Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2011

Hợp tác quân sự Nga-Việt còn trên cả đối tác chiến lược

Trung tâm phân tích mua bán vũ khí TSAMTO của Nga nhận định, hợp tác quân sự giữa Việt Nam và Nga ở trên mức đối tác chiến lược. Và sự kiện chuyển giao tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 thứ 2 cho Việt Nam là một cột mốc quan trọng trong khuôn khổ chương trình hợp tác kỹ thuật quân sự tầm đối tác chiến lược giữa hainước.
Đầu tháng 5/2011 vừa rồi, Hải quân Nhân Dân Việt Nam đã tổ chức tiếp nhận chiếc tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 đầu tiên. Hợp đồng đóng mới tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 đã được ký kết vào năm 2006, tàu được khởi đóng vào năm 2007. Theo số liệu của TSAMTO giá trị hợp đồng khoảng 350 triệu USD.
Tàu được thiết kế với khả năng tàng hình nhẹ, trang bị hệ thống phòng không phức tạp Palma-SU với hệ thống dẫn hướng quang-điện tử. Hệ thống tên lửa chống hạm Kh-35 Uran E. Vũ khí khác bao gồm, pháo hạm cải tiến AK-176M 76mm, hai pháo bắn siêu nhanh AK-630M 30mm, ống phóng ngư lôi kép 533mm.
Đặc biệt, tàu hộ tống tên lửa Gepard thứ 2 đã được cải tiến hiệu suất của động cơ, tốc độ trung bình của tàu vượt quá 21 hải lý/giờ thay vì 18 hải lý/giờ như ban đầu, tốc độ tối đa đạt 28 hải lý/giờ.
Tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 có thể thực hiện một loạt các nhiệm vụ khác nhau, tuần tra, hộ tống, tìm kiếm, phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu mặt nước, phòng khôngvà tàu ngầm. Tàu có khả năng hoạt động độc lập hoặc tác chiến biên đội, tàu có khả năng hoạt động liên tục 20 ngày trên biển. Nội thất của tàu đã được cải tiến rất nhiều để tăng độ tiện nghi cho thủy thủ đoàn.
Phía Việt Nam đã bày tỏ ý định đóng mới thêm 2 chiếc nữa theo giấy phép từ phía Nga tại một nhà máy đóng tàu của Việt Nam, tuy nhiên đề nghị này chưa thực hiện được. Hiện tại Nga là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Việt Nam, hợp tác trong các lĩnh vực kỹ thuật quân sự giữa hai nước sẽ được mở rộng hơn nữa trong thời gian tới.
Trước đó, Việt Nam cũng đã hoàn thành việc mua giấy phép đóng mới tàu tuần tra tên lửa Project 1241.8. Điều kiện để đóng tàu tuần tra tên lửa này tại Việt Nam đã hoàn tất vào năm 2006. Năm 2010, việc giải quyết một phần của giấy phép để đóng mới 10 tàu tuần tra tên lửa đã bắt đầu. Dự kiến công việc đóng mới 10 tàu tuần tra tên lửa Project 1241.8 sẽ được hoàn thành vào năm 2016.
Ngoài ra, phía Việt Nam cũng đã hoàn thành việc ký kết hợp đồng mua 10-12 tàu tuần tra cao tốc Project 10412. công việc đang được tiến hành tại nhà máy đóng tàu Almaz ở St Petersburg. Tàu tuần tra Project 10412 có khả năng đạt tốc độ tới 30 hải lý/giờ.
Cùng với đó, Việt Nam cũng đã trở thành khách hàng nước ngoài đầu tiên của hệ thống phòng thủ bờ biển di động K-300P Bastion. Bên cạnh đó Việt Nam cũng đang xúc tiến các hoạt động đểký kết một thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật trong sản xuất tên lửa chống tàu Yakhont.
Năm 2009, Việt Nam và Nga cũng đã ký kết hợp đồng lớn nhất từ trước đến nay về việc mua bán 6 tàu ngầm tấn công điện-diesel Kilo 636. Cùng với đó là hợp đồng xây dựng cơ sở hạ tầng hầu cần và dịch vụ kỹ thuật cho tàu ngầm tại Việt Nam.
Việt Nam hy vọng nhận được một khoản vay từ Nga để mua các thêm các tàu ngầm, tàu hậu cần, tàu cứu hộ và máy bay chiến đấu hải quân. Lực lượng tàu ngầm và hàng không hải quân sẽ là những cấu trúc mới trong cơ cấu lực lượng vũ trang Việt Nam.
Bên cạnh việc mua vũ khí mới,Việt Nam cũng đã ký kết hợp đồng mua hệ thống mô phỏng huấn luyện hải quân Laguna 1241RE dùng để huấn luyện chiến đấu cho tàu tuần tra tên lửa Project 1241.8. Hệ thống mô phỏng huấn luyện Laguna-11661cho tàu hộ tống tên lửa Gepard.
Ngoài hải quân, không quân Việt Nam cũng đang được hiện đại hóa sâu rộng với các hợp đồng mua máy bay và hệ thống phòng không mới từ Nga. Việt Nam và Nga cũng đang xúc tiến các hoạt động để ký kết hợp đồng nâng cấp các hệ thống phòng không được Liên Xô chuyển giao trước đây.TSAMTO nhận định, khối lượng công việc các hợp đồng mua bán vũ khí hải quân của Việt Nam gần tương đương với sự giúp đỡ mà Nga dành cho Hải quân Ấn Độ.

Thứ Năm, 26 tháng 5, 2011

Có chăng mối liên hệ...

1. Bất ổn tại Trung đông và bắc phi nơi mà nước đông dân đổ tiền vào để mua dầu và nguyên liệu đem về nước?
2. Tổng thống Mỹ thăm Anh và có bài phát biểu TG đã đến thời của Mỹ và châu âu ....(ám chỉ nước đông người chưa hẳn nắm quyền lãnh đạo TG)
3. Những vụ nổ gây bất ổn tại nước đông dân?
4................. ?

Ngân hàng tranh mua vàng

Dù đưa ra mức giá mua vàng cao hơn so với thị trường nhưng số vàng mà các ngân hàng mua được không mấy khả quan khi thông tin quản lý thị trường vàng vẫn còn mơ hồ.


Mua cao hơn thị trường 150.000 đồng/lượng

Sau khi Ngân hàng Nhà nước quy định ngưng huy động và cho vay vàng, một số ngân hàng (NH) triển khai chương trình mua vàng từ khách hàng với giá cao hơn từ 0,15% - 0,4% giá mua niêm yết trên thị trường. Có thể kể ra như NH TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) tung ra chương trình “Ưu đãi bán vàng gửi VND”, theo đó Eximbank mua vàng từ khách hàng cao hơn 100.000 đồng/lượng so với giá tại thời điểm niêm yết. NH TMCP Sài Gòn (SCB) cũng đưa ra chương trình với giá mua vàng cao hơn giá niêm yết 0,15%. NH TMCP Việt Á (VietABank) mua vàng với mức giá cao hơn từ 0,08 - 0,4% so với giá hiện tại đối với vàng đang gửi bán lại cho NH. Đối với khách hàng đem vàng vào NH bán lại thì mức mua sẽ cao hơn từ 0,05 - 0,35% so với giá niêm yết. Các NH đưa ra mức giá mua vàng cao hơn giá thị trường hiện tại với điều kiện khách hàng gửi lại tiền đồng thu được từ việc bán vàng này cho NH.


Ngày 25.5, giá vàng trong nước tiếp tục tăng thêm 120.000 đồng/lượng so với ngày 24.4. Giá mua vàng SJC ở mức 37,61 triệu - 37,62 triệu đồng/lượng. Giá bán vàng SJC ở mức 37,67 triệu - 37,69 triệu đồng/lượng. Với giá mua cao hơn từ 0,05% - 0,4% từ các NH, tương đương mức giá mua cao hơn mức giá hiện tại từ khoảng 19.000 - 150.000 đồng/lượng.

Vẫn khó mua

Bà Đinh Thị Thu Thảo - Phó tổng giám đốc Eximbank - cho biết sau 2 tuần triển khai chương trình, Eximbank đã mua được khoảng 1.000 lượng vàng từ khách hàng. Bên cạnh việc mua giá cao hơn giá thị trường, Eximbank còn triển khai giữ hộ vàng cho khách hàng. Thế nhưng số vàng mà khách hàng bán lại cho NH hay gửi dịch vụ giữ hộ là không nhiều so với lượng vàng gửi tiết kiệm của khách hàng đến kỳ rút vàng ra. Khách hàng có xu hướng rút vàng vẫn nhiều hơn. Có thể họ đem về giữ ở nhà hay gửi ở nơi có lãi suất cao hơn. Đại diện VietABank cũng cho hay dù đưa ra mức giá mua vàng cao hơn thị trường nhưng không phải khách hàng nào cũng bán vàng lại cho NH. Trước khi khách hàng bán vàng lại cho NH, khách hàng sẽ yêu cầu NH thương lượng lãi suất tiền gửi tiết kiệm tiền đồng cao. VietABank không đáp ứng được nên khách hàng chấp nhận đem vàng ra ngoài bán với giá thấp hơn rồi đem đến NH khác gửi tiết kiệm tiền đồng với lãi suất cao hơn. Bà Thảo cho biết: “Nếu khách hàng không chuyển hóa từ vàng sang tiền đồng để gửi vào NH thì NH sẽ bị hụt một nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng đến thanh khoản, chỉ số an toàn của NH. Chính vì vậy bằng cách này hay cách kia, NH cũng phải giữ được nguồn vốn liên quan đến vàng”. Tuy nhiên tâm lý những người đang giữ vàng hiện nay lo ngại sau này quy định “xóa kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do” ban hành thì liệu số vàng họ gửi ở NH theo hình thức tiết kiệm hay giữ hộ có được NH trả lại cho họ bằng vàng hay không. Bản thân các NH cũng không dám đảm bảo cho khách hàng vấn đề này nên vừa qua một lượng vàng không nhỏ đã không vào hệ thống NH. Không những thị trường vàng đang ngóng chờ các quy định quản lý thị trường vàng mà cả các NH cũng đang cần sự minh bạch thông tin này để không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ.

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2011

Nhiều người bán vàng nhẫn mua vàng miếng

1. Có dấu hiệu người dân chuyển từ vàng miếng 1 lượng sang miếng nhỏ hơn như 5 phân, 1 chỉ, 2 chỉ...để cất giữ do thanh khoản của vàng miếng cao hơn.
Theo Tuổi trẻ ngày 25/5, nhiều tiệm vàng cho biết sau khi thị trường xuất hiện thông tin về vàng nguyên liệu kém chất lượng, số người đi bán vàng nhẫn tăng vọt.
Tuy nhiên các tiệm vàng rất thận trọng, chỉ mua vàng nhẫn do tiệm mình sản xuất, nếu khác thương hiệu người bán phải chấp nhận để chủ tiệm vàng thử bằng cách đốt sản phẩm.
Việc các tiệm vàng thận trọng khi mua vàng nhẫn không chỉ gói gọn trong địa bàn TPHCM mà còn lan sang nhiều tỉnh thành lân cận như Lâm Đồng và một số tỉnh ĐBSCL.
Giá thu mua vàng nhẫn thường thấp hơn 40.000-50.000 đồng/chỉ so với giá bán.
Theo đại diện công ty SJC, có dấu hiệu cho thấy người dân quay lại mua vàng miếng. Hai tuần trở lại rất nhiều tiệm vàng tại các tỉnh đến Công ty SJC đổi các miếng vàng một lượng thành miếng vàng nhỏ như 5 phân, 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ, mỗi ngày vài trăm lượng. Người dân mua các miếng vàng nhỏ để cất giữ do tính thanh khoản của vàng miếng cao hơn lại an toàn hơn.
Sức mua các sản phẩm nữ trang cũng chậm hẳn, ngoài nguyên nhân vào mùa thấp điểm còn do lo ngại mua phải vàng kém chất lượng.
Theo Tuổi Trẻ
2. Vàng miếng có thể chỉ giao dịch một chiều
Quyền nắm giữ vàng miếng vẫn được pháp luật thừa nhận, tuy nhiên người dân chỉ có thể bán cho Ngân hàng Nhà nước hoặc các đầu mối do cơ quan này chỉ định, mà không được phép mua lại.
Ý tưởng giao dịch một chiều này đã được đưa vào dự thảo nghị định kinh doanh vàng miếng mà Ngân hàng Nhà nước đang hoàn tất, một nguồn tin thân cận với ban soạn thảo cho VnExpress.net biết.
Theo nguồn tin này, đối tượng cần quản lý và siết chặt chính là hoạt động kinh doanh vàng miếng tự do, chứ không phải vàng miếng. Nếu nghị định được thông qua với ý tưởng quản lý theo kiểu giao dịch một chiều nói trên, hoạt động kinh doanh vàng miếng sẽ dần bị thu hẹp và tiến tới ngừng hoàn toàn. Toàn bộ hệ thống dập đúc vàng miếng của doanh nghiệp hiện nay cũng không tồn tại. Thay vào đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ đứng ra mua vàng của người dân, doanh nghiệp, hoặc chỉ định đại lý hỗ trợ mình.
"Giá thu mua vàng sẽ được Ngân hàng Nhà nước ấn định theo giá quốc tế, đảm bảo lợi ích và công bằng cho người dân. Điều này đương nhiên phải thực hiện, nếu không người dân lại bán vàng ra bên ngoài, thậm chí xuất lậu và thị trường lại méo mó không thể quản lý được", nguồn tin trên nói.
Cũng theo nguồn tin này, ý tưởng quản lý vàng miếng nói trên sẽ được đưa ra bàn thảo trong cuộc họp gần nhất của Hội đồng Tư vấn Chính sách tiền tệ quốc gia. Vấn đề lớn nhất cần cân nhắc là lộ trình cũng như thời điểm bắt đầu thực hiện.
Chủ tịch Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI Đỗ Minh Phú cho rằng nên siết chặt tiến tới xóa bỏ kinh doanh vàng miếng tự do, bởi lâu nay, thị trường vàng miếng đang bị thả nổi. Hiện cả nước có khoảng 10.000 doanh nghiệp, cửa hàng và hộ kinh doanh vàng trên cả nước. Việc thành lập một doanh nghiệp hay một cửa hàng kinh doanh vàng rất đơn giản, chỉ cần đăng ký với Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp hoạt động mà không cần phải có thêm bất cứ giấy phép con nào. Và đây cũng không phải là một ngành kinh doanh có điều kiện.
"Để thị trường hoạt động một cách có tổ chức là rất nên, nhưng quản lý thế nào tổ chức thế nào cần cân nhắc vì còn ảnh hưởng nhiều tới thói quen tiêu dùng, đầu tư", ông Phú khuyến cáo.
Theo ông Phú, việc xây dựng nghị định quản lý phải đảm bảo làm sao để thị trường vàng vận hành đúng theo cơ chế thị trường, thu hút được lượng vàng lớn đang tồn tại trong dân. Theo ước tính của Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, lượng vàng trong dân hiện vào khoảng 300-400 tấn, tương đương 16-20 tỷ USD.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Vàng Agribank Nguyễn Thanh Trúc cũng tán đồng quan điểm này. Ông đề xuất Ngân hàng Nhà nước nên quản lý theo hướng gom lại các đầu mối nhập khẩu và kinh doanh trong nước.
Ông cho biết Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam (do ông là phó chủ tịch) chưa được tham gia ý kiến vào nghị định mà Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng. Tuy nhiên, sẽ khó thành hiện thực nếu quản lý hoạt động kinh doanh vàng miếng theo hướng Ngân hàng Nhà nước chỉ mua vào mà không bán ra.
"Vàng miếng là một kênh tích trữ tài sản được người dân Việt Nam ưa chuộng. Quản lý một chiều như vậy sẽ khuyến khích người dân mua vàng lậu, còn doanh nghiệp cũng sẽ tìm cách đối phó", ông Trúc lo ngại.
Với kinh nghiệm hàng chục năm nghiên cứu và kinh doanh vàng miếng, ông Trúc cho rằng chưa có nước nào trên thế giới quản lý vàng miếng kiểu như vậy. Thậm chí Trung Quốc hiện còn khuyến khích người dân tích trữ vàng. Số liệu mà ông Trúc có được từ nguồn Hội đồng Vàng Thế giới cho thấy, Ngân hàng Công thương Trung Quốc vừa qua đã tăng cường bán vàng miếng cho người dân, trung bình mỗi tuần 5 tấn, thậm chí có tuần cao nhất tới 15 tấn.
"Hiệp hội Kinh doanh Vàng rất mong muốn được góp ý kiến cho nghị định này. Và nếu được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, Hiệp hội sẵn sàng mời các chuyên gia giỏi của nước ngoài tư vấn về quản lý thị trường cũng như hoạt động kinh doanh vàng miếng", ông Trúc nói.
Việt Nam hiện có trên dưới 10 thương hiệu vàng miếng, trong đó chiếm thị phần lớn nhất là SJC của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn. Tại thị trường Hà Nội, người dân cũng chuộng loại vàng Bảo Tín Minh Châu. Ngoài ra còn có một số thương hiệu do các ngân hàng kết hợp với doanh nghiệp triển khai như vàng miếng 3 chữ A của Tổng công ty Vàng Agribank, SBJ hay PNJ...
Nếu ý tưởng giao dịch một chiều nói trên được thông qua, theo thời gian toàn bộ các thương hiệu vàng miếng này sẽ không còn tồn tại, hệ thống nhà xưởng dập đúc cũng sẽ không còn hoạt động. SJC với thị phần trên dưới 90% hiện nay sẽ là đơn vị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Ông Nguyễn Thành Long, Tổng giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) chia sẻ các doanh nghiệp rất mơ hồ về chủ trương cấm bán vàng miếng tự do. Ông Long cho biết SJC là doanh nghiệp cung cấp nguồn vàng miếng lớn nhất ra thị trường qua việc bán buôn, bán lẻ. Đồng thời cũng là doanh nghiệp gia công vàng cho rất nhiều đơn vị, nhất là các ngân hàng thương mại. Doanh số chính hằng năm của công ty đều từ 2 hoạt động này. Còn nữ trang chỉ chiếm khoảng 10% doanh thu, giám định và các dịch vụ khác cũng khoảng vài phần trăm.
"Vì vậy, nếu không sản xuất và kinh doanh vàng miếng nữa, doanh thu của công ty chắc chắn bị ảnh hưởng. Hiện tại, lượng giao dịch vàng miếng tại SJC đã bị sụt giảm 5-10%", ông nói.
Trong khi đó, bà Nguyễn Ngọc Quế Chi, Tổng giám đốc Công ty Sacombank-SBJ, cũng cho biết, vàng miếng SBJ thời gian gần đây mua bán sụt giảm hơn 50%, sau khi xuất hiện thông tin có thể cấm bán vàng miếng tự do.
Tổng công ty vàng Agribank cũng có thể thiệt hại hàng tỷ đồng nếu phải ngừng hoạt động hệ thống nhà xưởng sản xuất vàng miếng. Hai nhà máy dập đúc của tổng công ty ở TP HCM và Hà Nội với số vốn đầu tư ban đầu hàng triệu đôla, giờ mới khấu hao được hai phần ba.
"Tuy nhiên, chúng tôi sẽ nghĩ cách tận dụng, các nhà máy đó sẽ chuyển sang làm trang sức chất lượng cao", ông Trúc cho biết.
Lường trước khả năng kinh doanh vàng miếng có thể bị thu hẹp, từ cuối 2010, khi lập kế hoạch cho năm 2011, Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI đã điều chỉnh các chỉ tiêu kinh doanh của mình, theo hướng giảm dần lệ thuộc vào mảng vàng miếng. Ông Đỗ Minh Phú cho biết năm 2010, vàng miếng đóng góp 80% vào doanh thu của toàn tập đoàn.
Từ 3 năm trước, DOJI đã đẩy mạnh phát triển thương hiệu trong mảng trang sức, đá quý. Giờ đây, khi kinh doanh vàng miếng khó khăn hơn, công việc này sẽ được đẩy mạnh hơn nữa.
Theo phân tích của ông Phú, nhu cầu trang sức rất nhỏ bé so với nhu cầu đầu tư vàng miếng, vì thế doanh thu của mảng này không cao. Tuy nhiên, nếu vàng miếng bị ngừng giao dịch hoặc thu hẹp giao dịch, doanh nghiệp phải chuyển hướng. Mặt khác, tỷ suất lợi nhuận của kinh doanh trang sức lớn hơn rất nhiều so với vàng miếng. Nếu như tỷ suất lợi nhuận trên kinh doanh vàng miếng chỉ là một phần nghìn thì tỷ lệ này ở trang sức là 10%.
"Vì vậy, chúng tôi xác định là con đường đầu tư đích thực của các doanh nghiệp kinh doanh vàng chính là trang sức", ông Phú nói.
Ông Phú tiết lộ, khi phát triển mảng trang sức, DOJI sẽ đẩy mạnh chiến lược hai trong một, tức là đầu tư cho dòng sản phẩm có hàm lượng vàng cao, vừa phục vụ nhu cầu làm đẹp nhưng vẫn đảm bảo làm quà tặng có giá trị, và giải quyết nhu cầu bảo toàn, tích trữ tài sản của nhân dân.
Tổng giám đốc SJC Nguyễn Thành Long cũng cho biết, nếu chủ trương của nhà nước nhằm thu hẹp thị trường vàng miếng, công ty cũng sẽ chú trọng sản xuất, kinh doanh mặt hàng nữ trang, cố gắng đẩy nhanh tiến độ xây dựng xưởng gia công nữ trang quy mô lớn và tìm hướng mới để bỏ vốn kinh doanh.
Tổng giám đốc một đầu mối kinh doanh vàng miếng thậm chí còn lên kế hoạch thu hẹp hoạt động kinh doanh cả vàng miếng lẫn trang sức, thay vào đó sẽ bỏ vốn sang các mảng khác như bất động sản. Công ty ông vừa được cấp phép xây dựng đô thị mới với quy mô 1ha. Ngoài ra, sẽ đầu tư vào nhiều dự án khác.
"Doanh nghiệp kiểu gì cũng sống được và họ sẽ tìm mọi cách đối phó. Không được dập vàng miếng thì họ sẽ làm táo vàng, trâu vàng để bán. Kiềng cổ ngày xưa làm rỗng, thì nay làm đặc. Nhưng người dân lâu nay có thói quen tích trữ tài sản bằng vàng. Nghị định mới ra đời cần lưu ý tới điểm này nếu không muốn tạo sự bất bình trong dân chúng", vị tổng giám đốc này nói.
Song Linh - Lệ Chi

3 mục đích việc mua USD của Ngân hàng Nhà nước

Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, từ cuối tháng 4 đến nay cơ quan này đã mua vào 1 tỷ USD với mức giá dao động từ 20.600 - 20.700 VND.
Như vậy đã có khoảng 20.600 tỷ đồng chảy vào hệ thống ngân hàng.
Điểm xuất phát cho hoạt động mua vào nói trên ghi nhận ở ngày 29/4/2011, khi Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước bất ngờ nâng mạnh giá mua vào USD từ 20.486 đồng lên 20.700 đồng.
Quyết định nâng giá mua được đưa ra sau khi giá USD bán ra của các ngân hàng thương mại liên tục sụt giảm nhanh kể từ ngày 22/4/2011. Mức thấp nhất trong quãng giao dịch này là 20.590 VND = 1 USD trong ngày 28/4. Và ngay khi có động thái trên của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, ngày 29/4, giá bán USD của các ngân hàng thương mại lập tức bật trở lại và đạt 20.700 đồng - đúng mức giá mua vào của Sở.
Quyết định mua vào của Ngân hàng Nhà nước được xem là một mũi tên ngắm 3 đích.
Thứ nhất, cung tiền nhằm hỗ trợ thanh khoản VND trước mắt cho hệ thống, do các ngân hàng thương mại phải bỏ ra một khoản lớn để mua lại USD từ doanh nghiệp và dân cư.
Thứ hai, tranh thủ cải thiện trạng thái dự trữ ngoại hối. Bởi trạng thái cung ngoại tệ thuận lợi hiện nay được dự báo chỉ mang tính thời điểm, sau loạt giải pháp của Ngân hàng Nhà nước, trong khi nhu cầu thanh toán của nền kinh tế và tình trạng nhập siêu cao chưa thể giải quyết trong ngắn hạn.
Với con số 1 tỷ USD nói trên, theo con số cập nhật của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) mới đây, lượng dự trữ ngoại tệ của Việt Nam có thể đã ở quanh mức 13,5 tỷ USD. Con số này chưa ngừng tăng khi Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ tiếp tục mua vào.
Thứ ba, hoạt động mua vào đã chặn đà lao dốc rất mạnh của tỷ giá trước đó, hay sự lên giá rất nhanh của VND so với USD gây bất lợi cho xuất khẩu và góp phần làm căng thẳng hơn vấn đề nhập siêu.
Mức giá USD bán ra những ngày gần đây đã tăng mạnh trở lại, quanh 20.850 VND, chủ yếu có từ sự hỗ trợ của lãi suất VND cũng như từ hoạt động mua vào nói trên.
Theo Vneconomy

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2011

Kinh tế VN

Bất ổn kinh tế vĩ mô ở mức nhttp://www.blogger.com/img/blank.gifghiêm trọng khiến lạm phát tiếp tục tăng và chỉ số chứng khoán tụt xuống mức thấp nhất trong hai năm.
Hãng tin tài chính Bloomberg ngày 23/05 đưa tin chỉ số chứng khoán VN Index sụt giảm tới mức thấp nhất kể từ tháng 07/2009 trong bối cảnh có tin lạm phát tháng Năm có thể tăng tốc nhanh hơn so với tháng Tư.
Chỉ số VN Index tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp HCM sụt giảm 3,5% đứng ở mức 417,82 điểm vào trưa ngày thứ Hai.
Truyền thông Việt Nam đưa tin chỉ số giá tiêu dùng tháng Năm nhiều khả năng tăng khoảng trên dưới 2% so với tháng Tư.
Theo dự kiến Tổng cục Thống kê sẽ đưa ra số liệu chính thức về CPI/lạm phát trong tuần này, nhưng giới quan sát cho rằng mức lạm phát trong tháng Năm vào khoảng 19% so với một năm trước.
Chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam đã tăng 17,51% trong tháng Tư so với một năm trước đó, là mức cao nhất kể từ Tháng 12 năm 2008.
"Với giá cả tăng cao hơn dự kiến ​​tại hai thành phố chính là Hà Nội và Tp HCM, giới đầu tư đang lo ngại rằng thực trạng lạm phát của cả nước vẫn còn rất ảm đạm", ông Nguyễn Duy Phong, nhà nghiên cứu từ Công ty Chứng khoán ACB tại Tp HCM được Bloomberg trích dẫn.
Ông nói thêm rằng “tâm lý bi quan đang bao trùm thị trường và có đồn đoán Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục siết chặt thêm chính sách tiền tệ, vốn đã và đang gây tác động tiêu cực tới các doanh nghiệp và ngân hàng.
'Bóp chết doanh nghiệp'
Thanh toán lãi suất đi vay đã và đang trở thành một "thành phần chính" trong chi phí sản xuất, Quỹ Quản lý đầu tư VinaCapital cho biết trong một ghi chú cho khách hàng vào hôm thứ Hai 23/05.
"Lãi suất cao đang giết chết các công ty nhỏ hơn," Alan Pham, kinh tế trưởng tại VinaCapital, cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với Bloomberg hôm 23 tháng Năm từ Tp HCM.
Tiến sỹ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc nghiên cứu Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright tại Việt Nam nhận định việc lãi suất cho vay cao chứng tỏ hai vấn đề:
Thứ nhất, thanh khoản của các ngân hàng thương mại đang có vấn đề;
Thứ hai, lãi suất cho vay cao đến vậy, những doanh nghiệp lành mạnh, làm ăn bình thường chắc chắn không thể chịu đựng được.
“Còn những doanh nghiệp chấp nhận vay ở mức lãi suất này chắc chắn đang rất khát vốn, hoặc đang hoạt động trong lĩnh vực rất mạo hiểm, rủi ro thì mới có một mức độ sinh lời đủ để trả lãi ngân hàng”.
Trong bài viết đăng trên một số báo tại Việt Nam với tựa Bấm ‘Nhận diện “thủ phạm” của cuộc đua lãi suất’, kinh tế gia Tự Anh viết "Trong số các công cụ của chính sách tiền tệ hiện nay, dường như chỉ còn một công cụ duy nhất là tăng dự trữ bắt buộc là chưa được đem ra sử dụng".
“Việc Ngân hàng Nhà nước thận trọng trong việc sử dụng công cụ này là có thể hiểu được, vì nếu tăng dự trữ bắt buộc vào lúc này thì các ngân hàng thương mại sẽ chịu thêm một sức ép tăng lãi suất cho vay”.
Ông cũng lưu ý rằng “giảm đầu tư công thì cũng giảm được sự chèn lấn đối với đầu tư của khu vực tư nhân”.
“Điều này là tối quan trọng trong giai đoạn hiện nay khi lãi suất cho vay đã lên tới trên 20%/năm khiến nhiều doanh nghiệp điêu đứng, thậm chí đứng trên bờ vực phá sản và sa thải lao động”, ông Tự Anh viết.

Đang là thời điểm thích hợp để mua vàng

Hunter Wise Commodities khuyên nhà đầu tư rằng đang là thời điểm thích hợp để mua vàng còn với bạc nên chờ thêm cho giá giảm hơn nữa.
Theo công ty Hunter Wise Commodities LLC, sự sụt giảm của giá kim loại quý khi USD mạnh lên đang tạo ra cơ hội tốt để mua vào.
Thông tin về cái chết của trùm khủng bố Osama bin Laden hôm 2/5 đã đem niềm vui đến cho toàn thế giới. Thị trường chứng khoán khắp nơi tăng điểm sau đó và niềm tự hào mới của người Mỹ đã dẫn đến đồng USD tăng giá.
Kể từ sau hôm 2/5, USD nhìn chung ở xu hướng đi lên, đạt mức cao nhất trong 7 tuần hôm 12/5. Nỗi lo về nợ công đã làm đồng Euro suy yếu, góp phần củng cố vị trí hiện tại của USD.
Sự mạnh lên đột ngột của đồng USD đã khiến thị trường kim loại quý lao dốc từ mức cao kỷ lục.
Giá bạc đang ở mức thấp nhất 10 tuần vì USD hồi phục và nhu cầu đầu tư an toàn giảm sút. Giá bạc giao tháng 7 chốt tuần qua chỉ còn dưới 35 USD/ounce, trong khi giá vàng giao tháng 6 chưa đến 1.510 USD/ounce.
Ed Martin, giám đốc Hunter Wise Commodities LLC nhận định, sự sụt giảm của các kim loại quý chỉ là tạm thời. “Cái chết của Bin Laden sẽ không ảnh hưởng đến nhu cầu đầu tư của Mỹ trong dài hạn, và kim loại quý sẽ hồi phục”, ông nói.
Hunter Wise Commodities khuyên nhà đầu tư rằng đang là thời điểm thích hợp để mua vàng còn với bạc nên chờ thêm cho giá giảm hơn nữa.
Hunter Wise Commodities, LLC là thành viên của tập đoàn Hunter Wise Financial Group, LLC. Chuyên kinh doanh kim loại quý như vàng, bạc paladi, bạch kim và đồng. Công ty có trụ sở ở nhiều bang của Mỹ và cả ở London của Anh.

Trung Quốc đau đầu với kho dự trữ ngoại hối khổng lồ

Các quan chức và học giả Trung Quốc nhìn nhận dự trữ ngoại hối của nước này đang quá dư thừa và nên khống chế quanh 1.000 tỷ USD, thay vì trên 3.000 tỷ USD như hiện nay.

Phát biểu tại trường đại học Thanh Hoa hôm 21/4, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên thẳng thắn thừa nhận quy mô dự trữ ngoại hối của nước này đã vượt quá nhu cầu hợp lý của nền kinh tế. Theo ông, dự trữ ngoại hối lớn làm thanh khoản trên thị trường dư thừa và gây sức ép đối với công tác điều hành của Ngân hàng Trung ương.

"Chính phủ đã có chỉ thị cần giảm bớt quy mô dự trữ ngoại hối, cần quản lý tốt đối với số ngoại hối hiện có, trong đó phải đa dạng hóa các loại ngoại hối dự trữ", ông nói.

Lời phát biểu của người đứng đầu Ngân hàng Trung ương cho thấy dự trữ ngoại hối đã trở thành vấn đề bức xúc, gây đau đầu cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Phần lớn các chuyên gia nhất trí với quan điểm của Chu Tiểu Xuyên cho rằng dự trữ ngoại hối đã vượt nhu cầu hợp lý của nền kinh tế.

Đến cuối tháng 3, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã lên đến 3.044,7 tỷ USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm hơn một phần ba trong tổng 9.000 tỷ USD dự trữ ngoại hối của thế giới. Con số này cũng lớn gấp hai lần so với tổng số ngoại hối dự trữ của các nước châu Âu, Nhật, Anh, Mỹ.

Đối với hoạt động của ngân hàng trung ương, dự trữ ngoại hối quá lớn gây nhiều khó khăn trong việc điều hành chính sách tiền tệ. Nhân dân tệ (NDT) là đồng tiền chưa được tự do chuyển đổi, để ổn định tỷ giá, ngân hàng trung ương phải mua ngoại tệ vào và phải bán ngoại tệ có nguồn gốc từ đồng NDT ra, kết quả là làm tăng thêm các nghiệp vụ về ngoại tệ, ảnh hưởng đến khối lượng cung ứng tiền tệ.

Đối với các nước sở hữu đồng tiền mạnh có khả năng chuyển đổi, dự trữ ngoại hối bao nhiêu không quan trọng, ví dụ như Mỹ, tổng số ngoại hối dự trữ chỉ bằng 2% dự trữ của Trung Quốc. Song Mỹ không lo lắng vì USD là đồng tiền thanh toán quốc tế, mà chỉ quan tâm đến sự an toàn của số vàng dự trữ, hiện nay dự trữ vàng của Mỹ lớn gấp 7 lần của Trung Quốc.

Các chuyên gia cho rằng Trung Quốc luôn ở thế bị động so với Mỹ. Trung Quốc phải làm việc vất vả để sản xuất ra hàng hóa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của Mỹ, còn Mỹ chỉ phải trả cho Trung Quốc đồng bạc xanh. Nói cách khác Mỹ nắm quyền chủ động về việc phát hành tiền tệ và thị trường, trong khi đó Trung Quốc phụ thuộc vào thị trường Mỹ và đồng USD.

Do đó đã đến lúc cần nghiên cứu để cải cách cơ chế quản lý ngoại hối dự trữ Trung Quốc. Hiện nay cơ cấu ngoại hối dự trữ của Trung Quốc chủ yếu là dự trữ bằng ngoại tệ, chưa chú ý đến dự trữ bằng tài sản ngoại hối, mặc dù hiệu quả kinh tế của dự trữ bằng tài sản ngoại hối lớn hơn dự trữ bằng ngoại tệ. Việc chuyển đổi cơ cấu dự trữ sang tài sản ngoại hối cần lựa chọn đầu tư vào các tài sản có giá trị cao như ruộng đất, khoáng sản, rừng núi và các cổ phiếu của các công ty có uy tín.

Ngày 25/4, Tang Soang Ning, Tổng giám đốc tập đoàn Đại Quang cho rằng dự trữ ngoại hối của Trung Quốc nên khống chế ở mức từ 800 – 1.300 tỷ USD. Số ngoại hối dự trữ dư thừa nên có kế hoạch phân bổ để sử dụng có hiệu quả.

Kiến nghị này được đưa ra dựa trên cơ sở: Tổng số nợ nước ngoài của Trung Quốc hiện nay là 500 tỷ USD, trong đó nợ ngắn hạn là 370 tỷ USD, giả sử như đảm bảo 100% khả năng trả nợ nước ngoài thì cũng chỉ cần 500 tỷ USD. Mặt khác theo thông lệ quốc tế Trung Quốc cần có số ngoại hối dự trữ đảm bảo cho 3 tháng nhập khẩu, con số này tương đương quãng 660 tỷ USD. Thứ ba là cần đảm bảo nhu cầu ngoại tệ của các nhà đầu tư nước ngoài. Hiện nay tổng số vốn FDI ở Trung Quốc quãng 1.000 tỷ USD, căn cứ vào mức lợi nhuận của các nhà đầu tư là 10% tổng vốn đầu tư thì nhu cầu ngoại hối của nhóm này là 100 tỷ USD.

Việc phân bổ số ngoại hối dự trữ dư thừa có thể theo hướng sau: Thứ nhất: phân bổ cho các ngành nghề quan trọng thuộc sở hữu nhà nước. Thứ hai: Sử dụng để mua các tài nguyên chiến lược. Thứ ba: sử dụng để đầu tư ra nước ngoài. Thứ tư: phát hành trái phiếu ở nước ngoài nhằm đẩy đồng USD ra ngoài và nâng cao khả năng quốc tế hóa đồng NDT. Thứ năm: Khuyến khích việc tự giữ ngoại hối trong dân.

Xia Wu, Ủy viên Ủy ban Chính sách tiền tệ Ngân hàng Trung ương cho rằng Trung Quốc chỉ cần duy trì quỹ dự trữ ngoại hối tương đương 1.000 tỷ USD là đủ, số ngoại hối dư thừa có thể đầu tư cho các kế hoạch đa dạng hóa ngoại hối dự trữ.

Zhang Mu Nan, Phó giám đốc Trung tâm rủi ro tín dụng cho rằng việc giảm quy mô dự trữ ngoại hối là vấn đề bức thiết, chỉ nên duy trì ở mức 800 tỷ USD là hợp lý.

Một số chuyên gia cho rằng dự trữ ngoại hối nhiều hay ít không quan trọng, vấn đề chính là sử dụng thế nào cho có hiệu quả, do đó cần phải đặt yêu cầu hiệu quả lên hàng đầu.