Thứ Hai, 3 tháng 8, 2009

Vàng tăng với triển vọng u ám của đồng dollar

1. Vàng tăng mạnh trong ngày hôm nay do đồng dollar mở rộng mức giảm, hỗ trợ nhu cầu kim loại quý với vai trò là tài sản thay thế cho đồng bạc xanh dễ bị ảnh hưởng.
Anh minh hoa
Hôm thứ 6 tuần trước, vàng có thêm $2.80, tương đương 2.23%, chốt phiên là $951.05/oz do đồng dollar trượt giảm so với các đồng tiền chính khác. Đồng bạc xanh rớt giá do xuất hiện những dấu hiệu hồi phục kinh tế sau khi tăng trưởng kinh tế Mỹ giảm thấp hơn dự đoán, tiếp thêm những hi vọng rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới này đang trên đà hồi phục.
Trong khi đó, những khả quan thị trường vẫn còn tiếp tục nhờ những báo cáo tốt đẹp hơn dự đoán. Chỉ số PMI sản xuất CLSA tháng 7 của Trung Quốc vừa công bố hôm nay cho thấy mức tăng mạnh 52.8, so với tháng 6 là 51.8. Lĩnh vực sản xuất tại Mỹ được dự đoán sẽ lập mức cao nhất trong năm. Trong khi đó, PMI sản xuất tháng 7 của Anh ở mức 50.8, cao hơn so với dự đoán là 47.7 và mức 47.4 trong tháng 6. PMI sản xuất tháng 7 khu vực châu Âu đạt 46.3, tháng trước là 42.6.
Hôm nay, kim loại quý bật lên mốc $953.69/oz, chạm mức cao là $956.65 và mức thấp là $952.15 do đồng USD rơi xuống mức đáy 2 tháng so với đồng tiền chung châu Âu. Triển vọng tốt đẹp của nền kinh tế toàn cầu đang làm giảm đi sức hấp dẫn của các tài sản có lợi nhuận thấp hơn, đặc biệt là đồng dollar U.S. Chỉ số đo sức khỏe đồng dollar so với các đông tiền mạnh khác trong giỏ tiền tệ đang là 78.35, tăng nhẹ so với mức chốt phiên cuối tuần trước là 78.30.
Sự sụt giảm của đồng bạc xanh đang nâng đỡ cho hàng tiêu dùng do giá cả của chúng trở nên rẻ hơn. Chỉ số hàng tiêu tiêu dùng giao kỳ hạn đang gia tăng với S&P GSCI có thêm 10.85 điểm, ở mức 457.41 và chỉ số RJ/CRB Commodity tiến thêm 4.31 điểm, đạt 257.45. Trong khi đó, giá dầu thô bật mạnh trên mốc $70/thùng, chốt phiên lập mức cao trong tháng.
Mặt khác, thị trường chứng khoán đang mở rộng đà tăng điểm do sức hấp dẫn bất chấp rủi ro của giới đầu tư tăng cao. Tại thị trường Mỹ, chỉ số Dow Jones có thêm 9.60 điểm, tương đương 0.10%, đạt 9164.06 điểm; S&P 500 tăng 0.25 điểm, tương đương 0.03%, chốt phiên là 987.00 trong khi chỉ số NASDAQ mất 5.80 điểm, tương đương 0.29%, ở mức 1978.50 điểm. Không giống với những gì xảy ra trước đây, vàng và chứng khoán đang di chuyển trên cùng 1 hướng trong khi đồng dollar trượt giảm.
Phạm vi giao dịch trong ngày gặp ngưỡng hỗ trợ chính là 922.00 và ngưỡng cản chính là 990.00
Xu hướng chung là tăng chừng nào mốc 820.00 vẫn được duy trì với mục tiêu là 1035.00 và 1060.00.
2. Suy thoái bắt đầu kết thúc?

Tốc độ sụt giảm GDP của Mỹ trong quý 2 đã chững lại, dấu hiệu cho thấy kinh tế chạm đáy và sẵn sàng tăng trưởng trở lại.

Liệu điều này có chính xác? Cuộc suy thoái tệ hại nhất từ những năm 1930 cuối cùng đã chấm dứt? Những dữ liệu hiện nay, bao gồm cả GDP trong quý 2 đều cho thấy kinh tế đã chạm đáy vào quý trước và đang trên đà hồi phục.
Nếu có điều gì khiến nhiều người không cảm thấy kinh tế hồi phục đó là do thị trường lao động vẫn còn suy yếu cho đến khi lòng tin của doanh nghiệp tăng ổn định trở lại. Tuy nhiên, việc tăng trưởng GDP có thay đổi tích cực – sau 4 quý giảm – sẽ là bước quan trọng đầu tiên đánh dấu chiều hướng hồi phục.

Theo Cục Phân tích thống kê Mỹ (BEA), GDP thực tế của Mỹ chỉ giảm 1% trong quý 2, thấp hơn nhiều so với mức giảm 6,4% trong quý đầu tiên, 5,4% trong quý 4 năm ngoái và 2,7% trong quý 3 năm trước.

Dự trữ giảm báo hiệu tăng trưởng khả quan đối với GDP trong quý 3. Dự trữ giảm quá nhiều trong lúc doanh nghiệp đang tái cơ cấu bổ sung sẽ giúp đẩy mạnh sản xuất trong quý 3. Phần lớn các nhà kinh tế đều dự doán tăng trưởng trong nửa cuối năm nay sẽ có thay đổi tích cực.

Sau tăng trưởng GDP sẽ tới thị trường lao động

Thị trường lao động tiếp tục suy yếu chắc chắn sẽ hạn chế đà hồi phục, đặc biệt là trong nửa cuối năm nay nhưng sẽ không ngăn được kinh tế đi lên. Trong 4 lần suy thoái trước, GDP luôn tăng trưởng trước khi thị trường việc làm khởi sắc.
Trên thực tế, trong cuộc suy thoái kể từ 1973-1975, thị trường lao động chạm đáy muộn hơn GDP một quý. Trong cả hai cuộc suy thoái 1981-1982 và 1990-1991, thị trường lao động không chạm đáy sau khi GDP đã giảm mạnh nhất vào 3 quý trước đó. Và sau suy thoái 2001, phải mất 7 quý, thị trường việc làm mới ngừng giảm.
Trong báo cáo GDP lần này, BEA đã công bố phương thức điều chỉnh mới đối với những dữ liệu cũ để đánh giá tình hình hiện tại dựa trên dữ liệu nguồn, định nghĩa, phân loại và phương thức tính toán.
Sự điều chỉnh này cho thấy cuộc suy thoái lần này còn tệ hơn những gì dữ liệu cũ cho thấy. GDP thực tế trong năm 2008 giảm 1,9%, lớn hơn 1,1 điểm phần trăm so với suy nghĩ ban đầu. Tuy nhiên, những mức giảm từ lần điều chỉnh mới này phù hợp với tỷ lệ thất nghiệp hiện nay hơn những dữ liệu cũ.

Lần điều chỉnh này cũng cho thấy những dấu hiệu tích cực trong những quý tới với cả người tiêu dùng và doanh nghiệp. Đầu tiên, tỷ lệ tiết kiệm tăng cao hơn so với năm trước. Người tiêu dùng đã tiết kiệm hơn cho thấy khả năng thanh toán được nâng cao hơn.

Thúc đẩy sản xuất

Không chỉ người tiêu dùng mà những dữ liệu mới cũng cho thấy những doanh nghiệp phi tài chính cũng tránh được khả năng lợi nhuận biên giảm sâu trong suy thoái, một yếu tố cho thấy kết quả kinh doanh trong quý 2 lạc quan một cách đáng ngạc nhiên.

Lợi nhuận biên đã giảm 10,5% vào quý 4 năm 2007 khi suy thoái bắt đầu và giảm 10% trong quý đầu năm nay. Điều này đã thực sự chấm dứt trong suy thoái lần này. Những nỗ lực thúc đẩy sản xuất là lý do quan trong. Dữ liệu GDP cho thấy tăng trưởng sản xuất trong hai năm qua giảm nhưng lại luôn có sự thay đổi tích cực. Đây không phải là điều thường thấy do khi giảm xuất giảm thường kéo theo chuỗi giảm liên tiếp.

Những nỗ lực của FED và Quốc hội Mỹ trong việc hỗ trợ cho vay sẽ tạo hy vọng lạc quan đối với sản xuất và thị trường việc làm trong thời gian tới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.