Thứ Năm, 17 tháng 3, 2011

Dầu mỏ Ả rập – “nỗi buồn phiền” của Trung Quốc

Trung Quốc - quốc gia vừa mới vươn lên ngôi vị nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, năm 2009, nước này còn vượt qua Mỹ trở thành nước nhập khẩu dầu mỏ Ả rập lớn nhất, nhưng dầu thô Ả rập lại trở thành nhân tố ngày càng quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Trung Quốc. Trước vai trò quan trọng của Trung Đông đối với toàn bộ kinh tế châu Á, Trung Quốc và các nước láng giềng vẫn chưa thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển của tình hình thế giới Ả Rập, hay nói cách khác, những quốc gia này còn là những nước bị ảnh hưởng lớn nhất bởi sự thay đổi tình hình ở Trung Đông.

Theo Cục tình báo năng lượng Mỹ (EIA), bất chấp Trung Quốc đã nỗ lực hết sức để đa dạng hóa nguồn dầu thô, nhưng phần lớn số dầu thô nhập khẩu cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đều xuất phát từ Ả rập, mà các tỉnh phía đông phái Shiite – nơi có nguồn năng lượng dồi dào ở Ả rập lại đóng vai trò quan trọng trong sản xuất dầu thô của nước này. Trung Đông cung ứng khoảng 2,9 triệu thùng/ngày cho Trung Quốc, chiếm hơn một nửa tổng số lượng nhập khẩu dầu của Trung Quốc, trong đó lượng cung ứng của Ả rập đạt xấp xỉ 1,1 triệu thùng/ngày.

Các quan chức Trung Quốc cho biết, họ hy vọng đến năm 2015, thương mại giữa Trung Quốc và Ả rập có thể tăng trưởng khoảng 50%, đạt 60 tỷ USD, nhưng điều này sẽ từng bước gia tăng sự phụ thuộc của Trung Quốc vào Ả rập.

Tuy nhiên, không chỉ riêng Trung Quốc. Nhật Bản cũng phụ thuộc vào dầu mỏ và khí đốt nhập khẩu từ Trung Đông trong một thời gian dài. Hàn Quốc là một trong những nước nhập khẩu khí hóa lỏng lớn nhất của khu vực vùng Vịnh, nhưng các hãng xây dựng Hàn Quốc cũng đã xây dựng đa số các nhà máy lọc dầu và mạng lưới đường ống trên các sa mạc Trung Đông. Ngay cả Úc – một nước có nguồn năng lượng phong phú nhất ở khu vực châu Á Thái Bình Dương cũng phụ thuộc vào dầu thô Trung Đông.

Trong khi Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào Trung Đông, kinh tế Mỹ đã thoát khỏi sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng của nơi có nhiều bất ổn chính trị này. Các chính sách khuyến khích thăm dò và sản xuất dầu mỏ trong nước như thăm dò vùng biển sâu trên vịnh Mêxicô, mặc dù khiến Mỹ phải đối mặt với rủi ro môi trường, nhưng cũng giúp làm giảm mức độ chịu ảnh hưởng của biến động Trung Đông. Bên cạnh đó người tiêu dùng Mỹ cũng đã phát huy được một số tác dụng. Kể từ khi giá dầu vượt ngưỡng lên mức cao kỷ lục 146,65USD/thùng đến nay, người Mỹ ngày càng chấp nhận những chiếc xe tiết kiệm năng lượng hơn. Lượng tiêu hao dầu thô Bắc Mỹ có phần giảm bớt, đồng thời lượng sử dụng khí đốt lại tăng lên.

Tuy nhiên, trong khi châu Á tăng cường quan hệ thương mại với khu vực Trung Đông, ảnh hưởng chính trị của họ tại khu vực này vẫn còn rất nhỏ. Xét về sức mạnh quân sự của Mỹ tại Trung Đông, cũng như mối quan hệ ngoại giao sâu sắc và lâu đời giữa Washington và thế giới Ả rập, Trung Quốc càng không thể bì được. Mặc dù mối quan hệ này đang bị thử thách bởi biến động chính trị ở các nơi tại Trung Đông, nhưng Trung Quốc chưa thể thay thế được vị trí của Mỹ trong khu vực này. Giám đốc Viện nghiên cứu chính sách quốc tế Lowy (Úc) – ông Andrew Shearer cho biết, xét theo ý nghĩa nào đó, châu Á luôn “đứng ngoài cuộc” tại Trung Đông, hơn nữa điều quan trọng đó là, đối với Trung Quốc, nước này cũng chỉ là người ngoài cuộc với nhiều nỗi buồn phiền mà thôi.

Nỗi buồn phiền của Trung Quốc đó là, nếu nguồn cung ứng năng lượng ở eo biển Hormuz tại vịnh Ba Tư bị gián đoạn nặng nề, sẽ gây ảnh hưởng nặng nền cho kinh tế Trung Quốc. Ngoài ra, theo ông Shearer, nếu việc cung ứng dầu mỏ Trung Đông bị đe dọa, Mỹ có thể sẽ can thiệp quân sự.

Trong trường hợp xấu nhất, quân đội Mỹ có thể sẽ khống chế các cơ sở dầu mỏ tại khu vực này, bằng cách này, Trung Quốc và các nơi khác ở châu Á phải tự bảo đảm nguồn cung ứng cho mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.