Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Dạy trẻ

A. Xử trí khi trẻ mè nheo, vòi vĩnh 1. Luôn sẵn sàng Bé có thể mè nheo ở bất kỳ đâu như ở nhà, khi đi siêu thị hoặc khoảng thời gian vui chơi tại nơi công cộng. Vì vậy, xác định trước sự khó chịu để bạn giữ được bình tĩnh, kiểm soát tình hình và kiên quyết nói “không" với bé. 2. Nhắc bé nhớ lại thất bại trong quá khứ Nếu bé đủ tuổi để hiểu biết, bạn nên gợi nhớ lại việc trẻ từng đòi mua siêu nhân nhưng không được cha mẹ đáp ứng. Lần này, yêu cầu của con cũng rơi vào trường hợp như vậy. 3. Đánh lạc hướng chú ý của bé Bạn có thể “làm nhiễu” sự quan tâm của con bằng một vật thay thế để bé chơi, nhìn hoặc ăn được. 4. Thói vòi vĩnh lớn thường khởi phát từ thói vòi vĩnh từ nhỏ Bạn biết cách từ chối trẻ càng sớm thì bé càng bớt đòi hỏi hơn. Nhiều cha mẹ mắc sai lầm khi đáp ứng mọi đề xuất của bé vì thương con còn nhỏ, nhưng chính điều này sẽ xây dựng nên tính cách “muốn gì được nấy” cho dù bé đã lớn. 5. Thấu hiểu cảm xúc của trẻ Điều này có nghĩa là bạn thử đặt mình ngang hàng với cảm xúc của bé hoặc bạn nên tham khảo biểu đồ phát triển tâm lý, hành vi của trẻ qua từng mốc tuổi khác nhau. Cách này giúp bạn trị bé hết mè nheo mà không gây áp lực lên con. 6. Mặc kệ bé Nếu trẻ khóc đòi, thay vì dỗ dành, bạn thử phớt lờ. Khi phát tín hiệu mà không nhận được sự quan tâm từ cha mẹ, các bé sẽ chán và biết cách chấm dứt tình trạng đòi hỏi trong hòa bình. 7. Cương quyết hơn Nếu thói vòi vĩnh của bé xuất hiện nghiêm trọng, bạn nên mạnh mẽ hơn. Nếu con nhất định đòi món đồ chơi trong siêu thị mà bạn không đồng ý, bạn thử nhanh chóng dắt bé ra ngoài, đến một nơi mát mẻ và thoáng đãng để bé tự do khóc lóc. Khi bé hết vòi vĩnh, bạn sẽ thỏa thuận tiếp với bé việc hai mẹ con sẽ quay lại siêu thị như thế nào. 8. Trao quyền cho bé Bạn có thể thương thuyết với con trong khả năng có thể. Chẳng hạn, bé sẽ được mua đồ chơi mới nếu như bé đi ngủ đúng giờ… Không phải mọi đòi hỏi của bé là xấu, quan trọng là bạn biết rõ giới hạn giữa cái đáp ứng được và cái không thể đáp ứng được với bé. 9. Viết nhật ký Vài ngày một lần, khi thói vòi vĩnh ở bé bùng phát, bạn nên ghi lại những cơn mè nheo của trẻ: địa điểm, thời gian, điều bé muốn, điều bạn có thể thực hiện… Nếu bé thường xuyên đòi đồ chơi trong siêu thì bạn nên dắt bé bỏ qua khu vực đó. 10. Kiềm chế tính nóng nảy của bạn Nếu bạn cảm thấy mọi việc vượt ngoài tầm kiểm soát hoặc bối rối không biết “xử lý” bé thế nào, bạn có thể ra ngoài thư giãn một chút nhưng vẫn đảm bảo bé trong hoàn cảnh an toàn. Sau đó, bạn sẽ quay lại và nói chuyện tiếp với trẻ. B- Cha mẹ cãi nhau vì tiền bạc, con dễ mắc nợ nần Nhóm nhà nghiên cứu Đại học East Carolina, Mỹ đưa ra kết luận trên sau khi thực hiện cuộc khảo sát 413 sinh viên từ các trường đại học, dựa vào số thẻ tín dụng họ đang sở hữu, mối quan hệ của họ và bố mẹ trong lĩnh vực tài chính gia đình khi còn là đứa bé. Kết quả cho thấy, các sinh viên sống trong hoàn cảnh cha mẹ hay tranh cãi về tài chính gia đình thường có xu hướng sử dụng nhiều thẻ tín dụng và có nguy cơ mắc nợ gấp nhiều lần so với sinh viên mà cha mẹ không cãi nhau về tiền bạc. "Rõ ràng những ảnh hưởng của cha mẹ với con cái trong cuộc sống hàng ngày không thể xem nhẹ", Livescience dẫn lời nhóm nghiên cứu cho biết trong báo cáo đăng trên tạp chí Journal of Family and Economic Issues. "Các nhà nghiên cứu, nhà giáo dục và hoạch định chính sách cần làm việc với các bậc phụ huynh để tìm ra phương pháp hiệu quả nhất, giúp con cái có ý thức tốt trong việc tiêu tiền và thẻ tín dụng", theo báo cáo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.