Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2009

Điểm tin ngày 26/4/2009


1. Lệch cung - cầu ngoại tệ: Chưa dứt!
2. Ảnh hưởng của chính sách nới lỏng định lượng lên đồng USD
Khi lãi suất cơ bản về 0%, biện pháp nới lỏng định lượng sẽ được áp dụng. Đồng USD sẽ chịu không ít ảnh hưởng từ việc này.
Nới lỏng định lượng là gì?
Với nhiều người, cụm từ này khá mới, và có vẻ là điều tốt. Nó do Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) đặt ra vào năm 2001 sau khi họ đưa lãi suất về 0. Không cắt giảm thêm được nữa, nới lỏng định lượng trở thành “kế hoạch B."
Về bản chất, nới lỏng định lượng là một công cụ của chính sách tiền tệ được ngân hàng trung ương sử dụng khi không cắt giảm lãi suất thêm được nữa. “Định lượng” tức là lượng cung tiền, và “nới lỏng” nghĩa là tăng lên.
Vì thế, nới lỏng định lượng về cơ bản nghĩa là in thêm tiền để mua các loại chứng khoán với mục đích cuối cùng là làm thị trường tài chính ngập trong tiền mặt, hay thanh khoản. Việc này tăng khối lượng tiền tệ trong lưu thông, giảm giá trị đồng tiền và tăng lạm phát
Hãy nghĩ thế này: tưởng tượng chỉ có 100 áo phông có chữ ký của ngôi sao bóng đá trên thế giới, mỗi cái trị giá 1000 đôla. Bỗng nhiên, 1000 chiếc áo khác được phát hiện ra, và (như bạn kỳ vọng), giá trị mỗi chiếc áo giảm đi nhiều. Có thêm nhiều áo trên thị trường với giá thấp hơn hy vọng sẽ đẩy mạnh các hoạt động thị trường.
Mục đích của nới lỏng định lượng cũng vậy. Bằng cách làm thị trường thanh khoản hơn, ngân hàng trung ương nhắm đến việc khuyến khích cho vay và ngăn ngừa thiếu hụt trong tương lai. Đương nhiên, nới lỏng định lượng phức tạp hơn nhiều so với ví dụ nêu trên.
BOJ mạo hiểm khởi đầu khái niệm mới trong kinh tế tiền tệ học này với hy vọng chống lại được thời kỳ kinh tế đình trệ và suy giảm 2001-2006. Với lãi suất ở mức 0%, ngân hàng trung ương bị buộc phải thi hành các chính mới để ngăn chặn làn sóng giảm phát lan tràn ở đất nước này.
Nhưng điều đó có ý nghĩa gì với đồng đôla Mỹ? Vì nới lỏng định lượng chỉ mới được áp dụng duy nhất một lần ở Nhật Bản, không có nhiều kinh nghiệm để mà tiếp thu. Tuy vậy, chắc chắn FED đã phân tích chặt chẽ kết quả của chính sách lãi suất bằng không ở Nhật Bản trước khi đưa lãi suất ở Mỹ xuống sát mức của Nhật vào năm 2000.
Giảm phát (một từ thường thấy trên tít báo trong tình hình kinh tế hiện này) là tình trạng giảm giá trong một thời gian dài. Chúng ta đá quen với thảm họa tại các quốc gia chịu lạm phát cao. Không may là giảm phát cũng chẳng khác gì. Nó xảy ra khi người tiêu dùng giảm chi tiêu đến mức người bán buộc phải liên tục cắt giảm giá.
Ở Nhật Bản, BOJ thực hiện mực tiêu “nới lỏng” bằng cách mở rộng hạn định mua các loại chứng khoán; ví dụ như chứng khoán kho bạc dài hạn, chứng khoán kho bạc bảo đảm bằng tài sản, cổ phiếu và thương phiếu. Họ cố làm cho hệ thống tài chính tràn ngập dự trữ và tiền mặt để ngân hàng sẽ buộc phải cho vay lại như bình thường.
Trong năm đầu tiên thực hiện nới lỏng định lượng, tỷ giá USD/JPY tăng 18,5%. Nói cách khác, đồng yên yếu đi so với đôla Mỹ. Chỉ số Nikkei cũng mất 28% giá trị. Từ năm 2002 đến cuối năm 2004, tỷ giá USD/JPY giảm 22% khi kinh tế Nhật bắt đầu ổn định.
Trong cùng thời gian đó, chỉ số Nikkei hồi phục 20%, nhưng không lâu sau đó lại giảm thêm 20%. Mặc dù liệu việc nới lỏng định lượng có làm nền kinh tế đảo chiều hay không vẫn còn đang tranh cãi gay gắt, phần lớn các phân tích đồng ý rằng, nó đã chặn đứng đà giảm phát.
Nới lỏng định lượng của FED
Với lãi suất tại Mỹ về cơ bản đã ở mức 0, FED dù chưa chính thức nhưng đã áp dụng “nới lỏng định lượng” theo cách của mình. Một số người lập luận rằng họ đã theo đuổi chiến thuật này hàng tháng trời.
Liên kết với Bộ Tài chính, FED đã tăng gấp đôi bảng cân đối tài sản của mình trong 3 tháng qua lên mức hơn 2 nghìn tỷ USD bằng cách mua trực tiếp cổ phiếu ngân hàng, nới lỏng tiêu chuẩn mua thương phiếu, và cố làm các định chế tài chính bớt gánh nặng do chứng khoán bảo đảm bằng tài sản độc hại.
Họ thậm chí còn cân nhắc mua trái phiếu chính phủ và nợ của các hãng. Bằng cách mua thêm tài sản, họ bơm thêm tiền vào hệ thống tài chính. Cũng như với đồng yên, nới lỏng định lượng đẩy đôla Mỹ vào nguy cơ giảm giá nghiêm trọng, nhưng đó cũng là bước đi cần thiết để ngân hàng trung ương ổn định nền kinh tế và ngăn chặn vòng xoáy giảm phát.
3. VN-Index giảm về bao nhiêu điểm?
Vn-Index có thể giảm tối đa về 278 điểm, sau khi xuyên thủng các mức 305 điểm và HaSTC-Index “vận động” trong khoảng 105 điểm - 120 điểm trong tuần tới.
4. Thị trường chứng khoán: Vẫn bên kia con dốc?
Tuần qua cả chỉ số chứng khoán lẫn khối lượng giao dịch đều đi xuống, nên nhiều công ty chứng khoán nhận định, thị trường tuần mới vẫn tiếp tục lao dốc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.