Thứ Ba, 21 tháng 4, 2009

Điểm tin ngày 21/4/2009


1. Giá vàng tăng mạnh nhất trong 1 tháng, dầu hạ mạnh nhất trong 7 tuần
Các chuyên gia dự đoán giá vàng có thể tăng lên mức 890USD/ounce trong tuần này.
TTCK Mỹ và châu Âu đồng loạt mất điểm, nhà đầu tư chuyển sang chuộng vàng nhiều hơn.
Chỉ số Dow Jones Stoxx 600 tại thị trường chứng khoán châu Âu hạ 3,9% trước dự đoán lợi nhuận của công ty sản xuất kim loại như BHP Billiton và Anglo American hạ mạnh.
Các chuyên gia tính toán doanh thu tại các công ty thuộc chỉ số S&P 500 sẽ hạ đến quý thứ 7 liên tiếp. Một số nhà đầu tư mua vàng thay cho việc sở hữu cổ phiếu của các công ty.
Giá vàng giao tháng 6/2009 tăng 19,60USD tương đương 2,3% lên mức 887,50USD/ounce tại thị trường New York. Đây là mức tăng mạnh nhất của giá vàng từ ngày 19/03.
Các chuyên gia dự đoán giá vàng có thể tăng lên mức 890USD/ounce trong tuần này.
2. Dow Jones hạ mạnh nhất trong 7 tuần, cổ phiếu tài chính hạ sâu nhất trong 3 tháng
Cổ phiếu Bank of America hạ 24% dù ngân hàng lớn nhất Mỹ tính theo tài sản này công bố lợi nhuận đạt kỳ vọng, tuy nhiên dự phòng nợ xấu quá cao.
Cổ phiếu Citigroup hạ 19% sau khi Goldman Sachs cho biết thua lỗ tín dụng tại ngân hàng này đang tăng với tốc độ chóng mặt.
Cổ phiếu US Steel và Exxon Mobil hạ sau khi giá dầu và kim loại công nghiệp hạ.
Chỉ số Standard & Poor’s 500 hạ 4,3% xuống mức 832,39 điểm, mức hạ sâu nhất từ ngày 02/03. Chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 289,6 điểm tương đương 3,6% xuống mức 7.841m73 điểm. Chỉ số Russell 2000 hạ 5,6%. Cứ 20 cổ phiếu mất điểm mới có 1 cổ phiếu lên điểm.
Chỉ số S&P của 80 ngân hàng, công ty bảo hiểm và công ty đầu tư hạ 11%, mức hạ mạnh nhất từ ngày 20/01/2009. Chỉ số này dù có hạ điểm trong phiên giao dịch ngày hôm qua vẫn giữ được mức tăng 62% từ mức thấp nhất trong 17 năm thiết lập ngày 06/03/2009.
Chỉ số những lĩnh vực kinh tế chính của Mỹ tháng 3/2009 hạ mạnh hơn dự kiến, đây là dấu hiệu cho thấy thời kỳ suy thoái kinh tế dài nhất từ Chiến tranh Thế giới thứ Hai sẽ kéo dài sang nửa sau của năm 2009.
3. Thị trường của bên bán
Thị trường tiếp tục làn sóng xả hàng khi mà dư bán khối lượng lớn xuất hiện ở rất nhiều mã, tuy nhiên NĐT khó lòng bán ra thành công khi mà sức cầu đã suy kiệt.
Sự tăng giá kéo dài của chứng khoán thế giới và trong nước trong thời gian qua đã khiến nhiều người phải lo ngại về một bong bóng chứng khoán. Kết quả là thị trường có một phiên sụt giảm mạnh gần như kịch biên độ trong phiên giao dịch sáng qua (20/4).
Hôm nay (21/4), thị trường lại bước vào phiên giao dịch thử thách tiếp theo khi mà thời điểm T+3 của 62,3 triệu đơn vị giao dịch trong ngày thứ Tư (15/4) về tài khoản của nhà đầu tư.
Diễn biến thị trường cũng bất lợi thêm khi mà thị trường chứng khoán Mỹ trong phiên giao dịch vừa qua giảm mạnh từ 3,5% đến hơn 4%, chỉ số quan trọng Dow Jones mất ngay ngưỡng quan trong 8.000 điểm.
4. Lợi nhuận của 500 doanh nghiệp hàng đầu nước Mỹ giảm 85% trong năm 2008
Fortune công bố lợi nhuận 500 doanh nghiệp hàng đầu nước Mỹ giảm từ mức 645 tỷ USD năm 2007 xuống mức 98,9 tỷ USD năm 2008.
Đây là mức hạ lớn chưa từng có trong lịch sử 55 năm Fortune thống kê con số này.
Ngành tài chính và ô tô chịu ảnh hưởng mạnh nhất.
¾ công ty lớn nhất Mỹ năm 2008 là công ty năng lượng. Đứng đầu danh sách là Exxon Mobil và Wal-Mart.
Thông tin về tình hình kinh tế Mỹ cho đến nay chưa có nhiều dấu hiệu khả quan.
Chính phủ công bố so với tháng 2/2009, số lượng nhà xây mới hạ 10,8% trong tháng 3/2009.
Số lượng nhà xây mới tháng 3 tính trung bình theo năm rơi xuống mức 510 nghìn căn, thấp hơn mức dự đoán 540 nghìn căn của các chuyên gia kinh tế.
Đây là lần thứ 2 số lượng nhà xây mới lập đáy, số lượng nhà xây mới trong tháng 3/2009 như vậy thấp hơn 48,4% so với 1 năm trước.
FED và chính quyền của Tổng thống Obama đã áp dụng nhiều biện pháp hỗ trợ để hạ tỷ lệ thế chấp, nới lỏng điều kiện cho vay và chi trả tiền nhà cho chủ sở hữu nhà ở. Số lượng đơn xin phép xây nhà tháng 3/2009, một chỉ báo về tình hình thị trường xây dựng trong tương lai, hạ 9% so với tháng 2/2009 xuống mức 513 nghìn.
Thị trường Mỹ đang chờ đợi thông tin về “sức khoẻ” các ngân hàng. Kết quả đợt thanh tra các ngân hàng Mỹ công bố ngày 04/05 sẽ bao gồm một kế hoạch phục hồi cho các ngân hàng mà các nhà điều phối chính sách thị trường cho rằng tình trạng tài chính không được tốt nếu kinh tế tiếp tục khó khăn và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.
5. Tại sao các Ngân hàng Trung ương từ chối bán vàng?
Theo nhận định của Hội đồng vàng thế giới, các Ngân hàng Trung ương sẽ không bán vàng ra nhiều như trước đây (theo như thoả thuận trên).
Theo thoả thuận này, các Ngân hàng Trung ương trên thế giới trong khoảng thời gian 6 tháng của năm thứ 5 và năm cuối cùng mới chỉ bán ra 91 tấn vàng trong khi mức cho phép trong thoả thuận lên tới 500 tấn. Thoả thuận này sẽ hết hạn vào tháng 9/2009. Tổng mức bán vàng cho phép trong 5 năm là 2.500 tấn.
Tổng lượng vàng bán ra trong năm 2007-2008 là 358 tấn và doanh số năm 2006-2007 là 457,8 tấn.
Tốc độ bán đã chậm lại và nhiều khả năng vẫn đứng ở mức thấp cho đến năm thứ 5.
Thoả thuận CBGA đã được điều chỉnh năm 2004 bởi 15 Ngân hàng Trung ương châu Âu sau khi thoả thuận trước đó được ký kết năm 1999 hết hạn.
Trong 4 năm đầu tiên theo thoả thuận, 1.727 tấn vàng đã được bán. Tính đến cuối năm 2008, nước và tổ chức nắm giữ nhiều vàng nhất trên thế giới là Mỹ, Đức, Quỹ tiền tệ quốc tế, Ý, Pháp và Thuỵ Điển.
Thời hạn tiếp theo cần chú ý đến là ngày 26/09/2009. Đó là khi Thoả thuận vàng giữa các Ngân hàng Trung ương hết hạn. Thoả thuận đầu tiên được ký năm 1999 và có một mục tiêu khá tham vọng. Ngân hàng Trung ương thuộc các nước châu Âu đồng ý hạn chế và công bố doanh số bán vàng.
Lý do chính là Ngân hàng Trung ương các nước châu Âu giữ vàng như một tài sản dự trữ. CBGA đầu tiên vào năm 1999 quản lý 43,6% dự trữ vàng của thế giới. CBGA thứ hai được ký kết năm 2004 hạn chế doanh số bán vàng hàng năm là 500 tấn. Khi Liên minh châu Âu ngày một mở rộng, CBGA kiểm soát 46,1% trữ lượng vàng thế giới.
Người ta có thể hỏi tại sao các Ngân hàng Trung ương hạn chế bán vàng? Cũng giống như tiền giấy, Ngân hàng trung ương nắm vàng như một phương tiện dự trữ chính. Tuy nhiên cách đây 10 năm, năm 1999, giá vàng mới chỉ đứng ở mức 252USD/ounce. Điều này có nghĩa là giá trị của tài sản dự trữ giảm.
Khi thị trường vàng lo ngại việc các Ngân hàng Trung ương tiếp tục bán vàng ra thị trường có thể khiến nguồn cung trên thị trường trở nên quá lớn trong thời điểm nhu cầu không cao, người ta phải đặt ra một mức sàn. Để đảm bảo với thị trường rằng việc bán vàng của Ngân hàng Trung ương không nhấn chìm giá vàng, CBGA được ký kết,
Từ đó đến nay, việc bán vàng của các Ngân hàng Trung ương luôn được công bố minh bạch.
Điều gì sẽ xảy ra nếu thoả thuận vàng hiện nay với thời hạn 5 năm kết thúc vào ngày 26/09/2009, nhiều khả năng người ta sẽ đưa ra một thoả thuận mới.
Cũng nên tính đến khả năng các Ngân hàng Trung ương ngừng ký kết thoả thuận. Ngân hàng Trung ương trên toàn cầu nắm giữ nhiều USD và trái phiếu chính phủ Mỹ. Hiện nay, nhà đầu tư trên thị trường có khả năng tiếp cận với vàng tốt hơn năm 1999 rất nhiều. Các quỹ giao dịch vàng (ETF) hiện nắm khoảng 1 nghìn tấn vàng, đứng thứ 6 trên thế giới sau Mỹ, Đức, Pháp, IMF và Ý.
Vì thế khả năng lớn là các Ngân hàng Trung ương sẽ tiếp tục muốn giữ vàng trong năm nay khi các đồng tiền trên thế giới trượt giá, khả năng giảm phát và suy thoái ngày một lớn, vàng càng trở nên quý giá hơn bao giờ hết.
6. Lựa chọn chính sách tỷ giá
Tỷ giá ổn định không phải bao giờ cũng giúp ổn định kinh tế
Định giá cao đồng bản tệ: giảm sức cạnh tranh hàng xuất khẩu
Định giá thấp đồng bản tệ: tăng sức ép lạm phát
Tỷ giá thả nổi - dễ gây mất ổn định
Lựa chọn chính sách tỷ giá nào?
Không có một cơ chế tỷ giá hối đoái nào là tối ưu trong mọi trường hợp. Nhưng thực tế cho thấy, giữ được tỷ giá ổn định dựa trên việc tìm kiếm thường xuyên sự cân đối tối ưu giữa tính chất tự thân thị trường với sự can thiệp nhà nước là điều kiện tốt cho tăng trưởng kinh tế trong từng thời kỳ nhất định.
Vì vậy, ngày càng có nhiều nước lựa chọn một chính sách tỷ giá có tính mềm dẻo, linh hoạt một cách thận trọng, thích ứng với những biến động dựa trên quan hệ cung cầu và có sự điều tiết tích cực của nhà nước. Có hai phương thức xác định xu hướng và mức vận động của tỷ giá danh nghĩa ổn định thường được dùng là:
- Xác định một hoặc một số ngoại tệ mạnh mà tỷ giá bản tệ biến động gắn với chúng. Đó có thể là ngoại tệ thường dùng trong thanh toán quốc tế, hoặc đồng tiền của nước bạn hàng chính. Phương thức này đặt cược “số phận” bản tệ vào các nhân tố bên ngoài, và do đó dễ gây ra tình trạng “lạm phát hoặc thiểu phát nhập khẩu”, đột biến giá cả ngoài tầm quản lý của chính phủ, tăng tính bị động của chính sách vĩ mô.
- Định kỳ điều chỉnh tỷ giá bản tệ. Ngân hàng Trung ương dự kiến trước mức điều chỉnh giá bản tệ trong khoảng thời gian xác định trên cơ sở cân nhắc và dự báo cung - cầu về ngoại tệ, tình hình kinh tế - xã hội cụ thể trong, ngoài nước và xu thế vận động của chúng.
Tuy vậy, nếu khoảng cách của các chu kỳ điều chỉnh tỷ giá không được cân nhắc kỹ sẽ gây ra tình trạng hỗn loạn, bất an trong tâm lý và hoạt động kinh tế; sẽ làm gia tăng nạn đầu cơ hoặc thái độ “nghe ngóng” chờ thời của các chủ đầu tư (đặc biệt là khi chính phủ tạo ra “quy luật” chỉ điều chỉnh tỷ giá một chiều - tức chỉ tăng hay giảm). Hơn nữa, nếu “chốt” tỷ giá quá lâu, hoặc mức điều chỉnh tỷ giá bản tệ nếu thái quá sẽ gây tình trạng tăng hoặc giảm quá mức giá trị bản tệ, từ đó kéo theo các hệ quả của việc định giá quá cao hoặc quá thấp đồng bản tệ như đã phân tích ở trên...
7. Giá vàng sẽ tăng trên 1.000 USD/oz
Theo dự báo của một nhà phân tích, giá vàng sẽ tăng lên 1.200 USD/oz vào quý 3 khi chỉ số S&P 500 giảm xuống 450 điểm vào tháng 6 hoặc tháng 7 trong năm nay.
Theo ông Heiko Seibel, giám đốc nghiên cứu của CM-Equity AG, đầu tư vàng sẽ có lợi khi thị trường chứng khoán tuột dốc do vàng và chứng khoán luôn diễn biến trái chiều. Ông Seibel đã dự đoán đúng thời điểm thị trường chứng khoán sẽ hồi phục vào đầu tháng 3 đến đầu tháng 4.
Các nhân tố tác động đến thị trường chứng khoán trong thời gian sắp tới sẽ là sự sụp đổ nhiều hơn của các công ty Mỹ, mối lo mới về khủng hoàng ngân hàng và các dạng khác của biến động kinh tế toàn cầu. Trong các tuần sắp tới , chứng khoán còn đi xuống sâu hơn nữa.
Ông nói thêm, trong các tuần sắp tới , chứng khoán sẽ đi xuống cực điểm, khiến làm vàng đảo chiều xu hướng hiện tại để thiết lập mức cao mới trên $1,000 trong đầu quý 3 năm nay, thậm chí giá vàng có thể thử nghiệm mức $1,200 USD/oz.
Trong khi đó, nhà phân tích Charles Gibson của Edison Investment Research lại dự báo giá vàng có thể tăng lên 1.500 USD/oz trong những tháng tới đây do thiếu hụt kim loại quý vì những gói kích cầu được chính phủ nhiều nước ban hành.
Theo ông Gibson, hiện đang thiếu hụt khoảng 500 tấn vàng do các tổ chức tài chính hiện không còn vay vàng của các ngân hàng trung ương, khiến cung vàng chững lại.
Do vậy, nhà đầu tư đang chuyển sang vàng vật chất nhiều hơn những hợp đồng giao sau, càng khiến cung vàng miếng bị hạn chế do lượng mua tăng.
Nhà phân tích Koji Suzuki của SBI Futures cũng dự đoán giá vàng sẽ hồi phục mạnh mẽ sau khi kết thúc đợt điều chỉnh giảm trong thời gian vừa qua.
Vàng đã chạm mức cao hơn $1000 hồi tháng 2, nhưng không trụ vững tại mức này khi nhà đầu tư chốt lời ngắn hạn. Nhưng ông Koji dự đoán nhu cầu mua vàng sẽ tăng mạnh tại châu Á, đặc biệt là tại Trung Quốc.
Đặc biệt, mùa lễ hội mua vàng lớn nhất trong năm của người Ấn Độ đang tới gần, một số nhà phân tích nhận định nhu cầu vàng tại đây sẽ tăng gấp đôi. Trong tháng 4, có thể bán ra 20-30 kg vàng.
Hai nhà nghiên cứu Mary Anne và Pamela Aden của Aden Forecast nói “vàng đã đạt đỉnh $850 vào năm 1980 và tương đương tới $2.200 theo giá hiện nay. Vàng vẫn chưa chạm tới mức đó,một khi USD suy yếu và lạm phát tăng, mọi chuyện hoàn toàn có thể xảy ra.”
8. "Kệ" ngân hàng giảm giá, USD tự do vẫn tăng ấn tượng
Giá USD tự do trên thị trường Hà Nội sáng nay (21/4) tiếp tục được điều chỉnh tăng lên thêm 20 đồng/USD so với ngày hôm qua và được mở cửa giao dịch ở mức 18.200 đồng (mua vào) và 18.250 đồng (bán ra).
9. 'Sẽ có giải pháp cho thị trường ngoại tệ'
Trao đổi với báo chí về hiện tượng tăng giá đôla những ngày qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cho biết đang soạn thảo một số văn bản chỉ đạo và phối hợp với các bộ ngành liên quan để có biện pháp xử lý thích hợp.
10. Giá vàng có thể tăng lên 1.500 USD/ounce
Nhật báo Telegraph (Anh) ngày 20.4 dẫn lời ông Charles Gibson, chuyên gia về vàng tại Công ty nghiên cứu đầu tư Edison, nhận định rằng giá vàng có thể tăng lên mức kỷ lục trên 1.500 USD/ounce.
Nguyên nhân là do những chính sách tiền tệ mạnh bạo của các ngân hàng trung ương trên thế giới có thể làm méo mó thị trường vàng, tạo ra tình trạng thiếu vàng trầm trọng.
Theo ông Gibson, hiện lãi suất thực tế ở Mỹ và nhiều nước khác đang âm (thấp hơn tỷ lệ lạm phát), ảnh hưởng đến các giao dịch "cho thuê" trên thị trường vàng và khiến thị trường thiếu vàng triền miên. Thực tế này đã diễn ra vào thập niên 1970, khi giá vàng bị đẩy lên đến 850 USD/ounce, tương đương với 1.560 USD/ounce thời giá hiện nay.
Tuần trước, giá vàng đứng ở mức 870 USD/ounce. Ông Gibson cho rằng cơ chế hiện nay có thể dẫn tới giai đoạn bùng phát thứ hai trên thị trường vàng, sau khi thị trường này đã có một giai đoạn "sôi sục" trong 8 năm qua.
Về cơ chế "cho thuê", thông thường, các công ty khai thác vàng sẽ bán trước (hay còn gọi là nghiệp vụ dự phòng) một phần sản lượng vàng của họ ra thị trường thông qua các ngân hàng. Ngân hàng sẽ làm nhiệm vụ thuê hoặc cho thuê vàng với ngân hàng trung ương.
Những giao dịch kiểu này tạo ra mức dư cung tới 500 tấn vàng mỗi năm. Tuy nhiên, lãi suất thấp đã khiến quá trình này đảo ngược, khiến thị trường thiếu hụt khoảng 500 tấn. Lãi suất càng thấp, quá trình này càng diễn ra nhanh hơn, khiến mọi người đua nhau mua vàng thực tế để tích trữ thay vì giữ tiền.
Đã xuất hiện những báo cáo cho thấy vàng thỏi đang dần trở nên khan hiếm, một phần do thị trường lo sợ rằng các hợp đồng giao sau, hoặc vàng dưới các dạng khác, sẽ không được đảm bảo một khi xảy ra đổ vỡ nghiêm trọng trong hệ thống tài chính toàn cầu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.