Thứ Hai, 31 tháng 8, 2009

Đề xuất nới rộng biên độ tỷ giá

Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (NCEIF) vừa đưa ra ba đề xuất để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu những tháng cuối năm.

Đó là: Tiếp tục mở rộng biên độ tỉ giá hối đoái giữa VNĐ với USD từ 5% hiện nay lên +/- 6%, hoặc +/- 7%; Đa dạng hóa sử dụng ngoại tệ trên thị trường tránh tình trạng tập trung quá mức vào USD như hiện nay đồng thời cung cấp thêm các khoản tín dụng hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Mục tiêu xuất khẩu hàng hóa năm nay là tăng trưởng 3%, tức tổng kim ngạch xuất khẩu phải đạt mức 65 tỉ USD. Tuy nhiên, trong một báo cáo được NCEIF đưa ra thì kim ngạch xuất khẩu năm nay có thể chỉ đạt 58,9 tỉ USD đến 61,3 tỉ USD, tức là giảm từ 2,2% đến 6,4% so với năm 2008.

Theo phân tích của NCEIF, trong những năm qua, tỷ trọng xuất khẩu 6 tháng đầu năm của Việt Nam thường chiếm 45% đến 47% tổng kim ngạch xuất đi cả năm, còn tỷ trọng 6 tháng cuối năm thường chiếm 53% đến 55%. Nhưng thực tế, số liệu của Bộ Công thương cho thấy, đã qua 7 tháng nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa mới đạt 32,3 tỉ USD, giảm 13,5% so với cùng kỳ và bằng 50% của kế hoạch 65 tỉ USD cho năm nay.

Theo dự báo, trường hợp lạc quan nhất thì kim ngạch xuất khẩu năm nay cũng chỉ bằng mức xuất khẩu năm ngoái. Trong trường hợp xấu hơn, sẽ tăng trưởng âm 2,2% - 6,4%.

MA LỰC KINH DOANH VÀNG QUA MẠNG

Bài 1: Bỏ 1.000 USD được tài khoản 100 ngàn USD

Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2009

Lạm phát, giá vàng: Ép “duyên”

Như đã thành thông lệ, ngay khi giá vàng vừa rục rịch tăng lên, nguyên nhân đầu tiên được nhắc đến là lạm phát. Thực tế có lẽ không hoàn toàn như vậy, dường như giá vàng đang bị “ép duyên” một cách khá khiên cưỡng cùng lạm phát.

Trong khi CPI tháng 7 đã giảm nhẹ so với tháng 6 và đến tháng 8 lại bất ngờ giảm mạnh với mức tăng chỉ là 0,24% so với mức tăng 0,52% của tháng 7 thì chỉ số giá vàng vẫn đều đặn tăng. Giá vàng tháng 8 tăng tới 1,75%.
Đầu tư vàng sẽ trỗi dậy?
Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này đều cho rằng vàng vốn được xem là kênh đầu tư an toàn, chống lại lạm phát và phòng ngừa rủi ro mất giá của tiền tệ. Ngân hàng trung ương toàn cầu có thể in ra một lượng vô hạn tiền giấy nhưng không thể tạo ra được dù chỉ một ounce vàng.
Họ phân tích: từ đầu năm 2009 giá vàng gia tăng cùng với nhiều tín hiệu phục hồi của nền kinh tế và dự báo cho một sự hồi phục sau khủng hoảng. Việc giá vàng gia tăng là một tín hiệu cho thấy nỗi lo lạm phát quay trở lại một khi nền kinh tế phục hồi.
Vì để đối phó với khủng hoảng, các quốc gia thông qua các biện pháp kích cầu đã bơm tiền ồ ạt vào nền kinh tế với khối lượng và mức độ cao nhất kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II, làm dấy lên lo ngại rằng lạm phát sẽ tăng tốc. Điều này dẫn đến vàng được lựa chọn là kênh đầu tư an toàn nhằm tránh sự mất giá của tiền tệ.
Các nhà phân tích cho rằng đầu tư vàng trỗi dậy trong năm nay được đánh dấu bằng sự kết hợp giữa mối quan ngại đồng USD yếu đi (thậm chí là lo ngại về diễn biến các đồng ngoại tệ mạnh khác) và sự lo lắng của các nhà đầu tư về vấn đề lạm phát tăng cao trong dài hạn. Nếu những quan ngại này ngày càng rõ ràng thì thị trường sẽ chứng kiến việc đầu tư ồ ạt vào vàng, đặc biệt là đối với những người trong danh mục đầu tư chưa có vàng.
Ngay từ năm 1966, Alan Greenspan, cựu Chủ tịch Fed cũng đã từng nhận định “không có cách gì bảo vệ tiền tiết kiệm khỏi sự mất giá trị do lạm phát nếu không có chế độ bảo đảm bằng vàng”.
Giá vàng là chỉ số không thể dự báo.
Đối tượng cho hoạt động đầu cơ
Tuy nhiên, gần nửa thế kỷ đã qua đi và điều này không thể tiếp tục được duy trì như một “chân lý”. Chẳng hạn như tại Việt Nam, trong năm 2008, khi lạm phát lên tới trên 20% thì giá vàng lại giảm sâu.
Như trong thời điểm tháng 4 và tháng 5/2008, lạm phát có xu hướng tăng cao trên 11%/tháng, vàng lại quay đầu giảm từ đỉnh giá 19,5 triệu/đồng chỉ (vàng SJC) xuống còn 17,018 triệu đồng/chỉ.
Nhìn lại một cách dài hơi thì ngay từ những năm 2000, lạm phát và giá vàng ở Việt Nam cũng biến động không theo bất kỳ quy luật nào. VD giá vàng đã đạt mức 1 triệu đồng/chỉ vào đầu tháng 12/2005, tăng gấp đôi so với thời điểm cuối năm 2000, trong khi chỉ số giá tích lũy trong giai đoạn này tăng khoảng 30%.
Giá vàng tiếp tục tăng gần gấp đôi tới trên 1,9 triệu đồng/chỉ vào tháng 12/2007, trong khi chỉ số giá tích lũy tăng 16% tương ứng 2005 - 2007.
Theo TS Hoàng Việt Hà, trong vòng 30 năm trở lại đây, giá vàng và lạm phát không còn mối quan hệ cụ thể nào với nhau. Không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới cũng vậy.
Giá vàng đã tăng từ 105 USD/ounce năm 1976 lên tới 850 USD/ounce năm 1980 khi chỉ số giá tiêu dùng trong giai đoạn này tăng 28%. Sau năm 1980, giá vàng tụt dốc xuống còn 256 USD/ounce vào năm 2001 thì chỉ số giá lại vẫn tăng lên khoảng gấp đôi trong giai đoạn này.
Gần đây, khi giá vàng tăng từ 256 USD/ounce năm 2001 lên tới 1.011 USD/ounce vào tháng 3/2008 thì chỉ số giá tiêu dùng cũng chỉ tăng tích lũy khoảng 20%. “Những con số trên cho thấy, giá vàng biến động không theo biến động của lạm phát” - ông Hà khẳng định.
Cũng theo TS Hà, vàng đã trở thành một đối tượng cho hoạt động đầu cơ. Chia sẻ thêm về điều này, một TS kinh tế thuộc Thành viên của Hội đồng chính sách tiền tệ tiết lộ: “Giá vàng trong nước có thể lên hay xuống chỉ bằng một cuộc điện thoại từ nước ngoài gọi về của giới đầu cơ, không phải vì lạm phát hay thiểu phát gì! Giá vàng là chỉ số không thể dự báo và cũng không có căn cứ nào đủ tin cậy để có thể đưa ra dự báo"!
Khi đã trở thành đối tượng cho hoạt động đầu cơ thì rõ ràng rủi ro trong đầu tư dài hạn vàng là vô cùng lớn. Lịch sử cũng đã chứng minh điều này.
Giả sử, vào thời điểm tháng 12/1974, khi giá vàng là 195 USD/oune, nhà đầu tư quyết định mua vào thì sẽ bị mất một nửa giá trị vào đầu năm 1977. hay như vào thời điểm từ năm 1996 đến năm 2004, giá vàng giảm từ 400 USD/ounce tháng 1/1996 xuống còn 250 USD/ounce tháng 1/2001 và phải tới tận tháng 1/2004 mới hồi phục mức giá của tháng 1/1996.

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2009

Vàng tiếp tục thể hiện sự yếu kém

Giá vàng trong ngày giao dịch thứ Tư sụt giảm sau khi đồng đô la tăng cao làm hạn chế sức hấp dẫn của đầu tư vàng.
Anh minh hoa

Trên thị trường New York, các hợp đồng vàng đều giảm giá xuống mức 945.8$, thấp hơn 20 cent. Trước đó, vàng đã giảm mạnh xuống tận mức 941.2$.

Chuyên gia của Kitco là Jon Nadler cho rằng điều kiện khiến vàng chưa thể tăng và sideway trong biên độ hiện nay là do yếu tố mùa vụ. Thị trường cần thêm một yếu tố mới để kích thích các nhà tham gia thị trường quay lại và tạo nên sóng lớn.

Trên thị trường tiền tệ, đồng đô la tăng mạnh so với các đồng tiền khác. Đồng đô la tăng tới 0.7% trong chỉ số usd index.

Quỹ lớn SPDR đã bán thêm 4.58 tấn để giảm trữ lượng xuống mức 1061.83 tấn đang nắm giữ. Đây là mức thấp nhất mà họ nắm giữ kể từ 13/3 trở lại đây.

Trên thị trường kinh tế, thông tin cho thấy đơn hàng lâu bền của Mỹ tăng tới 4.9% và đây là lần đầu tiên nó tăng mạnh nhất kể từ 2 năm. Điều này phần nào khích lệ đồng đô la tăng cao đẩy giá vàng giảm xuống.

Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2009

Rủi ro tiềm ẩn của USD không hề nhỏ

1.Vai trò dự trữ giá trị tốt của USD là điều "đáng ngờ", những rủi ro của đồng tiền này không nhỏ, Joseph Stiglitz - nhà kinh tế đoạt giải Nobel năm 2001 - cho biết hôm 21/8.

Phát biểu trong cuộc họp báo tại Bangkok (Thái Lan), giáo sư kinh tế trường Đại học Columbia cho rằng, "cần phải có một hệ thống dự trữ toàn cầu mới". Sự hỗ trợ của các nước như Trung Quốc nên đảm bảo cho các cuộc thương thảo về hệ thống dự trữ mới, ông nói thêm.

Mô tả ảnh.
Giáo sư Joseph Stiglitz. (Ảnh: Bloomberg)

Đồng USD đã giảm 12% kể từ hôm 5/3, so với Euro, Yen và 4 ngoại tệ chủ chốt khác. Trung Quốc, nước có lượng ngoại tệ dự trữ lớn nhất thế giới đã cùng với Nga kêu gọi thiết lập một đồng tiền dự trữ quốc tế mới để giảm bớt vai trò thống trị của USD.

Curtis A. Mewbourne, một quan chức thuộc hãng quản lý trái phiếu lớn nhất thế giới Pacific, cũng nhận định, đồng USD sẽ yếu đi do Mỹ bơm hàng đống tiền khổng lồ vào nền kinh tế.

Giáo sư Stiglitz cho rằng, chính sách nới lỏng tài chính của Mỹ và châu Âu có thể dẫn đến tình trạng bong bóng đầu cơ do cơ hội đầu tư bị hạn chế. Ông không tin khả năng Cục Dự trữ liên bang (Mỹ) có thể rút bớt thanh khoản khỏi thị trường khi cần thiết.

Cuối năm 2008, Fed đã hạ lãi suất cơ bản xuống mức thấp nhất từ 0-0,25%. Tại khu vực đồng Euro, ngân hàng trung ương châu Âu cũng đã hạ lãi suất cơ bản xuống mức thấp kỷ lục dưới 1%.

Theo giáo sư Stiglitz, cần có thêm chương trình hành động toàn cầu để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay. Nhóm 20 quốc gia (G20) đã chậm trễ trong việc giải quyết những vấn đề cơ bản chẳng hạn như tổng cầu yếu. Dự kiến, các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương G20 sẽ họp mặt tại London trong hai ngày 4-5/9 tới.

Số liệu của Bloomberg cho thấy, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, khởi đầu từ sự sụp đổ của thị trường tín dụng thứ cấp ở Mỹ năm 2007, đã khiến các tổ chức tài chính ngân hàng trên thế giới lỗ tới 1,6 nghìn tỷ USD.

Hôm 20/8, Bộ trưởng Tài chính Mỹ, Timothy Geithner, tuyên bố sự hồi phục của Mỹ vẫn đang trong giai đoạn ban đầu, nhờ vào những tín hiệu tốt trên thị trường việc làm và nhà đất.

Tuy nhiên, giáo sư Stiglitz bi quan rằng, cho dù sự tồi tệ nhất của cuộc suy thoái có thể đã qua, nhưng tỷ lệ thất nghiệp trong 1-3 năm tới, vẫn có thể còn tăng cao hơn nữa.

Giáo sư Joseph Sitglitz nhận được giải Nobel năm 2001 cho nghiên cứu về những vấn đề có thể xảy ra trên thị trường khi các bên tham gia không được tiếp cận thông tin ngang nhau.

Ông từng đảm nhiệm chức Chủ tịch Hội đồng cố vấn kinh tế dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton. Ông cũng là chuyên gia kinh tế trưởng tại Ngân hàng Thế giới trong giai đoạn từ 1997-2000.

2.

Mỹ thâm hụt ngân sách hơn 1 nghìn tỷ USD

3.

Thêm một dấu hỏi nghi ngờ về tương lai của đồng USD


USD bị thách thức trên vũ đài tài chính quốc tế

Có thể thấy rõ, những câu hỏi nghi ngờ về tương lai của đồng USD đang ngày một nhiều trong quãng thời gian gần đây. Trong đó, nhiều người còn khẳng định rằng, đồng USD đang phải đối mặt với những thách thức trên vũ đài tài chính quốc tế.

Đối thủ tiềm tàng điển hình nhất hiện nay có thể nghĩ tới đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc, nước đã công khai lên tiếng ủng hộ việc tìm một đồng tiền dự trữ mới cho toàn cầu thay cho USD trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ thâm hụt ngày càng lớn.

Không chỉ có Trung Quốc, sự hoài nghi về vai trò của đồng USD trong dự trữ ngoại tệ của thế giới liên tục tăng lên trong thời gian qua. Nhiều ý kiến cho rằng cần có một đồng tiền mới thay thế, chẳng hạn đồng euro hoặc Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).

Chưa bao giờ đồng USD bị tấn công mạnh như hiện nay. Ngay cả Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cũng đã tuyên bố rằng thế giới cần có các đồng tiền dự trữ mới bên cạnh đồng USD.

Cũng giống như các đồng tiền khác, số phận của đồng USD phụ thuộc vào cách thức Chính phủ Mỹ kiểm soát cuộc khủng hoảng kinh tế.

Hiện nền kinh tế này đang ở một thế cân bằng mong manh giữa nguy cơ giảm phát do bị đè nặng bởi các khoản vay nợ của chính phủ và nguy cơ lạm phát do các biện pháp kích thích kinh tế níu kéo.

Không ai đoán được tình hình sẽ diễn biến theo hướng nào, nhưng cả hai cách đều không tốt cho đồng USD và cho những ai đang sở hữu tài sản được định giá bằng đồng tiền này.

Nhân dân tệ của Trung Quốc sẽ thay thế đồng USD?

Khả năng đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc sẽ thay thế đồng USD ở vị trí đồng tiền dự trữ của thế giới gần đây rất hay được nhắc đến, làm nóng lên một đề tài đang trở nên căng thẳng trên thị trường thế giới ngày nay.

TIN LIÊN QUAN
Điều thú vị là không chỉ người Trung Quốc mà chính những người Mỹ có uy tín cũng đã phải đề cập tới khả năng Nhân dân tệ thay USD.

Cụ thể, giáo sư kinh tế Nouriel Roubini thuộc Trường Kinh doanh Stern (Đại học New York), đã phân tích rằng, có khả năng đồng tiền của Trung Quốc sẽ thay thế đồng USD ở vị trí đồng tiền dự trữ của thế giới.

Giáo sư kinh tế Nouriel Roubini cho rằng, nước Mỹ đang chịu mức thâm hụt ngân sách và thương mại khổng lồ và phải dựa vào các nhà đầu tư trái phiếu kho bạc Mỹ từ bên ngoài để bù đắp cho sự thiếu hụt này. Tuy nhiên, hiện các nhà đầu tư này đã bắt đầu cảm thấy lo lắng về việc tích trữ thêm tài sản bằng đồng USD. Trong suốt hai thập kỷ qua, nước Mỹ đã chi tiêu nhiều hơn những gì họ làm ra, khiến nợ nước ngoài ra tăng tới mức không bền vững, dẫn tới sự xuống dốc của đồng USD.

Nhân dân tệ của Trung Quốc thay thế đồng USD - một đề tài đang trở nên căng thẳng trên thị trường thế giới ngày nay. Ảnh AFP.

Ông nhận định, thế giới có thể đang bắt đầu bước vào kỷ nguyên của châu Á, thời kỳ mà Trung Quốc và đồng tiền của nước này ngự trị. Trên cơ sở đó, việc đồng USD bị thách thức bởi những đồng tiền khác, đặc biệt là đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc, có thể xảy ra sớm hơn so với dự kiến.

Nếu xảy ra, điều này có thể sẽ gây ra những tác động xấu với nước Mỹ, khi mà khả năng bù đắp cho thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại bằng tiền vay lãi suất thấp sẽ không còn nữa. Giáo sư Roubini khuyến cáo, điều mà người Mỹ cần làm là hạn chế vay mượn và chi tiêu, đồng thời theo đuối sự tăng trưởng không dựa trên những đợt bong bóng tài sản và tín dụng.

Nhận định trên của giáo sư kinh tế Nouriel Roubini hẳn sẽ làm người Trung Quốc hả dạ. Bởi chính họ cũng đang mong muốn và đã đề cập tới khả năng thay thế đồng USD “bằng một đồng tiền khác”.

“Một đồng tiền khác” là gì nếu không phải là đồng Nhân dân tệ? Chính giáo sư Roubini cũng không ngần ngại chỉ ra rằng, chỉ có đồng Nhân dân tệ có khả năng đó bởi đồng Bảng Anh, đồng Yên Nhật và đồng Franc Thụy Sỹ vẫn chỉ là những đồng tiền dự trữ nhỏ, do các quốc gia này không phải là những cường quốc lớn của thế giới còn đồng euro thì chịu áp lực từ những lo ngại về khả năng tồn tại lâu dài của liên minh tiền tệ châu Âu.

Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2009

Thế giới sẽ đối mặt với cơn sốc dầu mỏ thứ hai?

Khi kinh tế toàn cầu hồi phục dần khỏi cuộc suy thoái, lại có một rủi ro lớn về nhu cầu dầu trở lại cùng với nguồn cung thắt chặt đẩy giá dầu lên cao. Thực tế, giá dầu đang trên đà tăng giá.

Nghiên cứu của Viện McKinsey Global (MGI) cho thấy trừ khi các nhà lãnh đạo kinh doanh và các nhà chức trách có hành động dứt khoát về cả cung và cầu, sẽ có một cú sốc dầu mỏ thứ hai sau khi kinh tế hồi phục. Quả thưc, điều này có thể kéo dài hơn là lần tăng giá khiến kinh tế thế giới bị ảnh hưởng trong những năm 1970.

Cũng những năm 1970, nhu cầu năng lượng sẽ tăng một khi kinh tế tăng trưởng trở lại. MGI dự đoán nhu cầu sẽ tăng hơn 2% mỗi năm trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2015, tăng gần 1 điểm phần trăm sao với giai đoạn từ 2006 đến 2010. Cùng lúc đó, cung dầu thế giới cũng giảm so với những năm 1970.

Việc cung dầu giảm đột ngột đã dấn tới cú sốc dầu mỏ năm 1970 – do sự cấm vận của OPEC và cung dầu tại Iran giảm mạnh do cách mạng nổ ra tại Iran. Nhưng sau cả hai sự kiện đó, cung dầu tăng mạnh do cả OPEC và các nước không thuộc OPEC đều thu được những khoản lợi lớn từ việc khám phá những mỏ dầu mới.

Nguồn cung khan hiếm

Hiện nay, tín dụng thắt chặt cũng như giá dầu bất ổn đang làm gián đoạn đầu tư vào nguồn cung mới. Ngay cả sau khi tín dụng được nới lỏng, các nhà sản xuất có thể vẫn thận trọng khi đối mặt với những nỗ lực tránh phụ thuộc trên nhiều thị trường như Mỹ đang cố giảm bớt phụ thuộc vào nhập khẩu dầu thô. Điều này càng tăng bất ổn đối với triển vọng nhu cầu dầu.

Trong nhiều trường hợp, ngay cả khi môi trường đầu tư không bị áp lực, nếu các nhà sản xuất muốn tìm cách tăng sản lượng cũng khó hơn so với những năm 1970 do thách thức sản lượng khai thác từ những mỏ dầu cũ và những khó khăn trong việc tìm những mỏ dầu mới có chi phí rẻ.

Một cách để tránh sự mất cân bằng trên thị trường dầu và những khó khăn khi giá dầu tăng đó là giảm nhu cầu. Nhưng điều này cũng rất khó do cơ chế trợ giá năng lượng tại một số nền kinh tế. Trong bối cảnh này, năng lượng thay thế và năng lượng tiết kiệm dần trở nên quan quan trọng.

Giảm cầu

Trong giai đoạn từ nă 2006 đến năm 2020, nhu cầu năng lượng tại những nước phát triển như Mỹ sẽ giảm. Trong khi đó, nhu cầu tại những nước đang phát triển sẽ tăng mạnh và chiếm 90% nhu cầu năng lượng từ này đến năm 2020.

Có nhiều cách thức mà các nhà chức trách có thể đưa ra, ngay cả trong ngắn hạn, để hạ nhu cầu năng lượng cùng với việc đảm bảo nguồn cung.

Nhưng mặc dù một số nước đang phát triển đã có động thái trong việc tiết kiệm năng lương – ví dụ như Trung Quốc – những nỗ lực này vẫn là chưa đủ. Hơn nữa, các nước đang phát triển lại không có khả năng dễ dàng thay đổi sang những nguồn năng lượng thay thế như những nước phát triển.

Tuy nhiên, mọi chính sách nhằm giảm bớt nhu cầu năng lượng sẽ có đóng góp hữu ích – trong ngắn hạn để giảm bớt thiệt hại mà cơn sốc dầu thứ hai có thể gây ra đối với nền kinh tế thế giới. Và trong dài hạn, duy trì được cân bằng cung cầu trên thị trường sẽ góp phần giúp kinh tế thế giới tăng trưởng ổn định.

Thứ Bảy, 15 tháng 8, 2009

Giá vàng và sức khỏe của nền kinh tế

Giá vàng và sức khỏe của nền kinh tế
Ngày 17-3-2008 giá vàng đạt mức cao nhất mọi thời đại là 1.030,80 đô la Mỹ/ounce đối với vàng giao ngay và 1.033,90 đô la/ounce đối với vàng kỳ hạn. Nhưng sau đó giá vàng bắt đầu đi xuống bất chấp khủng hoảng kinh tế ngày càng trầm trọng và hàng loạt quốc gia rơi vào suy thoái.
Tuy nhiên kể từ lúc rớt xuống mức thấp nhất vào cuối năm là 680 đô la/ounce, giá vàng đã liên tục đi lên cho đến nay. Thậm chí đã có thời điểm giá vàng quay trở lại mức bốn con số vào tháng 2-2009 đạt 1.007 đô la/ounce cùng với những tín hiệu và dự báo về việc phục hồi kinh tế thế giới.

Vàng - công cụ đầu tư an toàn và phòng chống lạm phát

Vàng vốn được xem là kênh đầu tư an toàn, chống lại lạm phát và phòng ngừa rủi ro mất giá của tiền tệ. Việc giá vàng liên tục sụt giảm từ nửa cuối năm 2008 cho dù khủng hoảng kinh tế đang ở đỉnh cao đã làm bất ngờ nhiều người.

Vị trí đặt quảng cáoDù vậy, với sức khỏe của nền kinh tế khi đó, vàng giảm là điều hoàn toàn có thể hiểu được. Bởi vì, khi kinh tế suy thoái, các kênh đầu tư khác đều sụt giảm và giá trị của các loại tài sản bị “bốc hơi” theo khủng hoảng, giá vàng khi đó đang ở mức cao nhất trong lịch sử và là tài sản hiếm hoi vẫn còn giá trị đồng thời có thể bán được dễ dàng nhất.

Như vậy để tạo sự thanh khoản cộng với việc phải đáp ứng nhu cầu cuộc sống và bù đắp thua lỗ từ các kênh đầu tư khác, vàng là lựa chọn tốt nhất để bán ra phục vụ cho các nhu cầu trên vào thời điểm đó. Điều này đã góp phần làm cho giá vàng giảm sâu.

Tuy nhiên từ đầu năm 2009 cùng với nhiều tín hiệu phục hồi của nền kinh tế và dự báo cho một sự hồi phục sau khủng hoảng đã làm giá vàng gia tăng. Việc giá vàng gia tăng là một tín hiệu cho thấy nỗi lo lạm phát quay trở lại một khi nền kinh tế phục hồi.

Vì để đối phó với khủng hoảng, các quốc gia thông qua các biện pháp kích cầu kinh tế đã bơm tiền ồ ạt vào nền kinh tế với khối lượng và mức độ cao nhất kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II, làm dấy lên lo ngại rằng lạm phát sẽ tăng tốc. Điều này dẫn đến vàng được lựa chọn là kênh đầu tư an toàn nhằm tránh sự mất giá của tiền tệ.

Kịch bản nào cho giá vàng

Nỗi lo lạm phát từ việc phục hồi kinh tế sẽ là yếu tố hỗ trợ cho giá vàng tiếp tục đi lên. Tuy nhiên việc giá vàng quay trở lại kỷ lục cũ vào tháng 3-2008 cũng không phải là điều dễ dàng.

Mặc dù các gói kích cầu của các quốc gia trên thế giới là rất lớn nhưng không phải đơn thuần là in tiền đưa thẳng vào lưu thông mà thông qua các biện pháp kinh tế như giảm thuế, hỗ trợ lãi suất, tiêu dùng, thương mại, sản xuất kinh doanh...

Nghĩa là phải có hàng hóa được sản xuất đối ứng với lưu lượng tiền đưa vào lưu thông thì số tiền đó mới thật sự tồn tại. Bởi thế, lạm phát được hạn chế tối đa đến mức có thể, chưa kể các động thái giữ nguyên lãi suất như hiện nay và sẵn sàng tăng lãi suất đồng tiền bất cứ lúc nào đồng thời phát hành giấy tờ có giá để “hút” tiền từ trong lưu thông của các ngân hàng trung ương trong thời gian gần đây để phòng ngừa lạm phát.

Ngoài ra việc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự định bán 403,3 tấn vàng, cộng với việc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hay các quỹ đầu tư vàng như Quỹ đầu tư vàng hoán đổi lớn nhất thế giới SPDR Gold Shares liên tục bán vàng khi vàng ở mức cao cũng ngăn bớt phần nào sự đi lên của giá vàng đồng thời cho thấy nhu cầu đầu tư an toàn dịu bớt và dòng tiền chuyển sang các kênh đầu tư khác như chứng khoán...

Mặc dù vậy các thông tin như IMF bán vàng đã có từ... năm ngoái và cho đến năm nay dù đã được phê chuẩn của Quốc hội Mỹ, IMF vẫn chưa thể bán được một lượng vàng nào do vẫn còn phải được sự đồng ý của các quốc gia thành viên. Và điều này nếu có xảy ra thì theo thỏa thuận, IMF cũng phải bán vàng theo từng giai đoạn để không làm xáo trộn thị trường.

Tuy nhiên việc Trung Quốc sẵn sàng mua vàng với số lượng lớn với tham vọng đưa dự trữ vàng của quốc gia này lên 4.000 tấn (hiện nay là 1.054 tấn, là tổ chức nắm giữ vàng đứng thứ bảy thế giới cũng là quốc gia nắm giữ vàng nhiều thứ năm thế giới). Ấn Độ với nhu cầu vàng khoảng 600 tấn/năm cũng sẵn sàng tiêu thụ số lượng vàng này.

Còn việc các ngân hàng trung ương tại châu Âu bán vàng đã phải thỏa thuận lại do hiệp định cho phép các ngân hàng trung ương bán vàng CBGA sẽ hết hạn vào tháng 9 năm nay. Thỏa thuận mới này được sự ủng hộ của Hội đồng Vàng thế giới đã hạn chế doanh số bán vàng từ 2.500 tấn xuống còn 2.000 tấn trong năm năm, khối lượng bán ra hàng năm cũng bị hạn chế ở mức 400 tấn, giảm đến 25% từ mức 500 tấn.

Với các yếu tố trên cộng với việc nền kinh tế thế giới được dự báo đang bước vào giai đoạn phục hồi mặc dù vẫn chưa đủ đưa giá vàng trở lại mức bốn con số nhưng cũng đủ tạo ra một mặt bằng giá mới cho vàng trong năm 2009 và từng bước đưa giá vàng vào giai đoạn bình ổn khi nền kinh tế phục hồi rõ ràng hơn.

Thứ Năm, 13 tháng 8, 2009

Nouriel Roubini dự báo kinh tế Mỹ vẫn có thể lại rơi vào suy thoái

Nouriel Roubini dự báo kinh tế Mỹ vẫn có thể lại rơi vào suy thoái

Ông cảnh báo kinh tế Trung Quốc đương đầu với khả năng chững lại và nhận xét kinh tế các nước mới nổi có thể sẽ không tăng trưởng nhanh như một số người từng dự đoán.

Ô

ng Nouriel Roubini, giáo sư kinh tế học và là chủ tịch của RGE Monitor, nhận định kinh tế thế giới vẫn có thể đương đầu với khả năng suy thoái kinh tế lần hai nếu giá dầu lên vượt mức 100USD/thùng và nếu số nợ lớn của chính phủ Mỹ khiến nhà đầu tư lo sợ.

Ông nhận xét dù khả năng khủng hoảng đã chấm dứt nhờ kế hoạch kích thích kinh tế của chính phủ, tuy nhiên nước Mỹ vẫn trong giai đoạn suy thoái tệ hại nhất trong 60 năm, thị trường chứng khoán có thể đã tăng điểm quá đà.

Ông nói: “Giá tài sản tăng cao hơn, vấn đề hiện nay là ở chỗ giá sẽ tăng quá nhanh, quá sớm và quá cao. Tôi tin rằng sẽ có sự điều chỉnh. Các tổ chức tài chính sẽ vẫn đương đầu với nhiều khó khăn.”

Bởi thâm hụt ngân sách Mỹ ngày một cao, nhà đầu tư vào năm sau có thể sẽ hoảng sợ và rút tiền ra khỏi trái phiếu chính phủ Mỹ và điều đó đẩy lợi tức trái phiếu chính phủ tăng cao.

Một rủi ro khác nên được tính tới đó là nếu giá dầu lên mức 100USD/thùng, kinh tế Mỹ sẽ trải qua cú sốc giống như năm 2008 khi giá dầu vượt mức 145USD/thùng.

Tuy nhiên, theo ông Roubini, sự điều chỉnh của thị trường chứng khoán nếu có cũng sẽ không tệ hại như thời kỳ tháng 3/2009 khi S&P 500 rơi xuống mức thấp nhất trong 12 năm.

Ông cảnh báo kinh tế Trung Quốc đương đầu với khả năng chững lại và nhận xét kinh tế các nước mới nổi có thể sẽ không tăng trưởng nhanh như một số người từng dự đoán.

Ông nhận xét Trung Quốc và nhóm nền kinh tế các nước mới nổi quá phụ thuộc vào xuất khẩu ròng đến nỗi cho đến khi họ chuyển đổi mô hình tăng trưởng, họ sẽ vẫn gặp khó khăn. Ông dự báo về khả năng tăng trưởng, tiêu dùng thấp ngay cả khi nhóm nền kinh tế này hồi phục.

Nouriel Roubini – người đã dự báo sớm về khủng hoảng

Ngày 07/09/2006, ti cuc tranh lun t chc Qu Tin t quc tế (IMF), Nouriel Roubini, giáo sư kinh tế Đại hc New York thông báo mt cuc khng hong đang âm , vi nguy cơ v bong bóng bt động sn. Các ch nhà không đủ kh năng tr n ngân hàng, hàng t đô la c phiếu gn vi tín dng cm c s rt giá và h thng tài chính thế gii s tê lit.

Khi nghe điu này, nhiu người cm thy nghi ng, thm chí còn ma mai Roubini, người ni tiếng là hay bi quan. Thực tế cho đến nay đã chứng minh những gì ông nói là hoàn toàn chính xác.

Thứ Tư, 12 tháng 8, 2009

George Soros: Kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng trở lại trong quý 3/2009

George Soros: Kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng trở lại trong quý 3/2009

Nhà đầu tư nổi tiếng nhận định kinh tế đã suy giảm đến đáy, sẽ tăng trưởng trở lại nhờ kế hoạch kích thích kinh tế của chính phủ và không cần kế hoạch kích thích mới.

Trong bài phát biểu mới nhất với Reuters, ông nói: “Tôi nghĩ kế hoạch kích thích kinh tế đã mang lại một sự khác biệt, kinh tế cuối cùng cũng đã lập đáy suy giảm, tôi tin kinh tế sẽ tăng trưởng trở lại trong quý này nhờ kế hoạch kích thích kinh tế.”

Kế hoạch kích thích kinh tế với quy mô 787 tỷ USD đang được đưa vào kinh tế Mỹ để ngăn suy thoái kinh tế tệ hại nhất từ những năm 1930. Kinh tế Mỹ tăng trưởng âm 1% trong quý 2/2009 sau khi tăng trưởng âm 6,4% trong quý 1/2009, mức suy giảm tệ hại nhất từ năm 1982.

Soros cho biết ông không tin kinh tế Mỹ cần kế hoạch kích thích thứ hai bất chấp những lời kêu gọi về kế hoạch chi tiêu thứ hai. Đáng chú ý, trong tháng 7/2009, đại diện Phe đa số thuộc Hạ Viện Mỹ cho rằng nước Mỹ nên tính đến khả năng phải chi tiêu thêm nếu cần thiết.

Trong ngày thứ Ba, Tổng thống Obama đưa ra thông điệp hết sức thận trọng. Ông cho rằng kinh tế Mỹ chưa hết khó khăn dù hoạt động đầu tư doanh nghiệp đang phục hồi trở lại. Tuần trước, Nhà Trắng đưa ra thông báo hiện chưa có kế hoạch cho một kế hoạch kích thích kinh tế thứ hai.

Thứ Ba, 11 tháng 8, 2009

Cuộc chiến giữa USD & Gold

Trong một cuộc phỏng vấn trên Bloomberg, chuyên gia Leuthold, quản lý quỹ đầu tư Leuthold, hiện tại có lượng vàng dự trữ trên tổng số vốn đạt 2%, cho biết có thể ông sẽ tăng tỉ lệ dự trữ vàng lên 10% cho tới cuối tháng 3 năm sau.

Điều này xảy ra do mối lo ngại rằng chính phủ Mỹ sẽ gặp vấn đề với việc cung tiền, có khả năng gây nên lạm phát và đồng đô la Mỹ tiếp tục yếu đi. Khi việc này diễn ra, đầu tư vàng sẽ được ưa thích do đây là một biện pháp bảo vệ giá trị tài sản hữu hiệu trong thời kỳ kinh tế khó khăn.

Ông Leuthold nói: “Chúng tôi đã bắt đầu xây dựng vị trí phòng thủ dựa vào vàng. Chúng ta có thể sẽ thấy sự sụp đổ của đồng đô la”.

Trong khi đó, Gavin Wendt, chuyên gia phân tích hàng đầu của công ty quản lý quỹ Fat Prophets phát biểu cuộc chiến giữa vàng và đồng đô la Mỹ tiếp tục diễn ra. Ông nói: “Đây là cuộc chiến mạnh mẽ giữa giá vàng và đồng đô la Mỹ”. Vàng có sức hút như một kênh đầu tư thay thế khi đồng đô la Mỹ yếu đi.

Thứ Năm, 6 tháng 8, 2009

Vàng vẫn sung sức tại mức 960$

Giá vàng ngày giao dịch thứ Tư của tuần lệ này đánh dấu một bước giảm khá mạnh về mức 959$. Tuy nhiên, sau đó lực mua mạnh tiếp tục kéo vàng lên cao khi đô la suy yếu.

Các tin tức kinh tế về thay đổi bảng lương ADP đã phần nào kéo đồng đô la dìm vàng giảm xuống trước khi nó phục hồi. Vàng đã có lúc giảm về 959$ nhưng sau đó dầu thô hồi phục lên mức 71.4$ đã kéo vàng tăng mạnh lên 966$.

Quỹ lớn SPDR vẫn giữ nguyên trữ lượng ở mức 1.072,87 tấn trong năm phiên giao dịch vừa qua. Quỹ này đã bán tới 50 tấn trong vòng tháng 7 vừa qua.

Đồng đô la hôm nay tăng chút ít sao với các đồn tiền khác nhưng vẫn ở mức thấp khi usd index đạt 77.56 điểm. Đồng tiền Mỹ được cho là vật an toàn nhất khi khủng hoảng kinh tế giờ đây đang bị bán mạnh ra bất chấp cả tin tốt lẫn tin xấu trong nền kinh tế. Vàng tăng cao khi đô la bị xuống giá.

Hôm nay, bảng lương ADP cho thấy mức sụt giảm việc làm hơn dự kiến và cả với kỳ trước. Chỉ số ISM cho thấy mức giảm điểm xuống 46.4 điểm tay vì mức dự đoán cao hơn. ISM xuống thang phần nào khiến usd index giảm mạnh.

Tuy nhiên, một số chuyên gia vẫn cho rằng đồng đô la sẽ hồi phục lại khi chạm mức thấp nhất của năm vừa qua và nếu trường hợp này xảy ra thì vàng sẽ bị điều chỉnh sâu trở lại.

Tờ Bullion Desk cho rằng mức 960 được coi là mức cản mạnh của vàng khi các nhà đầu tư thực hiện chốt lời trong ngắn hạn. Nhưng việc nó giữ được trên 960 một thời gian thì có thể xác lập hướng tăng.

Vàng tăng còn do nguyên nhân công ty GFMS tại London cho biết Hiệp ước các ngân hàng cho thấy mức bán ra của họ giảm mạnh. Họ chỉ bán 140 tấn trong năm và đây là mức thấp nhất kể từ năm 1994. Doanh số bán vàng tái chế cũng giảm 40% so với quý trước. Việc vàng hạn chế bán ra cho thấy sức đầu cơ vào thị trường vàng vẫn mạnh bất chấp các quỹ khác bán ra.

Thứ Tư, 5 tháng 8, 2009

Giá vàng tăng, dầu bất ngờ hạ

Giá vàng tăng, dầu bất ngờ hạ

1. Giá vàng trong khoảng thời gian từ nay đến cuối tháng 9/2009 có thể sẽ tăng vượt mức kỷ lục 1.033,90USD/ounce thiết lập vào tháng 3/2008.



Giá vàng tăng lên mức cao nhất trong 8 tuần trước dự báo USD sẽ suy yếu, nhu cầu đối với công cụ đầu tư thay thế tăng cao.

Giá vàng tăng sau khi USD rớt xuống mức thấp nhất từ ngày 29/09/2008, nguyên nhân khác khiến giá vàng tăng là sản lượng đồng xu vàng do UK Royal Mint sản xuất ra tăng 86% trong nửa đầu năm 2009.

Tỷ giá USD không thay đổi nhiều so với euro sau khi báo cáo công bố cho thấy doanh số nhà chờ bán tại Mỹ tháng 6/2009 tăng mạnh hơn so với dự báo, nhu cầu đối với loại tài sản an toàn tăng lên.

Giá vàng giao tháng 12/2009 tăng 10,90USD/ounce tương đương 1,1% lên mức 969,70USD/ounce tại thị trường New York. Trong phiên giao dịch, đã có lúc giá vàng chạm mốc 972,70USD/ounce, mức đóng cửa cao nhất tính từ ngày 06/05/2009 của giá vàng giao kỳ hạn.

Chuyên gia kinh tế trưởng Donald W. Doyle tại công ty kinh doanh vàng Blanchard – New Orleans dự báo giá vàng trong khoảng thời gian từ nay đến cuối tháng 9/2009 sẽ vượt mức kỷ lục 1.033,90USD/ounce thiết lập vào tháng 3/2008.

Tháng 7/2009, giá vàng tăng 3,1%, chỉ số USD hạ 2,2%. Giá vàng thường tăng khi USD giảm giá.

Giá dầu hạ lần đầu tiên trong 4 phiên giao dịch gần đây trước dự đoán trữ lượng dầu của Mỹ tăng, tỷ lệ thất nghiệp tăng, nhu cầu năng lượng giảm.

Ngày mai Bộ Năng lượng Mỹ sẽ công bố trữ lượng dầu của Mỹ trong tuần kết thúc ngày 31/07/2009. Các chuyên gia dự đoán trữ lượng dầu tăng. Các chuyên gia kỳ vọng tỷ lệ thất nghiệp được công bố ngày thứ Sáu tuần này sẽ cho tháy tốc độ sa thải nhân công đang chững lại.

Giá dầu thô giao tháng 9/2009 hạ 16 cent tương đương 0,2% xuống mức 71,42USD/thùng tại thị trường New York. Giá dầu đã tăng 60% trong năm nay và thấp hơn 52% so với mức 147,27USD/thùng thiết lập ngày 11/07/2008.

2. Giá vàng có thể tiếp tục đi lên ( 5/8/2009 )

Giá vàng đã tăng mạnh trong ngày hôm qua, lên mức cao nhất trong gần 2 tháng qua khi đồng đô la Mỹ vẫn ở mức thấp trong 10 tháng qua và các chuyên gia dự đoán các ngân hàng trung ương sẽ bán vàng ra với khối lượng thấp nhất trong 15 năm qua.

Theo GFMS, các nước ký Hiệp ước về vàng của các ngân hàng trung ương được kỳ vọng sẽ bán ra khoảng 140 tấn vàng trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 1994. GFMS cũng cho biết nguồn cung vàng vụn trong quý 2/2009 giảm hơn 40% so với quý trước xuống còn 350 tấn.

John Nadler, chuyên gia phân tích của Kitco Metals Inc nhận định: “Các quỹ đang cố gắng đưa giá vàng lên mức cao mới khi mức 965 bị phá vỡ hoàn toàn”.

Theo chuyên gia Barbara Lambrecht của Commerzbank: “Một yếu tố hỗ trợ tốt cho giá vàng là nguồn cung vàng vụn giảm mạnh và doanh số bán vàng chính thức trong năm của các ngân hàng trung ương ký Hiệp ước về vàng có thể giảm về mức thấp nhất trong 15 năm qua”.

Ngoài ra, việc đồng đô la Mỹ vẫn duy trì ở mức thấp cũng là một yếu tố giúp giá vàng tăng cao do vàng duy trì được sức hút đầu tư.

Thứ Ba, 4 tháng 8, 2009

IMF sẽ thực hiện bán vàng vào năm 2010

Cuối cùng thì việc IMF bán vàng vào thời điểm nào đã được công bố và sẽ thực hiện vào năm 2010.
Anh minh hoa

Theo nguồn tin từ các hãng truyền thông Mỹ, quỹ IMF có thể bán khoảng 200 tấn trong số tổng số 400 tấn vàng để gây quỹ cho các nước nghèo vay.

Hội nghị G8 và quốc hội Mỹ trước đó đã chấp thuận việc IMF bán vàng.

Theo các chuyên gia đánh giá, vàng có thể giảm trở về mốc 850$ vào nửa cuối năm 2010. Ban lãnh đạo của IMF cũng lên kế hoạch thông qua việc bán vàng trước cuộc họp vào tháng 10 này của họ.

Trong tháng trước, quốc hội Mỹ đã chấp thuận doanh số bán vàng lên tới 13 triệu ounces vàng (403 tấn). Thị trường có vẻ như đã bình thản đón nhận tin 200 tấn vàng sẽ được bán vào năm 2010 tới.

Các chuyên gia cho rằng giá vàng vẫn có thể đạt trên mức 1.000$ trong nửa đầu năm 2010.

Hiện IMF nắm giữ 3.217 tấn vàng và là tổ chức lớn thứ 3 trên thế giới nắm giữ vàng sau Mỹ và Đức. 200 tấn vàng bán ra sẽ tuân theo hiệp ước bán vàng giữa các ngân hàng trung ương giới hạn 500 tấn mỗi năm. Hiệp ước mới về việc bán vàng nhiều khả năng sẽ được tái ký trong tháng 9 năm 2009 này.

Thứ Hai, 3 tháng 8, 2009

Vàng tăng với triển vọng u ám của đồng dollar

1. Vàng tăng mạnh trong ngày hôm nay do đồng dollar mở rộng mức giảm, hỗ trợ nhu cầu kim loại quý với vai trò là tài sản thay thế cho đồng bạc xanh dễ bị ảnh hưởng.
Anh minh hoa
Hôm thứ 6 tuần trước, vàng có thêm $2.80, tương đương 2.23%, chốt phiên là $951.05/oz do đồng dollar trượt giảm so với các đồng tiền chính khác. Đồng bạc xanh rớt giá do xuất hiện những dấu hiệu hồi phục kinh tế sau khi tăng trưởng kinh tế Mỹ giảm thấp hơn dự đoán, tiếp thêm những hi vọng rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới này đang trên đà hồi phục.
Trong khi đó, những khả quan thị trường vẫn còn tiếp tục nhờ những báo cáo tốt đẹp hơn dự đoán. Chỉ số PMI sản xuất CLSA tháng 7 của Trung Quốc vừa công bố hôm nay cho thấy mức tăng mạnh 52.8, so với tháng 6 là 51.8. Lĩnh vực sản xuất tại Mỹ được dự đoán sẽ lập mức cao nhất trong năm. Trong khi đó, PMI sản xuất tháng 7 của Anh ở mức 50.8, cao hơn so với dự đoán là 47.7 và mức 47.4 trong tháng 6. PMI sản xuất tháng 7 khu vực châu Âu đạt 46.3, tháng trước là 42.6.
Hôm nay, kim loại quý bật lên mốc $953.69/oz, chạm mức cao là $956.65 và mức thấp là $952.15 do đồng USD rơi xuống mức đáy 2 tháng so với đồng tiền chung châu Âu. Triển vọng tốt đẹp của nền kinh tế toàn cầu đang làm giảm đi sức hấp dẫn của các tài sản có lợi nhuận thấp hơn, đặc biệt là đồng dollar U.S. Chỉ số đo sức khỏe đồng dollar so với các đông tiền mạnh khác trong giỏ tiền tệ đang là 78.35, tăng nhẹ so với mức chốt phiên cuối tuần trước là 78.30.
Sự sụt giảm của đồng bạc xanh đang nâng đỡ cho hàng tiêu dùng do giá cả của chúng trở nên rẻ hơn. Chỉ số hàng tiêu tiêu dùng giao kỳ hạn đang gia tăng với S&P GSCI có thêm 10.85 điểm, ở mức 457.41 và chỉ số RJ/CRB Commodity tiến thêm 4.31 điểm, đạt 257.45. Trong khi đó, giá dầu thô bật mạnh trên mốc $70/thùng, chốt phiên lập mức cao trong tháng.
Mặt khác, thị trường chứng khoán đang mở rộng đà tăng điểm do sức hấp dẫn bất chấp rủi ro của giới đầu tư tăng cao. Tại thị trường Mỹ, chỉ số Dow Jones có thêm 9.60 điểm, tương đương 0.10%, đạt 9164.06 điểm; S&P 500 tăng 0.25 điểm, tương đương 0.03%, chốt phiên là 987.00 trong khi chỉ số NASDAQ mất 5.80 điểm, tương đương 0.29%, ở mức 1978.50 điểm. Không giống với những gì xảy ra trước đây, vàng và chứng khoán đang di chuyển trên cùng 1 hướng trong khi đồng dollar trượt giảm.
Phạm vi giao dịch trong ngày gặp ngưỡng hỗ trợ chính là 922.00 và ngưỡng cản chính là 990.00
Xu hướng chung là tăng chừng nào mốc 820.00 vẫn được duy trì với mục tiêu là 1035.00 và 1060.00.
2. Suy thoái bắt đầu kết thúc?

Tốc độ sụt giảm GDP của Mỹ trong quý 2 đã chững lại, dấu hiệu cho thấy kinh tế chạm đáy và sẵn sàng tăng trưởng trở lại.

Liệu điều này có chính xác? Cuộc suy thoái tệ hại nhất từ những năm 1930 cuối cùng đã chấm dứt? Những dữ liệu hiện nay, bao gồm cả GDP trong quý 2 đều cho thấy kinh tế đã chạm đáy vào quý trước và đang trên đà hồi phục.
Nếu có điều gì khiến nhiều người không cảm thấy kinh tế hồi phục đó là do thị trường lao động vẫn còn suy yếu cho đến khi lòng tin của doanh nghiệp tăng ổn định trở lại. Tuy nhiên, việc tăng trưởng GDP có thay đổi tích cực – sau 4 quý giảm – sẽ là bước quan trọng đầu tiên đánh dấu chiều hướng hồi phục.

Theo Cục Phân tích thống kê Mỹ (BEA), GDP thực tế của Mỹ chỉ giảm 1% trong quý 2, thấp hơn nhiều so với mức giảm 6,4% trong quý đầu tiên, 5,4% trong quý 4 năm ngoái và 2,7% trong quý 3 năm trước.

Dự trữ giảm báo hiệu tăng trưởng khả quan đối với GDP trong quý 3. Dự trữ giảm quá nhiều trong lúc doanh nghiệp đang tái cơ cấu bổ sung sẽ giúp đẩy mạnh sản xuất trong quý 3. Phần lớn các nhà kinh tế đều dự doán tăng trưởng trong nửa cuối năm nay sẽ có thay đổi tích cực.

Sau tăng trưởng GDP sẽ tới thị trường lao động

Thị trường lao động tiếp tục suy yếu chắc chắn sẽ hạn chế đà hồi phục, đặc biệt là trong nửa cuối năm nay nhưng sẽ không ngăn được kinh tế đi lên. Trong 4 lần suy thoái trước, GDP luôn tăng trưởng trước khi thị trường việc làm khởi sắc.
Trên thực tế, trong cuộc suy thoái kể từ 1973-1975, thị trường lao động chạm đáy muộn hơn GDP một quý. Trong cả hai cuộc suy thoái 1981-1982 và 1990-1991, thị trường lao động không chạm đáy sau khi GDP đã giảm mạnh nhất vào 3 quý trước đó. Và sau suy thoái 2001, phải mất 7 quý, thị trường việc làm mới ngừng giảm.
Trong báo cáo GDP lần này, BEA đã công bố phương thức điều chỉnh mới đối với những dữ liệu cũ để đánh giá tình hình hiện tại dựa trên dữ liệu nguồn, định nghĩa, phân loại và phương thức tính toán.
Sự điều chỉnh này cho thấy cuộc suy thoái lần này còn tệ hơn những gì dữ liệu cũ cho thấy. GDP thực tế trong năm 2008 giảm 1,9%, lớn hơn 1,1 điểm phần trăm so với suy nghĩ ban đầu. Tuy nhiên, những mức giảm từ lần điều chỉnh mới này phù hợp với tỷ lệ thất nghiệp hiện nay hơn những dữ liệu cũ.

Lần điều chỉnh này cũng cho thấy những dấu hiệu tích cực trong những quý tới với cả người tiêu dùng và doanh nghiệp. Đầu tiên, tỷ lệ tiết kiệm tăng cao hơn so với năm trước. Người tiêu dùng đã tiết kiệm hơn cho thấy khả năng thanh toán được nâng cao hơn.

Thúc đẩy sản xuất

Không chỉ người tiêu dùng mà những dữ liệu mới cũng cho thấy những doanh nghiệp phi tài chính cũng tránh được khả năng lợi nhuận biên giảm sâu trong suy thoái, một yếu tố cho thấy kết quả kinh doanh trong quý 2 lạc quan một cách đáng ngạc nhiên.

Lợi nhuận biên đã giảm 10,5% vào quý 4 năm 2007 khi suy thoái bắt đầu và giảm 10% trong quý đầu năm nay. Điều này đã thực sự chấm dứt trong suy thoái lần này. Những nỗ lực thúc đẩy sản xuất là lý do quan trong. Dữ liệu GDP cho thấy tăng trưởng sản xuất trong hai năm qua giảm nhưng lại luôn có sự thay đổi tích cực. Đây không phải là điều thường thấy do khi giảm xuất giảm thường kéo theo chuỗi giảm liên tiếp.

Những nỗ lực của FED và Quốc hội Mỹ trong việc hỗ trợ cho vay sẽ tạo hy vọng lạc quan đối với sản xuất và thị trường việc làm trong thời gian tới.