Thứ Tư, 22 tháng 4, 2009

Điểm tin ngày 22/4/2009


1. Khủng hoảng tài chính, chuyên gia tài chính hàng đầu phố Wall về dạy học
Một số cựu vương tại Citigroup, JP Morgan, Merrill Lynch đang trở về thế giới học thuật như để tránh bão hiện nay trong ngành tài chính Mỹ. Sự ra đi vẫn hẹn ngày trở lại.
2. Đã có đủ yếu tố để lạc quan về triển vọng của TTCK Mỹ?
Xét đến thông tin về thị trường tín dụng, việc làm và nhà đất, sự tăng điểm của thị trường thời gian gần đây chưa có một cái nền vững chắc.
Tháng 3/2009, số lượng nhà bị đưa vào diện thu hồi tăng 46% so với cùng kỳ năm trước. Ngay sau đó, Conference Board thông báo chỉ số kinh tế chính giảm 3% trong tháng 3/2009.
Conference Board ngần ngại xác nhận thông tin rằng chỉ số kinh tế do họ công bố là dự báo về hoạt động kinh tế trong khoảng thời gian từ 6 đến 9 tháng tới. Như vậy niềm hi vọng về khả năng quý 4/2009 hồi phục đã không còn được như trước nữa.
Và nay, các chuyên gia kinh tế và nhà đầu tư đang băn khoăn liệu những chỉ số u ám trong tuần trước chỉ mang tính thời điểm hay đó là tất cả thông số về tình hình kinh tế tháng 1/2009 và tháng 2/2009?
Người ta có thể tìm thấy câu trả lời từ ba yếu tố. Yếu tố thứ nhất là sự tiếp cận của tín dụng. Quốc hội Mỹ, các chủ tịch FED có thể không mấy dễ chịu với phân tích từ Wall Street Journal cho thấy những ngân hàng nhận tiền từ kế hoạch TARP của chính phủ hiện nay đãng hạn chế cho vay hơn trước đây.
Không chỉ có vậy, số lượng người nộp đơn xin thất nghiệp trên thực tế không giảm mà tính trung bình, số liệu đó đang ngày một tệ hại hơn. Một người mất việc là gánh nặng đối với chính phủ, sự lạc quan của dân chúng về nền kinh tế giảm bớt, người đó sẽ không thể tiêu dùng như trước và không trả được tiền vay mua nhà thế chấp. Xu thế đó sẽ không dừng lại cho đến khi người đó có công ăn việc làm.
Cuối cùng, giá nhà đất vẫn hạ nhanh, tốc độ mất nhà ở chưa hề ngừng hay ít nhất là hạ chậm lại.
3. Xuất hiện hiện tượng "làm giá" ngoại tệ
Thừa nhận những diễn biến bất thường trên thị trường ngoại tệ tự do những ngày qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu sáng ngày 21.4 khẳng định, sẽ xử lý nghiêm các sai phạm trong hoạt động ngoại hối.
4. Vàng, USD: "Ai" đã rời đỉnh?
Trong nhiều tháng trở lại đây, giới đầu tư mới được chứng kiến diễn biến hết sức ngoạn mục của tỉ giá USD khi đồng ngoại tệ này nhanh chóng giảm mạnh (theo giờ) so với VND.
5. Điều gì xảy ra khi chúng ta bán tháo?
Mấy phiên gần đây, thị trường liên tục giảm điểm mạnh đã khiến không ít nhà đầu tư nao núng, lại một lần nữa chúng ta tiếp tục chứng kiến hiện tượng “khoảng trống bên trái” (dư mua trống trơn). TTCK Mỹ giảm điểm mạnh lại càng làm đợt giảm điểm này trở nên “nguy hiểm” hơn đối với nhiều nhà đầu tư. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta bán tháo?
Vậy là nhà đầu tư, ngoài kiến thức, chúng ta cần phải kiềm chế cảm xúc để sáng suốt trong thời điểm này. Ai gọi đó là “thảm họa”, ai nhìn ra cơ hội? Có lẽ câu trả lời chỉ xuất hiện khi một đợt sóng mới bắt đầu trên TTCK Việt Nam.
Hix...! Lý thuyết là thế nhưng cứ nhảy thử vào thì mới biết...Cảm xúc!
6. Thị trường xấu “làm khó” SCIC
Kế hoạch thoái vốn của “siêu tổng công ty” SCIC khó thực hiện một phần do những diễn biến xấu của thị trường chứng khoán.
Dùng "Báo chí" mà "tâng" thị trường lên để "thoái vốn" chứ khó gì? Hix...!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.