Thứ Năm, 17 tháng 11, 2011

Mỹ và Tàu

1. Obama: 'Mỹ không sợ Trung Quốc'
Sau khi dự hội nghị các nền kinh tế châu Á Thái Bình Dương tại thành phố Honolulu, Tổng thống Mỹ bay sang Australia hôm qua để gặp Thủ tướng Julia Gillard. Hai nhà lãnh đạo đã ký kết thỏa thuận an ninh mới với Australia tại thành phố Canberra hôm qua. Theo thỏa thuận, Mỹ sẽ đưa thêm nhân lực và thiết bị tới Australia, đồng thời Washington cũng được phép thuê thêm nhiều căn cứ quân sự của Canberra, đưa tin.
Ông Obama bình luận rằng thỏa thuận mới là "quan trọng" bởi nó thúc đẩy hợp tác giữa hai nước. Giới chức Mỹ tỏ ra thận trọng khi nói rằng thỏa thuận không phải là nỗ lực duy trì sự hiện diện lâu dài của quân đội Mỹ trên lãnh thổ Australia.
Trong cuộc họp báo chung với bà Gillard, ông Obama không đưa ra câu trả lời cụ thể khi các phóng viên hỏi rằng thỏa thuận an ninh giữa Mỹ và Australia có phải là công cụ để ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc hay không. Nhưng ông khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục gửi một thông điệp rõ ràng: Trung Quốc cần phải gánh vác những trách nhiệm của một cường quốc trên thế giới.
“Điều quan trọng là Trung Quốc phải hành xử theo luật”, ông nói.
Ông chủ Nhà Trắng cũng nhấn mạnh rằng Mỹ không sợ sự trỗi dậy của Trung Quốc.
“Tôi nghĩ nhiều người đã mắc sai lầm khi quan niệm rằng Mỹ sợ Trung Quốc và muốn ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc”, ông phát biểu.
Bắc Kinh phản ứng ngay lập tức sau khi Mỹ ký kết thỏa thuận an ninh với Australia. Ông Lưu Vi Dân, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho rằng Washington và Canberra nên thảo luận xem thỏa thuận có phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng quốc tế hay không.
Ben Rhodes, cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng, đáp lại rằng thỏa thuận không những hợp lý, mà còn đáp ứng yêu cầu của nhiều nước trong khu vực. Những nước này muốn Mỹ tăng cường hiện diện tại châu Á-Thái Bình Dương.
2. Mỹ thể hiện sự hiện diện ở châu Á - Thái Bình Dương
Trước chuyến công du tới châu Á – Thái Bình Dương, ông Obama đã phê chuẩn đề xuất của Lầu Năm Góc thành lập phòng đặc biệt chuyên đối phó với Trung Quốc.
(ĐVO) Hơn 1 tháng sau tuyên bố của Ngoại trưởng Hillary Clinton về kế hoạch dịch chuyển trọng tâm ưu tiên của Mỹ sang châu Á – Thái Bình Dương, các quốc gia trong khu vực nay đã cảm nhận được sức nóng hầm hập đến từ bờ kia Đại Tây Dương.
Ngày 16/11, Tổng thống Mỹ bắt đầu chuyến công du 4 ngày quan trọng tới khu vực này. Ông Barack Obama sẽ ghé thăm Australia trước khi tới Bali, Indonesia để tham dự một loạt cuộc họp quan trọng với ASEAN và các đối tác Đông Á. Tháp tùng Tổng thống Barack Obama là nhiều Bộ trưởng, quan chức Nhà Trắng cùng 150 phóng viên các hãng truyền thông lớn của Mỹ.
Tại Australia, ông Obama công bố thoả thuận quan trọng, theo đó Australia sẽ cho phép mở rộng sự có mặt quân sự của Mỹ tại quốc gia này, nơi được xem là khởi điểm của 1 trong 10 tuyến đường biển thông thương lớn nhất thế giới có liên quan tới Biển Đông (tuyến Đông Á đi Australia, New Zealand, Nam Thái Bình Dương).
Một ngày trước chuyến công du của Tổng thống, ngày 15/11, Ngoại trưởng Hillary Clinton cũng đã tới Philippines. Tại cuộc hội đàm với Tổng thống Philippines Benigno Aquino, Ngọai trưởng Mỹ đề cập tới an ninh trên Biển Đông cũng như đề xuất các kế hoạch tăng cường hợp tác trên biển với chính quyền Manila.
Trong thời gian tham dự các Hội nghị tại Bali, Barack Obama cũng sẽ tiến hành một loạt các cuộc gặp song phương với người đồng cấp của 5 nước là Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines.
Giới phân tích quốc tế cho rằng, các cuộc gặp của Mỹ bên lề ASEAN 19 nhằm “làm sâu sắc” hơn quan hệ giữa Washington với những nước châu Á - Thái Bình Dương đã ký hiệp ước đồng minh với Mỹ. Mà như lời Ngoại trưởng Clinton, “các nước này thúc đẩy sự có mặt của chúng tôi trong khu vực và thúc đẩy sự lãnh đạo của Mỹ trong khu vực trong thời điểm các thách thức an ninh gia tăng”.
Theo Giáo sư Yakov Berger, chuyên gia Viện Viễn Đông - Nga, người Mỹ luôn hiểu rằng, để thực hiện được mục tiêu biến châu Á – Thái Bình Dương thành “kỷ nguyên của Mỹ”, Washington cần thực thi nhiều biện pháp nhằm hạn chế tối đa sự tăng trưởng kinh tế cũng như ảnh hưởng địa chính trị ngày càng tăng của Trung Quốc tại khu vực này.
Trong đó, củng cố và thắt chặt quan hệ với 5 quốc gia đồng minh, tiếp cận và xây dựng quan hệ đối tác tốt với các nước Ấn Độ, Indonesia, Singapore, New Zealand, Malaysia, Mông Cổ, Việt Nam, Brunei và các nước hải đảo ở Thái Bình Dương… được ưu tiên hàng đầu. Thực tế, những nước mà Mỹ cho là đồng minh và “cần quan tâm đặc biệt” chính là một vòng cung kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Điều đó thống nhất với những luận điểm rằng: Để kiểm soát được châu Á – Thái Bình Dương, Washington phải kiềm chế thành công Bắc Kinh.
Luận điểm trên càng có cơ sở khi mà ngay trước khi rời Nhà Trắng thực hiện chuyến công du tới châu Á – Thái Bình Dương, Tổng thống Barack Obama đã phê chuẩn đề xuất của Lầu Năm Góc thành lập phòng đặc biệt chuyên trách vấn đề đối phó với Trung Quốc. Mục tiêu của văn phòng này là nghiên cứu tấn công Trung Quốc bằng đường biển và trên không, từ vũ trụ và không gian mạng, đánh chặn tên lửa chống vệ tinh và bắn phá chiến hạm.
Theo ông Alexei Arbatov, Giám đốc Trung tâm an ninh quốc tế IMEMO - Viện Hàn lâm Khoa học Nga, đây là bước ngoặt cơ bản đầu tiên của Mỹ trong việc thực thi chiến lược quân sự hướng vào châu Á – Thái Bình Dương, mà cụ thể là hướng vào cuôc chạy đua cạnh tranh tầm ảnh hưởng trong khu vực với Trung Quốc.
3. Trung Quốc khuyên Mỹ tránh xa châu Á - TBD

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.