Thứ Tư, 24 tháng 6, 2009

Nếu muốn vàng trở lại vai trò tiền tệ thì mức giá của nó phải lên tới 5 con số


1. Việc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc mua vàng sẽ tác động như thế nào đến giá vàng trong ngắn và dài hạn?
GIAVANG.COM.VN - Hu Xiaolian, Giám đốc Cục Quản lý Nhà nước về ngoại hối (SAFE) tuần trước đưa ra thông báo rằng dự trữ vàng của nước này đã tăng thêm 454 tấn so với 600 tấn từ năm 2003, là lần cuối cùng Trung Quốc cập nhật số liệu về dự trữ vàng quốc gia.
Từ cuối những năm 1999, khi đó, Peter Fava, sau này là Giám đốc phòng giao dịch vàng của HSBC, đã có chuyến khảo sát tại Bank of China nhằm thuyết phục ngân hàng này mua vào vàng thoi. Khi đó, ngân hàng này đã coi đây chỉ đơn giản là một lời chào bán còn trên thực tế họ không hề mua. Tuy nhiên, từ đó đến nay, Trung Quốc đã mua vàng ở hầu khắp các nước trong khu vực lân cận, bao gồm cả giai đoạn trước năm 2003.
8 năm chứ không phải 5 năm là thời gian Trung Quốc trở thành người mua
Trung Quốc cho đến nay nổi lên như là quốc gia sản xuất vàng lớn nhất thế giới với trữ lượng khoản 270 tấn. Lượng mà Chính phủ mua vào lúc đầu chỉ khoảng 90 tấn một năm, tức chỉ dưới 2 tấn trong một tuần. Trước năm 2003, ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã đưa ra một thông báo rằng dự trữ vàng của nước này đã tăng gấp đôi lên 600 tấn, tính cả lượng mua từ trước đó.
Bạn có thể thắc mắc về con số nhỏ bé này? Thực tế là những vấn đề quốc gia và khu vực đã làm cho ngân hàng trung ương chưa coi trọng việc này. Chỉ cho đến khi Chính phủ bắt đầu dự trữ vàng vào năm 2003 và giao trách nhiệm này cho ngân hàng trung ương. Vì vậy chúng ta có thể đi đến một kết luận là chính phủ Trung Quốc từ trước đến nay luôn đảm bảo hoạt động mua vàng được thực hiện bởi ngân hàng trung ương nước này phải được thực hiện liên tục.
Liệu Trung Quốc sẽ đẩy mạnh mua vào?
Câu hỏi đặt ra lúc này là tại sao chỉ có 1/3 sản lượng được mua vào? Nếu không nhiều hơn thế, chúng ta phải đặt nghi vấn. Một lần nữa, đó lại là do những vấn đề của Chính phủ và với sự thông qua của ngân hàng trung ương, tỷ lệ mua vào mới được tăng lên (dù không có thông tin chính thức về vấn đề này). Mặc dù hành động này khiến nguy cơ lạm phát hiện hữu, lượng mua vào theo như trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng trung ương là không lớn. Vì thế không nên ngạc nhiên nếu Trung Quốc có mua thêm vàng từ những nhà sản xuất trong nước và lượng vàng này có thể được bù đắp trên “thị trường mở” trong tương lai.
Tại sao không mua tất cả? Thời gian sắp tới sẽ không có nhiều triển vọng trong hệ thống tài chính toàn cầu, vậy tại sao Trung Quốc tự biến mình thành nạn nhân của tình trạng tràn ngập tiền giấy mà không mua vàng ngay khi còn có thể? Lượng vàng mà nước này có thể mua vào mà không làm ảnh hưởng đến giá chung rất nhỏ và cũng dễ tiếp cận, vì vậy bất cứ cơ hội mua vào với số lượng lớn không thông qua thị trường có được thực hiện không?
Vai trò tài sản dự trữ của vàng
Hiện tượng Trung Quốc mua vàng dự trữ gây chú ý hơn nhiều so với tổng lượng dự trữ của nước này trong thời điểm hiện nay. Không thể rút ra một kết luận nào khác ngoài việc Trung Quốc đã nhận ra giá trị của vàng như một loại tài sản dự trữ!
Xét trên quy mô toàn cầu, hành động này đã kết thúc quan niệm coi vàng như “vật thánh” mà các ngân hàng từng kỳ vọng 50 năm trước và trả nó lại về vai trò tiền tệ, dù cho ít người chấp nhận quan điểm này. Có thể thấy là ngoài Trung Quốc, ngân hàng trung ương của nhiều nước khác cũng thực hiện các hoạt động mua vàng. Nếu Trung Quốc mua vàng từ nhà sản xuất trong nước với tỷ lệ lớn hơn, thì lượng vàng mà ngân hàng trung ương nước này mua vào sẽ vượt quá lượng bán ra trong tương lai. Chỉ riêng điều này đã khiến vàng không còn là một “vật thánh” trong cảm nhận của nhiều người nữa mà hơn thế, nó đưa vàng trở lại vai trò là tài sản có giá trị “trong thời điểm khó khăn” hiện nay.
Điều này thúc đẩy cần phải suy xét lại vai trò của vàng của các ngân hàng còn lưỡng lự và phải nhận thấy rằng bán vàng sẽ không thể có tác dụng tăng giá trị của tiền giấy nữa. Niềm tin bị mất đi hai năm trước không thể lấy lại bởi hành động đơn giản thế. Bây giờ là thời gian để nhận thấy những nguy hại không chỉ từ những cuộc khủng hoảng hiện nay, mà còn tiềm ẩn trong tương lai, thậm chí nếu nền kinh tế có quay lại giai đoạn hưng thịnh của những ngày đầu năm 2007 (có vẻ lại là mục đích hướng tới của các ngân hàng trung ương và chính phủ các nước trong thời điểm hiện nay). Nguy cơ dẫn đến đổ vỡ tài chính có thể quay lại, nếu những can thiệp kinh tế sai lầm. Do đó, trong giai đoạn khó khăn này, khiến những người thận trọng nhận thấy vai trò của vàng.
Đức, Italy, đã nhận thức được vấn đề và [dường như khi tăng dự trữ vàng] Mỹ cùng nhận thấy điều này. Nga và hiện nay cả Trung Quốc cũng vậy. Và càng ngày có nhiều quốc gia tiếp bước. Một lượng vàng lớn sẽ nhanh chóng được ngân hàng trung ương các nước mua vào [Nga gần đây đã mua vào 4 tấn trong một tháng thông qua nghiệp vụ thị trường mở]. Điều này khiến chúng ta phải cân nhắc đến khả năng bán 403 tấn vàng của IMF trong thời gian tới.
Trung Quốc sẽ mua vàng của IMF?
Trước đây, cả Mỹ và IMF từng sử dụng phương pháp đầu giá để bán vàng và có thể lượng bán ra lên tới 500 tấn chỉ trong một phiên đấu giá. Giờ đây trách nhiệm thu về số tiền lớn nhất từ lượng vàng bán ra thuộc về IMF. Do vậy, phương pháp đấu giá nên được sử dụng lại lần nữa.
Nếu chọn bán trên thị trường mở chỉ bán được một lượng nhỏ hàng tuần được CBGA sử dụng như hiện nay, sẽ phải mất nhiều năm và không thể giúp tổ chức này đạt được mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, nếu có những can thiệp chính trị, thì liệu cách này có được IMF áp dụng?
Với cách thức mà hiện nay cả Trung Quốc và Nga đang áp dụng trong việc mua vàng, thì một trong hai nước này sẽ là ứng viên hàng đầu chấp nhận mua toàn bộ lượng bán ra 400 tấn của IMF. Nếu thế, vụ mua bán này sẽ một lần nữa khẳng định vai trò của vàng như là một loại tài sản dự trữ đang rất được ưa thích.
Dù vậy, vàng vẫn còn hiếm và quá đắt để có thể quay về với vai trò truyền thống là tiền tệ như trước đây. Tuy nhiên, các chính phủ các nước vẫn muốn vàng giữ vai trò là vật đảm bảo cho tiền giấy. Vấn đề là làm sao nhận thấy vai trò này, trong khi ngoài các ngân hàng trung ương ra khó có thể tiếp cận được hoặc chỉ trong những trường hợp sai lầm [khi Mexico và Brazil từng trải qua khi họ bán vàng cho IMF cách đây nhiều thập kỷ]. Vì vậy, vai trò của vàng hiện nay vẫn còn bị giới hạn. Nếu muốn vàng trở lại vai trò tiền tệ thì mức giá của nó phải lên tới 5 con số. Liệu điều này có thể xảy ra trong một thập kỷ tới hay không?
Nếu có, điều này sẽ tác động như thế nào tới giá vàng?
Tựu chung lại, động thái của Trung Quốc đang làm lu mờ động thái trước đó của IMF. Chỉ với khoảng trên 400 tấn mà IMF muốn bán thì nó không đáng là gì đối với mức mà Trung Quốc muốn mua về trong tương lai. Chúng ta có thể tin rằng IMF đã tìm được đối tác tiềm năng sẵn sàng mua bất cứ số lượng vàng nào mà họ muốn bán bởi chính Trung Quốc cũng được nhận định là họ đang đề nghị tổ chức này bán hết vàng cho họ. Tương lai về nhu cầu dự trữ quốc gia như thế, tương lai về sự thiếu hụt nguồn cung và tương lai ổn định kinh tế sẽ kéo lạm phát tăng trở lại tiếp tục ủng hộ cho vàng với khả năng tăng cao.
2. Thị trường lo ngại trước việc Trung Quốc mua vàng với lượng lớn
Tuần trước khi Trung Quốc công bố tỷ lệ dự trữ vàng của nước này đã tăng tới 76%, đã khiến cho thị trường vàng đặc biệt quan tâm.
3. Trung Quốc sẽ mua vàng nhằm đối ứng với USD giảm giá

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.