "thắt chặt" nhằm kìm hãm thị trường bất động sản, giá cả nhà ở trong cả nước đều đã và đang giảm đáng kể. Trong khi đó, doanh thu từ việc bán đất – nguồn thu chính của các chính quyền địa phương – cũng đã giảm rõ rệt.
Vào cuối tháng 10, một số doanh nghiệp nhà đất Thượng Hải đã bất ngờ giảm từ 20 đến 40% giá nhà ở trong những khu xây dựng mới. Ngay sau đó, việc giảm giá này cũng lan rộng đến Bắc Kinh, Hàng Châu và Ninh Ba ở tỉnh Chiết Giang và Nam Kinh ở tỉnh Giang Tô. Những người mới mua nhà gần đây, thấy mình không may mắn vì những đầu tư của họ đột ngột bị mất giá, đã tổ chức kháng nghị đòi trả lại tiền.
Chấm dứt những khoản lợi nhuận khổng lồ
Một nhà phân tích làm việc tại Trung tâm nghiên cứu bất động sản Centaline Trung Quốc ở Thượng Hải đã chia sẻ với tờ Thời báo Đại Kỷ Nguyên rằng: "Việc giảm giá ở Thượng Hải mới chỉ là sự khởi đầu, thời gian tồi tệ nhất sẽ là mùa xuân năm tới." Ông còn cho biết thêm rằng đến thập kỷ tới, thời kì của lợi nhuận khổng lồ của bất động sản sẽ không còn nữa.
Trong những sự kiện khác gần đây, nhà kinh tế học Xie Guozhong đã khẳng định rằng "Nếu Trung Quốc tiếp tục áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt này, nhiều doanh nghiệp bất động sản sẽ bị phá sản" và "việc giảm 50% giá trị bất động sản trong tương lai sẽ là một quy chuẩn ở Trung Quốc."
Ông Xie cho biết, lượng dư thừa lớn số nhà ở chưa bán được sẽ chỉ có thể được thị trường tiêu thụ khi giá cả giảm xuống đến mức mà những người mua nhà lần đầu tiên có thể chi trả được, điều đó có nghĩa là sẽ giảm giá đáng kể.
Hạ nhiệt thị trường đất đai
Trên khắp Trung Quốc, việc bán đất của chính phủ cũng đã được hạ nhiệt và do đó, thu nhập của chính quyền địa phương từ việc bán đất đã giảm đột ngột. Thành phố Chu Hải ở tỉnh Quảng Đông là một ví dụ.
Theo tờ Southern Metropolis Daily (Nhật báo Đô thị phương Nam), những dữ liệu do Sở tài chính thành phố Chu Hải đưa ra đã cho thấy rằng phí chuyển nhượng đất đai trong 3 quý đầu tiên của năm nay đã giảm một cách đáng kể. Trước đó, ước tính đạt được 8,8 tỷ nhân dân tệ (1,4 tỷ đô la Mỹ), Sở tài chính đã điều chỉnh xuống còn 5 tỷ nhân dân tệ (788,65 triệu đô la Mỹ) tức là giảm 3 tỷ nhân dân tệ (473,2 triệu đô la Mỹ)
Theo một phân tích khác của tờ báo First Financial Daily, doanh thu từ việc bán đất ở thành phố Chu Hải trong 10 tháng đầu năm 2010 đạt 20,39 tỷ nhân dân tệ (3,22 tỷ đô la Mỹ), chiếm 24% GDP của thành phố và tăng 14 lần so với năm trước. Trái lại, doanh thu đất đai trong 10 tháng đầu năm 2011 chỉ vừa bằng một nửa con số đó.
Ngày 1 tháng 11, thành phố này đã bắt đầu triển khai một hạn chế mới trong việc mua bán và giá cả nhà ở. Rất nhiều doanh nghiệp cho rằng đây chính là ngòi kích hoạt cho một làn sóng giảm giá bất động sản mới.
Khủng hoảng tài chính sắp xảy ra
Ông Cheng Xiaonong, nhà kinh tế học làm việc tại trụ sở ở Hoa Kỳ chia sẻ với thời báo Đại Kỷ Nguyên rằng giá nhà ở giảm 30% trong một thời gian ngắn chính là dấu hiệu cho thấy khủng hoảng tài chính sắp tấn công Trung Quốc.
Ông Cheng cho biết: "Khi bong bóng nhà đất nổ tung và những nhà phát triển phá sản, các ngân hàng sẽ phải vật lộn với lãi suất mặc định cao và những món nợ xấu, gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính trong cả hệ thống ngân hàng."
Ông Cheng cho hay trong vòng 1 năm tới, Trung Quốc sẽ phải trải qua một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng hơn cả cuộc khủng hoảng nợ châu Âu. Ông nói: "Thực ra thì một cuộc khủng hoảng tài chính đã nổ ra ở Trung Quốc rồi".
Ông Chen Zhifei, giáo sư kinh tế của trường Đại học thành phố New York chia sẻ với Đài truyền hình Tân Đường Nhân rằng việc giảm nhanh chóng cả giá nhà ở và đất đai sẽ dẫn đến doanh thu bán đất của chính quyền địa phương giảm đi rõ rệt và các chính quyền địa phương sẽ bù phần thiếu hụt ấy bằng việc đánh thuế.
Ông Cheng nói rằng việc đánh thuế như vậy sẽ dẫn đến các cuộc biểu tình lớn và bất ổn xã hội như chúng ta đã được chứng kiến gần đây ở Hồ Châu, tỉnh Chiết Giang ở miền Đông Trung Quốc nơi diễn ra một cuộc biểu tình lớn chống thuế thu hút sự chú ý của toàn thế giới.
Nhà kinh tế học và cũng là một tác giả, He Qinglian đã nói với tờ Thời báo Đại Kỷ Nguyên rằng bong bóng bất động sản Trung Quốc lẽ ra đã nổ tung từ năm 2008. Nhưng khi đó, chính quyền Trung Quốc đã đưa ra gói kích cầu giá trị 4 nghìn tỷ nhân dân tệ (630,93 tỷ đô la Mỹ) để cứu lấy nền kinh tế và một nửa số tiền đó dành cho thị trường bất động sản và các lĩnh vực liên quan, nhờ đó đã trì hoãn thời gian nổ tung của bong bóng bất động sản này.
Bà He nói: "Việc bong bóng nổ tung vào thời điểm hiện tại, thiệt hại do nó gây ra và tác động tiêu cực của nó đối với nền kinh tế Trung Quốc làm cho chính quyền Trung Quốc gặp khó khăn hơn nhiều khi giải quyết bây giờ."
Bà He cho hay vụ nổ bong bóng này cũng đem đến cho nền kinh tế Trung Quốc một cơ hội để điều chỉnh cơ cấu kinh tế và các chính quyền địa phương nên thắt lưng buộc bụng kể từ khi doanh thu bán đất giảm sút.
Bà nói thêm "tuy nhiên, họ sẽ tăng thuế để tăng thu nhập của họ, và nền kinh tế Trung Quốc do đó sẽ chẳng bao giờ đi đúng đường".
Bà He nói rằng sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc chỉ là một sự thịnh vượng giả tạo với cái giá phải trả là sự hủy hoại môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Là công xưởng của thế giới, Trung Quôc không hề có những sản phẩm mang nhãn hiệu của riêng mình. Thêm vào đó, Trung Quốc lại phụ thuộc nặng nề vào các mặt hàng xuất khẩu phục vụ cho nhu cầu năng lượng và có rất ít tài nguyên thiên nhiên để có thể xuất khẩu ngoại trừ những kim loại đất hiếm. Hơn nữa, với dân số nông dân đông nhất trên thế giới, Trung Quốc lại không thể duy trì tự cung tự cấp trong sản xuất lương thực.
Về một số ý kiến của các nhà kinh tế cho rằng thị trường bất động sản sụp đổ sẽ dẫn đến nền kinh tế Trung Quốc "hạ cánh bắt buộc", bà He cho biết: "Nền kinh tế Trung Quốc chưa bao giờ cất cánh, do đó sẽ chẳng có chuyện gì gọi là hạ cánh cả. Quả thật vậy, nền kinh tế Trung Quốc giống như một con tàu siêu tốc không thể điều khiển được nữa và nó có thể trật bánh bất cứ lúc nào".

(Theo The Epoch Times)

Thứ Ba, 15 tháng 11, 2011

Kinh tế Việt Nam

1. “Sóng ngầm” thị trường tiền tệ
Trước tình thế khó khăn thanh khoản, một số NHTM không chỉ “liều mạng” vượt trần lãi suất huy động tiền đồng mà còn áp dụng nhiều “chiêu” kỹ thuật mới để giải quyết thanh khoản trước mắt.
Dòng vốn huy động tiền đồng của hệ thống NHTM vẫn sụt giảm mạnh dù thị trường vàng đã có dấu hiệu hạ nhiệt.
Vốn đã khan lại không thông
Chị Thanh Vân ở quận Tân Bình, TPHCM, cho biết cuối tuần qua một nhân viên của NH V. có hội sở chính ở Hà Nội đã gọi điện mời chào gửi tiền với lãi suất cao.
Theo đó, nếu gửi 1 tỷ đồng trở lên có thể thỏa thuận lãi suất lên đến 18%/năm, trên sổ tiết kiệm vẫn ghi 14%/năm nhưng NH trả trước tiền mặt 4%, còn lại lãi suất 14%/năm sẽ trả vào ngày đáo hạn sổ tiết kiệm.
Chị V. từng là khách hàng tiền gửi của NH này nên dựa vào danh sách khách hàng cũ nhân viên NH liên hệ để mời chào.
Thực tế không chỉ NH V., một số NHTM nhỏ ở TPHCM cũng đang chạy đua hút vốn cuối năm thông qua hàng loạt chương trình khuyến mại, mang lại cơ hội trúng thưởng khá cao cho người gửi tiền số lượng lớn.
Dù các NHTM này đều cho rằng cộng dồn lãi suất và khuyến mại họ không vượt trần, nhưng với cơ cấu các giải thưởng đa dạng khó có thể xác định được mức lãi suất thực khách hàng nhận được.
Theo Trưởng phòng nguồn vốn một NH nhỏ, dù biết rằng lách lãi suất đang bị NHNN cấm và sẽ xử lý mạnh tay, nhưng trong tình thế thanh khoản căng thẳng hiện nay NH cũng phải “đánh quả” liều trên thị trường tiền gửi.
Cuối tuần qua, NHNN cho biết tổng số tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng đến ngày 20-10 ước giảm 0,74% so với tháng trước. Trong đó tiền gửi VNĐ giảm 1,29%, tiền gửi ngoại tệ tăng 1,73%.

điều này cho thấy dòng vốn tiền đồng đang thực sự căng thẳng. Một lãnh đạo NH cho biết cuối năm nhu cầu vốn vay tiền đồng rất cao nhưng NH phải ngừng cho vay vì vốn huy động sụt giảm. Hiện nay, vay liên NH kỳ hạn 1 tháng ít nhất 25%/năm, nếu cho vay ra nền kinh tế lãi suất ít nhất 27-28%/năm.
Như vậy, cửa vay lãi suất rẻ cuối năm không thể có. Mặc dù lạm phát giảm nhưng lãi suất cho vay không thể giảm vì dòng vốn đã khan lại không thông. Bởi thị trường liên NH hiện nay không khác nào bị “cô lập”, chủ yếu dành cho một số NHTM lớn và NHTM bậc trung vay. Điều này làm cho các NHTM nhỏ đã thiếu vốn càng thiếu hơn.

“Diễn biến thị trường liên NH thời gian qua có thể không như mong muốn của NHNN. Nhưng người nhịn đói 1-2 ngày thì được, nếu nhịn quá lâu thì sẽ bệnh nặng. NHTM nhỏ thời điểm này cũng vậy, nếu để quá lâu mà không can thiệp kịp thời, rủi ro thanh khoản càng lớn. Lúc đó NHNN sẽ phải tốn nhiều vốn hơn để can thiệp” - vị lãnh đạo này nói.
Khát VNĐ vòng qua vàng
Hiện nay, huy động chứng chỉ vàng kỳ hạn ngắn dưới 1 năm không phải xin phép NHNN, nhưng đến ngày 1-5-2012 các NHTM sẽ phải dừng huy động hình thức này. Tuy nhiên, nhiều NHTM vẫn huy động chứng chỉ vàng kỳ hạn 364 ngày, thay vì 1 năm là 365 ngày.

Đặc biệt gần đây lãi suất huy động vàng một số NHTM tiếp tục khá nóng, 2,7-3,2%/năm. Nếu tính luôn các chương trình khuyến mại, lãi suất chứng chỉ vàng lên đến 3,5-4%/năm.
Như vậy từ đầu tháng 11 đến nay các NH đã tăng lãi suất huy động vàng thêm 0,5-1,5%/năm so với trong tháng 10. Theo Thông tư 11 của NHNN, các NHTM huy động chứng chỉ vàng để giải quyết trạng thái vàng do lượng vàng đã cho vay chưa thu hồi hết. Siết mạnh trần lãi suất huy động VNĐ, trong khi các NHTM lại tăng lãi suất huy động vàng đã vô tình kích thích người dân đổ tiền mua vàng cuối năm, vừa đảm bảo đồng vốn không bị mất giá vừa hưởng lãi suất cao. Điều này đi ngược với mục tiêu hạn chế người dân đầu cơ và cất giữ vàng. Chưa kể, nếu các NHTM sử dụng vàng để xử lý thanh khoản có nguy cơ rủi ro nếu giá vàng thế giới biến động tăng cao.

Chuyên gia ĐINH THẾ HIỂN
Nhưng thực tế tại nhiều NHTM vàng đang là “cứu tinh” thanh khoản VNĐ. Theo đó, vay vốn VNĐ trên thị trường liên NH có vàng thế chấp, các NHTM nhỏ sẽ được vay 90-95% quy theo giá vàng tại thời điểm vay.
Nhiều NHTM tính toán chịu lãi suất vàng 3-4%/năm nhưng NHTM có thể chủ động giải quyết được thanh khoản trước mắt. Thậm chí, có NH nhỏ sẵn sàng bán đứt vàng huy động cho 7 NHTM được bán vàng bình ổn khi thiếu vốn tiền đồng.
Theo số liệu của NHNN chi nhánh TPHCM, tín dụng vàng tính đến cuối tháng 9-2011 hơn 800.000 lượng vàng, tương đương với dư nợ trên 35.000 tỷ đồng.
Trong khi số vốn vàng huy động cùng thời điểm này trên 96 tấn, tương đương 110.000 tỷ đồng. Điều này cho thấy ngoài vàng tồn quỹ (giữ hộ), với số vốn vàng huy động trên các NHTM đủ khả năng giải quyết thanh khoản tín dụng vàng từ nay đến tháng 5-2012.
Nhưng nhìn tổng thể từ các số liệu huy động vốn của cả hệ thống, có thể thấy sự chuyển dịch từ VNĐ sang USD và vàng khi trần lãi suất huy động VNĐ bị siết. Nguy cơ này có khả năng tiếp diễn đến cuối năm khi lãi suất vàng tăng nóng.
Hiện tại, NHNN vẫn chưa áp một mức trần nào với chứng chỉ huy động vàng ngắn hạn. Nhưng theo nguồn tin của ĐTTC, tới đây NHNN sẽ thanh tra những NHTM nào đẩy lãi suất huy động vàng lên quá nóng và bán vàng trái quy định.
Bởi theo quy định của NHNN, tín dụng vàng từ đầu năm đến nay ở các NHTM không được phát sinh mới mà chủ yếu là xử lý những khoản nợ cũ.
2. Vốn 'ngoại' lạnh nhạt với BĐS Việt Nam
Xếp cuối bảng trong thu hút đầu tư
Đói vốn do ngân hàng siết mạnh tín dụng đã trở thành nỗi ám ảnh lớn nhất của thị trường bất động sản (BĐS) năm 2011. Như là một hệ quả tất yếu của quãng thời gian tăng trưởng nóng, nặng tính đầu cơ, "ăn xổi", càng về các tháng cuối năm, khi nguồn tín dụng cho vay đối với BĐS càng cạn kiệt, cũng là lúc xuất hiện những câu chuyện chưa từng có tiền lệ.
Chưa đến mức có nhà buôn phải "nhảy lầu" như một dự báo đen tối, nhưng thị trường đã chứng kiến các vụ vỡ nợ hàng trăm tỷ đồng của nhiều đại gia buôn đất máu mặt tại Hà Nội; kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm bết bát, thua lỗ của hàng loạt tập đoàn, doanh nghiệp xây dựng, kinh doanh BĐS, rồi trào lưu bán tháo sản phẩm căn hộ để thu hồi vốn đáo hạn ngân hàng tại phía Nam.
Vai trò của một thị trường BĐS phát triển lành mạnh, bền vững có tác động đầu kéo quan trọng đối với cả nền kinh tế nên tìm vốn cho BĐS đã là chủ đề thu hút nhiều ý kiến, giải pháp. Khi mô hình các quỹ, các công cụ tài chính cho BĐS vẫn đang được tìm hướng khai thông thì trong tầm tay nhất, huy động vốn trong dân, huy động nguồn vốn nước ngoài ngay từ đầu đã được một số chuyên gia "mách nước".
Nếu như dòng tiền của các nhà đầu tư cá nhân vào BĐS đã khựng lại chờ đợi thì nguồn vốn đầu tư nước ngoài dành được nhiều kỳ vọng. Nhất là bối cảnh 3 năm sau khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng phát ở Mỹ, kinh tế, đặc biệt là tại các thị trường mới nổi châu Á đã hồi phục và đi lên nhanh chóng, hoạt động đầu tư, tìm kiếm lợi nhuận từ BĐS ngoài lãnh thổ cũng gia tăng.
Giữa bối cảnh đó, một kết quả khảo sát tâm lý của các nhà đầu tư BĐS quốc tế do Colliers International công bố hồi tháng 10/2011 cho thấy, mặc dù các nhà đầu tư BĐS châu Á được xếp vào diện thận trọng nhất thế giới ở mức độ chấp nhận rủi ro, song phần lớn họ lại bày tỏ sự lạc quan khi rót tiền của mình vào BĐS. Bằng chứng là con số 65% nhà đầu tư châu Á khi được hỏi dự định sẽ mở rộng danh mục đầu tư BĐS trong 6 tháng tới.
Các phân khúc hấp dẫn nhất được đề cập, không thấy có BĐS Việt Nam. Theo ông Piers Brunner - một CEO của hãng tư vấn tiếp thị này, các nhà đầu tư châu Á ưu tiên hàng đầu đó là BĐS văn phòng tại Bắc Kinh và Thượng Hải, tiếp đó là BĐS nhà ở và văn phòng tại Ấn Độ. Đứng thứ ba là BĐS công nghiệp tại Singapore và Trung Quốc.
BĐS Việt Nam luôn được đánh giá là thị trường còn non trẻ khi quy mô nhỏ bé, tiềm năng phát triển dài hạn dồi dào nhưng vốn FDI từ đầu năm vào BĐS đã giảm mạnh nhất trong 5 năm trở lại đây và sự lạnh nhạt hiện tại của dòng vốn "nóng", nguyên nhân có phải xuất phát từ chính sự kém thu hút của thị trường BĐS?
Mất điểm về lợi nhuận
Nói về sức thu hút của thị trường BĐS Việt Nam qua con mắt các nhà đầu tư nước ngoài, ông Đ.V.Q - một nhà tư vấn chiến lược đầu tư có lần chia sẻ quan sát, câu đầu tiên mà nhiều đối tác nước ngoài quan tâm tìm hiểu trước khi đầu tư vào thị trường là làm thế nào để chuyển được tiền ra khỏi Việt Nam sau thời gian kinh doanh. Tiếp đó mới tính đến mức lãi bao nhiêu.
Tuy nhiên, đáp ứng được mức lãi kỳ vọng của các nhà đầu tư trong bối cảnh kinh tế khó khăn, lạm phát gia tăng, tụt hạng tín dụng và tín nhiệm quốc gia dẫn đến chi phí vốn vay gia tăng, quả là bài toán hóc búa.
Vị này dẫn giải, trước đây khi chưa xảy ra vụ đổ vỡ của Tập đoàn Vinashin, trái phiếu Chính phủ bán ra nước ngoài là 7,5%; cách đây không lâu ngành công nghiệp Than và Khoáng sản phát hành trái phiếu quốc tế dự kiến tăng chí phí vay vốn của doanh nghiệp lên con số 11,5%. Điều này có nghĩa là nhà đầu tư chỉ cần ngồi ở nước sở tại, bỏ tiền cho vay cũng đã được hưởng mức lãi trên.
Còn nếu đến Việt Nam đầu tư, lợi nhuận kỳ vọng của họ phải cao hơn nữa. Cụ thể, với lạm phát lên đến 20%/năm hiện nay, cùng với chi phí huy động vốn vay quốc tế là 11,5%, thì mức lãi tài chính đơn thuần sau thuế, chưa kể tài chính vận hành tối thiểu phải đạt 31,5%/năm.
"Cái gì đầu tư kinh doanh theo mô hình công ty mà có mức lãi như vậy? - Chưa kể, ngoài khoản tiền khi mang vào Việt Nam đầu tư, họ phải vay thêm vốn với lãi suất cao trên 20% và các chi phí ngầm khác. Đó là lý do chúng ta khó thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong bối cảnh hiện nay" - ông Đ.V.Q phân tích.
Rủi ro cao
Không chỉ từ những yếu kém của nền kinh tế nói chung dẫn đến hạn chế trong việc thu hút dòng vốn nước ngoài, từ góc độ của một chuyên gia trong lĩnh vực đất đai, ông Đặng Hùng Võ cho rằng, nói đến đầu tư kinh doanh BĐS tức là nói đến việc đầu tư vào đất đai lâu dài.
Tuy nhiên do chính sách đất đai của chúng ta chưa rõ ràng, nhiều vấn đề quan trọng như giao đất, sử dụng lâu dài, chuyển nhượng đất ở của các nhà đầu tư bất động sản nước ngoài còn để ngỏ, hiện vẫn phải chờ kết quả sửa đổi Luật đất đai vào năm 2013 nên không tạo được động lực trong đầu tư.
Thêm vào đó, nguy cơ tham nhũng, khó khăn trong tiếp cận đất đai nhất là tại các đô thị lớn cũng khiến các nhà đầu tư dù rất muốn vào cũng phải trì hoãn, e ngại.
Bằng kinh nghiệm tư vấn, tiếp thị của mình, ông Richard Leech - Giám đốc điều hành của CBRE Việt Nam đã hơn một lần nhấn mạnh rằng, rào cản đối với các nhà đầu tư BĐS nước ngoài khi đến Việt Nam là: có được khu đất, vị trí tốt rất khó khăn.
Nhưng khi đã xác định được lô đất rồi thì các thủ tục hành chính, pháp lý, quy trình cũng rất gian lao vất vả, tốn nhiều thời gian như giải phóng mặt bằng, ra được giấy phép đầu tư, kinh doanh.
"Tất cả những điều đó chỉ có thể bù đắp được khi có một kỳ vọng rất cao là tỷ suất thu lợi trên đồng vốn đầu tư (ROI). Còn trường hợp chỉ số ROI đó không đủ cao và hấp dẫn thì đương nhiên họ sẽ tìm đến các thị trường dễ dàng hơn trong tiếp cận các dự án BĐS" - ông Rechard Leech nói.
Ghi nhận của giới tư vấn đầu tư cho thấy, một - hai tháng trở lại đây bắt đầu có một số tập đoàn, quỹ đầu tư của Mỹ và châu Á, bao gồm cả tên tuổi đáng chú ý, như JP Morgan Chase, đến Việt Nam để tìm hiểu cơ hội rót vốn, hợp tác kinh doanh, mua lại dự án. Nhưng động thái nói trên mới chỉ là bước đầu và cơ hội chỉ tập trung vào những dự án có tính pháp lý cao.
Nói như vậy cũng không nghĩa hết hy vọng. Đại diện của CBRE cho rằng, các nhà đầu tư BĐS nước ngoài mặc dù rất cẩn trọng với thị trường hiện tại nhưng những nhà đầu tư có chiến lược phát triển dài hạn tại Việt Nam thì vẫn không ngừng quan tâm đến những tiến triển của thị trường cũng như của nền kinh tế.
Đơn cử trong lĩnh vực mặt bằng bán lẻ hiện đại thì hiện ghi nhận rất nhiều nhà bán lẻ, đầu tư BDS nước ngoài có nhiều quan tâm, tò mò muốn biết tiềm năng phát triển của thị trường này.
Theo ông Rechard Leech, với sự tò mò tìm hiểu ấy, một số họ đang và sẽ tiến hành những hoạt động đầu tư không trực tiếp thông qua các quỹ của Việt Nam hoặc đầu tư qua kết hợp liên doanh với các đối tác trong nước. Sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài cũng có thể từ bước bắt đầu phát triển của một dự án hay cũng có thể ở giai đoạn sau khi dự án đang triển khai.