Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2009

Rủi ro tiềm ẩn của USD không hề nhỏ

1.Vai trò dự trữ giá trị tốt của USD là điều "đáng ngờ", những rủi ro của đồng tiền này không nhỏ, Joseph Stiglitz - nhà kinh tế đoạt giải Nobel năm 2001 - cho biết hôm 21/8.

Phát biểu trong cuộc họp báo tại Bangkok (Thái Lan), giáo sư kinh tế trường Đại học Columbia cho rằng, "cần phải có một hệ thống dự trữ toàn cầu mới". Sự hỗ trợ của các nước như Trung Quốc nên đảm bảo cho các cuộc thương thảo về hệ thống dự trữ mới, ông nói thêm.

Mô tả ảnh.
Giáo sư Joseph Stiglitz. (Ảnh: Bloomberg)

Đồng USD đã giảm 12% kể từ hôm 5/3, so với Euro, Yen và 4 ngoại tệ chủ chốt khác. Trung Quốc, nước có lượng ngoại tệ dự trữ lớn nhất thế giới đã cùng với Nga kêu gọi thiết lập một đồng tiền dự trữ quốc tế mới để giảm bớt vai trò thống trị của USD.

Curtis A. Mewbourne, một quan chức thuộc hãng quản lý trái phiếu lớn nhất thế giới Pacific, cũng nhận định, đồng USD sẽ yếu đi do Mỹ bơm hàng đống tiền khổng lồ vào nền kinh tế.

Giáo sư Stiglitz cho rằng, chính sách nới lỏng tài chính của Mỹ và châu Âu có thể dẫn đến tình trạng bong bóng đầu cơ do cơ hội đầu tư bị hạn chế. Ông không tin khả năng Cục Dự trữ liên bang (Mỹ) có thể rút bớt thanh khoản khỏi thị trường khi cần thiết.

Cuối năm 2008, Fed đã hạ lãi suất cơ bản xuống mức thấp nhất từ 0-0,25%. Tại khu vực đồng Euro, ngân hàng trung ương châu Âu cũng đã hạ lãi suất cơ bản xuống mức thấp kỷ lục dưới 1%.

Theo giáo sư Stiglitz, cần có thêm chương trình hành động toàn cầu để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay. Nhóm 20 quốc gia (G20) đã chậm trễ trong việc giải quyết những vấn đề cơ bản chẳng hạn như tổng cầu yếu. Dự kiến, các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương G20 sẽ họp mặt tại London trong hai ngày 4-5/9 tới.

Số liệu của Bloomberg cho thấy, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, khởi đầu từ sự sụp đổ của thị trường tín dụng thứ cấp ở Mỹ năm 2007, đã khiến các tổ chức tài chính ngân hàng trên thế giới lỗ tới 1,6 nghìn tỷ USD.

Hôm 20/8, Bộ trưởng Tài chính Mỹ, Timothy Geithner, tuyên bố sự hồi phục của Mỹ vẫn đang trong giai đoạn ban đầu, nhờ vào những tín hiệu tốt trên thị trường việc làm và nhà đất.

Tuy nhiên, giáo sư Stiglitz bi quan rằng, cho dù sự tồi tệ nhất của cuộc suy thoái có thể đã qua, nhưng tỷ lệ thất nghiệp trong 1-3 năm tới, vẫn có thể còn tăng cao hơn nữa.

Giáo sư Joseph Sitglitz nhận được giải Nobel năm 2001 cho nghiên cứu về những vấn đề có thể xảy ra trên thị trường khi các bên tham gia không được tiếp cận thông tin ngang nhau.

Ông từng đảm nhiệm chức Chủ tịch Hội đồng cố vấn kinh tế dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton. Ông cũng là chuyên gia kinh tế trưởng tại Ngân hàng Thế giới trong giai đoạn từ 1997-2000.

2.

Mỹ thâm hụt ngân sách hơn 1 nghìn tỷ USD

3.

Thêm một dấu hỏi nghi ngờ về tương lai của đồng USD


USD bị thách thức trên vũ đài tài chính quốc tế

Có thể thấy rõ, những câu hỏi nghi ngờ về tương lai của đồng USD đang ngày một nhiều trong quãng thời gian gần đây. Trong đó, nhiều người còn khẳng định rằng, đồng USD đang phải đối mặt với những thách thức trên vũ đài tài chính quốc tế.

Đối thủ tiềm tàng điển hình nhất hiện nay có thể nghĩ tới đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc, nước đã công khai lên tiếng ủng hộ việc tìm một đồng tiền dự trữ mới cho toàn cầu thay cho USD trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ thâm hụt ngày càng lớn.

Không chỉ có Trung Quốc, sự hoài nghi về vai trò của đồng USD trong dự trữ ngoại tệ của thế giới liên tục tăng lên trong thời gian qua. Nhiều ý kiến cho rằng cần có một đồng tiền mới thay thế, chẳng hạn đồng euro hoặc Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).

Chưa bao giờ đồng USD bị tấn công mạnh như hiện nay. Ngay cả Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cũng đã tuyên bố rằng thế giới cần có các đồng tiền dự trữ mới bên cạnh đồng USD.

Cũng giống như các đồng tiền khác, số phận của đồng USD phụ thuộc vào cách thức Chính phủ Mỹ kiểm soát cuộc khủng hoảng kinh tế.

Hiện nền kinh tế này đang ở một thế cân bằng mong manh giữa nguy cơ giảm phát do bị đè nặng bởi các khoản vay nợ của chính phủ và nguy cơ lạm phát do các biện pháp kích thích kinh tế níu kéo.

Không ai đoán được tình hình sẽ diễn biến theo hướng nào, nhưng cả hai cách đều không tốt cho đồng USD và cho những ai đang sở hữu tài sản được định giá bằng đồng tiền này.

Nhân dân tệ của Trung Quốc sẽ thay thế đồng USD?

Khả năng đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc sẽ thay thế đồng USD ở vị trí đồng tiền dự trữ của thế giới gần đây rất hay được nhắc đến, làm nóng lên một đề tài đang trở nên căng thẳng trên thị trường thế giới ngày nay.

TIN LIÊN QUAN
Điều thú vị là không chỉ người Trung Quốc mà chính những người Mỹ có uy tín cũng đã phải đề cập tới khả năng Nhân dân tệ thay USD.

Cụ thể, giáo sư kinh tế Nouriel Roubini thuộc Trường Kinh doanh Stern (Đại học New York), đã phân tích rằng, có khả năng đồng tiền của Trung Quốc sẽ thay thế đồng USD ở vị trí đồng tiền dự trữ của thế giới.

Giáo sư kinh tế Nouriel Roubini cho rằng, nước Mỹ đang chịu mức thâm hụt ngân sách và thương mại khổng lồ và phải dựa vào các nhà đầu tư trái phiếu kho bạc Mỹ từ bên ngoài để bù đắp cho sự thiếu hụt này. Tuy nhiên, hiện các nhà đầu tư này đã bắt đầu cảm thấy lo lắng về việc tích trữ thêm tài sản bằng đồng USD. Trong suốt hai thập kỷ qua, nước Mỹ đã chi tiêu nhiều hơn những gì họ làm ra, khiến nợ nước ngoài ra tăng tới mức không bền vững, dẫn tới sự xuống dốc của đồng USD.

Nhân dân tệ của Trung Quốc thay thế đồng USD - một đề tài đang trở nên căng thẳng trên thị trường thế giới ngày nay. Ảnh AFP.

Ông nhận định, thế giới có thể đang bắt đầu bước vào kỷ nguyên của châu Á, thời kỳ mà Trung Quốc và đồng tiền của nước này ngự trị. Trên cơ sở đó, việc đồng USD bị thách thức bởi những đồng tiền khác, đặc biệt là đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc, có thể xảy ra sớm hơn so với dự kiến.

Nếu xảy ra, điều này có thể sẽ gây ra những tác động xấu với nước Mỹ, khi mà khả năng bù đắp cho thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại bằng tiền vay lãi suất thấp sẽ không còn nữa. Giáo sư Roubini khuyến cáo, điều mà người Mỹ cần làm là hạn chế vay mượn và chi tiêu, đồng thời theo đuối sự tăng trưởng không dựa trên những đợt bong bóng tài sản và tín dụng.

Nhận định trên của giáo sư kinh tế Nouriel Roubini hẳn sẽ làm người Trung Quốc hả dạ. Bởi chính họ cũng đang mong muốn và đã đề cập tới khả năng thay thế đồng USD “bằng một đồng tiền khác”.

“Một đồng tiền khác” là gì nếu không phải là đồng Nhân dân tệ? Chính giáo sư Roubini cũng không ngần ngại chỉ ra rằng, chỉ có đồng Nhân dân tệ có khả năng đó bởi đồng Bảng Anh, đồng Yên Nhật và đồng Franc Thụy Sỹ vẫn chỉ là những đồng tiền dự trữ nhỏ, do các quốc gia này không phải là những cường quốc lớn của thế giới còn đồng euro thì chịu áp lực từ những lo ngại về khả năng tồn tại lâu dài của liên minh tiền tệ châu Âu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.