Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

Thứ Tư, 11 tháng 12, 2013

Ứng xử sai của bố mẹ khi bé trộm tiền

Thạc sĩ Phạm Đức Chuẩn, Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em NT (Kim Mã, Hà Nội) cho biết, khi phát hiện trẻ nhỏ trộm tiền của người thân, hầu hết phụ huynh đều sốc, giận dữ và phản ứng bằng cách mắng, chỉ trích, kết tội trẻ là hư, xấu... Đây là thái độ phổ biến, dễ hiểu, nhưng cách này chỉ giải tỏa sự bực tức của người lớn chứ không có tác dụng giúp trẻ nhận thức được cái sai và không tái phạm - mục tiêu chính cần hướng tới. Nhà tâm lý cho rằng, trường hợp này, điều đầu tiên phụ huynh cần làm là kiềm chế cơn giận và bình tĩnh để tìm nguyên nhân. Hãy hỏi xem con lấy tiền ở đâu, như thế nào, vì sao và khuyến khích trẻ diễn tả lại hành động của mình, làm sao để trẻ không sợ, dám nói thật. Bố mẹ cần xác định xem con lấy tiền là lần đầu hay tái phạm nhiều lần, trẻ lấy tiền là hành vi bột phát, thấy người lớn để hớ hênh, do con thèm hay thích thứ gì quá mà không được đáp ứng, hay có ý định "lập mưu" để lấy tiền vì mục đích nào đó. Đừng vội quy kết hành động của con là ăn trộm, ăn cắp. "Trẻ dưới 6 tuổi chưa ý thức rõ ràng về sự sở hữu. Những bé này khi vào siêu thị tự tiện lấy đồ không bị coi là ăn trộm và thường những nơi này yêu cầu trẻ phải có người lớn đi kèm mới được vào. Đôi khi trẻ đã quen được bố mẹ cho tiền hay sai đi mua đồ, nên thấy tiền, không cần biết của ai, là lấy đi mua", nhà tâm lý giải thích thêm. Ông cho biết, khi người lớn quát mắng, dọa dẫm, trẻ sẽ hoảng sợ và không dám nói thật. Không ít em, vì bị vội vàng kết tội, dán nhãn là trộm cắp, vì trót "có tiếng" nên đã làm thật cho thành "có miếng". Ông cho rằng, chỉ khi bình tĩnh tìm hiểu được nguyên nhân rõ ràng hành vi của trẻ, bố mẹ mới có thể tìm ra cách ứng xử phù hợp và giúp con không tái phạm. Nếu trẻ lấy tiền để phục vụ một số nhu cầu cơ bản nhưng không được đáp ứng như mua quà, đồ chơi..., hãy giải thích với con cách làm này là không tốt, và bảo trẻ nếu cần gì hãy nói với bố mẹ. Người lớn cũng không nên quá cấm đoán các nhu cầu này của trẻ, chỉ cần đặt ra giới hạn phù hợp. Đôi khi, trẻ lấy tiền chỉ đơn giản là để thu hút sự chú ý của người lớn. Trong tình huống đó, cha mẹ hãy xem lại sự quan tâm, thời gian mình dành cho con. Trường hợp trẻ lặp lại hành vi lấy tiền nhiều lần, bố mẹ càng cần tìm cách làm rõ nguyên nhân. Hãy xem lại bản thân có thói quen vứt đồ lung tung, để tiền sơ hở hay có ai xúi giục con lấy hoặc trẻ quen ăn quà vặt, quen được tiêu tiền? Ông Chuẩn cho rằng, để làm rõ sự việc không khó. Trẻ rất thật, không đủ mánh khóe để nói dối một cách logic. Chỉ cần bố mẹ hỏi vặn vài câu hay đánh vào tâm lý kiểu như đã biết tỏng mọi việc là bé sẽ "khai" hết. Bố mẹ có thể làm vài thử nghiệm, vờ để quên tiền lẻ ở chỗ trẻ dễ thấy và quan sát xem con lấy tiền làm gì, tiêu ở đâu. Người lớn có thể đảo ngược tình thế bằng cách bày tỏ sự tin tưởng với trẻ, giao cho bé việc giữ đồ, canh cho khỏi bị kẻ khác lấy trộm đồ của bố mẹ. "Trong bất cứ tình huống nào đều cần khuyến khích trẻ nói sự thật. Hãy phê bình hành vi xấu nhưng bao giờ cũng cần tìm ra điểm tốt của trẻ để động viên. Chẳng hạn, con đã trung thực nhận lỗi, dám nói sự thật... Và điều quan trọng nhất là vạch ra cho trẻ cách làm đúng, chẳng hạn muốn ăn gì thì hỏi mẹ mua cho, bạn xúi làm điều xấu thì kể cho bố mẹ biết để người lớn có cách giải quyết...", nhà tâm lý chia sẻ. Theo ông Chuẩn, một điều quan trọng nữa các phụ huynh cần chú ý là tìm biện pháp ngăn chặn hành vi này từ đầu, bằng cách không để tiền sơ sểnh trước mắt trẻ, không tạo cho con thói quen dùng tiền tùy tiện...

Cậu bé 5 tuổi kể chuyện tiền kiếp

Cậu bé Ryan lật giở từng trang sách cũ về Hollywood và đọc vanh vách tên các nhân vật nổi tiếng mà bé gọi là “bạn bè” mình, như nữ minh tinh lừng danh Rita Hayworth. Bé cũng có thể nhớ được từng chi tiết vụn vặt nhất về những thước phim đen trắng cổ điển của thời kỳ hoàng kim và kể rành rọt cả những bí mật hậu trường vào thời kỳ đó. Mọi chuyện sẽ không có gì đáng nói nếu Ryan không phải là một cậu nhóc mới 5 tuổi. Theo tờ News Australia, mẹ bé, bà Cyndi, vốn không bao giờ tin vào những chuyện tái sinh hoang đường. Bà đã vô cùng bối rối khi nhận ra con trai có những ký ức về một cuộc sống mà cậu bé tin là ở kiếp trước. Từ sau khi con trai có biểu hiện lạ lùng, Cyndi đã mượn thêm những cuốn sách cũ viết về Hollywood để kiểm chứng hiện tượng bí ẩn này, đồng thời hy vọng Ryan sẽ nhớ ra thêm những ký ức từ kiếp trước. Bé Ryan khiến mẹ sửng sốt khi chỉ vào một bức hình được chụp vào năm 1932 trong bộ phim Night After Night và reo lên: “Mẹ, đây chính là con. Con đã tìm thấy mình”. Cậu bé sau đó mô tả chi tiết một cảnh phim với tủ chứa đầy súng đạn. Cyndi đã thức suốt đêm xem lại bộ phim đó trên Youtube và khẳng định chắc chắn có một cảnh phim giống hệt như mô tả của bé. Bà mẹ đã viết thư cho Tucker B Jim, tác giả những cuốn sách nói về tiền kiếp, để nhờ sự giúp đỡ từ người am hiểu lĩnh vực này. Tác giả Tucker và các cộng sự đã tìm kiếm những bức ảnh để lần ra người đàn ông trong kiếp trước của Ryan. Tên anh là Marty Martyn, một nhân vật quan trọng ở Hollywood, người từng sống ở Los Angeles và qua đời vì căn bệnh ung thư vào năm 1963, hơn 50 năm trước khi Ryan được sinh ra. Cậu bé Ryan nói rằng người đàn ông có tên Marty muốn “trở về” để chuộc lỗi, bởi kiếp trước anh ta đã quá tham công tiếc việc, không dành đủ thời gian cho gia đình vì không nhận thức được rằng tình cảm mới là điều đáng trân trọng nhất. Ngoài ra, Ryan còn miêu tả thêm những chi tiết khác về cuộc sống trong tiền kiếp. Những câu chuyện này đều được nhóm của Tucker kiểm nghiệm và chứng minh là có thật. Đó là ký ức về những chị em gái (Marty có 2 chị gái) và người mẹ có mái tóc xoăn màu hạt dẻ, về khoảng thời gian làm vũ công tại Broadway, về căn biệt thự có hồ bơi lớn tại Los Angeles và những cuộc hẹn với các cô nàng xinh đẹp trên bãi biển. Ryan còn biết rằng, kiếp trước mình chết trong một căn phòng với rất nhiều con số trên cửa, và sự thật trùng khớp đáng ngạc nhiên khi Marty qua đời vì ung thư trong một phòng ở bệnh viện vào năm 1963. Thỉnh thoảng cậu bé Ryan lại khóc vì nuối tiếc thời vàng son của mình nhưng cũng cho biết cảm giác mệt mỏi với những ký ức đó. Có lúc Ryan nói với mẹ: “Mẹ ơi, con chỉ muốn là chính con chứ không phải là con của kiếp trước”. Ông Tucker tin rằng, những ký ức về tiền kiếp được biểu hiện mạnh nhất ở trẻ nhỏ bởi tâm trí các em chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi cuộc sống hiện tại. Nhưng ông cũng nhấn mạnh về khả năng huyền bí khác hẳn của Ryan so với những trường hợp từng điều tra. Cậu bé này biết bà ngoại mình có một người con mất ngay sau khi chào đời, điều mà ngay cả mẹ bé cũng chưa bao giờ biết. Ryan còn có thể dự đoán ai sẽ là giáo viên của mình, hoặc biết người gọi điện tới ngay trước khi nhấc máy. Theo ông, hầu hết trẻ em được nghiên cứu không biểu lộ một khả năng nào đặc biệt ngoài những điều về kiếp trước của mình. Ryan dường như có thêm khả năng tiếp cận thông tin mà mình chưa biết thông qua những hoạt động bất thường trong não bộ. Trong cuốn sách mới “Return to life”, tác giả Tucker đã ghi lại những câu chuyện kinh ngạc về trường hợp trẻ em “đầu thai” trên thế giới. Trong đó có "thần đồng golf" 3 tuổi, cậu bé cho rằng mình chính là tay golf nổi tiếng thập kỷ 30 Bobby Jones tái sinh. Hay em bé 2 tuổi bất ngờ nhớ lại ký ức về trận chiến Iwo Jima (thế chiến thứ II) trong một lần cùng bố thăm bảo tàng máy bay. Và có cả Ryan, cậu bé 5 tuổi đến từ Oklahoma.

Thứ Ba, 3 tháng 12, 2013

Phân loại huyết áp theo tiêu chuẩn của WHO

Theo tiêu chuẩn phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đối với người bình thường huyết áp tối ưu sẽ như sau: huyết áp tổi đa (hay còn gọi là huyết áp tâm thu) dưới 120 mmHg và huyết áp tối thiểu (hay còn gọi là huyết áp tâm trương) dưới 80 mmHg. Hiện nay chưa có tiêu chuẩn để phân loại huyết áp thấp, tuy nhiên nếu huyết áp tối đa mà thấp hơn 105 mmHg được coi là huyết áp thấp. Huyết áp tối đa từ 120 mmHg ~ 130 mmHg và huyết áp tối thiểu từ 80 mmHg ~ 85 mmHg được coi là huyết áp bình thường (Normal) Huyết áp tối đa từ 130 mmHg ~ 140 mmHg và huyết áp tối thiểu từ 85 mmHg ~90 mmHg được coi là huyết bình thường (cao) hay còn gọi là Pre-Hypertension. Huyết áp tối đa từ 140 mmHg ~ 160 mmHg và huyết áp tối thiểu từ 90 mmHg ~ 100 mmHg được coi là cao huyết áp thể nhẹ ( Mild Hypertension). Huyết áp tối đa từ 160 mmHg ~ trên 180 mmHg và huyết áp tối thiểu từ 100 mm Hg ~ trên 110 mmHg được coi là cao huyết áp thể thường ( Morderate - Hypertension). Huyết áp tối đa cao hơn 180 mmHg và huyết tối thiểu cao hơn 110 mmHg được coi là cao huyết áp nghiêm trọng (Severe Hypertension)

Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2013

Xâm phạm không phận Nga, máy bay Trung Quốc không có đường về

(Soha.vn) - Biên giới Nga giáp với Trung Quốc được phủ một lưới lửa phòng không dày đặc để đón lõng mọi máy bay xâm phạm. Sở hữu một lãnh thổ rộng lớn nên việc căng mình ra để bảo vệ đất nước là một bài toán hóc búa với Nga. Tuy nhiên, đối với Trung Quốc, Nga luôn 'ưu ái' thiết lập một hệ thống phòng không với những trang thiết bị khí tài hiện đại nhất có thể, bởi Nga chưa bao giờ hết nghi ngờ lòng tham của Trung Quốc với vùng Viễn Đông rộng lớn, giàu tài nguyên thiên nhiên. Một hệ thống phòng không hoàn chỉnh bao gồm: hệ thống radar, hệ thống tên lửa và pháo phòng không, lực lượng không quân tiêm kích đánh chặn. Ở Viễn Đông, để đề phòng Trung Quốc, Nga cũng đã xây dựng đầy đủ các lực lượng như trên và được ưu tiên trang bị những khí tài, vũ khí hiện đại nhất. "Mắt thần" soi lòng tham Tới cuối năm 2012, Nga đã hoàn thành xây dựng 3 trạm radar mới, trong đó 2 trạm Voronezh-DM và Voronezh-M đã được đưa vào trực chiến tại tỉnh Leningrad và ở ngoại ô thành phố Irkutsk. Trạm radar cảnh báo sớm tối tân Voronezh-M của Nga Trạm radar cảnh báo sớm tối tân Voronezh-M của Nga Trạm radar Voronezh-DM tại khu Krasnodar sẽ hoạt động vào thời gian tới và hoàn toàn có thể thay thế chức năng của trạm radar Gabala mà Nga từng thuê của Azerbaijan. Trong năm 2013 này, Nga sẽ xây dựng cùng lúc thêm 3 trạm radar Voronezh mới tại Krasnodar, khu Altai và tỉnh Orenburg. Kế hoạch xây mới và tái trang bị các trạm radar sẽ được hoàn thành vào năm 2020. Voronezh-M là loại trạm radar cảnh báo sớm tên lửa thế hệ mới nhất của Nga, có thể phát hiện ra mục tiêu từ cự li xa tới 6.500 km. Trạm radar cảnh báo sớm tên lửa Voronezh-M được bố trí ở vùng Irkutsk thuộc Siberia. Với vị trí này, rõ ràng là Nga đang muốn nắm mọi động tĩnh từ Trung Quốc. Trạm radar cảnh báo sớm tối tân nhất Voronezh-M ở vùng Irkutsk thuộc Siberia giúp Nga soi mọi động tĩnh từ Trung Quốc Vùng quan sát của trạm radar cảnh báo sớm tối tân nhất Voronezh-M ở vùng Irkutsk thuộc Siberia giúp Nga soi mọi động tĩnh từ Trung Quốc Tất cả các mục tiêu trong tầm phát hiện của Voronezh-M đều được hiển thị rõ ràng lên một màn hình LCD cỡ lớn, độ phân giải cao để có thể đánh giá về đối phương. Nga đã lên kế hoạch xây dựng thêm 4 trạm radar này tại các khu vực Altai, Krasnoyarsk, Omsk và Orenburg. Ngoài ra, còn hàng trăm các đài radar tầm ngắn hơn được Nga bố trí dọc biên giới vùng Viễn Đông, ngày đêm soi những động tĩnh từ Trung Quốc. Tên lửa phòng không tối tân Ngày 20/3/2013, Nga đã tiến hành cuộc tập trận lực lượng phòng không với hơn 500 hệ thống vũ khí phòng không, 50 máy bay chiến đấu và khoảng 2.000 binh lính, đã được triển khai tham gia một cuộc diễn tập phòng không quy mô lớn ở miền đông nước Nga. Lực lượng phòng không Nga đã triển khai khoảng 500 hệ thống tên lửa phòng không các loại, gồm các hệ thống tên lửa đất đối không S-300, tên lửa phòng không Osa, Buk, Strela và Shilka, tên lửa phòng không vác vai Igla, và hệ thống tên lửa-pháo Pantsir-S. Cuộc diễn tập phòng không quy mô lớn này, do tư lệnh Quân khu miền Đông, Đô đốc Konstantin Sidenko chỉ huy. Đây là cuộc diễn tập phòng không lớn nhất trong hàng chục năm qua. Có thể thấy rằng việc sẵn sàng chiến đấu ở khu vực miền Đông sát biên giới Trung Quốc luôn được Nga coi trọng một cách đặc biệt. Qua cuộc tập trận, có thể thấy lực lượng khổng lồ các phương tiện phòng không hiện đại mà Nga bố trí sát biên giới Trung Quốc. Không chỉ riêng công tác huấn luyện, việc đưa vào các trang bị mới cho quân khu Viễn Đông được Nga hết sức ưu tiên. Trong số các nơi được trang bị tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại bậc nhất thế giới S-400 Triumf thì vùng Viễn Đông, giáp với Trung Quốc được 'ưu tiên' 2 trong 4 tổ hợp đầu tiên. Vùng Viễn Đông sát biên giới Trung Quốc được ưu tiên tổ hợp S-400 Triumf Vùng Viễn Đông sát biên giới Trung Quốc được ưu tiên tổ hợp S-400 Triumf Không quân hiện đại Sức mạnh lực lượng không quân của vùng Viễn Đông không ngừng được tăng cường. Cùng với mối quan hệ Mỹ - Nga trong thời kỳ Tổng thống Obama, mối quan hệ giữa Nga với khối NATO về cơ bản được cải thiện trong thế hòa hoãn. Nga tập trung sự chú ý trở lại vấn đề phòng vệ trên tuyến biên giới miền Đông. Tạp chí "Bình luận Quân sự Hán Hòa" số tháng 4 dẫn lời một nhà quan sát quân sự ở Moscow (Nga) cho biết trong số 48 chiếc máy bay chiến đấu Su-35 được giao cho không quân Nga bắt đầu từ năm 2012, có ít nhất một trung đoàn Su-35 được bố trí ở căn cứ 6968 thuộc khu vực Viễn Đông, cách biên giới Nga - Trung khoảng 299 km. Cùng với trang bị Su-35, Không quân Nga còn dần từng bước trang bị các loại tên lửa đạn đạo đa năng như tên lửa không đối không tầm xa RVV-SD, tên lửa không đối hạm Kh31AD. Sức mạnh chiến đấu tổng hợp của 48 chiếc Su-35 sẽ vượt qua sức mạnh chiến đấu của 100 chiếc Su-30MKK hoặc 150 chiếc Su-27SK (J-11) của Không quân Trung Quốc. Máy bay hiện đại Su-35 sẽ giúp Không quân Nga giành thế thượng phong trước Trung Quốc Máy bay hiện đại Su-35 sẽ giúp Không quân Nga giành thế thượng phong trước Trung Quốc Trước đó, Nga cũng đã bố trí toàn bộ số máy bay Su-27 SM và Su-30M2 loại mới nhất vào hai trung đoàn ở căn cứ không quân 6987 và căn cứ không quân 6989, lần lượt cách biên giới Nga - Trung 308 km và 61 km. Ở đây không thể không nhắc tới sức mạnh tác chiến của máy bay ném bom tầm xa Su-34 và MiG-29SMT. Trong năm 2009, Không quân Nga còn tiếp nhận 34 chiếc MiG-29SMT. Trong thời gian từ năm 2010 đến 2013, Sukhoi bàn giao cho Không quân Nga 32 chiếc máy bay ném bom Su-34. Thượng tướng Zelin nhấn mạnh: Không quân Nga sẽ tiếp tục cải tiến chiến đấu cơ MiG-31. Với vùng Viễn Đông rộng lớn của Nga, nhiệm vụ của chiến đấu cơ MiG-31 là hết sức nặng nề. Ông nhấn mạnh, Không quân Nga đã và đang tiến hành cải tiến 108 chiếc MiG-31 thuộc 9 đại đội, nhất là với hệ thống radar "tìm và diệt" trang bị trên loại chiến đấu cơ này là nhiệm vụ quan trọng của Không quân Nga trong thời kỳ quá độ trước năm 2015. Các máy bay đánh chặn MiG-31BM (được mệnh danh là “chó săn chồn”) là một phiên bản nâng cấp gần đây giới thiệu của MiG-31, được trang bị một hệ thống kiểm soát hỏa lực mới, mở rộng phạm vi phát hiện mục tiêu của máy bay lên tới 320 km và phạm vi tham gia lên đến 280 km. Ngoài ra, MiG-31 cũng được bổ sung thêm các chế độ hoạt động mới, trang bị hệ thống điện tử hàng không và buồng lái mới cũng như hệ thống định vị và tên lửa mới, bao gồm tên lửa không - đối - không tầm xa K-37M có tầm bắn lên đến 222 km và tên lửa sử dụng radar chủ động R-77-1. Không quân Nga đang triển khai kế hoạch mới cho máy bay MiG-31BM, bao gồm việc bố trí luân phiên các phi đội tại các sân bay quân sự và cả dân sự trên toàn bộ lãnh thổ nước Nga, nhưng trước hết sẽ là vùng Viễn Đông và vùng lãnh thổ phía Bắc. Trong quá trình định vị lại như vậy, các máy bay MiG-31BM sẽ thường xuyên di chuyển ở các khu vực vùng sâu vùng xa để lấp đầy "khoảng trống" của các hệ thống tên lửa phòng không. Máy bay MiG-31 BM sẽ lấp đầy khoảng trống lưới lửa phòng không Nga Máy bay MiG-31 BM sẽ lấp đầy khoảng trống lưới lửa phòng không Nga Cùng với việc chuẩn bị bố trí Su-35 tại căn cứ 6968, có thể nói, hầu hết máy bay chiến đấu hiện đại nhất của Nga đều được bố trí ở khu vực gần biên giới Nga - Trung. Điều đó có nghĩa biên giới Nga - Trung vẫn là trọng tâm chú ý trong chiến lược không quân của Nga. Về vấn đề này, một nhà quan sát quân sự ở Moscow thẳng thắn nói: “Không quân Trung Quốc và toàn bộ sức mạnh quân sự của nước này đã trở thành mối đe dọa lớn nhất trong số các nước mà Nga có đường biên giới chung. Nga ngăn cách với NATO bởi vùng đệm tự nhiên là Belarus và Ukraine còn với Trung Quốc thì không, nên việc không quân Nga tập trung mối quan tâm chiến lược ở Viễn Đông là điều tự nhiên". Xét về tổng thể, theo tờ "Bình luận Quân sự Hán Hòa", nhờ sự có mặt của Su-35, không quân Nga sẽ giành lại được quyền kiểm soát trên không ở khu vực này. Đồng thời, nhờ được trang bị radar IRBIS với bán kính quét lên tới 400 km, về cơ bản, Nga có thể thám trắc toàn bộ vùng trời hai tỉnh Hắc Long Giang và Cát Lâm cũng như một phần vùng trời tỉnh Liêu Ninh của Trung Quốc. Với hệ thống radar tối tân, lưới lửa phòng không dày đặc và dàn máy bay hiện đại bố trí sát biên giới Trung Quốc, Nga luôn luôn sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh với “người láng giềng khổng lồ nhiều âm mưu”.

Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

‘Đất của Việt Nam’

Trong một cuộc phỏng vấ́n mới đây với BBC, ông Sam Rainsy, lãnh đạo đối lập Campuchia, cáo buộc Việt Nam đã sát nhập vào lãnh thổ của mình những vùng đất của người Khmer. BBC đã liên hệ với ông Nguyễn Đình Đầu, một nhà nghiên cứu lâu năm về địa bạ cũng như lịch sử khai khẩn miền Nam, Việt Nam, để tìm hiểu về vấn đề này. BBC: Thưa ông Nguyễn Đình Đầu, gần đây trong một cuộc phỏng vấn với BBC, ông Sam Rainsy, lãnh đạo đối lập Campuchia có tố cáo Việt Nam ‘chiếm đất của người Khmer’. Ông nghĩ thế nào về điều này? Ông Nguyễn Đình Đầu: Có một phần Campuchia là vùng ngập nước có rất ít người ở. Người Campuchia ở trên cao tức là Angkor Wat. Miền Nam (Việt Nam) hồi xưa thuộc về một nước khác là Phù Nam. Đến thế kỷ thứ 8 người Campuchia mới lác đác đến đó. Đến thế kỷ 16, 17 người Việt tự động đến đó làm ăn sinh sống. Ông Mạc Cửu là người chống Thanh (tức người Hán không chấp nhận sự cai trị của người Mãn Thanh nên chạy sang Việt Nam) đi tới miền Campuchia vào khoảng năm 1688 và được Campuchia thừa nhận là người mở đất khai phá. Mạc Cửu lấy bảy thôn có những người Việt Nam đã từng ở đấy và một số người Hoa, một ít người Khmer là Phú Quốc, Lũng Kỳ, Cần Bột, Vũng Thơm, Rạch Giá và Cà Mau (và thủ phủ là Hà Tiên). Tất cả các miền này là từ Cà Mau và một phần của Bạc Liêu đến tới Kam Pong Thom là thuộc về Hà Tiên của Mạc Cửu. Đến năm 1708 thì Mạc Cửu xin với Chúa Nguyễn cho Hà Tiên thuộc về Đại Việt, thuộc về Đàng Trong. Như vậy là từ trên 300 năm nay tất cả các miền đó, tức là cả miền đáng lẽ lên đến Kam Pong Thom là thuộc về Việt Nam. Trong các bản đồ, trong các tư liệu có tính cách quốc tế hoặc do người Việt Nam vẽ, hoặc do người ngoại quốc vẽ đều đã thừa nhận miền đất đó là của Việt Nam. Đặc biệt ở những miền thí dụ như ở Phú Quốc thì ngày từ hồi đầu tiên không có người ta, không có người Khmer ở. Tôi là người nghiên cứu về địa bạ, tức là về đất và người ở những miền đó trên 200 năm nay, đã làm địa bạ ở Phú Quốc đấy thì (thấy) Phú Quốc đã gồm 10 xã thôn toàn là người Việt Nam cả. Riêng Phú Quốc đã ở trong Hà Tiên trên 300 năm nay vẫn làm ăn sinh sống bình thường và cư xử với người Khmer không có gì tranh chấp cả. Tôi thấy bây giờ đòi lại thì chuyện ấy chẳng khác gì người Việt Nam đòi lại Quảng Đông, Quảng Tây cả vì câu chuyện đó đã xa xưa rồi, nay nó đã thay đổi rồi. Chẳng hạn như là Thế chiến thứ nhất bản đồ Âu châu đã vẽ lại. Đến Thế chiến thứ Hai thì cũng vẽ lại một phần. Đấy là những chuyện trong thời gian gần đây. Còn đối với những miếng đất mà Campuchia cho là của mình đã thuộc về Việt Nam trên 300 năm nay không có tranh chấp gì cả suốt qua thời Pháp. BBC: Theo như ông nói thì khi Mạc Cửu vào vùng Hà Tiên để mà khai pháp thì lúc này trên vùng đất này đã có người Khmer sinh sống rồi. Vậy nếu người Khmer lấy lập luận đấy mà bảo đấy là đất của họ thì có đúng không? Ông Nguyễn Đình Đầu: Nói về dân số thì có người Khmer nhưng trong lịch sử cũng nói rõ ràng đó là trong bảy xã thôn thì đa số là người Việt Nam, rồi có nói rõ nữa là có một số người Hoa nữa, rồi một số người có lẽ là người Malay. Tất nhiên cũng có một số người Campuchia, nhưng không thể nói rằng vì có một số người Campuchia mà trong 300 năm nay thành ra đất của Việt Nam mà bây giờ đòi lại thì cái đó đứng về phương diện công pháp quốc tế tôi thấy không thích hợp, không chính đáng. BBC: Lý do vì sao không chính đáng? Tại vì người Việt Nam chiếm số đông và người Việt Nam khai phá vùng đất này nên theo công pháp quốc tế là của Việt Nam? Ông Nguyễn Đình Đầu: Đúng là Việt Nam khai phá. Nếu ai mở bản đồ cổ ra thì thấy địa danh Hòn Đất (khác với địa danh Hòn Đất thuộc tỉnh Kiên Giang ngày nay) ngày xưa là có một giám mục Công giáo lập một chủng viện, một trường cho học sinh ở đấy. Hòn Đất nó ở bên trên Hà Tiên khá nhiều, nó ở giữa Hà Tiên với Kam Pong Thom. Nếu mang những sách nghiên cứu về những người khám phá thời gian đó, đi thám hiểm đất đai thời đó, những bản đồ thời đó thì rõ ràng trên miền đất Campuchia bây giờ mà những bản đồ ấy còn ghi địa danh Việt Nam. Nếu đã là địa danh Việt Nam thì tất nhiên người Việt Nam ở đấy đa số. BBC: Nhưng ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng có những địa danh do người Khmer đặt theo tiếng của người Khmer như kênh Xà No chẳng hạn? Ông Nguyễn Đình Đầu: Cái đó thì có. Cái địa danh như Sài Gòn đó cũng là từ tiếng Khmer mà ra. Chúng ta biết rằng ngày xưa người Việt Nam dùng tiếng Việt Nam chứ ít khi dùng chữ Hán Việt. Khi viết thì tất nhiên dùng chữa Hán vì hồi đó ta chưa có chữ viết. Ngay cả những địa danh của người Champa ở miền Trung đến bây giờ vẫn để nguyên như Nha Trang chẳng hạn. BBC:V ậy thì người Khmer lấy lý do là một số địa danh mang tiếng Khmer thì đấy là đất của họ. Lập luận đấy có đúng không? Ông Nguyễn Đình Đầu: Nếu lấy lý do đấy thì người Champa phải phục hồi đất nước của họ à? Đất nước của họ rất mạnh từ thế kỷ thứ hai. Đất nước Việt Nam đến thế kỷ thứ 10 mới xuất hiện. Họ mạnh hơn nước Việt Nam hồi đó rất nhiều. Nhưng mà lấy lý do như vậy thì không còn đời sống bình thường của loài người nữa vì loài người có sự thay đổi, biến chuyển, lúc lên, lúc xuống, lúc mạnh bên này, yếu bên kia hay là thay đổi thế nào đó thì chúng ta bây giờ phải chấp nhận sự thực của lịch sử. BBC: Theo như ông nói thì người Việt đã có công khai phá vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vậy thì trước khi người Việt đến thì người Khmer họ ở đây họ đã không khai phá vùng đất này nhiều à thưa ông? Ông Nguyễn Đình Đầu: Theo sự nghiên cứu của tôi về ruộng đất, về địa bạ thì lúc bấy giờ không chỉ có người Khmer mà còn có người thiểu số... Đa số là họ chỉ ở trên các đồi gọi là trên các giồng thôi không quen lúa nước như người Việt Nam. Còn người Việt Nam thì ngay từ ngoài Bắc ở đồng bằng sông Hồng đã quen thói quen làm lúa nước. Cho nên gần như là trên 300 năm nay gần như có sự phân công tự nhiên: người Việt ở đồng bằng còn một số ít người Khmer hay người dân tộc thiểu số ở trên các giồng. Dần dần về sau thì họ rút lên miền Trung hoặc miền cao hơn. BBC: Còn câu chuyện của người Pháp? Khi người Pháp đến Đông Dương thì họ vẽ bản đồ của ba nước Đông Dương có phải họ tự ý sát nhập vùng Đồng bằng sông Cửu Long vào lãnh thổ Việt Nam mà việc này không được sự đồng ý của người Khmer hay không? Ông Nguyễn Đình Đầu: Nếu ta coi lại các bản đồ lịch sử tôi lấy ví dụ như bản đồ Việt Nam nhất thống toàn đồ hay bản đồ Taberd (do giám mục người Pháp Taberd vẽ) cũng năm 1838, hai bản đồ cùng năm 1838, thì thấy nước Việt Nam, tôi xin lỗi nhé, nó gần như to hơn Đông Dương của Pháp vì những nước ấy như nước Lào chưa được thống nhất còn nước Campuchia thì đương yếu thế bị nước Xiêm La (Thái Lan) xâm lấn. Nếu mà nước Việt Nam không tới thì có lẽ nước Campuchia đã bị Xiêm La đô hộ rồi. Sự tới sâu vào bên trong phía Campuchia cũng là do các vua chúa, chính quyền và chính người Campuchia yêu cầu Việt Nam đến để coi như là để giúp giữ được chính quyền đối với người Xiêm La. Tất nhiên mọi người đều viện lý do này lý do kia, thế này thế kia nhưng trong thực tế của thời đó chúng ta không thể lấy tư tưởng bây giờ mà nói được mà đấy là tình hình 300 năm về trước. BBC: Thế còn bản đồ cổ của người Khmer thì như thế nào? Có bao giờ Vương quốc Khmer trong bản đồ họ có vẽ bao gồm luôn cả miền Nam Việt Nam hiện nay không? Ông Nguyễn Đình Đầu: Người Khmer về kiến trúc thì rất là giỏi, thế nhưng vẽ bản đồ thì không rõ ràng. Tôi chuyên nghiên cứu các địa danh thì các địa danh chính quyền thì bên phía Lục Chân Lạp chứ còn Thủy Chân Lạp địa danh rất là ít. Chứng tỏ rằng Campuchia không có cai quản, cai trị một cách trực tiếp. Từ năm 1623 khi vua Chey Chettha II để cho Chúa Nguyễn lập Sài Gòn và Bến Nghé – hai địa điểm ấy từ thời đó đến nay đã là 400 năm rồi đã thuộc về Việt Nam. Không phải những đồn thu thuế ấy ở chỗ người Campuchia. Lúc bấy giờ đã có người Việt Nam đến làm ăn sinh sống nên lập đồn thu thuế là để lấy thuế của người Việt Nam và để giúp người Việt Nam sinh sống ở đó từ thời đó. Điều tôi vừa nói ở trong Biên niên sử Khmer nói ra chứ không phải chính sử Việt Nam.

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

Cúng sao, giải hạn: Một thói quen cần thay đổi!

Hãy tin vào nhân quả thay vì... dâng sao giải hạn Niềm tin vào việc dâng sao hạn này vốn không nằm trong giáo lý đạo Phật nhưng từ lâu đã có mặt trong sinh hoạt của người dân và ngày càng trở nên phổ biến. Hình thức “sao chiếu” là như thế nào? Sao chiếu mệnh bắt đầu từ Trung Quốc, vấn đề này được các pháp sư phái Mật Tông thu nạp và soạn ra “Nhương tinh” để đưa dẫn người vào đạo. Mỗi người sinh ra đều có một vì sao chiếu mệnh tùy theo mỗi năm. Theo quan niệm, trên trời có chín vị Thần sao luân phiên quản lí sinh mạng con người. Chín Thần sao ấy có tên là: La Hầu, Thổ Tú, Thuỷ Diệu, Thái Bạch, Thái Dương, Vân Hớn, Kế Đô, Thái Âm và Mộc Đức. Kể từ mười tuổi trở lên, mỗi năm con người sẽ bị chi phối bởi một vị Thần sao. Tuy vậy, dù cùng một tuổi nhưng Thần sao của Nam và Nữ lại khác nhau. Chẳng hạn, cùng năm mươi ba tuổi, nam là sao Thái Âm mà nữ là sao Thái Bạch. Thêm nữa, ngoài việc mỗi người hàng năm có một Thần sao quản lý, bên cạnh còn phụ thuộc vào cung nào trong tám cung và thuộc hạn gì trong các hạn. Tám cung này chính là Bát quái trong Kinh Dịch, đó là: cung Càn, cung Khảm, cung Cấn, cung Chấn, cung Tốn, cung Ly, cung Khôn và cung Đoài. Còn các hạn thì rất nhiều, như hạn Huỳnh tuyền, hạn Thái sơn, hạn Mộc ách, hạn Tán tận mộc ách, hạn Cát lợi mộc ách, hạn Nhập mộ kim lâu, hạn Toán tận nhập mộ, hạn Thái sơn kim lâu và hạn Huỳnh tuyền nhập mộ. Do vậy, theo Đại đức Thích Thanh Định, trụ trì chùa Từ Xuyên (Phường Hoàng Diệu, tỉnh Thái Bình) thì thông thường, những người tin theo sao hạn, năm nào gặp sao La Hầu, Kế Đô và Thái Bạch thì họ rất lo sợ vì cho rằng, ba sao ấy rất hung dữ và xui xẻo. Và cũng theo quan niệm thì trong chín sao thì chỉ có sao Môc Đức là hiền lành. Năm nào bị sao xấu chiếu mệnh, con người sẽ gặp phải chuyện không may, ốm đau, bệnh tật…gọi là vận hạn. Nặng nhất là “nam La hầu, nữ Kế đô”. Theo đó, để giảm nhẹ vận hạn người ta thường làm lễ cúng vào đầu năm tại nhà ở ngoài trời với mục đích cầu xin thần sao phù hộ cho bản thân, gia đình. Điều này đã khiến cho nhiều nơi còn coi đây là tục lệ hay phong trào. Hàng ngày, hãy tu tập tốt để thọ nhận quả lành Khi đức Phật Thích Ca đi xuất gia, có bốn dấu hiệu mà đức Phật nhìn thấy là sinh, lão, bệnh, tử. Theo đó, con người ta ai cũng phải trải qua các giai đoạn sinh ra, lớn lên, già nua và chết đi. Đó là những điều bình thường, là quy luật tất yếu của tự nhiên và cuộc sống. Trong các Kinh đức Phật dạy về Nhân quả hay Nghiệp, Ngài đã phân tích và xác định rất rõ ràng về con người. Như kinh Trung Bộ ghi: “Tất cả chúng sinh đều có cái nghiệp của riêng mình”. Về vấn đề trên, Đại đức Thích Thanh Định cho hay: Trong Kinh, Đức Phật xác định cụ thể là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự của nghiệp, nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa. Phàm nghiệp nào đã làm, thiện hay ác, ta sẽ thừa tự nghiệp ấy. "Vì vậy, đã là Phật tử tại sao không tin nhân quả? Không chuyển nhân quả? Không nương tựa Tam bảo? Không nương tựa chư Phật, chư Bồ-Tát? Bởi chư Phật, Bồ-Tát là những bậc đầy đủ đại trí tuệ, đại từ bi và sáu thứ thần thông, là những bậc hoàn toàn giải thoát. Người Phật tử không tin tưởng, không nương tựa vào đó mà lại nương tựa vào Trời, Thần, Quỷ...là những chúng sinh đang bị luân hồi sanh tử trong tam giới, là thế nào?” – Đại đức Thích Thanh Định "chất vấn". Ông nói tiếp: "Chư Phật, chư Tổ đã trải lòng từ bi lo lắng, thương xót chỉ dạy cho chúng ta tận tâm như thế; về phía chúng ta, tin và thực hành lời dạy của các Ngài hay không là trách nhiệm của mỗi chúng ta. Nếu ai tin thì sẽ hoán chuyển nhân quả hay nghiệp xấu ác thành nhân quả hiền thiện, để tiến dần trên con đường giải thoát, hầu đạt được mục đích sau cùng. Ngược lại, ai không tin là tự trói mình trong thế giới tà đạo, để tiếp tục chịu muôn vàn khổ đau trong tam giới (ngạ quỷ, địa ngục, súc sinh – PV)". Cũng theo Đại đức Thích Thanh Định thì không ai và không thế lực siêu nhiên hay vô hình nào có thể thay đổi được hiện tiền của chúng ta. Tất cả đều phụ thuộc vào công đức tu tập của mình ra sao làm thôi Hơn nữa, trên trời có hàng nghìn vì sao nên không thể gắn vì sao này với người này và vì sao nọ với người kia được. Đó chỉ là sự vô lí, mù quáng tin vào sự ngộ nhận của thế lực thần linh nào đó. “Con người ta sống trên thế giới sa bà này có nhiều phiền não, nhiều suy nghĩ đắn đo. Do vậy, chúng ta luôn phải có tâm sáng để mà nhìn nhận đánh giá biết như nào là đúng, sai. Từ đó, áp dụng giáo lý nhà Phật vào cuộc sống một cách khoa học và hiệu quả nhất, đặc biệt là phải luôn cố gắng tu tập thân, khẩu, ý cho tốt để tạo thêm phước đức, chuyển nghiệp xấu thành điều lành” – Đại đức Thích Thanh Định khẳng định. Cúng sao, giải hạn: Một thói quen cần thay đổi! http://phatgiao.org.vn/van-de-quan-tam/201303/Cung-sao-giai-han-Mot-thoi-quen-can-thay-doi-9819/ Ngay cả đức Phật cũng từng nói “Ta không có khả năng ban bố phước lành, và cũng không có khả năng giáng họa cho bất kỳ ai, tất cả việc xấu tốt là do nghiệp báo và nhân quả của các con mà thôi” (Đức Phật và Phật Pháp, tác giả Narada Thera, NXB Chùa Giác Ngộ) Những ngày xuân Quý Tỵ chưa qua hết, đây đó khắp nơi trên đất nước chúng ta, nơi những địa điểm thờ tự tôn giáo tâm linh, vẫn còn rất nhiều người tranh thủ thời gian để tìm đến. Bên cạnh ý nghĩa lễ bái, vãn cảnh đầu năm ở những ngôi chùa thờ Phật, không ít một số bà con còn có những thói quen bói quẻ, xin xăm, cúng sao, giải hạn, xem vận mạng tốt xấu qua tuổi, tử vi...là một miền quê nơi chùa Thiên Phước, khi khả năng nhận thức của người dân về giáo lý Đức Phật còn hạn chế, nên tình trạng trên của một số bà con đi chùa làm cho người tu Phật ở chùa rất lấy làm trăn trở của những ngày đầu năm mới. Như chúng ta đã biết, tất cả mọi người học Phật ai cũng hiểu giáo lý nhà Phật đều dựa trên căn bản là Nhân Quả, nếu nói cho đủ là Nhân Duyên Quả. Nhân là hạt giống, và nhờ Duyên ( thời tiết, chăm sóc, kỹ thuật...) Quả là kết quả do gieo Nhân mà được, nên một đời sống của một cá nhân hay cộng đồng đều do nhân quả mà ra. Do vậy khi một người gieo nhân dù tốt hay xấu thì nhất định người đó phải nhận lấy kết quả tốt hoặc xấu mà mình đã gieo. Nếu muốn hóa giải quả xấu, thì phải nỗ lực tu tập, trì chay, giữ giới, gieo nhiều việc thiện. Hiểu được vậy nên ngay từ khi bắt đầu gieo nhân chúng ta nên chọn lựa giống tốt xấu, nếu vô tình hay cố ý gieo nhân khi phát hiện là nhân xấu, chúng ta có thể nhờ Duyên trợ giúp để chuyển hướng quả đến mục đích tốt hơn. Ví dụ: chúng ta gieo Nhân sát sanh nhiều, thì chúng ta biết chắc hậu Quả của nó sẽ đến với mình là bệnh tật, thọ yểu, hay thường gặp những tai nạn phạm thân, thậm chí phải đền mạng, khi biết được thế, chúng ta nỗ lực sám hối hành trì tụng kinh, bố thí cúng dường, phóng sanh...(Duyên) thì Quả trổ đến sẽ chuyển hướng khác, hoặc bị triệt tiêu. Nên trong đời sống hằng ngày, chúng ta thọ nhận những điều tốt xấu là đều do chúng ta tạo nhân cả, nên khi quả đến tốt thì chúng ta hạnh phúc, và ngược lại quả xấu chúng ta đành phải chấp nhận và bình tỉnh để hóa giải nó, hướng nó đến một kết quả tốt đẹp hơn, mà trong Phật ngữ gọi là Giải nghiệp. Do không hiểu được vậy nên đầu năm nhiều người đến chùa để xin quẻ, bói toán, cúng sao giải hạn... là đi ngược lại giáo lý nhà Phật, vì bởi khi nhờ nhà chùa cúng sao cho tuổi của mình, thì có khẳng định rằng trong năm không gặp một rủi ro nào? chắc không ai dám khẳng định điều đó, nhưng nếu có xảy ra tai nạn rủi ro vậy số tiền mà mình bỏ ra cúng sao giải hạn là vô ích, và số tiền bỏ ra dù nhiều ít cũng chưa dám chắc được điều không gặp rủi ro, và có nhiều người bỏ ra vài chục ngàn tiền lẻ thì làm sao sánh nỗi một sự rủi ro, trong khi một tai nạn giao thông xảy đến thì số tiền chi phí không thể lường được, thậm chí mất mạng, biết thế nhưng hằng năm những ngày đầu năm mới vẫn có rất nhiều người tìm đến chùa chiền, miếu phủ...để lặp đi lặp lại những sự việc nêu trên. Một giả định khác, nhiều người cứ đinh ninh rằng nếu đem tiền vào chùa cúng sao, giải hạn thì tật bệnh sẽ qua, tai nạn sẽ không đến. Điều này giống như là việc đút lót tiền cho thần thánh để được một hồng ân nào đó phía sau, sẽ được thần thánh hỗ trợ hoặc ban bố phước lành; suy nghĩ như thế thật có tội, vô tình đưa các vị ấy vào những người nhận “đút lót”, ra tay nâng đỡ những ai biết điều, còn những ai không biết điều, không cúng kiến thì các vị sẽ “hững hờ”, nếu làm vậy thì các vị ấy đâu còn gọi là từ bi, thương chúng sanh bốn loài? Ngay cả đức Phật cũng từng nói “Ta không có khả năng ban bố phước lành, và cũng không có khả năng giáng họa cho bất kỳ ai, tất cả việc xấu tốt là do nghiệp báo và nhân quả của các con mà thôi” (Đức Phật và Phật Pháp, tác giả Narada Thera, NXB Chùa Giác Ngộ) Nếu cho rằng số phận con người nằm trong vận mệnh của trời đất, theo quy luật tuần hoàn của vũ trụ?!. Nếu vậy, ví dụ như năm nay, theo quan niệm những người ở tuổi 31 đang bị sao xấu, có tam tai lớn trong năm, vậy thì tất cả những người năm nay 31 tuổi không đi cúng sao đều gặp tai ương lớn trong năm, và sẽ không qua khỏi? Vậy thì năm sau, số người 32 tuổi sẽ không còn bao nhiêu nữa. Và dân số đất nước sẽ giảm mạnh vì cứ đến 31 tuổi thì có hàng loạt người không qua khỏi. Thực tế thấy rằng, dân số vẫn tăng nhanh, và tai nạn thì không trừ bất kỳ lứa tuổi nào. Những nhận thức mang tính hủ tục lâu dài ấy, không phải một sớm một chiều có thể làm thay đổi thói quen trong suy nghĩ của số người đến chùa cầu sao giải hạn. Hơn nữa nhiều chùa ở Việt Nam nói chung đang nằm trong thực trạng này, ảnh hưởng bởi Phật giáo bắc truyền, và dường như đã trở thành một truyền thống, kế tục từ nhiều đời. Mạnh dạn bỏ hủ tục này thì khó tiếp cận được với nhiều người, vì cúng giải hạn đầu năm lại là biện pháp tâm lý để tìm lấy sự bình yên, nhưng nếu giữ thì lại thì thật sự không ổn. Trước thực trạng này nếu nhà chùa, nhất là ở vùng quê chúng tôi nếu không đáp ứng được cho một số người này thì cũng mất đi một cơ hội "hoằng pháp" vì những đối tượng này mỗi năm chờ có cơ hội này mới đến chùa, và nếu không đáp ứng được nhu cầu của họ thì ở những ngôi chùa quê này xem như ít người lui tới, và cơ hội để họ tiếp xúc Phật pháp ngày càng xa, và nếu phục vụ cho họ thì xem như nhà chùa trực tiếp truyền bá mê tín dị đoan. Do đó, xuất phát từ thực tế, chùa Thiên Phước chúng tôi đang cố gắng từng bước thay đổi thói quen về niềm tin lệch ấy. Trước tiên hết là những người ở chùa phải đặt mục tiêu truyền bá chánh pháp, lợi lạc chúng sanh là chính, do đó không vì cái lợi ích nhỏ trước mắt mà bỏ quên hạnh nguyện của mình, và đồng thời khi tiếp xúc đối tượng này phải nói giáo lý Nhân Quả nghiệp báo cho họ hiểu, và hướng họ đến với Phật pháp làm nhiều việc thiện cho mình cho người, và có thể khuyên họ quy y Tam Bảo, khi đã trở thành là Phật tử, hiểu được giáo lý Đức Phật, chính họ là người hộ pháp đắc lực cả tài vật lẫn tinh thần, muốn được điều này thiết nghĩ mỗi chùa nên có những đạo tràng tu học, thỉnh mời chư vị tôn túc giảng sư, đến để truyền trao kiến thức cho họ. Điều này đã được chùa Thiên Phước thực hiện gần bốn năm qua, và kết quả gần 800 Phật tử đã quy -y, và hiện tại đạo tràng tu học hơn 200 vị, và trong những ngày đầu năm mới những Phật tử này không vướng phải những tập tục không lợi ích nêu trên, và chính họ là những người hộ pháp rất đắc lực mỗi khi nhà chùa cần đến. Trăn trở đầu năm mới, cũng là cầu nguyện tất cả mọi người đều vượt qua những quả khổ, và hướng về lời dạy của Đức Thế Tôn, ứng dụng vào trong đời sống thường ngày để được an lạc, hạnh phúc hiện tại và tương lai. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

Kỳ lạ chữa gãy xương bằng thổi hơi trầu và đọc thần chú

Mỗi “liều thuốc” của cụ là một miếng trầu, và cứ ba ngày lại thổi ba lần như thế. Anh Thành thấy đỡ đau từng ngày, chưa hết một mùa trăng anh đã cảm thấy rất rõ rằng, những đoạn xương gãy khục từng làm anh đau đớn đã bắt đầu liền. 141 Hà Nội bị “tố” đánh gẫy xương gò má người dân Sơ cứu khi bị tai nạn gẫy xương Trong dân gian hiện nay vẫn còn lưu giữ rất nhiều những bài thuốc mà có lẽ chẳng một bác sĩ Tây y ở thế kỷ 21 nào thừa nhận. Thế nhưng, dù có thừa nhận hay không, có muốn tin hay không thì thực tế, những bài thuốc kỳ lạ ấy đã có công dụng với hàng nghìn người. Mẹ con cụ Bùi Thị Quyết, Bùi Thị Hòa với bài thuốc chữa gãy xương chỉ bằng thổi hơi trầu và những câu thần chú là một ví dụ sinh động. Hơn hai mươi năm nay, mẹ con bà đã mang bài thuốc gia truyền để làm phúc cho thiên hạ, bởi với họ, điều kỳ lạ ấy đơn giản là “lộc của giời”. Người bệnh liền xương mà không cần thuốc Nhà cụ Bùi Thị Quyết (xóm Mỏ Ngô, xã Hợp Thành, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình) không nằm gần đường cái quan, không có bạt ngàn thuốc nam, cũng chẳng có ai là bác sĩ cả. Thế nhưng nhiều năm qua, người Mường ở Kỳ Sơn (Hòa Bình) đã quen với việc hễ gãy xương là tìm đến nhà nhờ cụ thổi hơi trầu, đọc thần chú để chữa trị. Chỉ riêng xã Hợp Thành thôi cũng không thể kể hết những người đã liền xương nhờ bài thuốc của cụ. Bà Bùi Thị Ký là người cùng xóm Mỏ Ngô, cách đây đã lâu bà từng bị gãy cổ tay trái, con cháu đưa bà đến bệnh viện để các bác sĩ băng bó tay cho bà. Nhưng các bác sĩ cũng bảo, ở cái tuổi đã quá lão hóa thế này rồi thì xương của bà chẳng có nhiều hy vọng để liền lại được đâu. Bà Ký về nhà với cái tay trái sưng u lên, đau nhức không thể nào ngủ được. Bà bước thấp bước cao đến nhà cụ Quyết nhờ cụ thổi trầu, thế mà chỉ sau 3 ngày, cái tay sưng phồng của cụ đã xẹp hẳn, cơn đau cũng dịu đi nhiều phần. Ông Bùi Văn Sơn là người cùng xã Hợp Thành, ông đến gặp cụ Quyết với cái xương sườn bị rạn do bò húc. Thế mà chỉ đến nhà cụ ba bận, ông đã lại dong bò ra bãi như bình thường. Tiếng lành đồn xa, từ ngày ấy, không chỉ người Hợp Thành, mà bà con khắp các xã trong huyện Kỳ Sơn, rồi khắp nhiều nơi trên cả nước đều tìm đến cụ mỗi lúc gặp rắc rối về xương; nhiều người ở xa, gãy xương nặng còn đưa cả xe con đến rước cụ đi chữa bệnh. Có một ca gãy xương rất nặng mà cụ Quyết không thể quên được, ấy là trường hợp của anh Trần Văn Thành ở Hà Đông (Hà Nội). Anh Thành đến nhà cụ trên chiếc cáng, lúc ấy anh Thành đang trong trạng thái hôn mê nặng. Anh bị tai nạn gãy xương bả vai và xương đùi. “Bắt” được những đoạn xương gãy của anh Thành rồi, cụ động viên gia đình: “Cứ ở lại đây với mế, một mùa trăng thôi là xương của cháu sẽ liền lại như bình thường.” Thế là đều đặn, cứ ba ngày một lần, cụ Quyết kính cẩn đỡ đĩa trầu trên ban thờ xuống, bỏm bẻm nhai rồi thổi phù phù vào những khúc xương bị gãy của anh Thành. Mỗi “liều thuốc” của cụ là một miếng trầu, và cứ ba ngày lại thổi ba lần như thế. Anh Thành thấy đỡ đau từng ngày, chưa hết một mùa trăng anh đã cảm thấy rất rõ rằng, những đoạn xương gãy khục từng làm anh đau đớn đã bắt đầu liền. Sau đúng một mùa trăng, anh Thành đi lại khắp trong nhà, ngoài ngõ nhà cụ Quyết, vừa đi vừa sờ nắn cái xương đùi, cái xương bả vai như thể được ban tặng một phép màu. Nắm bàn tay nhăn nheo của cụ Quyết, anh Thành rưng rưng: “Không gặp được mế, chắc con chẳng còn được sống đến ngày hôm nay”. Cụ bà Quách Thị Con ở xã Dân Hạ (huyện Kỳ Sơn) có lẽ là bệnh nhân đặc biệt nhất của phương thuốc lạ kỳ này. Bởi cụ Con sinh năm 1916, đã ở cái tuổi gần đất xa trời. Mới hai tháng trước, cụ Con trượt ngã ở cái góc giếng bên chái nhà. Xương người già giòn như… khúc mía, cụ bị nứt xương cụt, đau đớn vô cùng, suốt mấy ngày dài, cụ chỉ có thể nằm nghiêng. Các con cháu cụ tìm đến nhà bà Đinh Thị Hòa (là con gái của cụ Quyết - người duy nhất trong gia đình học được phương pháp chữa bệnh đặc biệt này), nhờ bà sang thổi trầu giúp cụ Con. Sau 2 cữ trầu, cụ Con đã bớt đau thấy rõ, các con cháu không còn thấy cụ rên rẩm như năm hôm trước nữa. Bài thuốc bí truyền đến từ rừng xanh núi đỏ Chúng tôi đem cái cách chữa bệnh kỳ lạ, tưởng như… hoang đường của mẹ con cụ Quyết hỏi bà trạm trưởng trạm y tế Hợp Thành – bà Nguyễn Thị Nhung. Bà Nhung dè dặt: Với khả năng của tôi, tôi không dám và cũng không thể lý giải được bản chất việc thổi trầu, đọc thần chú của cụ Quyết là thế nào. Phương pháp của cụ có hiệu quả ra sao, hiệu quả vì đâu thì có lẽ phải nhờ các nhà khoa học vào cuộc. Thế nhưng có một điều mà tôi chắc chắn là từ trước đến nay, chúng tôi chưa từng nghe nói cụ Quyết chữa bệnh lừa đảo, gây mất an ninh trật tự địa phương hay vì tiền nong gì, cụ chữa bệnh không đòi hỏi trả công, ai thành tâm dăm ba nghìn cũng được, mà không có cũng chẳng sao. Và một điều chắc chắn nữa là, đã có rất nhiều người bị gãy xương, rạn xương, dù nặng hay nhẹ đều khỏi nhờ phương pháp chữa trị của cụ. Bà Hòa đang đọc thần chú trước khi thổi trầu cho bệnh nhân. Ông Nguyễn Bá Bờm là người xã Phúc Tiến (huyện Kỳ Sơn), ông cũng đã được cụ thổi trầu, đọc thần chú như thế. Cái lần ông Bờm đi lấy gỗ trên rừng, ông bị cả một thân gỗ đè lên người, một bên mông của ông vừa bị gãy, vừa giập nát. Các con khiêng ông đến xóm Mỏ Ngô nhà cụ Quyết, ông thấy cụ chỉ lấy trầu nhai rồi thổi vào vết thương của mình, ông chán nản nghĩ: “Thế này thì khỏi làm sao được”? Thế mà chỉ một tuần sau ông đã không thấy nhức, da thịt cũng đã lành. Sau một tháng ông Bờm đi lại được, khi ông đi kiểm tra ở viện, kết quả chụp X-quang của ông là xương hông đã được nối liền. Về phương thuốc bí truyền của gia đình mình, cụ Quyết kể rằng mẹ chồng cụ - cụ Quách Thị Ền - là con gái bản Dao ở mãi miền núi cao, còn cao hơn cả Hòa Bình, còn sâu, xa hơn cả cái xã cuối cùng của huyện Đà Bắc trong tỉnh cụ. Cụ Ền từ khi về làm dâu đất Kỳ Sơn là đã bắt đầu chữa các bệnh về xương cho bà con trong vùng. Khi cụ Quyết về làm dâu, cụ được các bô lão trong bản kể lại rằng thời chiến tranh, mẹ chồng cụ còn có khả năng thổi được cả những… mảnh đạn ra khỏi cơ thể người bị thương! Suốt những năm làm dâu cụ Ền, chưa bao giờ cụ Quyết thấy mẹ chồng nói đến việc truyền dạy lại bài thuốc kỳ lạ cho ai. Chỉ đến khi đã ở tuổi cổ lai hy, cụ Ền mới truyền lại cho cô con dâu Bùi Thị Quyết, khi đó cụ Quyết đã 60 tuổi. Chính cụ Quyết cũng rất ngạc nhiên, không hiểu tại sao trong hơn mười người con, cả dâu, rể, trai, gái, cụ không truyền lại cho ai khác mà lại chọn cụ. Mãi sau này cụ Quyết mới biết là không ai nhập tâm được những câu thần chú dài dòng, phức tạp mà cụ Ền truyền lại. Chỉ riêng cụ Quyết - nàng dâu thứ 5 - là khắc cốt ghi tâm những câu thần chú ấy ngay từ lần đầu tiên được dạy. Cụ Ền bảo: “Còn phải do duyên giời nữa con ạ, không phải ai muốn học là cũng học được đâu”. Thế là từ bấy, cụ Quyết nối tiếp công việc của mẹ chồng. Cụ Quyết cũng có rất nhiều con, thế nhưng mấy năm nay chỉ có cô con gái Đinh Thị Hòa là học được bài thuốc gia truyền đó. Hôm bà Hòa sang thổi thuốc cho cụ Con, chúng tôi cũng có mặt. Bà lên ban thờ, đặt đĩa trầu cau lên thắp nhang rồi lầm rầm khấn khứa. Đĩa trầu ấy, bà bỏ vào cái túi nylon mang sang nhà cụ Con, cầm miếng trầu với đầy đủ cau, trầu, vỏ, vôi trên tay, bà Hòa lại lầm rầm đọc thần chú rồi cho vào miệng nhai. Vừa nhai bà vừa thổi vào chỗ xương đau của cụ Con. Tất cả chỉ mất chưa đầy năm phút. Bà Hòa thổi trầu vào chỗ xương rạn và xương đau cho cụ Quách Thị Con. Chẳng ai nói ra bí quyết gia truyền bao giờ, song bà Hòa cũng chia sẻ với chúng tôi rằng, với mỗi loại bệnh về xương, bà lại đọc thần chú để cầu xin một vị thần khác nhau. Khi chúng tôi nêu giả thiết, liệu trầu cau có tác dụng gì trong việc nối liền xương hay không? Bà Hòa cười: “Nó chỉ như là chất dẫn thôi, còn quan trọng nhất vẫn là những câu thần chú và năng lượng của mình dồn vào đó. Mỗi lần niệm chú xong là thấy năng lượng trong người mình vơi đi khá nhiều. Những lúc mà mệt là không thổi được đâu, như mẹ tôi ốm mấy hôm nay không chữa cho ai được”. Bà Hòa chia sẻ: “Tôi là giáo viên, cũng “duy vật biện chứng” như rất nhiều người. Ngay cả đến lúc này, đang bắt đầu kế thừa bài thuốc bí truyền của gia đình, tôi cũng không hiểu được là xương người bệnh liền được do đâu”. Ngồi bên cạnh “truyền nhân”, cụ Quyết cười móm mém: “Mẹ chồng tôi, ngoài việc truyền lại bài thuốc là những câu thần chú, bà còn dặn rằng trời cho nhà mình cái lộc là bài thuốc đó, nhưng không được lấy cái lộc ấy để lấy tiền của thiên hạ bỏ vào túi mình. Chỉ riêng việc đòi người bệnh phải trả cho mình bao nhiêu tiền thôi cũng đã là thất đức rồi. Mà nếu có làm thế thì cái lộc giời cho cũng chẳng lâu bền được”.

Thứ Ba, 2 tháng 7, 2013

Hai năm nữa ghép đầu người?

“Điều gì sẽ xảy ra khi một tỉ phú già nua người Trung Quốc sẵn sàng chi tiền để sở hữu một cơ thể mới? Hãy tưởng tượng xem viễn cảnh chúng ta sẽ có một Albert Einstein với cái đầu của nhà bác học được gắn trên một cơ thể mới?”. Bác sĩ giải phẫu thần kinh Ý Sergio Canavero vừa gây chấn động thế giới khi tuyên bố có khả năng thực hiện cấy ghép đầu người trong vòng hai năm tới với chi phí khoảng 13 triệu USD - cái giá mà theo ông “chưa bằng thu nhập hằng năm của một danh thủ bóng đá”. Tuyên bố của ông càng gây xôn xao khi được đăng trên tạp chí Surgical Neurology International (Giải phẫu thần kinh thế giới) rất nghiêm túc của Mỹ và ông tự tin vào “đột phá khoa học trong ngành y” mà ông sắp thực hiện. Năm 2008, GS Canavero trở nên nổi tiếng khi có thể “làm tỉnh giấc” một phụ nữ bị hôn mê và sống đời sống thực vật suốt hơn hai năm. Trả lời phỏng vấn của nhật báo Thụy Sĩ Le Matin, GS Canavero khẳng định dự án này hoàn toàn có cơ sở khi “tiếp nối những kết quả khả quan mà GS người Mỹ Robert J. White đã thành công khi cấy ghép đầu ở khỉ trong thập niên 1970”. Theo đó, giai đoạn khó nhất khi thực hiện cấy ghép đầu ở người chính là “hồi phục tủy sống” nhờ vào việc sử dụng các vật liệu hóa học để khôi phục các dây thần kinh. Nhu cầu thực tế của dự án này là có thật. “Người nhận (tức người tiếp nhận cơ thể mới) là người bị liệt tứ chi nhưng não vẫn còn hoạt động hoặc bệnh nhân mắc bệnh ung thư nhưng không di căn lên não. Còn bên cho là người bị chết não do chấn thương nhưng các cơ quan khác không bị ảnh hưởng và cơ thể vẫn còn lành lặn” - GS Canavero giải thích thêm rằng người cho lẫn người nhận buộc phải cùng giới tính, vóc dáng và nhóm máu tương xứng. Tuy vậy, GS Canavero cho biết ca phẫu thuật sẽ rất phức tạp khi phải huy động đội ngũ y tế hơn 100 người. Họ phải phối hợp nhịp nhàng và thao tác phải nhanh. Quy trình cấy ghép được mô tả như sau: hai nhóm bác sĩ phẫu thuật sẽ làm việc song song. Nhóm phụ trách “phần đầu của người nhận” sẽ giữ lạnh đầu để tránh gây thương tổn cho não, các cơ, khí quản, thực quản, mạch máu được tách ra khỏi cổ và trong tư thế sẵn sàng để được cấy ghép. Nhóm kia chuẩn bị “cơ thể của người cho” với các thao tác giống hệt như nhóm đầu. Ở giai đoạn cấy ghép, các bác sĩ chỉ phải nối các mô thần kinh lại với nhau. Khó nhất là công đoạn cắt phần tủy sống của người cho và người nhận rồi đặt chúng vào đúng vị trí để cơ quan này vẫn tiếp tục hoạt động sau đó. Nếu ca phẫu thuật thành công, bệnh nhân sẽ cần có thời gian dài để dưỡng bệnh và được điều trị bằng một loại thuốc để tránh làm tổn hại đến cơ quan cấy ghép. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần được trị liệu tâm lý khi đón nhận cơ thể mới và học cách vận động bằng các bài tập vật lý trị liệu. Nhiều câu hỏi đạo đức Quá trình phẫu thuật được giải thích có vẻ đơn giản nhưng vấn đề y đức gây khá nhiều băn khoăn ở giới y bác sĩ. Người ta vẫn nhớ rằng GS Robert J. White sau khi ghép đầu trên loài khỉ đã buộc phải “gây chết không đau” cho hai con khỉ sau hàng loạt biến chứng. GS Canavero tin rằng thời gian hai năm là đủ để tập hợp được đội ngũ chuyên gia có thể thực hiện cấy ghép và tìm người nhận lẫn người cho. Nhưng câu hỏi được đặt ra là khung đạo đức và pháp lý cho đột phá khoa học này. GS Canavero cùng một số nhà khoa học đều lo lắng về việc nếu xây dựng không nhanh thì không loại trừ khả năng có kẻ lợi dụng phương pháp cấy ghép này để “tái sinh” bất hợp pháp. Theo đó, GS Canavero yêu cầu “cần phải ban hành cụ thể các quy tắc chung về tính y đức” khi thực hiện phương pháp cấy ghép đầu để quá trình phẫu thuật không rơi vào tay những bác sĩ kém chất lượng hoặc họ làm việc vì một lợi ích khác. Trả lời trên báo mạng aufeminin.com, bà Sandrine de Montgolfier - chuyên gia về vấn đề y đức - tỏ ra băn khoăn: “Vấn đề hiện nay là chúng ta chỉ nhìn khoa học dưới lăng kính hi vọng. Do vậy những băn khoăn về y đức thường bị tác động bởi lẽ nếu đưa ra những nghi ngại thì bị gán ghép là vật cản cho sự phát triển của xã hội. Theo tôi, điều quan trọng là mỗi cá nhân phải tự vấn về ý nghĩ con người là gì, xã hội là gì và cách thức chung sống với nó là gì. Tôi là nhà khoa học và tôi nghĩ rằng khoa học có thể đưa chúng ta đến những điều tốt đẹp nhưng khoa học không được phép quy định chúng ta phải làm những gì”.

Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

Hội nghị Bilderberg và âm mưu thống trị thế giới

Tấm màn bí ẩn bao trùm Hội nghị Bilderberg khiến sự kiện này trở thành tâm điểm của nhiều giả thuyết về ý đồ thao túng vận mệnh toàn cầu. Trong gần 60 năm qua, vào độ tháng 5 hoặc tháng 6, khoảng 120 - 150 nhân vật thuộc tầng lớp được xem là “tinh hoa của nhân loại” tham dự hội nghị thường niên mang tên Bilderberg để thảo luận về nhiều vấn đề từ chính trị, kinh tế đến chiến tranh. Số này bao gồm nguyên thủ quốc gia, lãnh đạo chính phủ, quan chức cấp cao, cố vấn, học giả, tướng lĩnh lẫn các tài phiệt lớn nhất thế giới trong các lĩnh vực tài chính, dầu khí, truyền thông... của Mỹ và Tây Âu. Hội nghị năm nay diễn ra từ 6 - 9.6 tại khách sạn 5 sao Grove ở Watford, Anh. Theo tờ Mirror, danh sách tham dự gồm những tên tuổi như Giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde, lãnh đạo Google Eric Schmidt, cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger... Đại diện nước chủ nhà là Thủ tướng David Cameron, Bộ trưởng Tài chính George Osborne cùng một số nghị sĩ và doanh nhân. Bilderberg 2013 là lần đầu tiên các chủ đề thảo luận được công bố nhưng hết sức chung chung. Trong đó bao gồm: việc làm, tăng trưởng và nợ của Mỹ cũng như châu Âu; sức mạnh của thông tin; chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa dân túy; chính sách đối ngoại của Mỹ; thách thức cho châu Phi; chiến tranh mạng; các xu hướng chính trong nghiên cứu y học; giáo dục trực tuyến; các vấn đề chính trị của EU và diễn biến tình hình Trung Đông. Họ nói với nhau những gì? Họ muốn gì và quyết định ra sao? Hàng loạt câu hỏi đặt ra nhưng suốt bao lâu nay câu trả lời vẫn chỉ là đồn đoán. Cũng phải thôi khi báo chí không được tham gia, người tham dự không được mang theo vợ chồng hay trợ lý, còn lực lượng an ninh cả công lẫn tư lập hàng rào dày đặc “ruồi không bay lọt” bên ngoài, theo website Theinsider.org. Chuyện một nhóm nhỏ quyền lực và giàu có nhất thế giới họp bàn bí mật quả là “mỏ vàng” cho những ai ưa thích chuyện giật gân và tín đồ của thuyết âm mưu. “Những kẻ buôn vua” Lâu nay, biết bao người luôn bị ám ảnh bởi nghi ngờ rằng Hội nghị Bilderberg chính là nơi quyết định ai trở thành tổng thống Mỹ hay thủ tướng Anh, ai được ngồi ghế lãnh đạo IMF hay Ngân hàng Thế giới (WB) còn tranh cử với cả bỏ phiếu chỉ là những “trò lừa vĩ đại”. Luận điểm được bàn tán nhiều nhất là khi các quyền lực đen nhắm một nhân vật thích hợp, ông hay bà ta sẽ được mời tới hội nghị để thỏa thuận lẫn bàn thảo con đường sắp tới và chỉ vài năm sau đường hoàng bước lên đỉnh vinh quang. Trong sách The True Story of the Bilderberg Group (tạm dịch: Sự thật về nhóm Bilderberg), tác giả Daniel Estulin dẫn ra một loạt “trùng hợp”: George H.W.Bush tham dự năm 1985 và trở thành Tổng thống Mỹ 3 năm sau đó. Bill Clinton có mặt năm 1991 và chỉ một năm sau đã bước vào Nhà Trắng, Tony Blair từ một thành viên không mấy nổi bật của Công đảng Anh thoắt cái trở thành Thủ tướng 4 năm sau ngày có mặt tại phòng hội nghị và còn nhiều trường hợp tương tự. Câu chuyện đáng chú ý nhất là về kỳ họp từ ngày 5 - 8.6.2008 tại Chantilly, bang Virginia của Mỹ. Khi đó, Barack Obama và Hillary Clinton đang chạy đua quyết liệt để giành quyền đại diện đảng Dân chủ ra tranh cử tổng thống. Vào ngày 5.6, cả hai người bỗng dưng… mất tích trong vài giờ, theo Đài RT. Khoảng thời gian đó không được nhắc tới trong lịch trình tranh cử chính thức, còn truyền thông Mỹ hoàn toàn im lặng. Chỉ 2 ngày sau, bà Clinton tuyên bố rút lui. Vô số đồn đoán được đưa ra nhưng tất cả đều có chung kết luận là 2 người được vời tới Hội nghị Bilderberg để thỏa hiệp. Theo đó, sau khi đã đạt mục đích bước đầu tại Afghanistan và Iraq bằng phương pháp “hùng hổ” của Tổng thống George W.Bush và đảng Cộng hòa, các ông chủ cần phe Dân chủ chiến thắng để tiếp tục thao túng tình hình bằng “quyền lực mềm”. Vào thời điểm ấy, một tổng thống da màu có vẻ thân thiện với Hồi giáo sẽ có lợi hơn. Đổi lại, bà Clinton sẽ có vị trí xứng đáng trong chính quyền để cùng ông Obama tạo thành một “cặp đôi hoàn hảo”, theo RT. Đế chế thứ 4 Theo những người tin vào thuyết âm mưu, Hội nghị Bilderberg nhắm tới hoàn thành giấc mộng thống trị toàn cầu của các tổ chức khét tiếng trong lịch sử như Hội Tam điểm, Illuminati cũng như Adolf Hitler và Đế chế thứ 3. Trong The True Story of the Bilderberg Group, tác giả Estulin liệt kê các mục tiêu như tạo ra một chính phủ duy nhất ngồi trong bóng tối giật dây tất cả; xây dựng một quân đội toàn cầu với nòng cốt là NATO; tạo ra một thị trường chung bóc lột thông qua IMF, WB và WTO; kiểm soát tư tưởng cũng như lối sống bằng truyền thông, internet và chủ nghĩa tiêu thụ... Theo Estulin, những “kẻ điều khiển rối Bilderberg” đã tạo khủng hoảng dầu mỏ thập niên 1970 để nâng giá dầu, ép LHQ cấm vận Argentina trong cuộc chiến Falklands/Malvinas với Anh, gây ra chính biến “Mùa xuân Ả Rập”… Trang TruTV còn đi xa hơn khi cho rằng những đại dịch như SARS, cúm A/H1N1… đều là “nhân tạo” hoặc bị thổi phồng để khiến cả thế giới phải “phụ thuộc vào WHO và các hãng dược”. Giáo sư Michel Chossudovsky của ĐH Ottawa (Canada), người sáng lập Viện Nghiên cứu Global Research, thì khăng khăng rằng Bilderberg 2013 vừa qua tập trung thảo luận các vấn đề: có nên tiếp tục kéo dài khủng hoảng tài chính hay như vậy đã đủ để làm đầy thêm túi tiền của các gia đình tài phiệt “siêu giàu và siêu quyền lực” cũng như khuất phục những quốc gia khó bảo, nên làm gì với Trung Quốc và kế hoạch tấn công Iran trong vòng 3 năm tới. Vì vậy, không lạ khi năm nào cũng có biểu tình phản đối rầm rộ bên ngoài địa điểm tổ chức hội nghị dù không ít người chẳng rõ mình đang chống cái gì. Hồi đầu tháng, AP dẫn lời một người biểu tình bên ngoài khách sạn Grove nói họ đang nỗ lực ngăn chặn “những kẻ dường như đang muốn phá hủy thế giới”. Theo BBC, Hội nghị Bilderberg được gọi theo tên nơi diễn ra cuộc họp đầu tiên từ 29 - 31.5.1954 là khách sạn Bilderberg ở làng Oosterbeek, phía đông Hà Lan. Hội nghị ra đời từ ý tưởng của chính trị gia Ba Lan Józef Retinger, Hoàng thân Hà Lan Bernhard (ông ngoại của vua Willem-Alexander hiện nay), Chủ tịch Tập đoàn Unilever Paul Rijkens, chính trị gia Anh Denis Healey và Giám đốc CIA Walter Bedell Smith. Nội dung kỳ họp năm 1954 được cho là xoay quanh các vấn đề như tăng cường quan hệ về mọi mặt giữa Mỹ và Tây Âu cũng như hợp tác đối phó Liên Xô. Theo BBC, hội nghị đóng vai trò rất quyết định trong việc hình thành EU. Sau đó, một ban thư ký được thành lập để xử lý công việc thường vụ trong mỗi lần hội họp cũng như chọn mời ai tham dự. Tổng thư ký hiện nay là Henri de Castries, Chủ tịch Tập đoàn tài chính - bảo hiểm AXA (ông này là thành viên gia tộc de Castries danh tiếng và là họ hàng với chỉ huy lực lượng Pháp ở Điện Biên Phủ Christian de Castries). Ban thư ký còn có một vị trí cố vấn cấp cao, đang do nhà tài phiệt Mỹ David Rockefeller đảm nhận. Dưới áp lực của dư luận đòi hỏi phải minh bạch hơn, Ban Thư ký Bilderberg đã cho lập một website mang tên Bilderbergmeetings.org chứa một số thông tin ít ỏi. Theo website này, hội nghị là “diễn đàn không chính thức và hoàn toàn riêng tư, nơi người tham dự có thể tự do thảo luận về các định hướng chủ đạo trong mọi lĩnh vực cũng như những vấn đề mà thế giới đang đối mặt. Hội nghị không có chương trình nghị sự chi tiết, không có nghị quyết, không bỏ phiếu và không có tuyên bố chính sách”.

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

"Tẩy não", "ăn cháo lú" để quên kiếp trước

Hầu hết mọi người đều không nhớ về tiền kiếp của mình, chỉ một số ít thì lại nhớ rất rõ. Vậy tại sao lại có sự quên này? Nhiều duyên phận nên khó quên Giải thích tại sao nhiều đứa trẻ sinh ra không nhận cha mẹ mình mà công nhận cha mẹ khác ở nơi khác và khi đi tìm hiểu thì đúng như vậy như trường hợp của cháu Quyết ở Thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn, Hoà Bình... BS Nguyễn Văn Thắng, Trưởng khoa Giải phẫu bệnh, Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, đây thực sự là sự đầu thai trở lại dương thế theo tư tưởng của nó, khi còn ở cõi trung giới mang thân ngũ ấm (cõi trung giới thực chất là cõi tư tưởng). Nguyên nhân là do những đứa trẻ này có đời sống lâu bền và có duyên phận nhiều với cha mẹ cũ chưa được thực hiện. Cho nên, trong tàng thức (nơi trú ngụ của linh hồn) của đứa trẻ vẫn in đậm nét những thông điệp trong tàng thức của cha mẹ nó. Khi trẻ được đầu thai để sinh ra trong kiếp sống mới, thì cha mẹ mới chưa có gì lưu lại trong tàng thức của trẻ nên họ không có gì để lưu luyến. Họ chỉ mượn xác thân mới, thông qua tinh cha + huyết mẹ + thần thức của họ để thể hiện trên cuộc đời. Vì vậy, khi sinh ra đứa trẻ này vẫn tư duy cũ, thường có ý tưởng hành trình đi tìm cha mẹ cũ mà mọi mật mã thông tin đều được lập trình và lưu giữ trong tàng thức của họ. Những đứa trẻ này khi chết với bất kỳ nguyên nhân nào thì nó vẫn giữ nguyên bản ngã cũ không hề thay đổi, nó chỉ mượn xác thân mới để thể hiện những ý tưởng của nó còn dang dở với cha mẹ cũ nói riêng và với cuộc đời nói chung. Trong những trường hợp này cha mẹ mới cũng không nên thất vọng mà giành giật cho riêng mình. Ngược lại nên phối hợp với cha mẹ cũ (nếu còn sống) để đứa trẻ được sống trong ngôi nhà chung và tình yêu thương của cha mẹ cũ, cũng như cha mẹ mới. Có như vậy đứa trẻ mới có được cuộc sống an lạc để duy trì bổn phận của mình với hai bên để hoàn thiện lý tưởng của mình trong kiếp sống cũ và đời sống mới. Về khía cạnh khoa học cũng như về tâm linh đều là sự tiến hóa chung của riêng đứa trẻ và của nhân loại để dần hoàn thiện mình và để đi đến chân lý tuyệt đối. Ảnh minh họa. Ăn “cháo lú” hay nghiệp báo duyên phận? TS Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học Ứng dụng - UIA cho biết, đa phần chúng ta không nhớ rõ kiếp trước mình là ai, trừ các bậc tu hành đạt tới cảnh giới cao minh. Người xưa, giải thích hiện tượng "quên kiếp trước" như sau: Người ta khi chết đi phải qua cây cầu Nại Hà để tái sinh. Tại đầu cầu này có quán ăn, ai đi qua đó cũng được đãi ăn bát cháo. Cháo này gọi là cháo lú. Công dụng chính của cháo lú là để linh hồn người chết quên hết những gì về quá khứ của đời mình để dễ dàng cho việc đầu thai sau này. Vì nếu không thì những linh hồn ấy vẫn còn mang nặng những nhớ thương tiếc nuối về cảnh cũ, người xưa, tình ruột thịt, máu mủ giữa cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cái khiến lúc tái sinh luân hồi, họ lại tìm đến những gì liên hệ với tiền kiếp. Điều đó làm khó khăn trở ngại cho sự trả quả trong lần đầu thai tái sinh này và cả những lần chuyển sinh khác nữa. Nói tóm lại giống như là họ bị "tẩy não". Theo cách giải thích của người xưa, cũng có những linh hồn tái sinh vẫn chưa "lú" hết, vẫn còn nhớ về kiếp trước, giống như khi "chuyển công tác" thì vẫn nhớ về "cơ quan cũ" vậy. Điều này ví như: ăn ít, hoặc vì lý do nào đó "chưa kịp ăn" cháo Lú nên người đó vẫn có thể nhớ về kiếp trước của minh. Đấy là sự giải thích theo kiểu "tín ngưỡng dân gian". Còn theo đạo Phật, "sự quên" này do vô minh che khuất (giống như nước bị vẩn đục hoặc bị sôi, hoặc bị sóng dao động...) nên không nhìn thấy được nghiệp quả của quá khứ. Khi đủ duyên, đạt tới trạng thái tĩnh lặng và thanh tịnh thì nước lại trong suốt và ta lại có thể nhìn thấy sự kiện xảy ra trong kiếp quá khứ. Khi đã thấy suốt được quy luật của Nhân Quả - Luân hồi thì mọi sự sinh ra đều do Duyên hình thành, không có điều gì nằm ngoài sự điều khiển của quy luật Nhân - Duyên - Quả. Tuy nhiên, cho dù "cháo lú" có tác dụng hay không, thì "sự ảnh hưởng" của Nghiệp báo từ quá khứ vẫn còn tác động đến tương lai. Sự ảnh hưởng này thường được diễn tả bằng các thuật ngữ như thần đồng, siêu nhân, năng khiếu bẩm sinh, hoặc yếu tố di truyền... Theo TS Vũ Thế Khanh, người Việt Nam từ xa xưa đã tin vào hiện tượng tái sinh (còn gọi là lộn kiếp). Khi gặp các trường hợp hữu sinh vô dưỡng nhiều lần, họ không muốn những đứa trẻ yểu tử ấy cứ 'lộn kiếp" vào nhà mình nữa nên thường đổ chàm vào mặt để "đuổi đi" hoặc đánh dấu các vết son xem sau này sẽ tái sinh về đâu. Người Trung Quốc từ xa xưa cũng tin vào sự tái sinh: Chính Võ Tắc Thiên sinh ra cũng có "vết son" tại đúng vị trí tương tự như trên thi thể của một cung nữ bị giết mà Đường Cao Tông (Lý Trị) đã đánh dấu, ngày mà Võ Tắc thiên được sinh ra cũng trùng với ngày mà cung nữ bị giết, do vậy Võ Tắc Thiên được thiên vị ngay từ khi mới vào cung. Thần thức là kho lưu trữ ký ức ThS Vũ Đức Huynh, tác giả cuốn sách "loài người với tri thức tâm linh" cho biết, các trường hợp đầu thai đều được nhận ra nhờ tự khẳng định phần nào ký ức của kiếp trước với các người có quan hệ như bố mẹ nhà cũ và mới, các người có quen biết từ kiếp trước, các người có quan hệ với kiếp trước... Cơ sở khoa học của vấn đề này là do trong Thần thức của phần hồn của con người là kho lưu trữ các loại ký ức của suốt kiếp người khi sống ở cõi trần. Khi hết hạn mức sống ở cõi trần hay bị chết ngoại lệ do các kiểu, phần hồn tàng chứa ký ức được mang theo về cõi vong. Song do hai lần trải qua quá trình chuyển dạng thức sang vong hồn và lại từ dạng thức vong hồn trở lại dạng thức người, các ký ức sâu đậm mất dần trong thần thức. Phần còn lại là những ký ức sâu sắc nhất còn tàng trữ trong thần thức của phần hồn hậu thân. Những ký ức này phải chờ đến khi phần xác của hậu thân phát triển các chức năng: nói, diễn đạt lưu loát của cơ quan phát âm thì các ký ức về sinh hoạt, về các kỹ năng cũ, về tình cảm cũ... mới được thể hiện hoặc tự khẳng định (phải ít nhất từ 26 tháng trở lên). Các ký ức tàng chứa ở thần thức của phần hồn sẽ mang sang thần thức ấy ở vong hồn. Quá trình ở vong hồn, các ký ức phai nhạt dần qua từng giai đoạn ở các tầng của Trung giới và Thượng giới. Ở Thượng giới các ký ức ở kiếp người hầu như hết sạch. Bởi vì tất cả các siêu linh còn sót lại (tức không bị phá tan trong quá trình chuyển dạng và tồn tại ở cõi vong hồn) sẽ phải quay vòng trở lại kiếp khởi đầu - kiếp người ở cõi trần với một thần thức hết sạch các ký ức dục vọng, họ giống hệt các hợp tổ ban đầu hình thành các sinh linh mới và khác các trường hợp của các loại vong hồn đi đầu thai hoặc được đầu thai tình cờ may mắn. Ở nước ta cũng như trên thế giới đã gặp khá nhiều các trường hợp chứng tỏ sự tái sinh. Trong gần 20 năm qua, 3 cơ quan (Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học Ứng dụng - UIA, Viện Khoa học Hình sự - Bộ Công an, Trung tâm Bảo trợ VHKTTT) đã cùng hợp tác trong chương trình nghiên cứu về tâm linh, ngoại cảm, trong khi nghiên cứu về các vụ án hình sự, đã tìm được nhiều bằng chứng thể hiện sự liên quan giữa hành vi kiếp hiện tại với các hành vi trong đời quá khứ của các đương sự gây án.

Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013

Đang công bố kết quả bỏ phiếu tín nhiệm 47 lãnh đạo cao cấp

Sáng nay 11.6, kết quả lấy phiếu tín nhiệm 47 chức danh chủ chốt do Quốc hội (QH) bầu hoặc phê chuẩn đãđược công bố. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm 47 chức danh chủ chốt do Quốc hội (QH) bầu hoặc phê chuẩn vừađược công bố sáng nay 11.6. Theo kết quả, Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân có số phiếu tín nhiệm cao đạt tỷ lệ cao nhất với 372 phiếu, người có tỷ lệ phiếu tín nhiệm thấp cao nhất là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình với 209 phiếu. Hình thức công bố là tỷ lệ phiếu cụ thể ở 3 mức tín nhiệm của từng chức danh, gồm tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp. Theo đó, tổng số ĐBQH 498 người, do vậy tất cả các số liệu so sánh là so với tổng số ĐBQH. Cụ thể: Danh sách 47 vị được lấy phiếu tín nhiệm Tín nhiệm cao Tín nhiệm Tín nhiệm thấp 1. Trương Tấn Sang - Chủ tịch nước 330 133 28 2. Nguyễn Thị Doan - Phó chủ tịch nước 263 215 13 3. Nguyễn Sinh Hùng - Chủ tịch Quốc hội 328 139 25 4. Uông Chu Lưu - Phó chủ tịch Quốc hội 323 155 13 5. Nguyễn Thị Kim Ngân - Phó chủ tịch Quốc hội 372 104 14 6. Tòng Thị Phóng - Phó chủ tịch Quốc hội 322 145 24 7. Huỳnh Ngọc Sơn - Phó chủ tịch Quốc hội 252 217 22 8. Phan Xuân Dũng - Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường 234 235 22 9. Nguyễn Văn Giàu - Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế 273 204 15 10. Trần Văn Hằng - Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại 253 229 9 11. Phùng Quốc Hiển - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách 291 189 11 12. Nguyễn Văn Hiện - Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp 210 253 28 13. Nguyễn Kim Khoa - Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh 267 215 9 14. Phan Trung Lý - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật 294 180 18 15. Trương Thị Mai - Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội 335 151 6 16. Nguyễn Thị Nương - Trưởng ban Công tác đại biểu 292 183 17 17. Nguyễn Hạnh Phúc - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội 286 194 12 18. Ksor Phước - Chủ tịch Hội đồng Dân tộc 260 204 28 19. Đào Trọng Thi - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng 241 232 19 20. Nguyễn Tấn Dũng - Thủ tướng Chính phủ 210 122 160 21. Hoàng Trung Hải - Phó thủ tướng Chính phủ 186 261 44 22. Nguyễn Thiện Nhân - Phó thủ tướng Chính phủ 196 230 65 23. Vũ Văn Ninh - Phó thủ tướng Chính phủ 167 264 59 24. Nguyễn Xuân Phúc - Phó thủ tướng Chính phủ 248 207 35 25. Hoàng Tuấn Anh - Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch 90 288 116 26. Nguyễn Thái Bình - Bộ trưởng Bộ Nội vụ 125 274 92 27. Nguyễn Văn Bình - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước 88 194 209 28. Phạm Thị Hải Chuyền - Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội 105 276 111 29. Hà Hùng Cường - Bộ trưởng Bộ Tư pháp 176 280 36 30. Trịnh Đình Dũng - Bộ trưởng Bộ Xây dựng 131 261 100 31. Vũ Đức Đam - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ 215 245 29 32. Vũ Huy Hoàng - Bộ trưởng Bộ Công Thương 112 251 128 33. Phạm Vũ Luận - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo 86 229 177 34. Phạm Bình Minh - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao 238 233 21 35. Cao Đức Phát - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 184 249 28 36. Giàng Seo Phử - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc 158 270 63 37. Trần Đại Quang - Bộ trưởng Bộ Công an 273 183 24 38. Nguyễn Minh Quang - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường 133 304 42 39. Nguyễn Quân - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ 123 304 43 40. Nguyễn Bắc Son - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông 271 281 77 41. Phùng Quang Thanh - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng 323 144 13 42. Đinh La Thăng - Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải 186 198 99 43. Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế 108 228 146 44. Huỳnh Phong Tranh - Tổng thanh tra Chính phủ 164 241 87 45. Bùi Quang Vinh - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư 231 205 46 46. Trương Hòa Bình - Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao 195 260 34 47. Nguyễn Hòa Bình - Viện trưởng Viện Kiểm soát nhân dân Tối cao 198 269 23

Giải mã giá USD tăng kịch trần

Một phó tổng giám đốc phụ trách phòng ngoại hối NHTMCP, chia sẻ USD tăng giá trong những ngày qua là cơ hội kiếm lợi cho giới nhà băng. Sau hơn 2 tuần duy trì giá bán USD quanh mức 21.005 đồng/USD, cuối tuần qua giá bán USD niêm yết tại Sở giao dịch của NHNN đã chạm biên độ 21.036 đồng/USD, bằng giá của các NHTM. Ở chiều mua vào, tỷ giá vẫn giữ nguyên 20.850 đồng/USD. Tỷ giá bình quân liên NH vẫn được NHNN duy trì ở mức 20.828 đồng/USD. Giá USD tăng xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó do cầu ngoại tệ tăng trên thị trường chính thức. 3 lý do tăng giá USD Theo một tổng giám đốc NHTMCP, phân tích từ thực tiễn 2 tuần qua, cho thấy tỷ giá trên thị trường tăng xuất phát từ 3 nguyên nhân chính. Thứ nhất, cầu USD tăng do 3 yếu tố: (1) nhu cầu USD để nhập lậu vàng tăng trong bối cảnh giá vàng trong nước cao hơn thế giới trên 5 triệu đồng/lượng. (2) Sắp đến thời hạn 30-6 nên giới đầu cơ ngoại tệ dự đoán NHNN sẽ đẩy mạnh nhập khẩu vàng để đấu thầu, hỗ trợ các NHTM hoàn thành tất toán trạng thái vàng. Theo dự đoán, sau gần 30 phiên đấu thầu NHNN đã bỏ ra hơn 1 tỷ USD để nhập khẩu vàng. Giới đầu cơ đã đón đầu găm giữ và đẩy giá USD trên thị trường lên cao. (3) Nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục khi nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp có xu hướng tăng. Và khi nhập siêu tăng trở lại, cầu ngoại tệ của doanh nghiệp để nhập hàng hóa tất yếu cũng tăng theo. Thứ hai, trước đây lãi suất tiền gửi tiết kiệm VNĐ cao, trong khi lãi suất tiền gửi USD bị khống chế 2%/năm đối với cá nhân và 0,5%/năm đối với doanh nghiệp, nhiều người dân bán ngoại tệ lấy VNĐ để gửi tiết kiệm. Nhưng hiện nay sự điều chỉnh giảm lãi suất huy động bằng VNĐ đã khiến chênh lệch giữa lãi suất huy động USD và VNĐ hẹp lại, dẫn đến người dân rút VNĐ mua USD gửi tiết kiệm, kéo theo cầu USD trên thị trường tăng theo. Thứ ba, cầu tăng trong khi cung USD trên thị trường ngoại tệ đang giảm do xuất khẩu một số mặt hàng chủ chốt (gạo, thủy sản) nước ta đang gặp nhiều khó khăn. Ngoại tệ thu về các doanh nghiệp đều bán lại cho NHTM, nhưng do xuất khẩu giảm nên ngoại tệ bán cho NHTM cũng giảm theo. Trong khi đó, nhu cầu vay ngoại tệ để hưởng lãi suất rẻ của doanh nghiệp xuất khẩu vẫn có. Cầu USD cao hơn cung buộc các NHTM phải đẩy giá mua bán USD tăng kịch trần cho phép. Sóng ngắn hạn? Đợt tăng tỷ giá này đã xuất hiện thông tin cho rằng tới đây NHNN sẽ điều chỉnh tỷ giá. Tuy nhiên, lãnh đạo NHNN đã lên tiếng bác bỏ việc tăng tỷ giá và nhận định do nhu cầu một số NHTM tăng để bù đắp trạng thái, nhưng sự việc này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Đồng thời, dù tỷ giá trên thị trường biến động nhẹ nhưng trạng thái ngoại tệ của hệ thống NHTM vẫn cải thiện, thanh khoản tốt. Theo nhiều chuyên gia NH, dự trữ ngoại hối quốc gia thời gian qua tăng cao nên không quá lo về sự biến động tỷ giá quá lớn. Gần đây NHNN cũng đã bán ra gần 1 tỷ USD để cân bằng cung cầu ngoại tệ và dự kiến mức tăng tỷ giá từ nay đến cuối năm nếu có cũng chỉ khoảng 1%. Vì vậy, biến động của tỷ giá chưa tác động đến chi phí kinh doanh của doanh nghiệp, chưa tạo áp lực lên lạm phát từ nay đến cuối năm. Có thể sau thời hạn 30-6-2013 cầu ngoại tệ của thị trường sẽ ổn định trở lại. Điều quan trọng hiện nay là NHNN sẽ cân nhắc và cẩn trọng hơn trong lộ trình điều chỉnh giảm tiếp lãi suất huy động bằng VNĐ. Bởi nếu giảm quá nhanh với biên độ không nhỏ sẽ gây lên áp lực tỷ giá vào những tháng cuối năm, trùng thời điểm cầu ngoại tệ của nền kinh tế đang tăng mạnh. Theo một lãnh đạo NHTM, thời điểm này khá nhạy cảm khi thị trường đang chờ động thái điều hành tỷ giá của NHNN và giá USD đang có “sóng”, nên không NHTM nào mạnh tay thực hiện nghiệp vụ bán ngoại tệ lấy tiền đồng (short USD) để cho vay kiếm chênh lệch lãi suất như trước. Bởi chênh lệch giữa lãi suất USD và VNĐ khoảng 7%/năm là an toàn, dưới 7%/năm ở mức trung bình, nhưng giảm xuống 5%/năm là nguy hiểm và rủi ro cho nghiệp vụ short USD. Khi short USD lấy tiền đồng kinh doanh NH có thể lãi 6-7%/năm, nhưng chỉ cần tỷ giá biến động các NHTM có thể mất hết lợi nhuận trên trong vài tháng. Một phó tổng giám đốc phụ trách phòng ngoại hối NHTMCP, chia sẻ USD tăng giá trong những ngày qua là cơ hội kiếm lợi cho giới nhà băng. Nhưng do NHNN giảm trạng thái ngoại hối của các NHTM từ 30% xuống 20%/vốn tự có nên không phải NHTM nào cũng làm được. Hơn nữa, để tránh đầu cơ ngoại tệ chờ tỷ giá tăng, NHNN giám sát rất kỹ nhu cầu mua ngoại tệ của các NHTM. “Nếu cầu USD còn tăng, bên cạnh bán USD ra can thiệp, NHNN sẽ giám sát chặt chẽ hơn, yêu cầu NHTM chỉ ưu tiên ngoại tệ cho doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng thiết yếu. Do vậy, những doanh nghiệp nhập khẩu thuần túy sẽ chịu thiệt thòi hơn” - vị này nhận định. Theo Mai Thảo

Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2013

TS Lê Xuân Nghĩa: Tỷ giá đang đứng trước hai sức ép lớn

TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng từ nay đến cuối năm NHNN sẽ điều chỉnh tỷ giá khoảng 1%. Theo TS Lê Xuân Nghĩa, lạm phát cao sẽ khó quay lại, lượng cầu trong thời gian dài sụt giảm mạnh kéo theo cung sụt giảm, dự dự trữ bắt buộc giảm rất mạnh điều đó cho thấy sự thiếu hụt vốn của nền kinh tế bắt đầu xuất hiện. Giá nông sản đang giảm mạnh và có thể tạo ra giai đoạn dò đáy kéo dài đến tháng 8/2013, rất có thể từ tháng 9 trở đi giá cả bắt đầu tăng dần lên và các chuyên gia trường đại học Harvard cho rằng đây là dấu hiệu tốt chứ không phải dấu hiệu xấu vì giá tăng thì sản xuất mới tăng được, giá cả tăng trở lại mới kích thích sản xuất và đẩy tổng cầu lên còn nếu giá bi bét thì khó có thể kích thích tổng cầu. “Khi chúng tôi đa ra Đề án xử lý nợ xấu không dùng tiền ngân sách, không dự báo xu hướng lạm phát không thể bơm tiền, nợ xấu dứ dứ còn tệ hại hơn, đẩy tình trạng đóng băng tài sản và báo cáo Thủ tướng rất rõ chính sách tiền tệ từ nay đến cuối năm”, ông Nghĩa nói. Về tỷ giá, theo ông Nghĩa, tỷ giá đứng trước hai sức ép lớn là cán cân thanh toán và lực cầu của thị trường. Lực cầu của thị trường rất khó dự đoán, hiện tại các NHTM hạn chế cho vay ngoại tệ vì vậy ngoại tệ được mua bán là chủ yếu. chúng tôi quan sát thấy trạng thái ngoại hối của các NHTM giảm, trạng thái âm tăng lên, điều này cho thấy rằng tỷ giá hối đoái nhất định có sóng. Thị trường hối đoái bắt đầu có sóng vì các quả cân để cân bằng nó như tín dụng ngoại tệ giảm rất mạnh và điểm cân bằng là tín dụng lại rất bấp bênh, đó là lý do vài tuần gần đây tỷ giá biến động khá tích cực, mặc dù NHTƯ trong thời gian ngắn bán ra 1 tỷ USD để cân bằng thị trường. Đây không phải xu thế tăng tỷ giá hối đoái, với thâm hụt thương mại 1 tháng 1,2 tỷ USD như tháng 5 có thể đó là 1 dấu hiệu của xu thế, chỉ với một tháng 5 can thiệp của NHTW như thế thì có thể có sóng, thị trường mua bán kiểu này đương nhiên có sóng và nhất định NHTƯ từ nay đến cuối năm sẽ điều chỉnh tỷ giá khoảng 1%. Phương Mai Theo Trí Thức Trẻ

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013

10 nước có lực lượng quân đội đông nhất

http://vnmedia.vn/VN/kinh-te/tin-tuc/26_1243844/10_nuoc_co_luc_luong_quan_doi_dong_nhat.html Công nghệ và vũ khí tối tân có thể giúp tăng khả năng chiến thắng, nhưng số lượng quân đội cũng đóng góp nhiều cho sự tự tin và nhuệ khí, đó chính là sức mạnh của số đông. Cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất đã thay đổi cục diện hoàn toàn khi Mỹ quyết định ủng hộ quân Đồng minh. Mặc dù việc phát minh ra xe tăng đã giúp ích lớn cho quân Đồng minh nhưng lực lượng quân đội đông đảo chắc chắn là yếu tố quan trọng giúp phe này thắng cuộc. Trong Chiến tranh thế giới lần hai, Hitler đã mắc sai lầm chết người khi xâm lược một cựu đồng minh của Liên Xô. Người Nga với lực lượng quân sự hùng hậu đã chặn đứng các cuộc tấn công của Đức quốc xã. Công nghệ và vũ khí tối tân có thể giúp tăng khả năng chiến thắng, nhưng số lượng quân đội cũng đóng góp nhiều cho sự tự tin và nhuệ khí, đó chính là sức mạnh của số đông. Dưới đây là danh sách 10 quốc gia có lực lượng quân đội lớn nhất thế giới: 1. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa: 2.285.000 quân nhân Không quá ngạc nhiên khi quốc gia đông dân nhất thế giới này có lực lượng quân đội đông nhất thế giới. Nam giới Trung Quốc từ 18 tuổi trở lên bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, tuy nhiên việc này không quá gắt gao bởi lực lượng tình nguyện cũng đã rất đông đảo. Ảnh minh họa 2. Mỹ : 1.458.219 quân nhân Mỹ xây dựng lực lượng quân đội bằng cách kêu gọi những người tình nguyện được trả lương. Trước đây nước này từng thực hiện chế độ tuyển quân bắt buộc trong suốt thời kỳ chiến tranh với Việt Nam, một cuộc chiến không được người dân Mỹ ủng hộ. Quy định này đã được hủy bỏ từ năm 1972. Kể từ đó, mỗi năm Mỹ chi hơn 500 tỷ USD cho quốc phòng và thêm khoảng 160 tỷ USD cho các hoạt động quân sự bất thường ở nước ngoài. Mức chi tiêu này tương đương 43% tổng chi tiêu cho quân sự trên toàn thế giới. Ảnh minh họa 3. Ấn Độ: 1.325.000 quân nhân Là nước đông dân thứ hai trên thế giới với hơn 1,2 tỷ người, Ấn Độ cần rất nhiều quân đội để bảo vệ cho họ. Đây cũng là nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, chiếm tới 9% trên thị trường vũ khí nhập khẩu. Ấn Độ có mối quan hệ thân thiết với Nga do vậy đa số vũ khí nhập khẩu từ Nga, tiếp theo là Israel và Pháp. Nước này thường xuyên có những căng thẳng về đường biên giới với Pakistan và Trung Quốc. Ảnh minh họa 4. Triều Tiên: 1.106.000 quân nhân Quân đội nước này hình thành từ cuối những năm 1930, khi Nhật Bản vẫn còn xâm chiếm bán đảo này. Vào thời điểm đất nước bị chia cắt thành hai phần, Triều Tiên chỉ có 2.500 quân nhân. Tuy nhiên, lực lượng quân đội đã phát triển nhanh chóng trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Hiện nay, khoảng ¼ ngân sách nghèo nàn của nước này được dành để chi cho quân đội, ước tính lên tới 10 tỷ USD. Ảnh minh họa 5. Liên bang Nga: 1.027.000 quân nhân Mặc dù có một lịch sử chinh chiến lâu đời, nhưng quân đội của Liên bang Nga chính thức được thành lập là từ ngày 7/5/1992 sau khi Liên Xô cũ tan rã. Tổng thống Nga khi đó, ông Boris Yeltsin đã ký một sắc lệnh đưa toàn bộ quân đội của Liên Xô trong lãnh thổ của Liên bang Nga trở thành một phần của quân đội Nga. Hàng năm quốc gia này chi gần 72 tỷ USD để duy trì và hiện đại hóa lực lượng quân sự. Ảnh minh họa 6. Thổ Nhĩ Kỳ: 666.576 quân nhân Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ được hình thành từ thời Đế chế Ottoman, thế kỷ 13, tuy nhiên đã tan rã sau thất bại ở Thế chiến thứ nhất. Quốc gia này bắt đầu các chương trình lớn để hiện đại hóa quân sự sau khi gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) năm 1952. Ảnh minh họa 7. Hàn Quốc: 639.000 quân nhân Quân đội Hàn Quốc được thành lập năm 1948 sau khi đất nước bị chia cắt. Hàn Quốc đã trải quan thời gian dài phụ thuộc vào Mỹ về mặt an ninh quân sự. Tuy nhiên, đến năm 2015, nước này sẽ tự kiếm soát hoạt động quân sự. Trong vài năm gần đây, quân đội Hàn Quốc đã được hiện đại hóa nhanh chóng với các vũ khí hiện đại và công nghệ tối tân. Ảnh minh họa 8. Pakistan: 617.000 quân nhân Lực lượng quân đội Pakistan được thành lập năm 1947 sau khi giành được độc lập từ đế quốc Anh. Pakistan đã trải qua hai cuộc chiến tranh với nước láng giềng Ấn Độ năm 1947 và 1965, đồng thời có những xung đột về đường biên giới với Afghanistan cùng thời gian đó. Ảnh minh họa Trong khi Ấn Độ có mối quan hệ quân sự chặt chẽ với Nga, Pakistan lại tìm tới Trung Quốc và Mỹ để nâng cấp năng lực quân sự của mình. Phần lớn vũ khí được nhập khẩu từ hai nước này. Pakistan cũng có thỏa thuận với Trung Quốc về việc nghiên cứu phát triển và tăng cường năng lực quân sự. 9. Iran: 523.000 quân nhân Quân đội Iran được thành lập sau khi vương triều Pahlavi cai quản đất nước năm 1925. Các tướng lĩnh được đào tạo tại các học viện quân sự ở Mỹ và châu Âu. Phần lớn vũ khí được nhập từ Mỹ, khi họ còn là đồng minh. Sau cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979, quan hệ giữa Mỹ và Iran trở nên căng thẳng. Lệnh cấm vận quân sự buộc Iran phải trông vào chính mình để duy trì hoạt động quân sự. Năm 1989, Iran bắt đầu xây dựng lại lực lượng quân đội bằng các vũ khí nhập từ Liên Xô. Đến nay, nước này đã trở thành một trong những nước có lực lượng quân sự mạnh nhất vùng Trung Đông. Ảnh minh họa 10. Ai Cập: 468.500 quân nhân Ai Cập là một trong những lực lượng quân sự mạnh nhất ở Trung Đông và cả châu Phi, đây cũng là một nước A rập duy nhất có hệ thống vệ tinh do thám. Quân đội nước này được trang bị vũ khí nhập từ khắp nơi trên thế giới, nhiều nhất là từ Mỹ, Anh và Pháp. Ai Cập cũng hỗ trợ và đào tạo về quân sự cho nhiều nước A rập và châu Phi khác. Ảnh minh họa

Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

Tràn lan đồ chơi Trung Quốc gây vô sinh, ung thư

Các loại đồ chơi xuất xứ từ Trung Quốc chứa nhiều chất độc hại có thể hủy hoại sức khỏe trẻ em vẫn được bày bán công khai trên thị trường Việt Nam. Hiện nay, đồ chơi trẻ em nhập ngoại chiếm khoảng 90% thị trường và hầu hết có xuất xứ từ Trung Quốc. Gần đây, các cơ quan chức năng phát hiện các loại đồ chơi này đa phần có chứa các chất độc hại đối với sức khỏe con người. Vô cùng độc hại Tại các chợ và các cửa hàng đồ chơi ở TP.HCM, mỗi tháng nhập đến hàng trăm tấn đồ chơi trẻ em, như ô tô, tàu thủy, máy bay bằng nhựa, các bộ xếp hình, súng nước, các con thú bằng nhựa… xuất xứ từ Trung Quốc. Các loại đồ chơi này trông rất bắt mắt, nhiều kiểu dáng, giá rẻ nên các tiểu thương nhập về ồ ạt. Ngoài việc bán tại chỗ, chúng được bỏ mối sỉ cho các đầu nậu ở các tỉnh, thành phía Nam. Người tiêu dùng khó có thể lường hết được các chất độc hại có trong đồ chơi trẻ em. Ngoài ra, thị trường đồ chơi trên mạng cũng đang rất sôi động. Chỉ cần mở máy tính là có thể dễ dàng truy cập vào hàng trăm trang web kinh doanh các loại đồ chơi trẻ em mà không ai kiểm tra được độ an toàn của chúng, các cơ quan chức năng cũng khó quản lý được. Các nhà khoa học trong và ngoài nước gần đây đã cảnh báo hàng loạt sản phẩm đồ chơi có xuất xứ từ Trung Quốc chứa nhiều hóa chất độc hại. Cụ thể, lồng đèn Trung Quốc vừa được Viện Hóa học Việt Nam kiểm nghiệm có chứa chất cadimi có thể gây ung thư; nhiều loại keo để thổi thành bong bóng rất độc hại, gây chóng mặt, nhức đầu; các loại bóng bay có chứa lưu huỳnh có thể gây ung thư khi ngậm… Đặc biệt, tổng cục tiêu chuẩn đo lường Chất lượng đã phát hiện nồng độ chất dẻo phthalate rất cao trong nhiều loại thú nhún bày bán ở Hà Nội và TP.HCM. Viện Hóa học Việt Nam đã cảnh báo phthalate là chất có thể phá hủy hệ thống hormone của cơ thể, gây ung thư, hủy hoại thận. Khi bị nhiễm chất này lâu dài, các bé gái có nguy cơ dậy thì sớm, các bé trai có thể bị nữ tính hóa, vô sinh... Thanh tra toàn quốc Ngày 24/5, chi cục quản lý thị trường tỉnh Thừa Thiên - Huế đã bắt giữ một lô hàng gồm 500 cây súng đồ chơi có xuất xứ từ Trung Quốc nghi chứa chất cực độc, đang chuẩn bị chuyển đi phía Nam tiêu thụ. Các sản phẩm này được làm bằng nhựa tái chế APS và nhựa PE. Theo một số kết quả giám định gần đây của viện khoa học Vật liệu ứng dụng và viện Công nghệ Hóa học, hầu hết đồ chơi của Trung Quốc làm bằng loại nhựa trên có chứa một chất kim loại độc hại, có thể gây ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt… Người tiêu dùng khó có thể lường hết được các chất độc hại có trong đồ chơi trẻ em. Ông Hoàng Dũng (ngụ quận 2 - TP.HCM) sau khi đọc những thông tin về sự độc hại của các sản phẩm trên đã bức xúc: “Những món đồ chơi này thật khó lường, giờ không biết kiếm đâu ra đồ chơi an toàn cho con, cháu. Những sản phẩm độc hại này cần phải sớm được loại trừ để bảo đảm an toàn cho trẻ em”. Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em (QCVN 3:2009), tổ chức, cá nhân sản xuất đồ chơi trẻ em trong nước, tổ chức, cá nhân nhập khẩu đồ chơi trẻ em phải thực hiện việc chứng nhận, công bố hợp quy và bảo đảm chất lượng. Đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường phải được kiểm tra về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Thế nhưng bằng nhiều cách, đồ chơi trẻ em độc hại vẫn ồ ạt đưa vào thị trường, bày bán công khai. Trước thực trạng trên, bộ khoa học và công nghệ (KH-CN) cho biết sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan thanh tra việc thực hiện quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, chất lượng và sở hữu công nghiệp đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu và buôn bán đồ chơi trẻ em. Đợt thanh tra sẽ tiến hành trên toàn quốc trong 2 tháng 8 và tháng 9/2013. Hiện Bộ KH-CN đã gửi kế hoạch thanh tra đến sở KH-CN của 63 tỉnh, thành chuẩn bị kế hoạch thanh tra. Vi phạm tràn lan Ông Trần Minh Dũng, chánh thanh tra Bộ KH-CN, cho biết qua kết quả kiểm tra ở các tỉnh, thành phố trong năm 2012 thì tại 460 cơ sở kinh doanh, buôn bán đồ chơi trẻ em với 26.686 mẫu đồ chơi được kiểm tra, phát hiện 10.366 mẫu vi phạm, 10.428 mẫu không có dấu hợp quy, 13.722 mẫu không có chứng nhận hợp quy.

Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2013

Tình hình kinh tế gay go lắm rồi!

“Tình hình doanh nghiệp bi đát, tôi nghĩ có tới 100.000 doanh nghiệp chết chứ không phải chỉ mấy chục nghìn, tỉ lệ doanh nghiệp lỗ có thể còn hơn 65%”. Đó là nhận xét của Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan tại phiên họp ngày 14-5 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, khi nghe các báo cáo của Chính phủ và Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính - ngân sách về tình hình kinh tế - xã hội và thu ngân sách những tháng đầu năm 2013. Còn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng: “Tình hình doanh nghiệp bi đát, tôi nghĩ có tới 100.000 doanh nghiệp chết chứ không phải chỉ mấy chục nghìn, tỉ lệ doanh nghiệp lỗ có thể còn hơn 65%”. Bà Doan đề nghị: “Phải nhìn thẳng vào tình hình khó khăn của đất nước để giải quyết vấn đề. Nếu kỳ họp Quốc hội này mà không đưa ra được giải pháp đủ mạnh thì những khó khăn sẽ thêm trầm trọng”. Khó khăn ngày càng lớn "Tình hình đúng là hết sức đáng lo ngại, tăng trưởng sản xuất giảm ở cả lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, bức tranh vô cùng ảm đạm. Chỉ cần nhìn số lượng hàng chục nghìn doanh nghiệp phá sản, phần còn lại thì đến 65% báo lỗ thì biết khả năng phục hồi kinh tế khó khăn đến mức nào" Ông Nguyễn Xuân Cường(phó trưởng Ban Kinh tế trung ương) “Dấu hiệu suy giảm kinh tế ngày càng rõ nét hơn, tổng cầu nền kinh tế sụt giảm mạnh, thu ngân sách gặp nhiều khó khăn; nợ xấu, tồn kho, khó khăn thị trường bất động sản và khả năng hấp thụ đầu vào của khu vực sản xuất chưa được cải thiện” - Ủy ban Kinh tế đánh giá. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu, việc thực hiện tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng chưa đem lại kết quả rõ rệt, chính sách kích thích tăng trưởng bị giới hạn bởi thâm hụt ngân sách, trong khi thị trường vốn và tăng dư nợ tín dụng cho nền kinh tế vẫn ở mức quá thấp. Ba tháng đầu năm, số lượng doanh nghiệp thành lập mới là 15.700 doanh nghiệp (giảm 6,8% về số lượng, giảm 16% về vốn so với cùng kỳ năm trước); trong khi đó số doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể là 15.300 (tăng 14,6% so với quý 1-2012). Thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư Bùi Quang Vinh nhận định: sức mua của nền kinh tế khó có thể tăng mạnh trở lại trong thời gian ngắn khi việc làm và thu nhập của người lao động giảm sút, hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn gặp khó khăn, số lượng doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, giải thể và phá sản nhiều, tồn kho vẫn ở mức cao. Tăng trưởng tín dụng có thể sẽ khó tăng cao trong ngắn hạn và thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng tiền gửi tại các tổ chức tín dụng nếu nợ xấu không sớm được giải quyết, các ngân hàng thương mại không có các giải pháp hữu hiệu phân loại đối tượng cho vay mà vẫn siết chặt điều kiện cho vay sẽ ảnh hưởng đến phục hồi nền kinh tế. “Nếu các khó khăn nêu trên không được xử lý thì khả năng GDP đạt 5,5% như mục tiêu Quốc hội đề ra cho năm 2013 là rất khó khăn” - ông Vinh nói. Ông Nguyễn Xuân Cường - phó trưởng Ban Kinh tế trung ương - nói: “Tình hình đúng là hết sức đáng lo ngại, tăng trưởng sản xuất giảm ở cả lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, bức tranh vô cùng ảm đạm. Chỉ cần nhìn số lượng hàng chục nghìn doanh nghiệp phá sản, phần còn lại thì đến 65% báo lỗ thì biết khả năng phục hồi kinh tế khó khăn đến mức nào”. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phán đoán: “Tình hình doanh nghiệp bi đát, tôi nghĩ có tới một trăm nghìn doanh nghiệp chết chứ không phải chỉ mấy chục nghìn, tỉ lệ doanh nghiệp lỗ có thể còn hơn 65%”. Các con số chưa đáng tin cậy Hỗ trợ thỏa đáng ngư dân đánh cá ở Hoàng Sa, Trường Sa Tăng cường công tác nắm bắt, phân tích, dự báo tình hình để có chủ trương, đối sách phù hợp, đặc biệt là các vấn đề biên giới, biển đảo, thực hiện các đề án, giải pháp bảo đảm an ninh, trật tự tại các vùng chiến lược. Cần có chính sách hỗ trợ thỏa đáng đối với ngư dân đánh bắt cá ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của nước ta. (trích báo cáo của Ủy ban Kinh tế) Lấy con số dư nợ tín dụng ngân hàng từ đầu năm chỉ tăng hơn 1%, trong khi huy động tiền gửi tăng 5,5%, Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan khẳng định “tiền tệ đã đóng băng, tình hình như thế này là nguy lắm rồi”. Bà nói: “Doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn vốn thì không giải quyết được vấn đề gì đâu. Bây giờ doanh nghiệp nợ như thế thì có khoanh nợ, giãn nợ, cho vay tiếp không? Phải tập trung bàn về chính sách tiền tệ, giải quyết dòng vốn ra vào, đây là nút thắt”. Trong khi đó, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đề cập đến thực trạng “ngân hàng lúc nào cũng tuyên bố là sẵn sàng cho vay, nhưng doanh nghiệp nói là muốn vay đâu có dễ, đang nợ thì không thể vay được mà lãi suất cho vay vẫn cao nên chỉ có nước phá sản”. Ngoài việc khai thông nút thắt tiền tệ, Phó chủ tịch nước đề nghị tập trung vào giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí: “Phải mạnh dạn cắt giảm, thậm chí xóa bỏ những chương trình không cần thiết. Tôi thấy tình trạng chồng chéo, lãng phí, cái gì cũng dang dở, bộ nào cũng muốn nắm một tí tiền. Chúng ta cần nhìn thẳng vào những khó khăn của đất nước, tiết kiệm chi tiêu công, dừng mua sắm xe công, phương tiện đắt tiền, giảm đi nước ngoài...”. Một số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ “nghiêm túc và thật thà” trong các con số báo cáo. “Báo cáo của Chính phủ cho thấy tỉ lệ nghèo vẫn giảm nhanh. Tại sao kinh tế khó khăn như vậy, doanh nghiệp đình đốn, công nhân mất việc, sản xuất ra không bán được hàng hóa mà lại giảm nghèo tốt như vậy? Tôi xuống thực tế thấy nghèo tăng lên chứ không có giảm” - Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn nói. Ông Nguyễn Văn Giàu kể thêm: “Hoàn thuế VAT hôm trước nói 20.000 tỉ, mới có vài ngày mà hôm nay nói là 33.000 tỉ. Không thể tưởng tượng được!”. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước đề nghị các bộ, ngành hãy nhìn vào khó khăn của đất nước mà báo cáo đúng tình hình, đừng đưa ra các con số báo cáo “vì cái ghế của mình”. Dầu khí cứu ngân sách Báo cáo của Chính phủ cho thấy thu ngân sách nhà nước năm 2012 tăng hơn 2.600 tỉ đồng (tỉ lệ tăng thu thấp nhất trong nhiều năm gần đây), chủ yếu nhờ vào thu từ dầu thô và thu viện trợ không hoàn lại. Đặc biệt, thu từ dầu thô vượt dự toán cao nhờ vào cả hai yếu tố giá và sản lượng đều tăng, đồng thời phát sinh 9.800 tỉ đồng từ khoản thu lãi nước chủ nhà năm 2012 và 10.000 tỉ đồng lãi dầu khí được chia cho nước chủ nhà từ năm 2006-2011. Vì vậy, thu từ dầu thô tăng hơn 53.000 tỉ đồng so với dự toán. Ủy ban Tài chính - ngân sách cho rằng nếu không có số thu thêm từ lãi dầu khí nước chủ nhà từ các năm trước thì ngân sách nhà nước năm 2012 sẽ hụt thu, mất cân đối, ảnh hưởng đến nhiệm vụ chi. Tình hình thu ngân sách nhà nước năm 2013 được dự báo còn căng thẳng hơn. Bốn tháng đầu năm mới ước đạt hơn 244.000 tỉ, bằng 29,9% dự toán. Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Công Nghiệp thừa nhận tình trạng căng thẳng trong việc đảm bảo nhiệm vụ thu năm 2013, “nhiều ý kiến cảnh báo về khả năng hụt thu”. Do đó, Ủy ban Tài chính - ngân sách đề nghị phải triệt để tiết kiệm, cắt giảm các khoản chi không hợp lý, tiếp tục rà soát các dự án đầu tư công, tinh giản biên chế... để đảm bảo cân đối thu chi, an toàn ngân sách. Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - ngân sách Phùng Quốc Hiển cho biết năm nay sẽ không còn trông chờ được vào dầu khí nữa vì sản lượng ổn định và giá dự toán đã ở mức 90 USD/thùng. Kết thúc cuộc thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị Chính phủ tiếp tục hoàn thiện báo cáo để trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp tới. “Chưa đặt vấn đề điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng, thu ngân sách..., nhưng nên lường trước tình huống cho kịch bản xấu nhất để xử lý tình hình” - bà Ngân gợi ý. * TS Lê Thẩm Dương (trưởng khoa quản trị kinh doanh ĐH Ngân hàng TP.HCM): Chỉ rối phải gỡ từ từ Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng tín dụng chậm hiện nay, về phía doanh nghiệp đó là do hàng tồn kho. Chính vì hàng tồn nên dù lãi suất thấp họ cũng không vay vì sản xuất ra bán cho ai? Bốn tháng đầu năm tình trạng hàng tồn vẫn chưa gỡ được bao nhiêu. Còn về phía ngân hàng (NH) do áp lực nợ xấu. Thời gian qua NH đã nỗ lực xử lý nợ xấu bằng cách bán tài sản đảm bảo, trích dự phòng... nhưng nợ xấu vẫn cao khiến NH nhát tay trong xét cho vay. Với những vấn đề hiện nay, nếu để NH và doanh nghiệp tự giải quyết với nhau thì sẽ không bao giờ giải quyết được vì có tình trạng như hiện nay còn có nguyên nhân từ nền kinh tế. Cơ quan quản lý phải xắn tay cùng với NH và doanh nghiệp trong việc ban hành và thực thi các chính sách tháo gỡ khó khăn, củng cố niềm tin, củng cố thị trường trong nước, làm ấm thị trường bất động sản... Về phía NH, phải hạ dần lãi suất đầu ra, đa dạng hóa tài sản đảm bảo, nâng dần tỉ lệ cho vay tín chấp. Phần doanh nghiệp cũng phải khắc phục những vướng mắc thì mới giải quyết được các vấn đề khó khăn hiện nay. * PGS.TS Trần Hoàng Ngân (phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM): Cần ủy ban khẩn cấp ngăn chặn “dịch” phá sản Dư nợ tín dụng từ đầu năm đến nay có tăng nhưng ở mức độ thấp: 1,44%. Đây chính là điều đáng lo ngại. Mặt khác, số lượng doanh nghiệp phá sản ba năm qua liên tục theo chiều hướng gia tăng kéo theo số nợ xấu tăng thêm... Thời gian qua, nhiều chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp được ban hành nhưng chưa thể đi vào cuộc sống vì nhiều lý do. Theo tôi, đã đến lúc cần lập một ủy ban khẩn cấp để ngăn chặn “dịch” phá sản của doanh nghiệp. Ủy ban này sẽ đứng ra để trực tiếp giải quyết những vấn đề của doanh nghiệp hiện nay. Còn thời gian qua, giải quyết khó khăn nhưng cơ quan quản lý chỉ kêu gọi một chiều NH giảm lãi suất cho doanh nghiệp, nhưng khi NH giảm lãi suất thì doanh nghiệp cũng không thể tiếp cận được vốn. Chưa kể NH, doanh nghiệp mỗi nơi nói một kiểu, rốt cuộc chính sách được ban ra nhưng vướng mắc vẫn còn nguyên không giải quyết được. ÁNH HỒNG ghi Theo Lê Kiên

Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

Nên nắm bàn tay để ghi nhớ hiệu quả hơn

Ruth Propper và các đồng nghiệp đến từ Đại học Montclair tại Mỹ thực hiện một thử nghiệm để xác định mối liên hệ của hành động nắm tay đối với khả năng ghi nhớ, Science Daily đưa tin. Nhóm nghiên cứu chia tình nguyện viên thành 4 nhóm. Mọi tình nguyện viên phải ghi nhớ một danh sách gồm 72 từ và sau đó liệt kê từng từ. Một nhóm nắm chặt bàn tay phải khi họ cố gắng nhớ từ và khi hồi tưởng các từ trong danh sách. Nhóm thứ hai nắm chặt tay trái khi ghi nhớ lẫn khi hồi tưởng từ. Những người trong nhóm thứ ba nắm chặt một bàn tay trong lúc ghi nhớ (tay trái hoặc tay phải) rồi nắm tay còn lại khi hồi tưởng. Nhóm thứ tư không nắm tay trong cả hai giai đoạn. Kết quả cho thấy, nhóm nắm tay phải khi ghi nhớ và sau đó nắm tay trái khi hồi tưởng nhớ nhiều từ nhất so với ba nhóm còn lại. “Phát hiện này cho thấy một số chuyển động cơ bản của cơ thể sẽ tạm thời làm thay đổi cách thức hoạt động của bộ não và làm tăng khả năng ghi nhớ. Các nghiên cứu trong tương lai sẽ giúp chúng ta khám phá các khả năng khác của hành vi nắm tay – chẳng hạn như nắm tay có thể làm khả năng nhận thức ngôn ngữ hoặc không gian hay không”, Propper phát biểu. Các nhà nghiên cứu cũng nói thêm rằng họ cần thực hiện những nghiên cứu tiếp theo để kiểm tra xem kết quả này có thể liên quan tới khả năng gia tăng ghi nhớ thị giác hay không (ví dụ: nhớ lại một khuôn mặt, một không gian, hay vị trí mà họ đặt chìa khóa).

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

Điểm lại phản biện trái chiều về Bôxít Tây Nguyên

(Kienthuc.net.vn) - Nhân nhận định vừa đưa ra "Cảnh báo của các nhà khoa học về dự án Bôxít ở Tây Nguyên đang dần đúng", Kiến Thức xin điểm lại một số những ý kiến phản biện về Bôxít ở Tây Nguyên. Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và một số nhân sĩ – trí thức Thảm họa vỡ hồ bùn đỏ Ajka ở Hungary xới lên cuộc tranh luận về tính an toàn của các dự án bô-xít Tây Nguyên, nhất là khi các dự án này đều ở trên cao. Các hồ chứa bùn đỏ sẽ là những quả bom độc treo trên đầu hàng chục triệu người với tai họa khôn lường...Không thể hình dung nổi nguy cơ thảm họa môi trường của một hồ chứa bùn đỏ hàng triệu hay hàng chục triệu m3 treo lơ lửng trên đầu đồng bằng sông Đồng Nai và Bắc Nam Bộ, miền Nam Trung Bộ... Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình cùng hàng loạt nhân sĩ - trí thức đã viết như vậy trong thư kiến nghị lên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tạm dừng khai thác bô-xít Tây Nguyên. (Trong bài “Dự án bô-xít Tây Nguyên: Tiếp hay dừng?” - VEF/Vietnamnet , ngày 25/10/2010) ĐBQH Nguyễn Lân Dũng Tôi cũng sẽ chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương, vì một số ý kiến lãnh đạo ở Bộ này bảo là Việt Nam khác Hungary vì Việt Nam có thung lũng. Nhưng họ quên là thung lũng ở trên cao, có rất nhiều đá vôi, đá vôi tan trong nước, bùn đỏ có khả năng sẽ ngấm xuống mạch nước ngầm, mà ngấm xuống nước ngầm thì nó chảy xuống cả Đồng bằng Nam Bộ, quá nguy hiểm! Ngoài ra, Đông Nam Bộ cũng đang bị đe dọa bởi hiện tượng dâng lên của mực nước biển. Vì thế, tương lai vùng này sẽ đối diện nhiều nguy cơ - mà đây lại là vựa lương thực của cả nước - nên rất đáng phải quan tâm. (Trong bài “Quốc hội cần có phản hồi về dự án bô-xít” - VEF/Vietnamnet, ngày 25/10/2010) Hồ điều hòa cho nhà máy bô-xít Tân Rai (Ảnh Vietnamnet) Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: Không phải cứ đào tài nguyên lên bán là đời sống dân giàu lên. Người dân Quảng Ninh bao lâu nay bán than nhưng đời sống dân không giàu lên nhờ đó mà họ phải làm du lịch và nhiều ngành nghề khác vì thế đời sống của họ khá hơn. Theo tôi, chúng ta không thể nói rằng vì đời sống dân Tây Nguyên nghèo mà chúng ta triển khai dự án này vì những người chưa đồng tình với dự án vậy họ không muốn đời sống người dân khá hơn hay sao. Nói như thế là không đúng. Bằng chứng nhãn tiền là TKV đang khai thác than ở Quảng Ninh.. Nhà nước hoàn toàn có thể giúp cho đời sống của người dân Tây Nguyên khá hơn bằng cách trực tiếp bỏ tiền ra để hỗ trợ phương tiện, cải tạo sản xuất giúp bà con nâng cao năng suất, cây trồng, trồng trọt được đảm bảo, nâng cao chất lượng sản phẩm để các sản phẩm cafe, chè của Việt Nam đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đó mới là sự hỗ trợ thiết thực nhất. Người dân vẫn có thể làm giàu trên nền tảng của sản xuất, văn hóa, môi trường và những gì họ đang có, chứ không phải giúp đỡ bằng cách đảo lộn đời sống, sinh hoạt, môi trường, văn hóa của họ lên. Tôi đồ rằng những người được mời tính cho dự án chỉ tính riêng cho dự án này chứ không phải tính tổng thể và chịu đến cùng về những tính toán của họ. Vậy sau này không thành công họ sẽ phải chịu trách nhiệm thế nào? (Trong bài “Bô xít Tây Nguyên được giám sát như siêu dự án quốc gia” – VnExpress, ngày 29/10/2010) Ông Nguyễn Văn Ban - Nguyên Trưởng ban Dự án nhôm (Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam - cũ) Thực tế mà nói không có tuyến đường sắt 3,3 tỷ USD trong tương lai gần. Vậy 2 nhà máy không có đường sắt, sản phẩm làm ra sẽ rất đắt, khó có tính cạnh tranh. Sản phẩm có bị mắc kẹt không? Tân Rai xây rồi, Nhân Cơ chưa xây, có nên chuyển Nhân Cơ ra bờ biển không? (Trong bài “Bô xít Tây Nguyên được giám sát như siêu dự án quốc gia” – VnExpress.net, ngày 29/10/2010) TS Nguyễn Thành Sơn - Giám đốc ban quản lý các dự án than đồng bằng sông Hồng thuộc tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam (Vinacomin). Bùn đỏ không như xăng dầu chảy đi mà có thể hốt lại được, chỉ cần thoát ra ngoài kim loại nặng thấm vào nước ngầm hoặc theo sông đổ về hạ lưu là vô phương cứu chữa. (Trong bài “Khai thác quặng bôxit ở Tây Nguyên: Nhiều nguy cơ, chưa có giải pháp” – Tuổi Trẻ, ngày 24/10/2008) GS Đào Công Tiến - Nguyên hiệu trưởng Đại học Kinh tế TP.HCM: Nguồn nước của Tây nguyên những năm gần đây sụt giảm nghiêm trọng, nếu trưng dụng nguồn nước cho khai thác bôxit, chắc chắn Tây nguyên sẽ chết vì thiếu nước. (Trong bài “Tây nguyên sẽ “chết” vì... khai thác bôxit” – Tuổi Trẻ, ngày 23/10/2008) Sơ đồ công nghệ Dự án Nhà máy sản xuất alumin Nhân Cơ (Ảnh Vietnamnet) Lê Hồng Hiệp - Thạc sỹ Quan hệ quốc tế và Ngoại giao - Đại học Quốc gia TP.HCM: Đã có rất nhiều nghiên cứu về các cuộc xung đột sắc tộc và ly khai ở các quốc gia và các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng có một mối liên hệ nhất định giữa việc khai thác tài nguyên thiên nhiên với nguồn gốc của các cuộc xung đột này. Có hai hiện tượng chủ yếu được sử dụng để lý giải cho mối liên hệ này, đó là "lòng tham" ("greed" - hay việc theo đuổi lợi ích vật chất) và "các mối bất bình" (grievances - hay sự bất bình của người dân bản địa đối với các hậu quả của việc khai thác tài nguyên thiên nhiên thuộc khu vực họ sinh sống). Thuyết "lòng tham" do hai nhà nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới là Paul Collier và Anke Hoeffler khởi xướng, trong đó hai nhà nghiên cứu này cho rằng việc theo đuổi các lợi ích kinh tế là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới các cuộc xung đột bên trong các quốc gia… …Qua những ví dụ trên chúng ta có thể thấy các lý thuyết lý giải nguồn gốc xung đột trên thế giới có một vài điểm phù hợp nhất định đối với cuộc tranh luận xung quanh dự án bô-xít Tây Nguyên, đặc biệt là về tác động của dự án này đối với vấn đề an ninh - quốc phòng. (Trong bài “Dự án bô-xít Tây Nguyên dưới góc nhìn nghiên cứu xung đột” – Tuanvietnam/Vietnamnet, ngày 27/04/2009) Nhà văn Nguyên Ngọc: Chúng ta đã hành động ở Tây nguyên rất thản nhiên, không hề quan tâm đến chỗ đây là một vùng đất và người rất đặc biệt về nhiều mặt. Thậm chí có thể nói chúng ta đã làm mọi việc ở Tây nguyên như là trên một vùng đất không người. Theo ông, nếu tiếp tục triển khai dự án như kế hoạch của TKV, chắc chắn không gian sống, không gian văn hóa của cư dân bản địa Tây nguyên sẽ bị đảo lộn, nếu không nói là bị xóa sổ. Người M’Nông, chủ nhân ngàn đời của vùng đất Đắc Nông, sẽ đi về đâu? Lời hứa của những người chủ trương dự án, những nhà đầu tư và thực thi dự án hứa với đồng bào M’Nông có bao nhiêu căn cứ? “Theo tôi, chúng ta đang đứng trước một quyết định mất còn. Và sẽ rất kỳ lạ nếu chúng ta làm chuyện quá ư to lớn này ở đây mà không hề nghĩ, không hề nhớ đến những gì đã diễn ra trong 30 năm qua. Những bài học lớn, sâu và cay đắng 30 năm ấy còn để lại, sờ sờ ra đấy, rất có thể lại dạy ta lần nữa, và thường vẫn vậy, lần sau bao giờ cũng nghiêm khắc hơn lần trước”! (Trong bài “Tây nguyên sẽ “chết” vì... khai thác bôxit” – Tuổi Trẻ, ngày 23/10/2008)