Thứ Ba, 28 tháng 4, 2009

Cúm lợn gây tử vong cao hơn cả dịch SARS


Tỷ lệ tử vong do nhiễm cúm lợn ở Mexico hiện là 26,5%, cao hơn gần gấp 3 lần so với tỷ lệ tử vong do dịch SARS năm 2003. Từ vùng đang có dịch là Mexico và Mỹ, những ngày gần đây đã có khoảng 200 người nhập cảnh vào Việt Nam.
Điều đáng lo ngại lúc này là virus cúm lợn H1N1 đang có hiện tượng kháng thuốc. Theo ông Nguyễn Văn Tiến, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, thông tin của WHO cho biết, hiện virus này vẫn nhạy với Tamiflu, Relenza nhưng kháng với Amantadine. Vì thế, việc phát hiện sớm, điều trị sớm là vô cùng quan trọng, tránh hiện tượng kháng thuốc.
Ông Nguyễn Quốc Triệu - Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng, Việt Nam đang phải một lúc đương đầu với 3 dịch bệnh, là bệnh cúm H5N1, bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm có nguyên nhân từ phẩy khuẩn tả và giờ là cúm lợn H1N1. Vì thế, ông yêu cầu, ban chỉ đạo phải luôn đặt trong tình trạng báo động, cấp độ chuyên môn là 4, thể hiện nguy cơ virus biến đổi gene lây từ người sang người.
Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đề nghị ban chỉ đạo về phòng chống dịch bệnh trên người phải tổ chức hai buồng trực theo dõi nhiệt độ tại 2 sân bay lớn là Tân Sơn Nhất và Nội Bài và sẽ tăng cường thêm máy đo thân nhiệt ở 2 sân bay mỗi nơi hai cái. Đồng thời, đề nghị cần cách ly ngay các trường hợp mắc, các trường hợp đến từ vùng dịch có liên quan để quan sát và theo dõi. Hành khách đến từ các vùng nguy cơ cần được phát khẩu trang. Việc kiểm tra thân nhiệt cho hành khách tại sân bay đã được triển khai và đến nay, chưa phát hiện trường hợp nào có bất thường.

7 triệu người sẽ chết nếu cúm lợn thành đại dịch

Thế giới chưa từng phải chứng kiến một đại dịch nào trong 41 năm qua kể từ sau khi cúm Hong Kong lan khắp toàn cầu và giết chết 1 triệu người. Nếu cúm lợn trở thành đại dịch, điều gì sẽ diễn ra tiếp theo?

* Dịch cúm lợn hoành hành
Khoảng 7 triệu người sẽ chết nếu cúm lợn thành đại dịch (Ảnh Getty Images)
Sự bùng phát có định kỳ của cúm gia cầm và dịch SARS năm 2003 đã dấy lên hồi chuông báo động về khả năng một đại dịch có thể xảy ra. Dù cả hai dịch bệnh này đều lên tới mức "lây từ vật sang người" nhưng cả hai bệnh đều không biến đổi tới mức có thể gây ra sự lây nhiễm từ người sang người, Tiến sĩ K.Y Yuen, trưởng khoa vi trùng học trường đại học Hong Kong cho biết.
Nói đúng ra, cúm gia cầm và bệnh suy hô hấp cấp tính nặng (SARS) chưa trở thành đại dịch vì nó quá giỏi trong việc tiêu diệt vật chủ.
"Để duy trì một đại dịch, nó cần phải duy trì được sự tiếp xúc người với người mà không giết chết vật chủ", ông Yuen nói.
Cúm gia cầm chưa bao giờ trở thành một bệnh lây từ người sang người, chuyên gia bệnh lây Lo Wing-Luk nói. "Cúm lợn đã là bệnh lây từ người sang người, vì thế nó trở thành một bệnh khó kiểm soát hơn...cúm lợn dường như dễ lây hơn SARS nhiều".
Tuy nhiên, tới giờ WHO vẫn cảnh báo, hiện chưa thể nói cúm lợn có gây ra một đại dịch hay không.
Theo các chuyên gia dịch tễ học và y tế, dựa trên kinh nghiệm trước đây, dưới đây là những gì mà thế giới có thể chứng kiến nếu một đại dịch khác xảy ra.
Bệnh sẽ lây từ thành phố này sang thành phố khác trong khoảng thời gian 18 tới 24 tháng, truyền bệnh cho hơn 1/3 dân số. Các quan chức WHO tin rằng sẽ có khoảng 1,5 tỷ người trên toàn cầu sẽ phải được chăm sóc y tế, gần 30 triệu người phải nhập viện.
Dựa trên những gì xảy ra trong dịch bệnh lần trước và dân số thế giới hiện nay, khoảng 7 triệu người sẽ chết, các chuyên gia dịch tễ học phán đoán.
"Các bệnh viện sẽ chật ních người, trường học bị đóng cửa, các công ty ngừng hoạt động, sân bay sẽ vắng lặng", ông Lo cho hay.
"Công việc kinh doanh sẽ vô cùng tồi tệ vì mọi người sẽ cố tránh tiếp xúc xã hội từng nào hay từng ấy", ông Yuen bổ sung thêm.
Các cơ sở y tế sẽ bị quá tải vì bệnh nhân và sẽ thiếu nhân viên, các chuyên gia y tế cũng sẽ ngã bệnh, các chuyên gia y tế nhận xét. "Vào thời dịch SARS, chúng tôi đã chứng kiến nhiều người đáng ra phải tới bệnh viện để chữa trị thì lại không đi và do đó dẫn tới tỷ lệ tử vong cao".
Trẻ con và người già là đối tượng dễ mắc bệnh nhất.
Hiện giờ, vẫn chưa thể khẳng định cúm lợn có trở thành một đại dịch hay không. Ngay bây giờ, vấn đề cần tập trung nhất là tìm ra câu trả lời và ngăn chặn sự lây lan.
*
Hoài Linh (Theo CNN)

WHO nâng mức cảnh báo dịch cúm lợn
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 27.4 đã nâng mức cảnh báo cúm lợn từ mức 1-3 lên 4, mức áp sát với mức cao nhất mà WHO gọi là ĐẠI DỊCH là mức 5-6.
Cảnh báo ở mức 4 nghĩa là virus có khả năng truyền từ người sang người và có thể gây bùng phát bệnh trong cộng đồng.
Tâm điểm của dịch bệnh, Mexico đã ghi nhận có 149 người thiệt mạng trong số khoảng 2.000 người mắc bệnh cúm lợn. Tại Mỹ, số ca mắc bệnh đã lên đến 48 và bệnh đã lan đến một số thành phố khác như Ohio, Kansas, Texas và California. Ở qui mô toàn cầu, đến 27.4, ghi nhận được 73 trường hợp mắc bệnh cúm lợn trong đó có thêm những "địa chỉ mới" ở Canada, Tây Ban Nha và Scotland.

Thêm nhiều nước phát hiện cúm lợn
00:09' 29/04/2009 (GMT+7)
Nhiều trường hợp nhiễm cúm lợn đã được phát hiện ở New Zealand và Israel ngay sau khi Liên Hợp Quốc cảnh báo rằng sự lây lan của virus H1N1 mới là không thể kiểm soát được.
Các nhân viên kiểm dịch làm việc tại sân bay Incheon, Hàn Quốc, kiểm tra sức khỏe cho một em bé đến từ Mexico. Hầu hết các trường hợp tử vong vì cúm lợn ở độ tuổi 20 tới 50. (Ảnh: Getty Images)
Ở New Zealand, Bộ trưởng Y tế Tony Ryall nói rằng ít nhất 3 sinh viên trở về từ Mexico đã nhiễm cúm lợn. Trong khi đó, các quan chức y tế của Israel xác nhận rằng hai công dân nước này đã nhiễm loại virus mới. Cả hai cũng vừa trở về từ Mexico.
Trước đó, Mỹ, Canada, Tây Ban Nha và Anh đã xác nhận có cúm lợn nhưng chưa có ca tử vong nào được thông báo ở bên ngoài Mexico, nước đầu tiên bùng phát dịch bệnh.
Hiện có 51 trường hợp nhiễm cúm lợn ở Mỹ, 6 ở Canada, 2 ở Anh và 2 ở Tây Ban Nha.
EU cho hay, một số bệnh nhân cũng đang được theo dõi ở Đan Mạch, Thụy Điển, Hy Lạp, Cộng hòa Séc, Đức, Italy và Ireland. Các cuộc xét nghiệm đang được tiến hành đối với các cá nhân hoặc các nhóm ở Brazil, Guatemala, Peru, Australia và Hàn Quốc.
Một số nước ở châu Á, Mỹ Latinh và châu Âu cũng bắt đầu kiểm tra chặt chẽ hành khách có thể nhiễm cúm tại các sân bay nhằm ngăn chặn sự lây nhiễm của virus chết người.
Tính đến hết ngày 28/4, số người tử vong có thể vì cúm lợn ở Mexico đã lên tới 152, với 1.614 người tình nghi nhiễm cúm hiện đang được giám sát.

Tin vui về đại dịch cúm A/H1N1
Những con số được công bố từ các phòng thí nghiệm của Mexico mới đây cho thấy tổng số người thiệt mạng vì nghi nhiễm loại virus cúm lạ ở nước này thấp hơn nhiều so với con số được công bố trước đây. Đây rõ ràng là một tin vui đối với cộng đồng thế giới đang hết sức lo ngại về mối đe doạ của đại dịch cúm A/H1N1 hiện nay.
Số người chết vì nghi nhiễm virus A/H1N1 ở Mexico đã giảm từ 176 trường hợp xuống còn 101 trường hợp khi hàng chục mẫu xét nghiệm từ những người đã chết cho kết quả âm tính. Ngoài ra, trong mấy ngày gần đây, số bệnh nhân nhiễm virus A/H1N1 có triệu chứng nghiêm trọng phải nhập viện ở Mexico đã giảm đi nhiều. Thực tế này cho thấy tỉ lệ lây lan dịch cúm đã suy giảm mặc dù đã có thêm một số trường hợp nhiễm bệnh ở Châu Âu và những ca nhiễm bệnh đầu tiên ở Châu Á.

Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng lây nhiễm cúm A H1N1
I. CHẨN ĐOÁN
Dựa trên các yếu tố và triệu chứng sau:
1.Yếu tố dịch tễ: - Sống hoặc đến từ vùng có dịch cúm lợn A H1N1.- Tiếp xúc gần với người bệnh, nguồn bệnh: nghi ngờ, có thể hoặc đã xác định mắc cúm lợn A H1N1.
2.Lâm sàng:Bệnh diễn biến cấp tính và có một số biểu hiện sau đây:- Sốt (thường trên 38 độ C). - Các triệu chứng về hô hấp:+ Viêm long đường hô hấp.+ Đau họng.+ Ho khan hoặc có đờm.- Các triệu chứng khác+ Đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, nôn, tiêu chảy. Nhiều trường hợp có biểu hiện viêm phổi nặng, thậm chí có suy hô hấp cấp và suy đa tạng.
3. Cận lâm sàng:
- Xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên:
+ RT-PCR là xét nghiệm xác định virut cúm lợn A H1N1. Bệnh phẩm là dịch ngoáy họng, dịch tỵ hầu, dịch phế quản (lấy càng sớm càng tốt).
+ Huyết thanh học: lấy máu tĩnh mạch vào ngày thứ 3 trở đi và làm lần 2 sau 1 tuần, làm phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu.
+ Nuôi cấy virut: thực hiện ở những nơi có điều kiện.
- X quang: có biểu hiện của viêm phổi không điển hình.
4. Tiêu chuẩn chẩn đoán:
a) Trường hợp nghi ngờ:
- Có yếu tố dịch tễ và sốt.
b) Trường hợp có khả năng đã mắc bệnh:
- Có tiếp xúc với nguồn bệnh đã được xác định.
- Biểu hiện lâm sàng phù hợp hoặc tử vong do bệnh hô hấp cấp tính không rõ nguyên nhân.
- Xét nghiệm dương tính với cúm A nhưng không xác định được thứ týp.
c) Trường hợp xác định đã mắc bệnh:
- Có biểu hiện lâm sàng cúm.
- Xét nghiệm dương tính khẳng định nhiễm virut cúm lợn A H1N1.
d) Người lành mang virut:Không có biểu hiện lâm sàng nhưng xét nghiệm có cúm lợn A H1N1. Những trường hợp này cũng phải được báo cáo.
II. ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc chung:
- Bệnh nhân phải được cách ly và thông báo kịp thời cho cơ quan y tế dự phòng.
- Dùng thuốc kháng virut đơn độc hoặc kết hợp (oseltamivir, zanamivir) càng sớm càng tốt, kể cả các trường hợp nghi ngờ. Không sử dụng các thuốc đã bị kháng như amantadine và rimantadine.
- Điều trị hỗ trợ trong những trường hợp nặng.
- Điều trị tại chỗ ở những cơ sở thích hợp và yêu cầu tuyến trên giúp đỡ đối với những trường hợp nặng.
2. Điều trị thuốc kháng virut:
- Thuốc kháng virut: + Oseltamivir (Tamiflu):
- Trẻ em từ 1-13 tuổi: dùng dung dịch uống tùy theo trọng lượng cơ thể
+ <15 kg: 30mg x 2 lần/ngày x 7 ngày.
+ 16-23 kg: 45mg x 2 lần/ngày x 7 ngày.
+ 24-40 kg: 60mg x 2 lần/ngày x 7 ngày.
Người lớn và trẻ em trên 13 tuổi: 75mg x 2 lần/ngày x 7 ngày.
+ Zanamivir: Người lớn: 5mg x 2 lần/ngày, dùng dạng hít hoặc khí dung.Trường hợp nặng có thể kết hợp thuốc và thời gian điều trị có thể kéo dài đến 10 ngày.- Cần theo dõi chức năng gan, thận để điều chỉnh liều lượng cho phù hợp
3. Điều trị hỗ trợ
a) Hạ sốt.Chỉ dùng paracetamol khi nhiệt độ trên 39oC (không dùng thuốc hạ sốt nhóm salicylate như aspirin).
b) Bảo đảm chế độ dinh dưỡng và chăm sóc.
- Dinh dưỡng:
+ Người bệnh nhẹ: cho ăn bằng đường miệng.
+ Người bệnh nặng: cho ăn sữa và bột dinh dưỡng qua ống thông dạ dày.
+ Nếu người bệnh không ăn được phải kết hợp nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch.
- Chăm sóc hô hấp: giúp người bệnh ho, khạc; vỗ rung vùng ngực; hút đờm.
c) Sử dụng kháng sinh thích hợp khi có bội nhiễm vi khuẩnd) Hỗ trợ hô hấp khi có suy hô hấp:
- Nằm đầu cao 30o.
- Cho người bệnh thở ôxy với lưu lượng thích hợp.
- Những trường hợp không đáp ứng với thở oxy cần hỗ trợ hô hấp bằng máy thở không xâm nhập hoặc xâm nhập.
e) Phát hiện và điều trị suy đa phủ tạng.
f) Những trường hợp nặng điều trị giống như cúm A H5N1 nặng đã được Bộ Y tế ban hành.
4. Tiêu chuẩn ra viện:
- Hết sốt 5 ngày.
- Tình trạng lâm sàng ổn định.
- Xét nghiệm RT
- PCR virut cúm A H1N1 âm tính

Cúm A H1N1 không nguy hiểm hơn cúm thường
Tính tới thời điểm hiện tại, số trường hợp mắc cúm A H1N1 được xác nhận đã lên tới 1.080 người trên toàn thế giới.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dịch cúm này đã khiến 26 người tử vong gồm 25 trường hợp ở Mexico và một ở Mỹ.
Tuy nhiên, bà Napolitano nhấn mạnh, cúm theo mùa cũng đã khiến “hàng trăm nghìn người phải nhập viện” và làm 35.000 người tử vong mỗi năm ở Mỹ. Đã có quan ngại rằng, virus H1N1 có thể quay lại vào mùa thu – mùa cúm thông thường - với mức độ mạnh hơn.
"Chúng ta lạc quan một cách thận trọng rằng, loại virus mới sẽ không nguy hiểm hơn một mùa cúm thông thường bùng phát”, bà Napolitano nói.
Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ cũng nhất trí với tuyên bố của các quan chức y tế Mexico là dịch cúm đã đạt đỉnh. “Tôi không có lý do nào để nghĩ rằng đây là điều không đúng”,

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.