Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2009

Điểm tin ngày 12/6/2009


1. Công ty Chứng khoán nhận định thị trường ngày 12/6
Theo BVSC, thị trường nhiều khả năng sẽ vượt qua ngưỡng kháng cự tại 515 điểm để tiếp tục đạt đến ngưỡng cản kế tiếp tại 560 điểm.
2.Dòng vốn bị hút vào chứng khoán, bất động sản
Dồn dập đổ vào chứng khoán để bù đắp cho gần 2 năm đi xuống vừa qua, đồng thời tìm lối phân tán sang nhà đất - là những chuyển động của dòng tiền trong thời điểm này.
3. Kỳ vọng tháng 7 chứng khoán bật lên cao
Lớp người này bán ra đã có lớp khác mua vào khiến giao dịch chứng khoán luôn duy trì ở trạng thái cao.
Chứng khoán hiện đã vượt qua mọi dự báo của giới chuyên gia, phân tích thị trường, dù nhà đầu tư cho rằng những phiên điều chỉnh sẽ xảy ra sau chuỗi tăng nóng, nhưng họ vẫn canh mua với kỳ vọng sẽ gặp con sóng tăng sau đó.
4. Ai là người điều khiển thị trường?
Cuộc nói chuyện "Bán tháng 6 hay ở lại lướt" tại CTCK Thăng Long (TSC) cuối tuần qua đã thu hút rất đông NĐT tham dự. Ai là người điều khiển thị trường Mỹ và TTCK Việt Nam hiện nay có đắt hay không là hai chủ đề nóng nhất được quan tâm tại đây.
Theo TS. Nguyễn Trọng Nghĩa, Giám đốc khối phân tích và tư vấn đầu tư TSC, thì nguyên nhân căn bản khiến TTCK Mỹ hồi phục là sự can thiệp của bàn tay hữu hình của Chính phủ và FED. Bàn tay hữu hình này đã tác động làm thay đổi các thông số kinh tế theo hướng tốt hơn và bơm tiền giá rẻ (lãi suất 0%) tràn ngập hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Trong khi hầu như NĐT cá nhân (tại Mỹ) vẫn đứng ngoài thị trường, còn các quỹ đầu tư cũng chưa giải ngân đáng kể thì chính sự đổ tiền vào hệ thống ngân hàng và cho phép hệ thống này mua, bán chứng khoán đã đẩy TTCK lên cao. Hành động này, theo TS. Nghĩa, là nhằm 3 mục tiêu chính: thứ nhất, để tăng niềm tin thị trường; thứ hai, để cứu hệ thống ngân hàng và thứ ba là để cứu chính nền kinh tế Mỹ.
Tháng 6, nhiều yếu tố được nhận định có thể cản trở sự phục hồi của TTCK Mỹ như thất nghiệp sẽ tăng mạnh do hậu quả của GM phá sản, nợ xấu tăng mạnh và thâm hụt ngân sách cao kỷ lục (dự kiến tới 12% GDP năm 2009)… Tuy nhiên, theo TS. Nghĩa, nếu bàn tay hữu hình tại đây vẫn tiếp tục hoạt động thì những ngạc nhiên thú vị vẫn có thể còn tiếp diễn. Điều duy nhất không thể dự đoán được là không biết khi nào bàn tay hữu hình này ngừng hoạt động. Trong khi đây lại là yếu tố có tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất đến đà lên điểm của TTCK Mỹ cũng như nhiều TTCK khác trên thế giới.
Tại Việt Nam, luồng tiền đang chảy vào TTCK từ khắp mọi ngả. Index tăng 103% so với điểm đáy hôm 24/2/2009. Vào lúc này, TTCK Việt Nam có đắt hay không? Theo TS. Nghĩa, P/E tại Việt Nam hiện là 17 lần, trong khi Mỹ là 18 lần và châu Âu là 25 lần, Trung Quốc là 18 lần và Singapore là 13 lần. TS. Nghĩa cho rằng, nếu TTCK Mỹ tiếp tục bứt phá có thể sẽ tác động đưa VN-Index lên một tầm cao mới. Ngược lại, nếu TTCK Mỹ thoái trào thì… hãy cẩn thận cho TTCK Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.