Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

Hội nghị Bilderberg và âm mưu thống trị thế giới

Tấm màn bí ẩn bao trùm Hội nghị Bilderberg khiến sự kiện này trở thành tâm điểm của nhiều giả thuyết về ý đồ thao túng vận mệnh toàn cầu. Trong gần 60 năm qua, vào độ tháng 5 hoặc tháng 6, khoảng 120 - 150 nhân vật thuộc tầng lớp được xem là “tinh hoa của nhân loại” tham dự hội nghị thường niên mang tên Bilderberg để thảo luận về nhiều vấn đề từ chính trị, kinh tế đến chiến tranh. Số này bao gồm nguyên thủ quốc gia, lãnh đạo chính phủ, quan chức cấp cao, cố vấn, học giả, tướng lĩnh lẫn các tài phiệt lớn nhất thế giới trong các lĩnh vực tài chính, dầu khí, truyền thông... của Mỹ và Tây Âu. Hội nghị năm nay diễn ra từ 6 - 9.6 tại khách sạn 5 sao Grove ở Watford, Anh. Theo tờ Mirror, danh sách tham dự gồm những tên tuổi như Giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde, lãnh đạo Google Eric Schmidt, cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger... Đại diện nước chủ nhà là Thủ tướng David Cameron, Bộ trưởng Tài chính George Osborne cùng một số nghị sĩ và doanh nhân. Bilderberg 2013 là lần đầu tiên các chủ đề thảo luận được công bố nhưng hết sức chung chung. Trong đó bao gồm: việc làm, tăng trưởng và nợ của Mỹ cũng như châu Âu; sức mạnh của thông tin; chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa dân túy; chính sách đối ngoại của Mỹ; thách thức cho châu Phi; chiến tranh mạng; các xu hướng chính trong nghiên cứu y học; giáo dục trực tuyến; các vấn đề chính trị của EU và diễn biến tình hình Trung Đông. Họ nói với nhau những gì? Họ muốn gì và quyết định ra sao? Hàng loạt câu hỏi đặt ra nhưng suốt bao lâu nay câu trả lời vẫn chỉ là đồn đoán. Cũng phải thôi khi báo chí không được tham gia, người tham dự không được mang theo vợ chồng hay trợ lý, còn lực lượng an ninh cả công lẫn tư lập hàng rào dày đặc “ruồi không bay lọt” bên ngoài, theo website Theinsider.org. Chuyện một nhóm nhỏ quyền lực và giàu có nhất thế giới họp bàn bí mật quả là “mỏ vàng” cho những ai ưa thích chuyện giật gân và tín đồ của thuyết âm mưu. “Những kẻ buôn vua” Lâu nay, biết bao người luôn bị ám ảnh bởi nghi ngờ rằng Hội nghị Bilderberg chính là nơi quyết định ai trở thành tổng thống Mỹ hay thủ tướng Anh, ai được ngồi ghế lãnh đạo IMF hay Ngân hàng Thế giới (WB) còn tranh cử với cả bỏ phiếu chỉ là những “trò lừa vĩ đại”. Luận điểm được bàn tán nhiều nhất là khi các quyền lực đen nhắm một nhân vật thích hợp, ông hay bà ta sẽ được mời tới hội nghị để thỏa thuận lẫn bàn thảo con đường sắp tới và chỉ vài năm sau đường hoàng bước lên đỉnh vinh quang. Trong sách The True Story of the Bilderberg Group (tạm dịch: Sự thật về nhóm Bilderberg), tác giả Daniel Estulin dẫn ra một loạt “trùng hợp”: George H.W.Bush tham dự năm 1985 và trở thành Tổng thống Mỹ 3 năm sau đó. Bill Clinton có mặt năm 1991 và chỉ một năm sau đã bước vào Nhà Trắng, Tony Blair từ một thành viên không mấy nổi bật của Công đảng Anh thoắt cái trở thành Thủ tướng 4 năm sau ngày có mặt tại phòng hội nghị và còn nhiều trường hợp tương tự. Câu chuyện đáng chú ý nhất là về kỳ họp từ ngày 5 - 8.6.2008 tại Chantilly, bang Virginia của Mỹ. Khi đó, Barack Obama và Hillary Clinton đang chạy đua quyết liệt để giành quyền đại diện đảng Dân chủ ra tranh cử tổng thống. Vào ngày 5.6, cả hai người bỗng dưng… mất tích trong vài giờ, theo Đài RT. Khoảng thời gian đó không được nhắc tới trong lịch trình tranh cử chính thức, còn truyền thông Mỹ hoàn toàn im lặng. Chỉ 2 ngày sau, bà Clinton tuyên bố rút lui. Vô số đồn đoán được đưa ra nhưng tất cả đều có chung kết luận là 2 người được vời tới Hội nghị Bilderberg để thỏa hiệp. Theo đó, sau khi đã đạt mục đích bước đầu tại Afghanistan và Iraq bằng phương pháp “hùng hổ” của Tổng thống George W.Bush và đảng Cộng hòa, các ông chủ cần phe Dân chủ chiến thắng để tiếp tục thao túng tình hình bằng “quyền lực mềm”. Vào thời điểm ấy, một tổng thống da màu có vẻ thân thiện với Hồi giáo sẽ có lợi hơn. Đổi lại, bà Clinton sẽ có vị trí xứng đáng trong chính quyền để cùng ông Obama tạo thành một “cặp đôi hoàn hảo”, theo RT. Đế chế thứ 4 Theo những người tin vào thuyết âm mưu, Hội nghị Bilderberg nhắm tới hoàn thành giấc mộng thống trị toàn cầu của các tổ chức khét tiếng trong lịch sử như Hội Tam điểm, Illuminati cũng như Adolf Hitler và Đế chế thứ 3. Trong The True Story of the Bilderberg Group, tác giả Estulin liệt kê các mục tiêu như tạo ra một chính phủ duy nhất ngồi trong bóng tối giật dây tất cả; xây dựng một quân đội toàn cầu với nòng cốt là NATO; tạo ra một thị trường chung bóc lột thông qua IMF, WB và WTO; kiểm soát tư tưởng cũng như lối sống bằng truyền thông, internet và chủ nghĩa tiêu thụ... Theo Estulin, những “kẻ điều khiển rối Bilderberg” đã tạo khủng hoảng dầu mỏ thập niên 1970 để nâng giá dầu, ép LHQ cấm vận Argentina trong cuộc chiến Falklands/Malvinas với Anh, gây ra chính biến “Mùa xuân Ả Rập”… Trang TruTV còn đi xa hơn khi cho rằng những đại dịch như SARS, cúm A/H1N1… đều là “nhân tạo” hoặc bị thổi phồng để khiến cả thế giới phải “phụ thuộc vào WHO và các hãng dược”. Giáo sư Michel Chossudovsky của ĐH Ottawa (Canada), người sáng lập Viện Nghiên cứu Global Research, thì khăng khăng rằng Bilderberg 2013 vừa qua tập trung thảo luận các vấn đề: có nên tiếp tục kéo dài khủng hoảng tài chính hay như vậy đã đủ để làm đầy thêm túi tiền của các gia đình tài phiệt “siêu giàu và siêu quyền lực” cũng như khuất phục những quốc gia khó bảo, nên làm gì với Trung Quốc và kế hoạch tấn công Iran trong vòng 3 năm tới. Vì vậy, không lạ khi năm nào cũng có biểu tình phản đối rầm rộ bên ngoài địa điểm tổ chức hội nghị dù không ít người chẳng rõ mình đang chống cái gì. Hồi đầu tháng, AP dẫn lời một người biểu tình bên ngoài khách sạn Grove nói họ đang nỗ lực ngăn chặn “những kẻ dường như đang muốn phá hủy thế giới”. Theo BBC, Hội nghị Bilderberg được gọi theo tên nơi diễn ra cuộc họp đầu tiên từ 29 - 31.5.1954 là khách sạn Bilderberg ở làng Oosterbeek, phía đông Hà Lan. Hội nghị ra đời từ ý tưởng của chính trị gia Ba Lan Józef Retinger, Hoàng thân Hà Lan Bernhard (ông ngoại của vua Willem-Alexander hiện nay), Chủ tịch Tập đoàn Unilever Paul Rijkens, chính trị gia Anh Denis Healey và Giám đốc CIA Walter Bedell Smith. Nội dung kỳ họp năm 1954 được cho là xoay quanh các vấn đề như tăng cường quan hệ về mọi mặt giữa Mỹ và Tây Âu cũng như hợp tác đối phó Liên Xô. Theo BBC, hội nghị đóng vai trò rất quyết định trong việc hình thành EU. Sau đó, một ban thư ký được thành lập để xử lý công việc thường vụ trong mỗi lần hội họp cũng như chọn mời ai tham dự. Tổng thư ký hiện nay là Henri de Castries, Chủ tịch Tập đoàn tài chính - bảo hiểm AXA (ông này là thành viên gia tộc de Castries danh tiếng và là họ hàng với chỉ huy lực lượng Pháp ở Điện Biên Phủ Christian de Castries). Ban thư ký còn có một vị trí cố vấn cấp cao, đang do nhà tài phiệt Mỹ David Rockefeller đảm nhận. Dưới áp lực của dư luận đòi hỏi phải minh bạch hơn, Ban Thư ký Bilderberg đã cho lập một website mang tên Bilderbergmeetings.org chứa một số thông tin ít ỏi. Theo website này, hội nghị là “diễn đàn không chính thức và hoàn toàn riêng tư, nơi người tham dự có thể tự do thảo luận về các định hướng chủ đạo trong mọi lĩnh vực cũng như những vấn đề mà thế giới đang đối mặt. Hội nghị không có chương trình nghị sự chi tiết, không có nghị quyết, không bỏ phiếu và không có tuyên bố chính sách”.

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

"Tẩy não", "ăn cháo lú" để quên kiếp trước

Hầu hết mọi người đều không nhớ về tiền kiếp của mình, chỉ một số ít thì lại nhớ rất rõ. Vậy tại sao lại có sự quên này? Nhiều duyên phận nên khó quên Giải thích tại sao nhiều đứa trẻ sinh ra không nhận cha mẹ mình mà công nhận cha mẹ khác ở nơi khác và khi đi tìm hiểu thì đúng như vậy như trường hợp của cháu Quyết ở Thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn, Hoà Bình... BS Nguyễn Văn Thắng, Trưởng khoa Giải phẫu bệnh, Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, đây thực sự là sự đầu thai trở lại dương thế theo tư tưởng của nó, khi còn ở cõi trung giới mang thân ngũ ấm (cõi trung giới thực chất là cõi tư tưởng). Nguyên nhân là do những đứa trẻ này có đời sống lâu bền và có duyên phận nhiều với cha mẹ cũ chưa được thực hiện. Cho nên, trong tàng thức (nơi trú ngụ của linh hồn) của đứa trẻ vẫn in đậm nét những thông điệp trong tàng thức của cha mẹ nó. Khi trẻ được đầu thai để sinh ra trong kiếp sống mới, thì cha mẹ mới chưa có gì lưu lại trong tàng thức của trẻ nên họ không có gì để lưu luyến. Họ chỉ mượn xác thân mới, thông qua tinh cha + huyết mẹ + thần thức của họ để thể hiện trên cuộc đời. Vì vậy, khi sinh ra đứa trẻ này vẫn tư duy cũ, thường có ý tưởng hành trình đi tìm cha mẹ cũ mà mọi mật mã thông tin đều được lập trình và lưu giữ trong tàng thức của họ. Những đứa trẻ này khi chết với bất kỳ nguyên nhân nào thì nó vẫn giữ nguyên bản ngã cũ không hề thay đổi, nó chỉ mượn xác thân mới để thể hiện những ý tưởng của nó còn dang dở với cha mẹ cũ nói riêng và với cuộc đời nói chung. Trong những trường hợp này cha mẹ mới cũng không nên thất vọng mà giành giật cho riêng mình. Ngược lại nên phối hợp với cha mẹ cũ (nếu còn sống) để đứa trẻ được sống trong ngôi nhà chung và tình yêu thương của cha mẹ cũ, cũng như cha mẹ mới. Có như vậy đứa trẻ mới có được cuộc sống an lạc để duy trì bổn phận của mình với hai bên để hoàn thiện lý tưởng của mình trong kiếp sống cũ và đời sống mới. Về khía cạnh khoa học cũng như về tâm linh đều là sự tiến hóa chung của riêng đứa trẻ và của nhân loại để dần hoàn thiện mình và để đi đến chân lý tuyệt đối. Ảnh minh họa. Ăn “cháo lú” hay nghiệp báo duyên phận? TS Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học Ứng dụng - UIA cho biết, đa phần chúng ta không nhớ rõ kiếp trước mình là ai, trừ các bậc tu hành đạt tới cảnh giới cao minh. Người xưa, giải thích hiện tượng "quên kiếp trước" như sau: Người ta khi chết đi phải qua cây cầu Nại Hà để tái sinh. Tại đầu cầu này có quán ăn, ai đi qua đó cũng được đãi ăn bát cháo. Cháo này gọi là cháo lú. Công dụng chính của cháo lú là để linh hồn người chết quên hết những gì về quá khứ của đời mình để dễ dàng cho việc đầu thai sau này. Vì nếu không thì những linh hồn ấy vẫn còn mang nặng những nhớ thương tiếc nuối về cảnh cũ, người xưa, tình ruột thịt, máu mủ giữa cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cái khiến lúc tái sinh luân hồi, họ lại tìm đến những gì liên hệ với tiền kiếp. Điều đó làm khó khăn trở ngại cho sự trả quả trong lần đầu thai tái sinh này và cả những lần chuyển sinh khác nữa. Nói tóm lại giống như là họ bị "tẩy não". Theo cách giải thích của người xưa, cũng có những linh hồn tái sinh vẫn chưa "lú" hết, vẫn còn nhớ về kiếp trước, giống như khi "chuyển công tác" thì vẫn nhớ về "cơ quan cũ" vậy. Điều này ví như: ăn ít, hoặc vì lý do nào đó "chưa kịp ăn" cháo Lú nên người đó vẫn có thể nhớ về kiếp trước của minh. Đấy là sự giải thích theo kiểu "tín ngưỡng dân gian". Còn theo đạo Phật, "sự quên" này do vô minh che khuất (giống như nước bị vẩn đục hoặc bị sôi, hoặc bị sóng dao động...) nên không nhìn thấy được nghiệp quả của quá khứ. Khi đủ duyên, đạt tới trạng thái tĩnh lặng và thanh tịnh thì nước lại trong suốt và ta lại có thể nhìn thấy sự kiện xảy ra trong kiếp quá khứ. Khi đã thấy suốt được quy luật của Nhân Quả - Luân hồi thì mọi sự sinh ra đều do Duyên hình thành, không có điều gì nằm ngoài sự điều khiển của quy luật Nhân - Duyên - Quả. Tuy nhiên, cho dù "cháo lú" có tác dụng hay không, thì "sự ảnh hưởng" của Nghiệp báo từ quá khứ vẫn còn tác động đến tương lai. Sự ảnh hưởng này thường được diễn tả bằng các thuật ngữ như thần đồng, siêu nhân, năng khiếu bẩm sinh, hoặc yếu tố di truyền... Theo TS Vũ Thế Khanh, người Việt Nam từ xa xưa đã tin vào hiện tượng tái sinh (còn gọi là lộn kiếp). Khi gặp các trường hợp hữu sinh vô dưỡng nhiều lần, họ không muốn những đứa trẻ yểu tử ấy cứ 'lộn kiếp" vào nhà mình nữa nên thường đổ chàm vào mặt để "đuổi đi" hoặc đánh dấu các vết son xem sau này sẽ tái sinh về đâu. Người Trung Quốc từ xa xưa cũng tin vào sự tái sinh: Chính Võ Tắc Thiên sinh ra cũng có "vết son" tại đúng vị trí tương tự như trên thi thể của một cung nữ bị giết mà Đường Cao Tông (Lý Trị) đã đánh dấu, ngày mà Võ Tắc thiên được sinh ra cũng trùng với ngày mà cung nữ bị giết, do vậy Võ Tắc Thiên được thiên vị ngay từ khi mới vào cung. Thần thức là kho lưu trữ ký ức ThS Vũ Đức Huynh, tác giả cuốn sách "loài người với tri thức tâm linh" cho biết, các trường hợp đầu thai đều được nhận ra nhờ tự khẳng định phần nào ký ức của kiếp trước với các người có quan hệ như bố mẹ nhà cũ và mới, các người có quen biết từ kiếp trước, các người có quan hệ với kiếp trước... Cơ sở khoa học của vấn đề này là do trong Thần thức của phần hồn của con người là kho lưu trữ các loại ký ức của suốt kiếp người khi sống ở cõi trần. Khi hết hạn mức sống ở cõi trần hay bị chết ngoại lệ do các kiểu, phần hồn tàng chứa ký ức được mang theo về cõi vong. Song do hai lần trải qua quá trình chuyển dạng thức sang vong hồn và lại từ dạng thức vong hồn trở lại dạng thức người, các ký ức sâu đậm mất dần trong thần thức. Phần còn lại là những ký ức sâu sắc nhất còn tàng trữ trong thần thức của phần hồn hậu thân. Những ký ức này phải chờ đến khi phần xác của hậu thân phát triển các chức năng: nói, diễn đạt lưu loát của cơ quan phát âm thì các ký ức về sinh hoạt, về các kỹ năng cũ, về tình cảm cũ... mới được thể hiện hoặc tự khẳng định (phải ít nhất từ 26 tháng trở lên). Các ký ức tàng chứa ở thần thức của phần hồn sẽ mang sang thần thức ấy ở vong hồn. Quá trình ở vong hồn, các ký ức phai nhạt dần qua từng giai đoạn ở các tầng của Trung giới và Thượng giới. Ở Thượng giới các ký ức ở kiếp người hầu như hết sạch. Bởi vì tất cả các siêu linh còn sót lại (tức không bị phá tan trong quá trình chuyển dạng và tồn tại ở cõi vong hồn) sẽ phải quay vòng trở lại kiếp khởi đầu - kiếp người ở cõi trần với một thần thức hết sạch các ký ức dục vọng, họ giống hệt các hợp tổ ban đầu hình thành các sinh linh mới và khác các trường hợp của các loại vong hồn đi đầu thai hoặc được đầu thai tình cờ may mắn. Ở nước ta cũng như trên thế giới đã gặp khá nhiều các trường hợp chứng tỏ sự tái sinh. Trong gần 20 năm qua, 3 cơ quan (Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học Ứng dụng - UIA, Viện Khoa học Hình sự - Bộ Công an, Trung tâm Bảo trợ VHKTTT) đã cùng hợp tác trong chương trình nghiên cứu về tâm linh, ngoại cảm, trong khi nghiên cứu về các vụ án hình sự, đã tìm được nhiều bằng chứng thể hiện sự liên quan giữa hành vi kiếp hiện tại với các hành vi trong đời quá khứ của các đương sự gây án.

Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013

Đang công bố kết quả bỏ phiếu tín nhiệm 47 lãnh đạo cao cấp

Sáng nay 11.6, kết quả lấy phiếu tín nhiệm 47 chức danh chủ chốt do Quốc hội (QH) bầu hoặc phê chuẩn đãđược công bố. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm 47 chức danh chủ chốt do Quốc hội (QH) bầu hoặc phê chuẩn vừađược công bố sáng nay 11.6. Theo kết quả, Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân có số phiếu tín nhiệm cao đạt tỷ lệ cao nhất với 372 phiếu, người có tỷ lệ phiếu tín nhiệm thấp cao nhất là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình với 209 phiếu. Hình thức công bố là tỷ lệ phiếu cụ thể ở 3 mức tín nhiệm của từng chức danh, gồm tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp. Theo đó, tổng số ĐBQH 498 người, do vậy tất cả các số liệu so sánh là so với tổng số ĐBQH. Cụ thể: Danh sách 47 vị được lấy phiếu tín nhiệm Tín nhiệm cao Tín nhiệm Tín nhiệm thấp 1. Trương Tấn Sang - Chủ tịch nước 330 133 28 2. Nguyễn Thị Doan - Phó chủ tịch nước 263 215 13 3. Nguyễn Sinh Hùng - Chủ tịch Quốc hội 328 139 25 4. Uông Chu Lưu - Phó chủ tịch Quốc hội 323 155 13 5. Nguyễn Thị Kim Ngân - Phó chủ tịch Quốc hội 372 104 14 6. Tòng Thị Phóng - Phó chủ tịch Quốc hội 322 145 24 7. Huỳnh Ngọc Sơn - Phó chủ tịch Quốc hội 252 217 22 8. Phan Xuân Dũng - Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường 234 235 22 9. Nguyễn Văn Giàu - Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế 273 204 15 10. Trần Văn Hằng - Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại 253 229 9 11. Phùng Quốc Hiển - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách 291 189 11 12. Nguyễn Văn Hiện - Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp 210 253 28 13. Nguyễn Kim Khoa - Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh 267 215 9 14. Phan Trung Lý - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật 294 180 18 15. Trương Thị Mai - Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội 335 151 6 16. Nguyễn Thị Nương - Trưởng ban Công tác đại biểu 292 183 17 17. Nguyễn Hạnh Phúc - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội 286 194 12 18. Ksor Phước - Chủ tịch Hội đồng Dân tộc 260 204 28 19. Đào Trọng Thi - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng 241 232 19 20. Nguyễn Tấn Dũng - Thủ tướng Chính phủ 210 122 160 21. Hoàng Trung Hải - Phó thủ tướng Chính phủ 186 261 44 22. Nguyễn Thiện Nhân - Phó thủ tướng Chính phủ 196 230 65 23. Vũ Văn Ninh - Phó thủ tướng Chính phủ 167 264 59 24. Nguyễn Xuân Phúc - Phó thủ tướng Chính phủ 248 207 35 25. Hoàng Tuấn Anh - Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch 90 288 116 26. Nguyễn Thái Bình - Bộ trưởng Bộ Nội vụ 125 274 92 27. Nguyễn Văn Bình - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước 88 194 209 28. Phạm Thị Hải Chuyền - Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội 105 276 111 29. Hà Hùng Cường - Bộ trưởng Bộ Tư pháp 176 280 36 30. Trịnh Đình Dũng - Bộ trưởng Bộ Xây dựng 131 261 100 31. Vũ Đức Đam - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ 215 245 29 32. Vũ Huy Hoàng - Bộ trưởng Bộ Công Thương 112 251 128 33. Phạm Vũ Luận - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo 86 229 177 34. Phạm Bình Minh - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao 238 233 21 35. Cao Đức Phát - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 184 249 28 36. Giàng Seo Phử - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc 158 270 63 37. Trần Đại Quang - Bộ trưởng Bộ Công an 273 183 24 38. Nguyễn Minh Quang - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường 133 304 42 39. Nguyễn Quân - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ 123 304 43 40. Nguyễn Bắc Son - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông 271 281 77 41. Phùng Quang Thanh - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng 323 144 13 42. Đinh La Thăng - Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải 186 198 99 43. Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế 108 228 146 44. Huỳnh Phong Tranh - Tổng thanh tra Chính phủ 164 241 87 45. Bùi Quang Vinh - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư 231 205 46 46. Trương Hòa Bình - Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao 195 260 34 47. Nguyễn Hòa Bình - Viện trưởng Viện Kiểm soát nhân dân Tối cao 198 269 23

Giải mã giá USD tăng kịch trần

Một phó tổng giám đốc phụ trách phòng ngoại hối NHTMCP, chia sẻ USD tăng giá trong những ngày qua là cơ hội kiếm lợi cho giới nhà băng. Sau hơn 2 tuần duy trì giá bán USD quanh mức 21.005 đồng/USD, cuối tuần qua giá bán USD niêm yết tại Sở giao dịch của NHNN đã chạm biên độ 21.036 đồng/USD, bằng giá của các NHTM. Ở chiều mua vào, tỷ giá vẫn giữ nguyên 20.850 đồng/USD. Tỷ giá bình quân liên NH vẫn được NHNN duy trì ở mức 20.828 đồng/USD. Giá USD tăng xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó do cầu ngoại tệ tăng trên thị trường chính thức. 3 lý do tăng giá USD Theo một tổng giám đốc NHTMCP, phân tích từ thực tiễn 2 tuần qua, cho thấy tỷ giá trên thị trường tăng xuất phát từ 3 nguyên nhân chính. Thứ nhất, cầu USD tăng do 3 yếu tố: (1) nhu cầu USD để nhập lậu vàng tăng trong bối cảnh giá vàng trong nước cao hơn thế giới trên 5 triệu đồng/lượng. (2) Sắp đến thời hạn 30-6 nên giới đầu cơ ngoại tệ dự đoán NHNN sẽ đẩy mạnh nhập khẩu vàng để đấu thầu, hỗ trợ các NHTM hoàn thành tất toán trạng thái vàng. Theo dự đoán, sau gần 30 phiên đấu thầu NHNN đã bỏ ra hơn 1 tỷ USD để nhập khẩu vàng. Giới đầu cơ đã đón đầu găm giữ và đẩy giá USD trên thị trường lên cao. (3) Nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục khi nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp có xu hướng tăng. Và khi nhập siêu tăng trở lại, cầu ngoại tệ của doanh nghiệp để nhập hàng hóa tất yếu cũng tăng theo. Thứ hai, trước đây lãi suất tiền gửi tiết kiệm VNĐ cao, trong khi lãi suất tiền gửi USD bị khống chế 2%/năm đối với cá nhân và 0,5%/năm đối với doanh nghiệp, nhiều người dân bán ngoại tệ lấy VNĐ để gửi tiết kiệm. Nhưng hiện nay sự điều chỉnh giảm lãi suất huy động bằng VNĐ đã khiến chênh lệch giữa lãi suất huy động USD và VNĐ hẹp lại, dẫn đến người dân rút VNĐ mua USD gửi tiết kiệm, kéo theo cầu USD trên thị trường tăng theo. Thứ ba, cầu tăng trong khi cung USD trên thị trường ngoại tệ đang giảm do xuất khẩu một số mặt hàng chủ chốt (gạo, thủy sản) nước ta đang gặp nhiều khó khăn. Ngoại tệ thu về các doanh nghiệp đều bán lại cho NHTM, nhưng do xuất khẩu giảm nên ngoại tệ bán cho NHTM cũng giảm theo. Trong khi đó, nhu cầu vay ngoại tệ để hưởng lãi suất rẻ của doanh nghiệp xuất khẩu vẫn có. Cầu USD cao hơn cung buộc các NHTM phải đẩy giá mua bán USD tăng kịch trần cho phép. Sóng ngắn hạn? Đợt tăng tỷ giá này đã xuất hiện thông tin cho rằng tới đây NHNN sẽ điều chỉnh tỷ giá. Tuy nhiên, lãnh đạo NHNN đã lên tiếng bác bỏ việc tăng tỷ giá và nhận định do nhu cầu một số NHTM tăng để bù đắp trạng thái, nhưng sự việc này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Đồng thời, dù tỷ giá trên thị trường biến động nhẹ nhưng trạng thái ngoại tệ của hệ thống NHTM vẫn cải thiện, thanh khoản tốt. Theo nhiều chuyên gia NH, dự trữ ngoại hối quốc gia thời gian qua tăng cao nên không quá lo về sự biến động tỷ giá quá lớn. Gần đây NHNN cũng đã bán ra gần 1 tỷ USD để cân bằng cung cầu ngoại tệ và dự kiến mức tăng tỷ giá từ nay đến cuối năm nếu có cũng chỉ khoảng 1%. Vì vậy, biến động của tỷ giá chưa tác động đến chi phí kinh doanh của doanh nghiệp, chưa tạo áp lực lên lạm phát từ nay đến cuối năm. Có thể sau thời hạn 30-6-2013 cầu ngoại tệ của thị trường sẽ ổn định trở lại. Điều quan trọng hiện nay là NHNN sẽ cân nhắc và cẩn trọng hơn trong lộ trình điều chỉnh giảm tiếp lãi suất huy động bằng VNĐ. Bởi nếu giảm quá nhanh với biên độ không nhỏ sẽ gây lên áp lực tỷ giá vào những tháng cuối năm, trùng thời điểm cầu ngoại tệ của nền kinh tế đang tăng mạnh. Theo một lãnh đạo NHTM, thời điểm này khá nhạy cảm khi thị trường đang chờ động thái điều hành tỷ giá của NHNN và giá USD đang có “sóng”, nên không NHTM nào mạnh tay thực hiện nghiệp vụ bán ngoại tệ lấy tiền đồng (short USD) để cho vay kiếm chênh lệch lãi suất như trước. Bởi chênh lệch giữa lãi suất USD và VNĐ khoảng 7%/năm là an toàn, dưới 7%/năm ở mức trung bình, nhưng giảm xuống 5%/năm là nguy hiểm và rủi ro cho nghiệp vụ short USD. Khi short USD lấy tiền đồng kinh doanh NH có thể lãi 6-7%/năm, nhưng chỉ cần tỷ giá biến động các NHTM có thể mất hết lợi nhuận trên trong vài tháng. Một phó tổng giám đốc phụ trách phòng ngoại hối NHTMCP, chia sẻ USD tăng giá trong những ngày qua là cơ hội kiếm lợi cho giới nhà băng. Nhưng do NHNN giảm trạng thái ngoại hối của các NHTM từ 30% xuống 20%/vốn tự có nên không phải NHTM nào cũng làm được. Hơn nữa, để tránh đầu cơ ngoại tệ chờ tỷ giá tăng, NHNN giám sát rất kỹ nhu cầu mua ngoại tệ của các NHTM. “Nếu cầu USD còn tăng, bên cạnh bán USD ra can thiệp, NHNN sẽ giám sát chặt chẽ hơn, yêu cầu NHTM chỉ ưu tiên ngoại tệ cho doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng thiết yếu. Do vậy, những doanh nghiệp nhập khẩu thuần túy sẽ chịu thiệt thòi hơn” - vị này nhận định. Theo Mai Thảo

Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2013

TS Lê Xuân Nghĩa: Tỷ giá đang đứng trước hai sức ép lớn

TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng từ nay đến cuối năm NHNN sẽ điều chỉnh tỷ giá khoảng 1%. Theo TS Lê Xuân Nghĩa, lạm phát cao sẽ khó quay lại, lượng cầu trong thời gian dài sụt giảm mạnh kéo theo cung sụt giảm, dự dự trữ bắt buộc giảm rất mạnh điều đó cho thấy sự thiếu hụt vốn của nền kinh tế bắt đầu xuất hiện. Giá nông sản đang giảm mạnh và có thể tạo ra giai đoạn dò đáy kéo dài đến tháng 8/2013, rất có thể từ tháng 9 trở đi giá cả bắt đầu tăng dần lên và các chuyên gia trường đại học Harvard cho rằng đây là dấu hiệu tốt chứ không phải dấu hiệu xấu vì giá tăng thì sản xuất mới tăng được, giá cả tăng trở lại mới kích thích sản xuất và đẩy tổng cầu lên còn nếu giá bi bét thì khó có thể kích thích tổng cầu. “Khi chúng tôi đa ra Đề án xử lý nợ xấu không dùng tiền ngân sách, không dự báo xu hướng lạm phát không thể bơm tiền, nợ xấu dứ dứ còn tệ hại hơn, đẩy tình trạng đóng băng tài sản và báo cáo Thủ tướng rất rõ chính sách tiền tệ từ nay đến cuối năm”, ông Nghĩa nói. Về tỷ giá, theo ông Nghĩa, tỷ giá đứng trước hai sức ép lớn là cán cân thanh toán và lực cầu của thị trường. Lực cầu của thị trường rất khó dự đoán, hiện tại các NHTM hạn chế cho vay ngoại tệ vì vậy ngoại tệ được mua bán là chủ yếu. chúng tôi quan sát thấy trạng thái ngoại hối của các NHTM giảm, trạng thái âm tăng lên, điều này cho thấy rằng tỷ giá hối đoái nhất định có sóng. Thị trường hối đoái bắt đầu có sóng vì các quả cân để cân bằng nó như tín dụng ngoại tệ giảm rất mạnh và điểm cân bằng là tín dụng lại rất bấp bênh, đó là lý do vài tuần gần đây tỷ giá biến động khá tích cực, mặc dù NHTƯ trong thời gian ngắn bán ra 1 tỷ USD để cân bằng thị trường. Đây không phải xu thế tăng tỷ giá hối đoái, với thâm hụt thương mại 1 tháng 1,2 tỷ USD như tháng 5 có thể đó là 1 dấu hiệu của xu thế, chỉ với một tháng 5 can thiệp của NHTW như thế thì có thể có sóng, thị trường mua bán kiểu này đương nhiên có sóng và nhất định NHTƯ từ nay đến cuối năm sẽ điều chỉnh tỷ giá khoảng 1%. Phương Mai Theo Trí Thức Trẻ

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013

10 nước có lực lượng quân đội đông nhất

http://vnmedia.vn/VN/kinh-te/tin-tuc/26_1243844/10_nuoc_co_luc_luong_quan_doi_dong_nhat.html Công nghệ và vũ khí tối tân có thể giúp tăng khả năng chiến thắng, nhưng số lượng quân đội cũng đóng góp nhiều cho sự tự tin và nhuệ khí, đó chính là sức mạnh của số đông. Cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất đã thay đổi cục diện hoàn toàn khi Mỹ quyết định ủng hộ quân Đồng minh. Mặc dù việc phát minh ra xe tăng đã giúp ích lớn cho quân Đồng minh nhưng lực lượng quân đội đông đảo chắc chắn là yếu tố quan trọng giúp phe này thắng cuộc. Trong Chiến tranh thế giới lần hai, Hitler đã mắc sai lầm chết người khi xâm lược một cựu đồng minh của Liên Xô. Người Nga với lực lượng quân sự hùng hậu đã chặn đứng các cuộc tấn công của Đức quốc xã. Công nghệ và vũ khí tối tân có thể giúp tăng khả năng chiến thắng, nhưng số lượng quân đội cũng đóng góp nhiều cho sự tự tin và nhuệ khí, đó chính là sức mạnh của số đông. Dưới đây là danh sách 10 quốc gia có lực lượng quân đội lớn nhất thế giới: 1. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa: 2.285.000 quân nhân Không quá ngạc nhiên khi quốc gia đông dân nhất thế giới này có lực lượng quân đội đông nhất thế giới. Nam giới Trung Quốc từ 18 tuổi trở lên bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, tuy nhiên việc này không quá gắt gao bởi lực lượng tình nguyện cũng đã rất đông đảo. Ảnh minh họa 2. Mỹ : 1.458.219 quân nhân Mỹ xây dựng lực lượng quân đội bằng cách kêu gọi những người tình nguyện được trả lương. Trước đây nước này từng thực hiện chế độ tuyển quân bắt buộc trong suốt thời kỳ chiến tranh với Việt Nam, một cuộc chiến không được người dân Mỹ ủng hộ. Quy định này đã được hủy bỏ từ năm 1972. Kể từ đó, mỗi năm Mỹ chi hơn 500 tỷ USD cho quốc phòng và thêm khoảng 160 tỷ USD cho các hoạt động quân sự bất thường ở nước ngoài. Mức chi tiêu này tương đương 43% tổng chi tiêu cho quân sự trên toàn thế giới. Ảnh minh họa 3. Ấn Độ: 1.325.000 quân nhân Là nước đông dân thứ hai trên thế giới với hơn 1,2 tỷ người, Ấn Độ cần rất nhiều quân đội để bảo vệ cho họ. Đây cũng là nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, chiếm tới 9% trên thị trường vũ khí nhập khẩu. Ấn Độ có mối quan hệ thân thiết với Nga do vậy đa số vũ khí nhập khẩu từ Nga, tiếp theo là Israel và Pháp. Nước này thường xuyên có những căng thẳng về đường biên giới với Pakistan và Trung Quốc. Ảnh minh họa 4. Triều Tiên: 1.106.000 quân nhân Quân đội nước này hình thành từ cuối những năm 1930, khi Nhật Bản vẫn còn xâm chiếm bán đảo này. Vào thời điểm đất nước bị chia cắt thành hai phần, Triều Tiên chỉ có 2.500 quân nhân. Tuy nhiên, lực lượng quân đội đã phát triển nhanh chóng trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Hiện nay, khoảng ¼ ngân sách nghèo nàn của nước này được dành để chi cho quân đội, ước tính lên tới 10 tỷ USD. Ảnh minh họa 5. Liên bang Nga: 1.027.000 quân nhân Mặc dù có một lịch sử chinh chiến lâu đời, nhưng quân đội của Liên bang Nga chính thức được thành lập là từ ngày 7/5/1992 sau khi Liên Xô cũ tan rã. Tổng thống Nga khi đó, ông Boris Yeltsin đã ký một sắc lệnh đưa toàn bộ quân đội của Liên Xô trong lãnh thổ của Liên bang Nga trở thành một phần của quân đội Nga. Hàng năm quốc gia này chi gần 72 tỷ USD để duy trì và hiện đại hóa lực lượng quân sự. Ảnh minh họa 6. Thổ Nhĩ Kỳ: 666.576 quân nhân Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ được hình thành từ thời Đế chế Ottoman, thế kỷ 13, tuy nhiên đã tan rã sau thất bại ở Thế chiến thứ nhất. Quốc gia này bắt đầu các chương trình lớn để hiện đại hóa quân sự sau khi gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) năm 1952. Ảnh minh họa 7. Hàn Quốc: 639.000 quân nhân Quân đội Hàn Quốc được thành lập năm 1948 sau khi đất nước bị chia cắt. Hàn Quốc đã trải quan thời gian dài phụ thuộc vào Mỹ về mặt an ninh quân sự. Tuy nhiên, đến năm 2015, nước này sẽ tự kiếm soát hoạt động quân sự. Trong vài năm gần đây, quân đội Hàn Quốc đã được hiện đại hóa nhanh chóng với các vũ khí hiện đại và công nghệ tối tân. Ảnh minh họa 8. Pakistan: 617.000 quân nhân Lực lượng quân đội Pakistan được thành lập năm 1947 sau khi giành được độc lập từ đế quốc Anh. Pakistan đã trải qua hai cuộc chiến tranh với nước láng giềng Ấn Độ năm 1947 và 1965, đồng thời có những xung đột về đường biên giới với Afghanistan cùng thời gian đó. Ảnh minh họa Trong khi Ấn Độ có mối quan hệ quân sự chặt chẽ với Nga, Pakistan lại tìm tới Trung Quốc và Mỹ để nâng cấp năng lực quân sự của mình. Phần lớn vũ khí được nhập khẩu từ hai nước này. Pakistan cũng có thỏa thuận với Trung Quốc về việc nghiên cứu phát triển và tăng cường năng lực quân sự. 9. Iran: 523.000 quân nhân Quân đội Iran được thành lập sau khi vương triều Pahlavi cai quản đất nước năm 1925. Các tướng lĩnh được đào tạo tại các học viện quân sự ở Mỹ và châu Âu. Phần lớn vũ khí được nhập từ Mỹ, khi họ còn là đồng minh. Sau cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979, quan hệ giữa Mỹ và Iran trở nên căng thẳng. Lệnh cấm vận quân sự buộc Iran phải trông vào chính mình để duy trì hoạt động quân sự. Năm 1989, Iran bắt đầu xây dựng lại lực lượng quân đội bằng các vũ khí nhập từ Liên Xô. Đến nay, nước này đã trở thành một trong những nước có lực lượng quân sự mạnh nhất vùng Trung Đông. Ảnh minh họa 10. Ai Cập: 468.500 quân nhân Ai Cập là một trong những lực lượng quân sự mạnh nhất ở Trung Đông và cả châu Phi, đây cũng là một nước A rập duy nhất có hệ thống vệ tinh do thám. Quân đội nước này được trang bị vũ khí nhập từ khắp nơi trên thế giới, nhiều nhất là từ Mỹ, Anh và Pháp. Ai Cập cũng hỗ trợ và đào tạo về quân sự cho nhiều nước A rập và châu Phi khác. Ảnh minh họa