Thứ Năm, 23 tháng 6, 2011

Mỹ - Việt - Trung

1. Tàu chiến Hoa Kỳ vào thăm Việt Nam
Tại cuộc họp báo hàng tuần ở Hà Nội hôm nay 23/6/2011, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận tàu chiến Hoa Kỳ sẽ vào thăm Việt Nam và "tăng cường quan hệ" cùng hải quân nước chủ nhà.
Bà Nguyễn Phương Nga trả lời nhà báo nước ngoài nói: "Về việc tàu Hải quân Mỹ tới thăm cảng của Việt Nam thì hiện hai bên vẫn đang trao đổi để thống nhất chương trình cụ thể."
Điều này cho thấy hai bên vẫn chưa công bố thời gian, địa điểm cụ thể về chuyến thăm mà một số hãng tin nước ngoài cho là sẽ diễn ra vào tháng 7 năm nay.
Về đường lối chung, bà Phương Nga nói: "Việt Nam có các hoạt động hợp tác, giao lưu giữa hải quân Việt Nam với hải quân của một số nước. Và việc tàu hải quân của các nước tới thăm cảng của Việt Nam cũng là việc bình thường và cũng đã được tiến hành trong một số năm gần đây."
Bà xác nhận rằng "những hoạt động sắp tới của Hải quân Hoa Kỳ và Hải quân Việt Nam cũng là hoạt động định kỳ hàng năm và cũng đã được trao đổi, thỏa thuận trước nhằm mục đích tăng cường quan hệ giữa hải quân hai nước".
Tuy không dùng từ "diễn tập hải quân" nhưng người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói hải quân hai bên hợp tác " với mục đích thực hiện các hoạt động nhân đạo, trao đổi các vấn đề chuyên môn và về các hoạt động tìm kiếm cứu nạn".
Được biết hai tàu khu trục và một tàu cứu hộ của Hoa Kỳ chuẩn bị tham gia diễn tập cùng quân đội Philippines từ 28/6/2011.
"Cuộc diễn tập hải quân chung sẽ được khai mạc vào ngày 28/6 tại Bộ Tư lệnh Hải quân miền Tây" của Philippines, theo lời Thiếu tướng Jose Miguel Rodriguez, cho báo chí biết hôm giữa tháng 6.
Ngay từ đầu tháng, báo nước ngoài nói tàu chiến Mỹ từ hạm đội Thái Bình Dương có 10 ngày tập trận tại vùng biển Đông Nam Á, với Philippines và sau đó là với Việt Nam.
Phía Philippines cho hay cuộc diễn tập hải quân chung đã lên kế hoạch từ trước được gọi là "Hợp tác Sẵn sàng Chiến đấu và Huấn luyện Trên biển" (CARAT) sẽ diễn ra ở vùng biển Sulu.
Còn cho tới nay, Việt Nam và Hoa Kỳ chưa công bố chi tiết cuộc diễn tập dự kiến hai bên cùng tổ chức là ở đâu và ngày giờ ra sao.
Năm ngoái, hải quân Mỹ - Việt đã có cuộc diễn tập cứu hộ chung ở Biển Đông, bất chấp phản đối từ Bắc Kinh.
Trung Quốc gần đây, qua lời một Thứ trưởng Ngoại giao, lại phê phán việc Hoa Kỳ can dự vào vấn đề Biển Đông.
2. Nga giao chiến đấu cơ cho Việt Nam
Báo Moscow Times dẫn lời ông Sergei Kornev, trưởng đoàn của công ty Rosoboronexport tại triển lãm hàng không Paris 2011, loan báo thông tin trên.
Đây là tập đoàn chuyên trách xuất nhập khẩu vũ khí của chính phủ Nga.
Hiện đoàn của Rosoboronexport đang tham dự Paris Air Show 2011 ở sân bay Le Bourget.
Ông Kornev cũng cho hay Việt Nam, cùng với Ấn Độ và Algeria, là khách hàng mua nhiều chiến đấu cơ đời mới nhất từ Nga.
Việt Nam đã ký hai hợp đồng mua tổng cộng 20 chiếc Sukhoi-30MK2. Tổng giá trị của hai hợp đồng này không được công bố, nhưng người ta ước tính lên tới một tỷ đôla.
Su-30MK2 là phiên bản nâng cấp của loại Su-27UB Flancker hai chỗ ngồi, có khả năng phóng tên lửa chống tàu, tiêu diệt mục tiêu mặt nước và mặt đất.
Việc giao hàng xem ra chậm hơn tiến độ.
Việt Nam này còn mua nhiều loại vũ khí, khí tài tối tân khác. Hợp đồng mua sáu chiếc tàu ngầm hạng Kilo trị giá nhiều tỷ đôla hiện cũng đang được thực hiện.
Việt Nam nói các trang thiết bị và vũ khí mới được mua nhằm nâng cấp năng lực quốc phòng "hoàn toàn với mục đích tự vệ", chứ không nhằm vào quốc gia nào.
Mới đây Nga cũng đã giao hai tàu chiến lớp Gepard 3.9 cho Việt Nam.
Quân đội Việt Nam đang trên đường hiện đại hóa, ngân sách quốc phòng mỗi năm đều được tăng lên.
Theo Sách trắng Quốc phòng mới công bố, ngân sách năm 2008 là 27.000 tỷ đồng (khoảng 1,5 tỷ đôla Mỹ), chiếm 1,8% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
3. Xuyên tạc lịch sử và hăm dọa dân tộc Việt Nam
Ngày 11-6 vừa qua, Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) đã phát đi một bài xã luận đầy lời lẽ xuyên tạc thực chất của vụ việc và xuyên tạc phản ứng chính đáng của Việt Nam dưới đầu đề "Cứng rắn với Trung Quốc không thể mang lại lợi ích gì cho Việt Nam”.

Để dư luận ở Việt Nam và Trung Quốc cũng như ở khu vực và trên thế giới hiểu đúng sự việc, thiết nghĩ cũng cần nói lại đôi điều.

Năm nay vừa tròn 20 năm hai nước Việt Nam và Trung Quốc chính thức bình thường hóa quan hệ với nhau sau những năm tháng sóng gió. Một trong những nguyên tắc cơ bản hai bên đã thỏa thuận là "khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”, xây dựng mối quan hệ "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”, trở thành "láng giềng tốt, anh em tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Hơn thế nữa, gần đây hai nước còn thỏa thuận xây dựng mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Đó là những tài sản quý giá, phải mất bao nhiêu công sức mới tạo dựng được và phía Việt Nam hết sức trân trọng giữ gìn.

Tiếc rằng, một số sách báo và báo mạng ở Trung Quốc không biết vì lẽ gì không ngớt đưa ra những bài không thiện chí, xuyên tạc về Việt Nam và mối quan hệ Trung-Việt. Tình hình này càng rộ lên sau hai sự việc liên tiếp trong chỉ có hai tuần lễ là vụ tầu hải giám của Trung Quốc vô cớ xông vào cắt phá cáp thăm dò địa chấn của tàu Bình Minh 02 và dưới sự yểm trợ của tàu ngư chính, tàu cá Trung Quốc phá hoại tuyến cáp của tàu Viking II đang hoạt động khảo sát trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam. Trong số những tờ báo ấy, Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc "lớn tiếng” nhất. Ngày 11-6 vừa qua, Thời báo này đã phát đi một bài xã luận đầy lời lẽ xuyên tạc thực chất của vụ việc và xuyên tạc phản ứng chính đáng của Việt Nam dưới đầu đề "Cứng rắn với Trung Quốc không thể mang lại lợi ích gì cho Việt Nam”.

Để dư luận ở Việt Nam và Trung Quốc cũng như ở khu vực và trên thế giới - đang rất lo ngại về những hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông - hiểu đúng sự việc, thiết nghĩ cũng cần nói lại đôi điều.
Bài xã luận nói Việt Nam "đe dọa”, "dọa dẫm” Trung Quốc thì thật nực cười vì đâu phải tàu Việt Nam lao vào tàu Trung Quốc mà là ngược lại. Hành vi của tàu Trung Quốc không chỉ là "đe dọa” hay "dọa dẫm” mà là hành vi khiêu khích, gây hấn như luật pháp và thông lệ quốc tế đã định nghĩa rõ. Đó là chưa kể hàng loạt bài trên báo in và báo mạng ở Trung Quốc đã dồn dập tung ra những lời lẽ hằn học, ngỗ ngược, xúc phạm sâu sắc lòng tự trọng của nhân dân Việt Nam và chắc là cũng rất xa lạ với người dân Trung Quốc. Những lời lẽ như vậy thật không phù hợp chút nào với cách hành xử giữa các nước văn minh chứ chưa nói đến hai nước XHCN với nhau. Bài xã luận của Thời báo Hoàn Cầu ngày 11-6 đầy rẫy những lời hăm dọa như: phía Việt Nam "dường như hoàn toàn không đếm xỉa đến những phản ứng mà Trung Quốc có thể đưa ra”, "nếu dùng biện pháp chiến tranh để giải quyết tranh chấp lãnh thổ, Việt Nam sẽ đều thất bại...” (nhân đây, tuy rất không muốn nhưng buộc phải nhắc lại những sự kiện năm 1974 quân đội Trung Quốc tiến đánh Hoàng Sa, năm 1979 tiến hành chiến tranh biên giới, năm 1988 tiến đánh một số đảo ở Trường Sa để thấy rõ ai là người chẳng những hay đe dọa mà còn dùng biện pháp chiến tranh trong quan hệ Trung-Việt). Nhân dân Việt Nam đã phải bỏ ra hàng mấy chục năm đấu tranh chống ngoại xâm, nay thiết tha mong có hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, lẽ nào lại muốn gây hấn với bất kỳ ai, nếu độc lập không bị đe dọa, chủ quyền không bị chà đạp.
Chính hành vi ngỗ ngược của tàu hải giám Trung Quốc và những bài đại loại như xã luận ngày 11-6 của Thời báo Hoàn cầu đã làm cho những cảm giác của người dân Việt Nam đối với Trung Quốc (không phải với nhân dân Trung Quốc nói chung) bị xói mòn, chứ không phải là "người dân Trung Quốc khi nhìn thấy các kiểu thể hiện của Việt Nam thông qua tin tức báo chí thì những cảm giác tốt đẹp của họ về Việt Nam tích lũy trong những năm qua gần như đã tiêu tan hết” như Thời báo Hoàn cầu viết.
Một mệnh đề được tác giả bài xã luận nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại là mối quan hệ giữa "nước lớn” và "nước nhỏ”. Trên thực tế, quả thật cũng có nước lớn và nước nhỏ. Song trong quan hệ quốc tế thì mọi quốc gia đều bình đẳng – một điều chính Trung Quốc cũng hay rao giảng. Hành vi ứng xử của phía Trung Quốc trong những ngày qua rõ ràng không phản ánh, hay nói đúng hơn là đi ngược lại chủ trương "tôn tiểu” mà bài báo nói tới; hơn thế nữa còn lộ rõ thái độ lấn lướt theo kiểu nước lớn – một điều đang gây lo ngại trong dư luận khu vực và quốc tế, làm ảnh hưởng xấu tới hình ảnh một nước Trung Hoa "trỗi dậy hòa bình”.
Bài xã luận còn suy luận rằng, sự phản ứng chính đáng của phía Việt Nam dường như do áp lực nội bộ, cổ vũ tinh thần trong nước, tăng cường sự chú ý của cộng đồng quốc tế..., phản ứng chủ nghĩa dân tộc, gây nên sự đối lập giữa nhân dân hai nước... Gốc gác của vấn đề chính là nằm ở sức ép của phía Trung Quốc thông qua hành vi ngang ngược, chà đạp luật pháp và thông lệ quốc tế của tàu thuyền Trung Quốc trên Biển Đông. Bất kỳ một người Việt Nam nào cũng đều bất bình; bất luận người nào có lương tri trên thế giới cũng đều lo ngại. Trong quan hệ giữa các quốc gia thời hiện đại không thể hành xử theo kiểu cứ lấn lướt rồi buộc đối phương câm lặng theo kiểu "trùm chăn mà đánh” được! Thử hỏi, tác giả bài xã luận của Thời báo Hoàn cầu sẽ hành xử ra sao nếu tàu nước ngoài xông vào cắt cáp của tàu địa chấn Trung Quốc đang hoạt động bình thường trong vùng đặc quyền kinh tế thực sự của Trung Quốc đúng theo luật pháp quốc tế (chứ không phải cái đường 9 đoạn tự dựng lên ở cách xa bờ biển Trung Quốc hàng ngàn dặm)? Trung Quốc đã từng bị nước ngoài xâm lấn, người dân Trung Quốc đã từng bị hạ nhục. Vì vậy, chắc rằng họ có thể hiểu nỗi bất bình của người dân Việt Nam.
Bài xã luận đánh giá rằng, "Hà Nội đang có bước thụt lùi trước những kinh nghiệm thành công về giải quyết vấn đề trên bộ và phân định Vịnh Bắc Bộ, đang đưa hai nước quay lại con đường đọ sức giữa cứng rắn và cứng rắn”. Có lẽ chẳng cần tốn lời bác bỏ luận điệu nực cười như vậy. Cho nên, chỉ cần thay chữ "Hà Nội” bằng chữ "Bắc Kinh” là đủ! Thật đáng tiếc, trong hai chục năm qua đã phải bỏ ra biết bao công sức mới khép lại được quá khứ bất hạnh, tạo dựng được mối quan hệ hợp tác mới, thế mà hành vi quá khích của tàu Trung Quốc đã đẩy quan hệ hai nước giật lùi! Tác giả bài xã luận của Thời báo Hoàn cầu đã kết thúc bài báo bằng câu: mời các ngươi hãy xem lại lịch sử đi. Đúng vậy! Hãy xem lại lịch sử mấy ngàn năm sống bên cạnh nhau để ứng xử sao cho phải đạo là hai nước láng giềng hữu hảo!
Ứng xử sao cho đúng là hai nước láng giềng hữu nghị, đó là mong mỏi chân thành của mỗi người dân Việt Nam. Và chắc rằng đó cũng là ý nguyện của người dân Trung Quốc và khu vực cũng như cộng đồng quốc tế.
Hoàng Trường (theo báo Đại Đoàn Kết)
4. Mỹ - Nhật: “TQ cần hành xử theo chuẩn quốc tế”
Cuộc họp Uỷ ban Tham vấn An ninh song phương Mỹ - Nhật có sự tham dự của Ngoại trưởng Nhật Bản Takeaki Matsumoto, Bộ trưởng Quốc phòng Toshimi Kitazawa, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates.
Các bộ trưởng hai nước nhất trí việc di dời căn cứ Futenma tới thành phố Nago thuộc Okinawa nhưng cũng thừa nhận chưa thể đáp ứng thời hạn năm 2014 hoàn thành việc di dời.
Để chứng minh rằng, liên minh song phương thực sự trở nên sâu sắc hơn, hai nước nhất trí sửa lại toàn diện các mục tiêu chiến lược chung từng được đồng thuận trong các cuộc họp vào năm 2005 và 2007. Mặc dù việc xem xét lại các mục tiêu chiến lược chung không đề cập cụ thể tới Trung Quốc, nhưng một nguồn tin chính phủ Nhật Bản nói rằng "tài liệu có khoảng 20-30% hướng tới Trung Quốc”.
Trong khi thảo luận, các bộ trưởng Mỹ - Nhật đã chỉ ra nhiều vấn đề phát sinh trong vài tháng gần đây do sự nổi lên nhanh chóng của Trung Quốc. "Nó đã dẫn tới những va chạm liên quan tới tự do hàng hải ở biển Hoa Đông và Biển Đông”, ông Matsumoto nói trong khi đề cập tới các động thái hàng hải gây hấn của Trung Quốc. Ông nhấn mạnh: “Trong khi Nhật Bản và Mỹ nên hợp tác với các quốc gia trong khu vực, thì cũng cần phải yêu cầu Trung Quốc xử lý vấn đề một cách trách nhiệm và xây dựng”.
Ngoại trưởng Mỹ Clinton còn đi xa hơn, khi nói rằng, việc Bắc Kinh gia tăng hành động ở Biển Đông làm căng thẳng leo thang trong khu vực. Bà nhấn mạnh, Mỹ tìm kiếm việc đảm bảo an toàn an ninh hàng hải bằng cách tuân thủ luật pháp quốc tế để đảm bảo tự do hàng hải.
Một điều khoản mới trong các danh sách mục tiêu chiến lược chung Nhật - Mỹ là “duy trì an toàn và an ninh lĩnh vực hàng hải bằng cách bảo vệ nguyên tắc tự do hàng hải”.
Mùa hè năm 2010, bà Clinton trong bài phát biểu liên quan tới hành động của Trung Quốc ở Biển Đông đã khẳng định, tự do hàng hải ở Biển Đông là lợi ích quốc gia của Mỹ. Kể từ đó, vấn đề này trở thành chủ đề chính trong các cuộc thảo luận giữa Nhật Bản và Mỹ.
Tài liệu đưa ra sau cuộc họp Uỷ ban Tham vấn An ninh Nhật - Mỹ khá thận trọng khi tránh đề cập trực tiếp tới Trung Quốc, nhưng một quan chức cấp cao của bộ Ngoại giao Nhật nói là: “Bất cứ ai đọc tài liệu sẽ hiểu đó là về Trung Quốc”.
Tài liệu còn đề cập tới một mục tiêu chiến lược chung khác là kêu gọi Trung Quốc tuân thủ “cách hành xử theo chuẩn quốc tế”.
Tài liệu còn nhắc tới vấn đề Triều Tiên, đặc biệt đây là lần đầu tiên, hai bên đề cập trực tiếp đến kế hoạch làm giàu uranium của Bình Nhưỡng.
Ngoài các mối quan hệ giữa Nhật Bản, Mỹ và Australia từng đề cập trong các mục tiêu chiến lược chung trước đây, thì việc thúc đẩy hợp tác an ninh quốc gia và quốc phòng giữa Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc đã được nói đến trong danh sách mới lần này. Danh sách cũng khẳng định sự cần thiết tăng cường đối thoại giữa Nhậthttp://www.blogger.com/img/blank.gif Bản, Mỹ và Ấn Độ.
· Thái An (Theo Asahi)
5. Trung Quốc và Mỹ sẽ tham vấn nhau về biển Đông
Căng thẳng ngày càng tăng ở biển Đông sẽ được thảo luận tại cuộc tham vấn châu Á - Thái Bình Dương diễn ra ở Hawaii (Mỹ) vào cuối tuần này.
Thời báo Phố Wall ngày 22/6 cho biết biển Đông sẽ là vấn đề đầu tiên trong hàng loạt vấn đề mà Mỹ và Trung Quốc sẽ tham vấn nhau vào ngày 26/6 tới.
Theo tờ báo, ngay trước khi diễn ra phiên tham vấn do Trợ http://www.blogger.com/img/blank.giflý Ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell và Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải chủ trì, ngày 22/4 ông Thôi đã cảnh báo rằng Mỹ không nên can dự vào những cuộc xung đột lãnh thổ ngày càng căng thẳng tại biển Đông.
Theo ông Thôi, nếu Mỹ muốn đóng một vai trò trong vấn đề biển Đông thì Mỹ nên dừng lại ở việc yêu cầu các nước thường xuyên có các "hành động khiêu khích" tại khu vực này "kiềm chế hơn và có thái độ có trách nhiệm".
6. Nhật Bản "quyết chiến" Trung Quốc?
Trước những động thái cứng rắn, có phần hung hăng của Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền biển đảo, Tokyo ráo riết tăng cường tìm kiếm đồng minh cả Âu lẫn Á nhằm tạo “lá chắn thép” bảo vệ lợi ích của mình và đủ tầm đối chọi với “rồng Trung Quốc”.

>>Tokyo "bắt tay" ASEAN "chọi" Trung Quốc?

Giúp Mỹ trở lại châu Á

Sau phiên họp “2+2” diễn ra ngày 21/6, Mỹ - Nhật cùng nhận định sức mạnh quân sự của Trung Quốc đang khiến tình hình an ninh khu vực bất ổn. Hai nước sẽ nỗ lực phối hợp để ngăn chặn âm mưu bành trướng quân sự của Bắc Kinh.
Chủ nhiệm văn phòng nghiên cứu Đông Bắc Á thuộc Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế hiện đại Trung Quốc, ông Dương Bá Giang trong bài trả lời phỏng vấn Thời báo Hoàn cầu khẳng định, tốc độ phát triển của Trung Quốc đang gia tăng áp lực với Mỹ và đặc biệt là Nhật Bản.

Những tranh chấp Trung – Nhật trên vùng biển Hoa Đông khiến Tokyo luôn ráo riết tìm kiếm sự ủng hộ và hợp tác của các nước có mâu thuẫn ở bất kỳ lĩnh vực nào với Trung Quốc. Còn với Mỹ, Nhật chính là điểm tựa vững chắc để nước này quay lại châu Á và hợp tác với các nước khác trong khu vực. Vì vậy, kìm hãm và ngăn cản sức mạnh của Trung Quốc là chiến lược phù hợp với lợi ích chung của Mỹ, Nhật trong giai đoạn nhạy cảm hiện nay.

Theo AP, tuyên bố chung Mỹ - Nhật sau phiên họp “2+2” vừa qua đặc biệt chú trọng nội dung: “Hai nước sẽ đôn đốc trách nhiệm nước lớn của Trung Quốc trong gìn giữ ổn định, phồn vinh của khu vực, phát huy tinh thần hợp tác giải quyết các vấn đề quốc tế và tuân thủ các điều lệ quốc tế của nước này” và “kêu gọi giải quyết vấn đề Đài Loan bằng hòa bình đối thoại”.

Đặc biệt là dư luận Nhật Bản đang phản ứng gay gắt trước thỏa thuận vừa được hai nước thông qua về việc lui kế hoạch di dời căn cứ hải quân Mỹ Futenma trên đảo Okinawa sau năm 2014.
Theo một thoả thuận năm 2006 giữa Washington và Tokyo, 8.000 lính thuỷ quân lục chiến sẽ được chuyển từ phía Nam đảo Okinawa tới khu ít dân cư sinh sống trên đảo Guam vào năm 2014. Kế hoạch di dời này hướng tới mục tiêu giảm bớt “sự tàn phá" của quân đội Mỹ trên đảo Okinawa.

Tuy nhiên, sau cuộc hội đàm an ninh song phương, lãnh đạo cấp cao hai nước quyết định lùi thời hạn di dời căn cứ khá tốn kém này. Theo Washington Post, thỏa thuận này là nước cờ chiến lược của hai nước nhằm tăng cường sức mạnh tổng hợp để đối chọi với một Trung Quốc đang không ngừng lớn mạnh. “Sự hiện diện của hải quân Mỹ tại Okinawa trong thời điểm hiện tại là minh chứng cho liên minh vững chắc Mỹ - Nhật, góp phần tích cực duy trì hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là đối chọi với sự hung hăng và không biết điều của Trung Quốc”.

"Hai nước đang nỗ lực thắt chặt hợp tác trên phạm vi rộng hơn, nhằm giải quyết các vấn đề và thách thức", bà Clinton phát biểu trong cuộc họp báo sau cuộc hội đàm.

"Bắt tay" ASEAN "chọi" Trung Quốc?

Căng thẳng biển Đông những ngày qua vẫn chưa có dấu hiệu “nguội dịu”, báo chí Nhật Bản lại "đổ dầu vào lửa" khi lên tiếng kêu gọi các nước ASEAN “bắt tay” Tokyo để “đối chọi’ với Trung Quốc.

Tờ Yomiuri Shimbun ngày 20/6 đăng bài xã luận có nhan đề “Nhật Bản cần xây dựng liên minh quốc tế để ứng phó với Trung Quốc”. Bài báo nhận định, những tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN vẫn diễn biến phức tạp. Trung Quốc liên tục thể hiện thái độ cứng rắn, khiến nhiều nước quan ngại về hòa bình, ổn định tại biển Đông.

Trong bối cảnh này, lãnh đạo cấp cao Nhật Bản và Indonesia khẩn cấp nhóm họp tại Tokyo ngày 17/6 vừa qua và thống nhất sẽ tăng cường hợp tác trong giải quyết các vấn đề bảo đảm an ninh tại biển Đông và chống hải tặc tại eo biển Malacca.
Bài báo cũng khẳng định, nếu Tokyo và Jakarta thông qua đối thoại tăng cường hợp tác nhằm duy trì ổn định toàn khu vực thì ý đồ bành trướng và âm mưu “siêu cường biển” của Trung Quốc sẽ bị “dập tắt”.

Tờ Nihon Keizai Shimbun ngày 20/6 cũng có bài viết về nội dung hợp tác này. Trong đó, tác giả nhấn mạnh, quan hệ chiến lược giữa Nhật Bản và Indonesia đóng vai trò quan trọng trong dàn xếp căng thẳng. Với vai trò chủ tịch luân phiên ASEAN, Jakarta sẽ không dễ dàng trong điều chỉnh quan hệ với Bắc Kinh.

Hiện, Trung Quốc “lên gân” với các nước trong khu vực về vấn đề biển Đông. Và động thái này không những cản trở hoạt động thăm dò khai thác của Việt Nam và Philippines mà còn khiến cho tình hình thêm phần căng thẳng.

Mặt khác, Bắc Kinh cũng không ngừng sử dụng thực lực kinh tế và quân sự của mình để tận thu những lợi ích căn bản tại vùng biển này. Vì vậy, Nihon Keizai Shimbun nhận định, Nhật Bản cần khẩn trương tăng cường hợp tác với các nước ASEAN.

“Lôi kéo” thêm đồng minh

Ngoài động thái thân mật với Mỹ, sau phiên họp “2+2” vừa qua, Nhật Bản cũng tích cực lên kế hoạch hợp tác với Ấn Độ. Theo Washington Post, Tokyo hiểu rõ vị trí nước lớn của New Delhi trong khu vực và “tâm phục khẩu phục” động thái thận trọng của Chính phủ nước này trước sự nổi lên của rồng Trung Quốc trong thời gian qua.

Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và một số quôc gia Đông Nam Á cùng tham dự phiên họp “2+2” cũng bày tỏ sự đồng thuận trong việc tạo ra khối liên minh mới với trục chính Mỹ - Nhật nhằm tăng cường cảnh giác và đối chọi với động thái cứng rắn của Trung Quốc nhằm tận thu nguồn lợi trên biển.

Theo tờ Sankei Shimbun, đối mặt với những thách thức từ sự lớn mạnh của Trung Quốc, Australia sẽ tăng cường trang bị căn cứ quân sự tại Tây Bắc Đông Nam Á và Ấn Độ Dương
7. Mỹ bắn thử tên lửa liên lục địa Minuteman 3 hướng về phía Trung Quốc
Không quân Mỹ thông báo vừa phóng thành công một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) “Minuteman 3”.
Tên lửa cất cánh vào lúc 17:35 giờ Moscow, ngày 22/6 từ máy phóng đặt tại căn cứ không quân Vandenberg, bang Caliornia, Mỹ. Đầu đạn của tên lửa đã bay qua quãng đường dài 6.750km, tiến gần đến mục tiêu đã định ở vùng Kwajalein Atoll thuộc quần đảo Marshall trên Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, Bộ chỉ huy căn cứ không quân Vandenberg không thông báo đầu đạn có tiêu diệt mục tiêu lựa chọn hay không. Trong tuyên bố đưa ra có nói đến những khó khăn gặp phải trong thời gian phóng tên lửa. Ví dụ như, thời tiết không thuận lợi làm gián đoạn liên lạc với hệ thống kiểm soát việc phóng tên lửa. Ngoài ra, sự xuất hiện các tàu trong vùng nguy hiểm đã dẫn đến “sự chậm trễ thêm không theo kế hoạch” phóng. Những khó khăn này đã được khắc phục, vụ phóng đã diễn ra an toàn và trong khoảng thời gian ấn định.

“Chúng tôi thường xuyên nghiên cứu các kịch bản tương tự như những gì chúng tôi gặp phải sáng nay (22/6)”, Phó chỉ huy phi đội số 30 của Không quân Mỹ thông báo. Theo đánh giá của ông, nhân viên của căn cứ Vandenberg “đã làm việc xuất sắc”.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa "Minuteman 3" phóng từ căn cứ Vandenberg mang thiết bị phức tạp để thu thập dữ liệu.

Mỹ hiện đang sở hữu 500 tên lửa Minuteman 3 với 1.200 đầu đạn hạt nhân được lắp đặt. Không quân Mỹ thường xuyên nâng cấp tên lửa Minuteman 3 vốn đưa vào sử dụng từ thập niên 1970 (đã ngừng sản xuất 1978). Việc nâng cấp được tiến hành bằng quá trình lắp đặt phần đầu đạn mới, hoàn thiện hơn và hệ thống dẫn đường, điều khiển dành cho tên lửa.


Một vài thông số Minuteman 3

Chiều dài: 18 m
Khối lượng: 36 tấn
Đường kính: 1,67 m
Phạm vi: 9600 km
Tốc độ: 7826 m/s

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.